Tượng ông Hồ ở tỉnh Cần Thơ
bằng... tình cảm?
VietNamnet
07.08.2015
Tỉnh Sơn La vừa biện minh về con số 1.400 tỷ đồng xây quần thể tượng đài Bác Hồ với mục đích đáp ứng nguyện vọng và tình cảm biết ơn sâu sắc của đồng bào Tây Bắc đối với Bác. TS Lê Đăng Doanh phải thốt lên: "Có ai tiếp cận ngân sách bằng tình cảm như vậy không?".
Vay nợ chi tiêu: Ngân sách tính biện pháp cuối cùng?
Ngân sách thâm hụt, vay ‘nóng’ chi tiêu?
Ngân sách đã thâm hụt trên 4,5 tỷ USD
Kỷ luật tài chính là trước hết
Lãnh đạo tỉnh Sơn La lý giải rằng, tượng đài Bác Hồ là một thiết chế văn hoá quan trọng nhằm giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng Việt Nam. Tượng đài chỉ có vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Hơn 1.200 tỷ còn lại là xây các hạng mục khác như đền thờ, quảng trường, bảo tàng, khuôn viên cây xanh...
Chuyên gia Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương, Bộ KHĐT thẳng thắn: "Đó là biểu hiện của cách tiếp cận ngân sách hết sức lỏng lẻo. Tình cảm với Bác là vô giá, nhưng không thể vin vào lý do này để đưa ra những khái toán ‘trên trời’ được. Nếu tỉnh nào cũng chi tiêu ngân sách bằng tình cảm thì ngân sách sẽ ra sao?"
Trong khi đó, "tỉnh bạn Quảng Ninh... đang gánh chịu thiệt hại hàng nghìn tỷ vì mưa lũ lịch sử", ông nói.
Một công trình siêu khủng khác là Bảo tàng lịch sử quốc gia vừa được giao Bộ Xây dựng chủ trì lập kế hoạch đầu tư. Bốn năm trước, khái toán của siêu bảo tàng này đã là 11.277 tỷ đồng.
Trong khi đó, Bảo tàng Hà Nội chỉ tốn 2.000 tỷ đồng, bằng 1/5 con số trên lại đang rất vắng khách dù đã 5 năm hoạt động.
Những bảo tàng nghìn tỷ đang rất vắng khách
|
Ngoài ra, còn có hàng trăm, hàng nghìn những ví dụ khác có thể kể ra.
Chẳng hạn, Hà Nội muốn chi 20 tỷ đồng để... tuyên truyền về điện hạt nhân, trong đó, xin Ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 14 tỷ đồng. Hà Nội không có nhà máy điện hạt nhân nào trong khi tỉnh Ninh Thuận, hay các Bộ Công Thương, Khoa học công nghệ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đều đã làm việc này rồi.
Nếu như các đề xuất trên mới chỉ là trên giấy, lo xa thì với nhiều dự án công đã đi vào hiện thực, xin tăng vốn lại trở thành căn bệnh khó chữa.
Kiểm toán Nhà nước mới đây liệt kê, đứng số 1 về con số tăng vốn là dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tăng thêm 20.920 tỉ đồng, cao tốc Nội Bài - Lào Cai tăng 10.148 tỉ đồng, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 tăng 10.515 tỉ đồng, Cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu tăng 6.096 tỉ đồng, tuyến đường bộ mới Phủ Lý - Mỹ Lộc (BT) tăng 1.183 tỉ đồng...
Một chuyên gia đã nói: với một bức tranh chi đầu tư như vậy, bội chi không tăng, nợ công không giảm mới là lạ.
Đừng bất minh ngân sách
Người cầm trịch tài khoá quốc gia là Bộ Tài chính, chưa bao giờ thừa nhận áp lực bội chi và nợ công sẽ vượt trần. Bộ này cũng thường xuyên khẳng định về về an toàn tài chính quốc gia trước mọi ý kiến cảnh báo.
Trong khi Trung ương phải làm đủ mọi cách để tận thu nhằm cấp cứu cho ngân sách thì các địa phương lại đua nhau xin xây bảo tàng, tượng đài, vẽ đề án lớn.
|
Trả lời điện thoại của PV VietNamNet tuần trước, lãnh đạo Bộ trưởng Tài chính nói ngắn gọn: "Không có đâu" khi được đề nghị xác nhận việc vay 30.000 tỷ từ Ngân hàng Nhà nước. Tối hôm sau, trên bản tin thời sự VTV, Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải của bộ này thừa nhận khoản vay và còn nhấn mạnh, đó là chuyện bình thường.
Trên thực tế, tháng 4 năm nay, Bộ Tài chính đã báo cáo với Ban chỉ đạo liên ngành của Chính phủ về kinh tế vĩ mô tình trạng, ngân sách ước thiếu 32.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi và đảo nợ, chưa biết cân đối từ nguồn nào.
Chia sẻ với VietNamNet, TS Lê Đăng Doanh nói: "Cần phải đánh giá chính xác và nghiêm túc về cân đối ngân sách, gánh nặng nợ công và bội chi. Bất kỳ sự không công khai và không đánh giá đầy đủ, không có kế hoạch trả nợ căn cơ thì chúng ta sẽ phải trả giá trong tương lai".
"Nếu không, các cấp các ngành sẽ tiếp cận ngân sách rất lỏng lẻo, không dựa vào các nguyên tắc tài chính tối thiểu như khả năng huy động vốn, tiết kiệm và hiệu quả, , ...", TS Doanh nói.
Ông cũng cho rằng, chính vì không minh bạch tài khoá nên mới có hiện tượng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Khi Trung ương phải giật gấu vá vai, vay chỗ này chỗ kia, làm đủ mọi cách để tận thu nhằm cấp cứu cho ngân sách thì các địa phương lại đua nhau xin xây bảo tàng, tượng đài, vẽ đề án lớn.
"Tôi đã 2 lần đề nghị với Uỷ ban kinh tế của Quốc hội tại các diễn đàn kinh tế là phải tái cơ cấu ngân sách, giảm chi mạnh mẽ, giảm biên chế, tinh gọn bộ máy...Cần phải làm ngay trước khi quá muộn", ông Doanh nói.
Phạm Huyền
Chúng đã và đang lợi dụng Ông Cụ để moi tiền của nhà nước, của Nhân Dân. Không biết nơi suối vàng Cụ có đau lòng với "các học trò xuất sắc" của Cụ không. Họ dựng tượng Cụ đấy nhưng lòng họ đâu có tôn kính gì. Mỗi lần nhìn họ vào lăng viếng Cụ, mỗi lần thấy họ thắp hương cúi đầu khấn vái trưóc bàn thờ Cụ mà thấy có cái gì đó hài hước, không thật. Họ dựng tượng Cụ đấy nhưng lòng họ vô cảm với Dân.
Trả lờiXóaChưa bao giờ VN lại lạm phát tượng Cụ Hồ như hiện nay. Hỡi ôi!
Sắp chết đói, phải ăn xin nơi này nơi nọ mà muốn xây tương đài. lũ điên
Trả lờiXóaXin mọi người hãy noi gương và học tập cho đúng, đừng nói 1 đằng làm 1 nẻo.
Trả lờiXóaCụ cũng xót ruột nên tượng cũng hết đứng lại ngồi
Trả lờiXóa"Đứng ngồi không yên"?
XóaVậy thì khi nào nằm xuông thì mới yên hay sao ?
XóaMọi người thử so sánh đền thờ bác Hồ ở các nơi với các đền thờ Thần (kể cả Thần huyền thoại như Độc Cước-Sầm Sơn) xem nơi nào dân đến hương khói nhiều hơn?
Trả lờiXóacó nơi bán buôn tượng đài thì các tỉnh phải mua
Trả lờiXóaĐó chỉ là một chiêu "trước cúng sau ăn" của thời mạt quan này thôi.
Trả lờiXóaĐất nước này là của Cụ . Nay con cháu phải đời đòi nhớ ơn Cụ . Cụ có khác gì các vua thời PK . Thì ra các nhà Lđ đcsVN đang biến thòi đại cụ Hồ thành một triều đại PK mới ở VN . Nhất nhất mỗi tỉnh thành phải có tượng đài Cụ . " Không có tượng đài thì thiệt thòi cho chúng tôi quá " ( lời Ct UBND tỉnh Sơn La ) . Cs đang tự biến thành một tôn giáo . Cụ ở khắp nơi : trong công sở, trong trường học , nơi công cộng . Như thế chưa đủ sao hả các nhà Lđ csVN ?
Trả lờiXóaHôm qua em mơ gặp Bác Hồ, nghe Bác nói, này các chú vừa qua Bác nghe đồng bào cả nước ca thán về việc chính quyền xây đền thờ và tượng đài Bác ở khắp nơi. rất tốn kém tiền bạc và công sức của nhân dân, như vậy là các chú không nghe lời Bác dạy rồi , trước khi Bác đi gặp cụ Các Mác và Lê Nin, bác đã dặn dò kỹ lưỡng trong di chúc . Các chú học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mãi không nhớ gì là sao? trong khi thiên tai mưa bão gây ngập úng ở nhiều nơi, gây thiệt hại rất lớn cho đồng bào những vùng lụt lội, nợ công chồng chất mà xây đền đúc tượng nhiều như thế là quá lãng phí, bác nghiêm khắc phê bình các chú.
Trả lờiXóaQua sự việc này Bác rất buồn và đau lòng lắm…Từ nay các chú phải tiết kiệm hơn, tượng đã trót xây xong rồi thì thôi, cái nào còn chưa xây thi dừng lại để giành tiền cho việc công ích và giúp đỡ những đồng bào đang gặp khó khăn,
Các chú làm được như vậy là các chú đã tỏ lòng thành kính với Bác rồi đó .