Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng chồng lấn là phạm luật
Vĩnh Nguyên
Báo Lao Động Số 146
12:35 PM, 29/06/2015
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 trở lại Biển Đông tuần qua, hoạt động trong vùng chồng lấn với Việt Nam là một hành vi đơn phương, vi phạm luật quốc tế và thỏa thuận với Việt Nam - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ - Tiến sĩ Trần Công Trục - khẳng định. Cảnh sát Biển Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan này.
Hành vi đơn phương
Tờ The Diplomat dẫn lời học giả về Trung Quốc sống tại Mỹ Taylor Fravel nói rằng: “Vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn đó là 100%, cả hai bên đều có các lô dầu khí hoạt động tại đó”. The Diplomat cho rằng, hành động của Trung Quốc có thể sẽ làm lặp lại sự phẫn nộ trong dư luận vào mùa hè năm ngoái, khi Trung Quốc cũng đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam.
Trao đổi với Lao Động, tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nhấn mạnh: “Đây không phải lần đầu tiên diễn ra chuyện này. Lần trước tháng 5 vừa qua, Trung Quốc cũng đã kéo giàn khoan này vào khu vực chồng lấn ở vịnh Bắc Bộ, nơi đang đàm phán để phân chia ranh giới. Việc họ đơn phương cắm giàn khoan là vi phạm thông lệ quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển LHQ, và các thỏa thuận giữa hai bên. Đang trong quá trình đàm phán thì anh không thể đơn phương hành động”. Ông Trục cho rằng, đó là vùng chồng lấn, chưa phân định rõ của ai và hai bên cần đàm phán, các hành động đơn phương cũng như cách hiểu cho rằng vị trí của giàn khoan đang nằm ngoài vùng biển Việt Nam là cách hiểu không đúng, gây bất lợi cho quá trình đàm phán.
Vĩnh Nguyên
Báo Lao Động Số 146
12:35 PM, 29/06/2015
Giàn khoan Hải Dương 981
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 trở lại Biển Đông tuần qua, hoạt động trong vùng chồng lấn với Việt Nam là một hành vi đơn phương, vi phạm luật quốc tế và thỏa thuận với Việt Nam - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ - Tiến sĩ Trần Công Trục - khẳng định. Cảnh sát Biển Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan này.
Hành vi đơn phương
Tờ The Diplomat dẫn lời học giả về Trung Quốc sống tại Mỹ Taylor Fravel nói rằng: “Vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn đó là 100%, cả hai bên đều có các lô dầu khí hoạt động tại đó”. The Diplomat cho rằng, hành động của Trung Quốc có thể sẽ làm lặp lại sự phẫn nộ trong dư luận vào mùa hè năm ngoái, khi Trung Quốc cũng đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam.
Trao đổi với Lao Động, tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nhấn mạnh: “Đây không phải lần đầu tiên diễn ra chuyện này. Lần trước tháng 5 vừa qua, Trung Quốc cũng đã kéo giàn khoan này vào khu vực chồng lấn ở vịnh Bắc Bộ, nơi đang đàm phán để phân chia ranh giới. Việc họ đơn phương cắm giàn khoan là vi phạm thông lệ quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển LHQ, và các thỏa thuận giữa hai bên. Đang trong quá trình đàm phán thì anh không thể đơn phương hành động”. Ông Trục cho rằng, đó là vùng chồng lấn, chưa phân định rõ của ai và hai bên cần đàm phán, các hành động đơn phương cũng như cách hiểu cho rằng vị trí của giàn khoan đang nằm ngoài vùng biển Việt Nam là cách hiểu không đúng, gây bất lợi cho quá trình đàm phán.
.
Vị trí hiện tại của giàn khoan
Mùa hè nóng nhất trên Biển Đông
Còn nhà quan sát của The Diplomat cho rằng, dù vị trí hiện nay của giàn khoan là ở vùng chưa phân định biên giới và còn quá sớm để phỏng đoán, song sự kiện này rất đáng theo dõi. Sự kiện giàn khoan lần này được đặt trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động xây dựng ở quần đảo Trường Sa mặc dù tuyên bố sẽ ngừng, trước việc tranh biện sắp tới ở The Hague và trong khi Mỹ ngày càng gia tăng các hoạt động nhằm đảm bảo tự do hàng hải, còn Nhật tăng cường liên quan trên Biển Đông, tờ The Diplomat dự doán, mùa hè 2015 sẽ là mùa hè nóng chưa từng thấy trên Biển Đông.
Năm 2014, Trung Quốc đã rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam trước thời hạn họ đề ra. Sự phản đối mạnh mẽ từ phía Việt Nam và sự quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế lúc đó đã khiến Trung Quốc e ngại mà phải rút. Một giả thuyết khác là Trung Quốc phải rút giàn khoan sớm trước khi mùa mưa bão đến. Việc đó năm nay có thể sẽ lặp lại ở Biển Đông - theo The Diplomat. Nghĩa là trong khoảng 1,5 tháng nữa giàn khoan này của Trung Quốc sẽ hoạt động rất cấp tập. Ngoài lý do khách quan này, thì bài học về tiếng nói mạnh mẽ của dư luận trong và ngoài nước như đã diễn ra vẫn còn nguyên giá trị - một nhà quan sát trao đổi với Lao Động. Chúng ta cần làm cho dư luận hiểu rõ sự sai trái của Trung Quốc trong khi nước này tiếp tục chiến thuật gây hiểu lầm, tạo “sự đã rồi” với dư luận. Còn tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng, không những chúng ta phải theo dõi chặt chẽ giàn khoan, mà chúng ta còn phải lên tiếng phản đối hành động đơn phương của Trung Quốc. “Bằng cách ra tuyên bố, hoặc nêu trong cuộc đàm phán với Trung Quốc, nhưng chúng ta phải cho dư luận hiểu rằng đó là hành động vi phạm”, ông Trục nói.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét