Không có ý kiến thảo luận Quốc hội nghỉ sớm:
Quốc hội khóa XIII đã lập kỷ lục
Xuân Hải thực hiện
Trao đổi với PV Lao Động về việc Quốc hội nghỉ sớm vào sáng 9.6 vì không có đại biểu đăng ký tham gia thảo luận dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên đại biểu Quốc hội khóa XII cho rằng như vậy Quốc hội khóa XIII đã lập kỷ lục.
Ông Thuyết cho biết: Cử tri giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước rất lớn, cuộc sống có nhiều vấn đề phức tạp, Quốc hội phải ra tay. Các đại biểu phải thực hiện trách nhiệm của mình với cử tri, bàn bạc kỹ chương trình để làm sao giám sát của Quốc hội hiệu quả.
Thứ 2, giả sử chương trình giám sát tương đối đồng ý rồi thì các đại biểu cũng nên thảo luận nên phát biểu sâu những vấn đề Quốc hội dự kiến giám sát để các cơ quan giúp việc Quốc hội chuẩn bị sau này được chu đáo, đáp ứng yêu cầu. Quốc hội nên tránh buổi thảo luận không ai phát biểu gì về sớm.
Thưa ông, từng là đại biểu Quốc hội của hai khóa XI và XII, đã bao giờ xảy ra trường hợp không có ý kiến thảo luận nào ở hội trường?
- Thực sự rất là hiếm. Dù có cũng có những buổi thảo luận những vấn đề có thể không tiện trao đổi công khai như về đối ngoại, đại biểu phát biểu ít. Thảo luận những luật quá chuyên ngành cũng ít có đại biểu phát biểu. Nhưng hoàn toàn không có phát biểu thì chưa từng có. Khóa này đã lập kỷ lục.
Từ việc này, theo ông Quốc hội nên rút ra bài học gì?
- Trước hết cơ quan chuẩn bị chương trình phải lường trước tình hình, những văn bản nào đã có hoàn thiện, đơn giản, ít khả năng phát biểu thì chọn hình thức phù hợp hoặc ghép với nội dung khác. Cử tri cũng mong đại biểu nêu cao tình thần trách nhiệm trước cử tri vì có những vấn đề liên quan đến đất nước rất nhiều, trong những buổi như thế này thì đại biểu nên phát biểu ngay chứ không nhất thiết phải chuẩn bị bài sẵn để có những thảo luận đi vào thực chất luôn.
Thứ ba, ngoài việc các đại biểu lưu ý những đòi hỏi của cử tri, thì cử tri cũng rất nghiêm khắc xem xét hiệu quả hoạt động vì để tổ chức một ngày họp thì rất công phu, rất tốn kém. Tức là Quốc hội phải bố trí chương trình, các vị lãnh đạo cấp cao cũng phải bố trí thời gian tham dự, rồi bảo vệ, xe hộ tống... kinh phí nhiều thì làm sao hoạt động hiệu quả để cử tri khỏi băn khoăn.
Xin cảm ơn ông!
Ông Lê Văn Cuông, nguyên ĐBQH khóa XII: Đây là việc hi hữu
Việc không có một đại biểu Quốc hội nào đăng ký thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016 nên Quốc hội nghỉ sớm là việc hi hữu tôi chưa từng thấy. Trước đây, khi tôi còn là đại biểu Quốc hội thì việc đại biểu về sớm hay Quốc hội nghỉ sớm là có, nhưng chưa từng có trường hợp không có bất cứ đại biểu nào tham gia thảo luận cả.
Cử tri thì rất mong muốn đại biểu mình bầu ra thực hiện tròn trọng trách của mình, trong khi đó việc giám sát có thể nói là rất quan trọng và trên nhiều lĩnh vực. Việc này đáng lý ra đại biểu phải đề xuất tranh luận, đưa ra ý kiến của mình, chứ làm sao có thể khẳng định nội dung chương trình đưa ra của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã hoàn hảo hết.
Qua việc này Quốc hội cần phải rút kinh nghiệm chứ không thể để xảy ra việc hi hữu này một lần nữa, để cử tri thấy rõ trách nhiệm của người đại biểu mình đã bỏ lá phiếu bầu cử là đúng.
Những đại biểu quốc hội đã nhận thức rõ: khi nghị quyết của .... đã có thì không nên thảo luận làm gì.
Trả lờiXóa.....im lặng có nghĩa là đang phản ứng.
Chính xác!
XóaQuốc hội là của Dân. Dân mệt mỏi lắm rồi nên cuốc hội cũng mệt mỏi theo.
Trả lờiXóaQuốc Hội phản ánh sự chán chường và bất lực.
Trả lờiXóaUBTVQH làm việc thế nào mà không một ĐBQH nào phát biểu ? Thế ra chẳng vị nào thấy trách nhiệm của mình trước ND cả sao ? Các vị nên tự kiểm !
Trả lờiXóaSáng 9/6, Quốc hội nghỉ sớm 2 giờ do không có đại biểu nào phát biểu về chương trình giám sát của QH. Như vậy, QH đã đốt tiền thuế của dân khoảng xấp xỉ 300 triện đồng. Trung bình (tính rẻ) mỗi giờ QH họp tiêu tốn của ngân sách khoảng 150 triệu đồng.
Trả lờiXóaMỗi ngày QH họp tiêu tốn khoảng 1,2 tỷ đồng.
Quốc hội đang thí điểm: "quyền im lặng".
Trả lờiXóa