Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

ÁI CHÀ! MẶT THỚT HÀ NỘI BÁN TRÀN LAN Ở SÀI GÒN

"Thớt gỗ chặt cây Hà Nội" bán tràn lan 
ở TP.HCM
 

Báo Đất Việt
Thứ Sáu, 27/03/2015 07:03
 

Hàng nghìn chiếc “thớt gỗ chặt cây Hà Nội” đang được bán ở TP. HCM mỗi ngày đang khiến người dân bức xúc. 


Chi phí chặt một cây xà cừ: 'Không có giá 36 triệu'
HN trả lời vụ chặt cây: Bảo vệ tính mạng người dân


“Thớt gỗ chặt cây Hà Nội” 


Mấy ngầy gần dây, người dân thuộc địa phận TP.HCM thường xuyên thấy một số địa điểm bán thớt gỗ ghi quảng cáo: “Thớt gỗ chặt cây Hà Nội”. Nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng, và khẳng định đây là “thịt” từ những hàng cây xanh ở Hà Nội đem vào các thương lái còn ghi thêm dòng chữ “thật” cạnh biển giới thiệu.

Đường Lê Trọng Tấn, Q. Bình Tân – TP.HCM là một trong những nơi bán nhiều mặt hàng “thớt gỗ Hà Nội” nhất. Vừa nhìn thấy khách ghé vào mua, một người bán thớt ở đây vội mời chào: “Cây Hà Nội đó. Thật 100%. Nếu có chuyện gì cứ mang ra đây trả lại cho tôi”.

Khi thấy các vị khách chưa hiểu chuyện gì người đàn ông này tiếp tục giải thích: “Không xem tivi, không đọc báo à? Mấy tấm thớt này là từ mấy cái cây bị chặt ở Hà Nội gửi vào đấy. Mua đi không xíu lại hết thì lại tiếc. Sáng giờ có nhiều người ghé mua rồi, ở đây tôi chỉ bán theo mùa vụ vài bữa hết thì sẽ không còn nữa”.

Một chiếc xe bán "thớt chặt cây Hà Nội" trên đường Lê Trọng Tấn, Q. Bình Tân - TP.HCM.

Được biết, vì là “thớt gỗ chặt cây Hà Nội” nên giá của chúng cũng khá cao, giao động từ 45.000đ- 150.000đ/ tấm. Giải thích về sự chênh lệch giá, người đàn bán thớt cho rằng:

“Giá vận chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn nên khiến giá của thớt cũng tăng cao. Hơn nữa vì đây là lứa thớt từ cây xanh Hà Nội đang gây sóng gió thời gian gần đây nên giá cũng “hot” theo. Ở ngoài Hà Nội, nghe nói người dân cũng đang rầm rộ đi kiếm những tấm thớt này nhưng vẫn không có”.


Mua bao nhiêu cũng có


Cũng theo người bán thớt này cho biết, chỉ cần khách có nhu cầu thì “cần bao nhiêu tấm thớt gỗ bằng cây xà cừ chặt ngoài Hà Nội” cũng có. Dò la về “nguồn” cung cấp thớt, thì người đàn ông này từ chối giới thiệu:

Người bán thớt khẳng định chắc chắn mặt hàng của mình là chặt từ cây xanh Hà Nội 
trong thời gian vừa qua.

“Phía người quen ở Hà Nội có nhờ tôi bán nên cũng chuyển vào cho tôi bán thử có đắt khách hay không. Nếu được thì sẽ chuyển vào nhiều và trực tiếp vào đây. Chuyện họ lấy từ đâu tôi không biết họ làm sao có được nhưng mà họ chuyển xe Bắc Nam vào cho tôi. Họ cũng khẳng định đây là gỗ cây Hà Nội.”

Quan sát chất liệu gỗ của từng tấm thớt, mọi người có thể dễ nhận ra đó là loại gỗ xà cừ, keo, dâu da. Không có tấm thớt nào từ cây sưa. Đa số những tấm thớt được lau bóng, còn để lại phần vỏ phía ngoài trong rất “tươi” và bắt mắt.

Theo tìm hiểu của Đất Việt, vì thấy lời quảng cáo độc đáo là “thớt gỗ cây Hà Nội” nên có nhiều người mua về vừa sử dụng, vừa để làm kỉ niệm cho những hàng cây xanh ở Hà Nội khi chưa có dịp ra thăm.

Hiện tại, cơ quan chức năng TP. Hà Nội chưa có câu trả lời cuối cùng về việc bất ngờ đốn hạ hàng nghìn cây xanh trên các tuyến phố. Đã có nhiều cuộc điều tra, tìm hiểu về các kho chứa gỗ của những hàng cây này, tuy nhiên cho đến nay hàng nghìn mét khối gỗ bị chặt được đưa đi đâu, làm gì vẫn chưa có lời giải đáp chuẩn xác.


Ngọc Đại

14 nhận xét :

  1. Ôi tuyệt ! Sáng mai tôi sẽ phi ra Lê Trọng Tấn để mua vài cái mặt thớt Hà nội chặt cây , chia cho người nhà sử dụng và làm kỷ niệm là chính . Ít hôm nữa Hà nội ngưng chặt cây thì có muốn mua cũng chẳng có ! Riêng nhà tôi sẽ treo 2 cái viết tên Nghị và Thảo để khắc cốt ghi xương muôn đời con cháu ! Người Hà nội ở Sài gòn .

    Trả lờiXóa
  2. Tôi thích băm vào mấy cái mặt "thớt Hà nội" trong đó những cái mặt thớt cứ lỳ lợm lừa dân như bao nhiêu năm nay chúng vẫn làm.

    Trả lờiXóa
  3. Một cách buôn bán nhanh nhạy. Cần phải khắc thêm " mặt thớt Hà Nội"

    Trả lờiXóa
  4. Vụ chặt cây xanh Hà nội đã làm xuất hiện nhiều mặt thớt. Chỉ mất vài chục hay vài trăm ngàn đồng, dân ta có cơ hội được băm chặt vào các mặt thớt còn tươi ướt này. Mặt thớt này quả là rẻ tiền!

    Trả lờiXóa
  5. Ha, ha. Đọc mà thấy đúng là người bán thớt này am hiểu về kinh tế học. Phải nói là thị trường SG nắm bắt rất nhanh trong việc kinh doanh cái gì. Ai cũng muốn mua một cái thớt gỗ cây của HN (dù không biết là thật hay bị lừa bởi người bán). Giống câu chuyện bức tường Bá-linh ngày trước, ai cũng muốn có một viên gạch. So sánh có vẻ hơi khập khiễng nhưng quả thật là vậy. Mọi người ngẫm xem chuyện gì sắp xảy ra tiếp theo...
    Haivl.

    Trả lờiXóa
  6. Đây mới thực sự là quản lý"chặt" của quan chức HN sau khi"nôn nóng"ồ ạt chặt Thủ đô.

    Trả lờiXóa
  7. Ông bán gỗ muốn chứng minh những miếng thớt đó có phải là từ các loại gỗ Hà Nội vưà bị chặt ra hay không thì phải để ra vài miếng mẫu cho khách hàng thử qua, mỗi loại một miếng . Miếng thì đặt là "Đắng Lòng", miếng thì đặt là "Thay Cây" v.v.. cho dễ kiểm tra chất lượng. Hễ miếng nào dao chặt vào mà cứ trơ trơ như đá là đích thị chính nó là gỗ đúng loại rồi !
    Theo tôi còn phải có một miếng lấy tên là "Nhát Vượn" nưã mới là đủ bộ cơ đấy. Thứ gỗ này dú mới mẻ trên thị trường dân vẫn cần phải xem xét cho kỹ trước khi "tiền trao cháo múc" kẻo mang hoạ có ngày !

    Trả lờiXóa
  8. Tôi ở miền Tây, sẽ đến Sài Gòn tìm mua 5 tấm thớt loại nầy, mang về quê, khắc các tên Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Quốc Hùng, Phan Đăng Long, Lê Văn Dục, để làm tư liệu khi giảng dạy về bảo vệ môi trường, bảo vệ lá phổi ... cho các cháu nhỏ biết ....

    Trả lờiXóa
  9. Ý người dân Sài thành muốn một công đôi việc ,nói là "mặt thớt quan lại HN" lại bán đươc tiền mà!

    Trả lờiXóa
  10. Nên đổi lại cách goi mặt thớt bằng"mặt quan HN"

    Trả lờiXóa
  11. Theo tin tin cậy và không rộng rãi: vụ phá cây HN có liên quan đến yếu tố nước ngoài: Thương nhân TYQ mua mỗi bộ rễ cây cổ thụ lên tới 25 triệu, dùng làm bàn, ghế cho quan tham TQ. Vì thế mỗi bộ rễ cây dduuwowcj lấy rất cẩn thận bằng cẩu trục và chuyển ngay sang TQ. Bây giờ không đâu thấy nhiều bộ rễ cây nữa vì chúng đã tiêu thụ rồi. Mọi người kiểm tra. Đây là thông tin người dân Lạng sơn.

    Trả lờiXóa
  12. Dân ta thật tuyệt vời! Ông bán Thớt cũng nghĩ ra cách "chơi" các quan Hà Nội một vố rất đau. Đau, nhục mà không làm gì được. Còn thiên hạ thì cười hả hê, đi mua mấy cái mặt thớt Hà Nội về băm! "Hà Nội của cả nước" không làm được gì cho cả nước thì cung cấp mặt thớt cho cả nước vậy! Dân ta hay chửi "Đồ mặt L.", nay dân chửi các quan Hà Nội "Đồ mặt thớt"! Cũng là đóng góp mới sáng tạo!
    Mừng Đảng, mừng xuân con Dê/ Ai xem mặt thớt thì về Thủ đô!

    Trả lờiXóa
  13. Mừng Đảng, mừng xuân con dê
    Ai xem mặt thớt thì về Thủ đô.
    Câu thơ hay quá ,rất văn hóa mà sâu cay

    Trả lờiXóa