Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Nguyễn Tường Thụy: TƯỞNG NIỆM CÁC LIỆT SĨ GẠC MA TẠI HN


Tưởng niệm các Liệt sĩ Gạc Ma tại Hà Nội

Nguyễn Tường Thụy

Tại Hà Nội, khoảng hơn 200 người đã về khu vực tượng đài Lý Thái Tổ tham gia lễ tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma hy sinh cách đây 27 năm. Mỗi người đều quấn lên trên đầu một dải băng "Gạc Ma 1988". Dùng chữ ngắn ngủi này có nhiều ý nghĩa: vừa tỏ lòng biết ơn các Liệt sĩ đã ngã xuống trong sự nghiệp Bảo vệ Tổ quốc, vừa nhắc tới vết thương nhức nhối mà người Việt Nam không được phép quên. Chúng ta đã mất đảo, nhưng tổn thất quá nhiều vì vũ khí trang bị cho người lính quá sơ sài lại không được phép nổ súng. Các anh ngã xuống, vừa anh dũng, vẻ vang lại vừa oan nghiệt. Bọn xâm lược cho biết chúng chỉ có một tên lính bị thương trong khi phía ta, 64 chiến sĩ đã bỏ mình, cho đến nay, 61 anh vẫn còn nằm ở đâu đó nơi biển cả.


Phải xác định, đây là ngày giỗ chung của cả dân tộc. Thế mà, không hiểu sao, phía chính quyền lại bố trí các màn nhảy nhót ở ngay dưới chân Tượng đài Lý Thái Tổ và Đài Cảm tử. Họ mừng vui trước sự kiện Gạc Ma lắm chăng? Họ có biết, đấy là việc làm vong ân bội nghĩa? Có ai trong ngày giỗ lại mừng vui, hớn hở nhảy múa bao giờ?

Không thể thắp hương được tại Tượng đài Lý Thái Tổ, đoàn tưởng niệm đành tập trung phía Bờ Hồ. Lúc này là 9 giờ, đúng theo giờ hẹn trong Lời kêu gọi. Mỗi người cầm một bông hoa hồng giơ cao. Nhiều bó hoa, lẵng hoa được các nhóm cầm trên tay. Hai vòng hoa lớn được mang theo và bảo vệ.

Khi đoàn tưởng niệm tập trung gần xong, chuẩn bị diễu hành thì một đám, khoảng hơn 10 thanh niên áo đỏ đột nhiên tách ra từ đám đông đang nhảy nhót ào sang. Họ chắn trước đoàn tưởng niệm, giăng cờ đỏ, cờ búa liềm. Đoàn tưởng niệm di chuyển, đám này cũng vội vàng chạy theo lên hàng đầu. Đoàn chuyển hướng ngược lại, đám cờ đỏ cũng thoắt chạy trở lại. Nói tóm lại, đám thanh niên này chạy ngược, chạy xuôi để chắn trước đoàn.

Đoàn tưởng niệm bảo nhau việc mình mình làm, không mắc mưu khiêu khích. Tuy vậy, cũng có những cuộc tranh cãi, xô xát xảy ra. 3,4 vụ giật biểu ngữ rồi bỏ chạy.

Tất nhiên, vẫn có đám thường phục cần mẫn ghi hình, đôi khi tiếp tay cho đám áo đỏ gây chuyện. Không có công an sắc phục kèm chặt hay bắt bớ như mọi lần. Họ để mặc cho hơn chục thanh niên áo đỏ, cả nam và nữ tả xung hữu đột khá vất vả.

Hoa nhiều lắm. Cả một góc Bờ Hồ tràn ngập hoa dâng lên hương hồn các Liệt sĩ Gạc Ma. Nơi tượng đài Lý Thái Tỏ đã dành để nhảy múa. Anh em bảo, thiếu gì chỗ đặt hoa. Nơi đâu chẳng là Đất Việt. Các Anh hy sinh vì Tổ quốc nên đặt ở bất cứ nơi đâu trên dải đất đau thương này, Các Anh đều cảm được.

Đoàn tưởng niệm mang hoa đến Đài Cảm tử. Tới nơi thì màn nhảy nhót ca hát đang diễn ra. Khi ấy, các cháu thanh niên đang say sưa với bài Trống cơm. Ai cũng nghe rất rõ:

Tình bằng có cái trống cơm
Khen ai khéo vỗ
Ố mấy bông nên bông
...
Một bầy tang tình con xít
Ố mấy lội, lội, lội sông
Ố mấy đi tìm, em nhớ thương ai
Đôi con mắt ố mấy lim dim
...
Một bầy tang tình con nhện ...


Họ tưởng niệm các Liệt sĩ Gạc Ma như thế đấy.


Tuy vậy, khi chúng tôi đặt vấn đề đặt hoa ở Tượng Đài, những người có trách nhiệm ở đó cũng chấp nhận, tạm dẹp đi màn múa hát ấy, nhường khu vực trước Đài cảm tử cho chúng tôi.
.
Khu vực trước Đài Lý Thái Tổ, một đám đông đang nhảy nhót, ca hát





Trước Đài Cảm tử, thanh niên đang hát "Trống cơm"
                                                              Đặt hoa ở Đài Cảm tử.

Trước đó, vào lúc 8 giờ, một nhóm hơn 10 người đã đến đặt lễ ở Đài Bắc Sơn.


Tôi vừa dừng chân tại khu vực Đài Bắc Sơn, ngoảnh lại thì thấy cậu mật vụ theo tôi từ nhà, cách 15 km cũng đã đến kịp.

Chúng tôi đến Đài tưởng niệm Bắc Sơn. Ngày Gạc ma mà Đài vắn tanh, hai cánh cửa sắt đóng im ỉm. Chiếc lư đồng để thắp hương thì hương lạnh khói tàn. Chúng tôi gặp mấy cháu bảo vệ đặt vấn đề được vào thắp hương nhân nngày Gạc ma, các cháu bảo để xin ý kiến lãnh đạo. Nói chúng, thái độ của các cháu đúng mực, chỉ e phạm nguyên tắc hoặc trái ý cấp trên. Cuối cùng, chúng tôi không chơg được nữa vì phải kịp giờ đến Tượng Đài Lý Thái Tổ. Anh Phạn Trọng Khang nói:

-Chúng tôi không thể chờ được nữa. Nếu không cho chúng tôi vào thì chúng tôi để đồ lễ, hương hoa luôn ở đây rồi vái vọng vào.

Đến lúc này, các cháu buộc phải nói:

-Các chú làm thế thì khó cho chúng cháu quá. Thôi để chúng cháu mở cổng.

Chúng tôi vào đặt lễ, dâng hương hoa và kính cẩn cúi đầu trước vong linh các Liệt sĩ Gạc ma. Lời khấn của Xuân Diện thật xúc động, hẳn cũng lay động tới cõi lòng của các cháu làm nhiệm vụ ở đây.

Chỉ có điều, nhất cử nhất động của chúng tôi từ khi tới khu vực Đài Bắc Sơn đến thi thắp hương khấn vái đều được nhiều tay máy quay của an ninh giám sát chặt chẽ, không bỏ qua một chi tiết nào.

.
Đài Bắc Sơn vắng tanh trong ngày 14/3
.
Dâng lễ và hương hoa ở Đài Bắc Sơn trong sự giám sát chặt chẽ của các máy quay

N.T.T

9 nhận xét :

  1. Thật thương thay cho những liệt sĩ Gạc Ma! Cảm ơn các anh chị đã thay mặt nhân dân tưởng nhớ đến các anh.

    Trả lờiXóa
  2. Sao không quay video "Trống Cơm Gạc Ma" để sau này các em ấy về xem mà thấy nhục?

    Trả lờiXóa
  3. Một thái độ không nên có mà có lẽ chỉ xảy ra ở những người vô văn hoá giáo dục (huống chi là cán bộ, nhân viên an ninh) là trong lúc người ta dâng hương tế lễ trước tượng đài cuả bậc tiền nhân, chiến sĩ /liệt sĩ thành kính trịnh trọng như vậy thì lại đứng nói bi bô, ngó lom lom, tay đút túi quần, đứng dạng háng ra vẻ bàng quan như lũ khỉ đến ngó con người làm lễ .Nếu không là bất kính với anh linh những người mà họ đang ăn lương để canh giữ tượng đài, thì cũng thể hiện thái độ thiếu giáo dục văn hoá cuả một con người có lòng tự trọng

    Trả lờiXóa
  4. Sau vụ này, có lẽ đám thanh niên áo đỏ vô học kia sẽ được kết nạp vào ĐCSVN hết!
    Số lượng đảng viên của đảng vì thế, sẽ ngày càng đông đảo!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và nhân dân phải è lưng nộp thêm tiền cho chúng!
      Ác thật!

      Xóa
    2. Với thứ đảng viên như thế này, đảng không thoái hoá, hư hỏng thì mới lạ.

      Xóa
  5. Thủ phạm tiếp tay TQ đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạo cấp cao:
    http://danlambaovn.blogspot.com/2014/10/thu-pham-tiep-tay-tq-anh-chiem-gac-ma.html
    Video: Tướng Lương chua chát tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma, sát hại 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam năm 1988.
    CTV Danlambao - Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’.
    Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
    Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.
    Mặc dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’ là để ám chỉ ông Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng.
    Đại tướng Lê Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm 1988 có đủ quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ súng.
    Theo tướng Lương, trong một cuộc họp của bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
    Theo các tài liệu đã được tiết lộ một phần, sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, đại tướng Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Trung Quốc, dẫn tới kết quả là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
    Phía Trung Cộng áp lực CSVN phải loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vì quan điểm chống Trung Quốc của ông này.

    http://baophapluat.vn/truyen-hinh-phap-luat/thieu-tuong-le-ma-luong-xuc-dong-ke-lai-tran-chien-tren-dao-gac-ma-187624.html
    http://danlambaovn.blogspot.com/2015/03/ai-tuong-le-uc-anh-thot-gi-sau-tran-gac.html
    http://danlambaovn.blogspot.com/2015/03/tuong-nguyen-trong-vinh-to-cao-le-uc.html
    https://www.facebook.com/video.php?v=749032495152071
    Năng Lượng Đảo Gạc ma là món quà để đi đến thỏa thuận Thành Đô 1990 đấy. Việc này chúng ta hãy trao đổi với nhau bình tĩnh và trách nhiệm . Vì sao vậy ? Khi chống Pháp, chống Mỹ thì dựa vào Liên Xô, Trung Quốc nên những người lãnh đạo Việt Nam dễ thành công. Từ 1988 trở đi Liên Xô và phe XHCN bắt đầu bước vào tan rã. Trung Quốc là kẻ thù (theo hiến pháp lúc ấy). Ông Duẩn người đứng đầu trung ương chống TQ chết mất rồi. Viêt Nam Đồng Minh Không có. Nhìn lại những gương mặt trung ương lúc ấy chả có ai thao lược kinh bang. Làm liều và bán nước để giữ ghế. Đám này bất tài mà tàn bạo
    Không được như chúng ta đang trao đổi thế này đâu. Chúng ta phải bảo nhau làm lại. Quyết tâm lên!

    Trả lờiXóa
  6. Đám âm binh đó có vài đứa thấy mặt mũi rõ ràng, là con cái nhà ai? quý vị nào biết lên tiếng giùm. Không lẽ lại từ lỗ nẻ chui lên?

    Đỗ Chí Việt

    Trả lờiXóa
  7. Tôi không cùng đi với các bạn đến dự lễ Tưởng niệm được,nhưng tôi đã ngắm kỹ bức ảnh: tôi ghi nhận 2 cháu cảnh vệ cùng đứng nghiêm trang dự lễ,không như mấy cháu mặc thường phục đứng quay phim :(đứng dạng chân) nhìn rất phản cảm !
    Đề nghị cơ quan nào quản lý mấy cháu này chú ý giáo dục tác phong cho các cháu nghiêm túc hơn,đừng để mang tiếng người lãnh đạo.

    Trả lờiXóa