Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

CỰC SỐC! THÁNH GIÓNG ĐÁNH GIẶC XONG, NHẢY XUỐNG HỒ TÂY TẮM

Thánh Gióng đánh giặc xong nhảy xuống Hồ Tây tắm?
Dân trí Một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chọn đoạn văn có nhắc đến Thánh Gióng để dạy về từ ngữ thay thế, trong đoạn văn có chi tiết liên quan đến nhân vật truyền thuyết này khiến phụ huynh, học sinh và giáo viên băn khoăn.
Thời gian gần đây, nhiều phụ huynh có con em đang theo học lớp 5 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xôn xao và đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 và sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A (sách thử nghiệm).

Hai cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt và Tiếng Việt lớp 5 có đoạn văn “lạ” 
về sự tích Thánh Gióng.
Cụ thể trong cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A, tại bài 26C “Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế” ở phần 1 đưa ra 2 câu hỏi (a và b) là:Những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để chỉ nhân vật nào? và việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?
Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc Quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết.
Đây là sách dạy thử nghiệm.
Đây là sách dạy thử nghiệm.
Ngoài hai câu hỏi này, còn có hình ảnh về một nhân vật đang cưỡi ngựa, hai tay cầm chắc một khóm tre đánh giặc.
Qua tìm hiểu, đoạn văn trên là nói đến Thánh Gióng - một nhân vật trong cổ tích của dân gian Việt Nam. Theo sự tích kể lại, Thánh Gióng sinh ra ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội vào thời Hùng Vương thứ 6. Ông là “người trời” đã đầu thai xuống trần thế để giúp nhân dân ta đánh giặc Ân sang xâm lược. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông đuổi giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), rồi lên đỉnh núi cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn ông, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
Sau khi đọc đoạn văn trong sách Hướng Dẫn học Tiếng Việt lớp 5, phụ huynh B.V.T ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) phân vân: “Theo truyền thuyết và nhiều tài liệu về chuyện cổ tích Thánh Gióng tôi được biết thì không hề thấy có đề cập đến việc Thánh Gióng đánh giặc xong ăn bữa cơm, nhảy xuống Hồ Tây tắm, ôm vết thương đó vào rừng giấu kín nỗi đau mà chết. Không hiểu sao trong sách lại ghi như vậy”.
Đây là sách dạy thử nghiệm.
Đoạn văn viết về Thánh Gióng khác với chuyện cổ tích khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, đưa ra ý kiến trái chiều trong cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5.
Không chỉ mình anh T và nhiều phụ huynh khác có con em đang theo học lớp 5 ở Thanh Hóa cũng tỏ ra bất ngờ về đoạn văn này.
Trao đổi với Dân trí, bà Tạ Thị Ánh - Hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa cũng khá bất ngờ về đoạn văn trên. Bà Ánh cho hay, cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 nhà trường được Bộ GD-ĐT đưa về để giảng dạy theo chương trình VNEN (Dạy học theo mô hình mới Việt Nam). Về việc Thánh Gióng đánh giặc xong, ăn cơm, nhảy xuống Hồ Tây tắm.. Bà Ánh cũng chỉ biết về việc Thánh Gióng đánh giặc xong bay về trời chứ chưa nghe có chuyện như đoạn văn trên.
Cô giáo Triệu Thị Ngư, giáo viên Trường Tiểu học Quang Lộc cho hay: “Chúng tôi dạy theo sách của Bộ GD-ĐT nên chỉ đi sâu vào dạy học sinh về mặt nội dung. Còn về sự khác nhau, chúng tôi thấy đoạn văn trong sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 cũng giống với nội dung hiện hành (sách Tiếng Việt Lớp 5 - PV), không có sự thay đổi nên cũng không có ý kiến gì”.
Ông Hoàng Việt Cường - Phụ trách chuyên môn bậc Tiểu học Phòng GD-ĐT huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) chia sẻ: “Tôi chưa tin vào đoạn văn này, có sự khác xưa rất nhiều. Thông tin về bài văn của học sinh còn chấp nhận được chứ đoạn văn trong sách thì khó tin lắm. Trong nhiều văn bản trước có khác nhưng đối với đoạn văn này khác xưa rất nhiều”.
Sách Tiếng Việt lớp 5 cũng có đoạn văn tương tự.
Sách Tiếng Việt lớp 5 cũng có đoạn văn tương tự.
Ông Nguyễn Văn Sĩ - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hậu Lộc cho biết, chương trình VNEN do Bộ GD-ĐT triển khai ở huyện Hậu Lộc có 5 trường tham gia là: Trường Tiểu học Quang Lộc, Tiểu học Mỹ Lộc, Tiểu học Phú Lộc và Tiểu học Hưng Lộc 1. Chương trình được thực hiện trong những năm qua, đến năm học này mới triển khai đến lớp 5.
“Đến giờ tôi mới nhận được thông tin này, chưa thấy các trường có báo cáo lên. Đúng sai thế nào chúng tôi cũng chưa dám khẳng định. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại tại các trường, nếu có sự sai lệch sẽ làm báo cáo lên cấp trên”, ông Sĩ nói.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trên. 
Thái Bá
 

18 nhận xét :

  1. Anh hùng Lê Văn Támlúc 20:23 16 tháng 3, 2015

    Tất nhiên chuyện về Thánh Gióng là không có thật, là hư cấu, nhưng cũng rất cần tôn trọng "bản quyền dân gian" khi nó đã được "công bố" từ rất lâu, rằng là "Ngài bay về Trời" sau khi đánh giặc xong, tuyệt đối không được xuyên tạc. Đồng thời cũng không nên thêm nếm kiểu "Ngài bay về Trời vui thú điền viên" như ông cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát ngôn năm nào.
    Qua đây cũng thấy, cái gọi là Lịch sử ở ta rất khó được tôn trọng sự thật. Lịch sử, nếu không được tôn trọng, sẽ rất dễ biến thành "Dã sử", bị xuyên tạc, bị thêm bớt, bị bịa đặt, phục vụ một ý đồ của một thế lực nào đó, nhất là khi mà thế lực đó đang thao túng toàn xã hội, không bị kiểm soát bình đẳng với các cơ quan quyền lực khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều chuyện có thật, nhân chứng còn sống mà còn tù mù người nói thế này kẻ nói thế khác. Ví dụ như chuyện anh nào lái xe tăng đầu tiên húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập? Xác minh quá dễ mà người ta còn không làm. Hay chuyện có lệnh không được nổ súng ở Gạc Ma không? Chỉ có Yes hay No chứ làm gì có chuyện ậm à ậm ừ. Hội khoa học lịch sử đâu, Tạp chí Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng đâu, có được phép lục lọi tài liệu để điều tra không?

      Xóa
    2. Đây là phiên bản “Sự tích Thánh Gióng” được biên soạn lại cho phù hợp với tình hình mới. Trẻ con đọc xong “Thánh Gióng phiên bản mới” sẽ hiểu thế này: Thánh Gióng khoẻ thật, dũng cảm thật, nhưng cuối cùng vẫn chết, giặc tan nhưng chúng đông lắm, chúng sẽ lại kéo đến, còn mình thì…chết rồi, còn đâu nữa. Kết luận: không nên chống lại các đồng chí Ân mà nên ngoan ngoãn nghe lời các đồng chí ấy.

      Xóa
  2. Các bác xem lại và đào mồ ông Nguyễn Đình Thi lên xem ông ấy viết đoạn văn này trong trường hợp nào và sách giáo khoa trích từ nguồn nào của Nguyễn Đình Thi mới rõ được. Biết đâu đây chỉ là đoạn viết về sự tưởng tượng của ông Thi và sau đó tác giả viết tiếp ví dụ: "Khi nghiên cứu và tìm hiểu kỹ không phải như vậy mà Phù Đổng Thiên Vương là bậc thánh, sau khi dẹp xong giặc Ân đã lên đỉnh Sóc Sơn để bay về trời" chẳng hạn. Tội là người viết sách, trích dẫn lung tung.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nhận xét đúng rồi nha. Đây là tưởng tượng của ông Thi mà:
      http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20150317/thanh-giong-tam-o-ho-tay-la-tri-tuong-tuong-cua-nguyen-dinh-thi/721649.html

      Xóa
  3. Với cái đà này,mai mốt,có thể các đỉnh cao trí tuệ có thể cho Thánh Gióng sau khi dẹp giặc xong thì hoá thành...Lê Văn Tám

    Trả lờiXóa
  4. Sau khi đánh xong giặc Ân,Thánh Gióng liền bảo"Nay ta phải về Trời không thể ở lại cùng các ngươi được,vì nếu ta ở lại các ngươi sẽ tìm cách hãm hai vu khống ta.Biết đâu các ngươi lại bắt ta làm cái việc trông coi sinh đẻ,làm ô danh ta thôi">Nói xong Ngài bay thẳng về Trời

    Trả lờiXóa
  5. Chắc là sau nầy sẽ có Tượng đài Thánh Gióng đang tắm ở Hồ tây đây

    Trả lờiXóa
  6. Ông Alan Phan qua 1 số tỉnh Nam Trung Quốc và gặp nhiều nơi thờ Thánh Gióng? Vậy Thánh Gióng thật ra là của ai?

    Trả lờiXóa
  7. Ăn cơm cà và nhảy xuống hồ tắm xong lên núi bay về trời. Chuyện "tắm hồ" là có được truyền lại mà... :D

    Trả lờiXóa
  8. Thánh Gióng thời XHCN có khác !

    Trả lờiXóa
  9. Lâu lâu lại thấy Bộ Giáo dục phát minh ra những kiến thức giáo dục mới nhằm ngu dân Việt. Chẳng trách có người bảo, phá hại giáo dục nhất chính là bộ Giáo dục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì đã hẳn.
      Còn ai vào đấy nữa.
      Cũng như kẻ nào phá rừng thành công nhất vậy

      Xóa
  10. Thật ra thì đây là đầu bài một bài tập
    loại bài rèn kỹ năng
    mà cụ thể là "luyện tập thay thế từ ngữ..."
    Những đoạn văn có thể trích để thực hành "luyện tập thay thế từ ngữ..." thì không thiếu.
    Nhưng sao lại lấy đoạn văn này
    (cho dù nó có của ông nguyễn đình giời).
    Khi nó cãi lại một bài học khác cũng ở trong chương trình này.
    Nó lại làm cho học sinh hoang mang
    và cha mẹ học sinh lúng túng
    khi con em thắc mắc và đòi tái khẳng định.
    Có thể đến một lứa tuổi nào đấy
    học sinh được học và thực hành tư duy phản biện,
    điều này là cần thiết,
    nhưng không thể là ở lớp 5 này
    và với đoạn trích này.
    Cứ như thế này
    rồi "chuyện đẻ trăm trứng"
    rồi "sự tích trầu cau"
    và rồi cả Chử Đồng Tử, Sơn Tinh-Thủy Tinh và các Vua Hùng
    đều có thể đem ra nhạo báng
    ngay trên sách giáo khoa.

    Đoạn văn ấy,
    của tác giả ấy
    có thể là hay
    cũng có thể có ích.
    Nhưng nó là Văn hóa phẩm 18+

    Trả lờiXóa
  11. Thánh Gióng đời nay !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải, vẫn ông Gióng ấy nhưng từ khi có thêm quả tim ông nghĩ lại và về rừng để chống lâm tặc thôi!

      Xóa
    2. CÓ THỂ ÔNG NÀY LÀ EM ÔNG GIÓNG LÊN TRỜI THÌ SAO?

      Xóa
  12. Tiếp theo lại có bài về vụ ly hôn đầu tiên của nước Việt là bà Âu Cơ và Lạc Long Quân,các cháu học sinh chuẩn bị đi là vừa

    Trả lờiXóa