Gia Minh, Phó GĐ Ban Việt ngữ
RFA Việt ngữ - 2015-01-07
Các tổ chức Xã hội Dân sự độc lập tại Việt Nam mới có kiến nghị gửi đến Hội nghị Xã hội Dân sự ASEAN 2015 Kuala Lumpur.
‘Xã hội Dân sự’ Nhà nước: cơ quan ngoại vi của Đảng
Bản kiến nghị do 19 nhóm Xã hội Dân sự hiện hoạt động tại Việt Nam cùng ký tên cho biết sự ra đời của họ trong thời gian qua, đồng thời chỉ rõ những tổ chức như VUFO, GREENID, VPDF, CRSCH… mà chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tham gia Cộng đồng các tổ chức xã hội dân sự ASEAN là do nhà cầm quyền Hà Nội lập nên và tài trợ.
Do là ‘công cụ’ của chính quyền Hà Nội nên những tổ chức được gọi là xã hội dân sự như thế đã không phản ánh trung thực tình tình Việt Nam trong dự thảo về Tuyên bố chung của các tổ chức Xã hội Dân sự ASEAN 2015.
Cô Huỳnh Thục Vy, thuộc Hội Phụ nữ Nhân quyền một trong 19 nhóm tham gia ký kiến nghị, trình bày lại vấn đề và thực tế các xã hội dân sự độc lập không do Nhà nước lập nên không có tiếng nói ra sao:
.
“Từ trước đến nay đã hơn 10 năm rồi, trong sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào diễn đàn dân sự ASEAN chỉ toàn những tổ chức xã hội dân sự do chế độ cộng sản Việt Nam dựng lên. Theo chúng tôi tất cả những tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp này đều nằm dưới trướng của tổ chức Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, mà Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam chỉ là cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi vậy cái mà người ta gọi là tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam tham gia vào Diễn đàn Xã hội Dân sự ASEAN chỉ là những cơ chế nối dài của đàng cộng sản. Đây là lần đầu tiên chúng tôi có được cơ hội được góp tiếng nói của mình cho tất cả các tổ chức xã hội dân sự ở ASEAN biết được sự hiện diện, tồn tại, sự phát triển và những khó khăn của chúng tôi. Chúng tôi gửi đến cho diễn đàn này một lá thư và cũng không quên góp ý vào bản tuyên bố chung của họ. Trong bản tuyên bố chung này chúng tôi thấy có những điểm thiếu mà chúng tôi muốn góp ý vào. Trong đó chúng tôi có góp ý vào chính thể đa nguyên, về bảo vệ nhân quyền, về những điều luật mà chính quyền Việt Nam đã lấy ra để đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Chúng tôi cảm thấy rất vui mừng vì có được cơ hội này, vì từ trước đến nay họ ‘vừa đá bóng, vừa thổi còi’. Các tổ chức xã hội dân sự dưới trướng của đảng cộng sản Việt nam đã làm việc với các tổ chức xã hội dân sự khác trong khu vực mà không có sự góp ý nào từ các tổ chức xã hội dân sự thực sự như chúng tôi.”
Đại diện Hội Anh em Dân chủ, một nhóm khác trong 19 tổ chức cùng ký kiến nghị, cũng cho biết:
“Năm 2015 là năm bản lề để các nước ASEAN hình thành nên cộng đồng chung về kinh tế, chính trị, xã hội; trong đó các tổ chức xã hội dân sự của ASEAN đóng vai trò rất quan trọng. Theo thông lệ hằng năm họ thường ra bản tuyên bố chung về tình hình xã hội, chính trị, nhân quyền ở các nước thành viên. Năm nay lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự độc lập của Việt Nam đã có bản kiến nghị gửi đến họ để nêu lên các vấn đề tình trạng nhân quyền của Việt nam và đề nghị họ đưa vào tuyên bố chung của các tổ chức xã hội dân sự ASEAN năm 2015.”
Chúng tôi cảm thấy rất vui mừng vì có được cơ hội này, vì từ trước đến nay họ ‘vừa đá bóng, vừa thổi còi’. Các tổ chức xã hội dân sự dưới trướng của đảng cộng sản Việt nam đã làm việc với các tổ chức xã hội dân sự khác trong khu vực mà không có sự góp ý nào từ các tổ chức xã hội dân sự thực sự như chúng tôi.”
Đại diện Hội Anh em Dân chủ, một nhóm khác trong 19 tổ chức cùng ký kiến nghị, cũng cho biết:
“Năm 2015 là năm bản lề để các nước ASEAN hình thành nên cộng đồng chung về kinh tế, chính trị, xã hội; trong đó các tổ chức xã hội dân sự của ASEAN đóng vai trò rất quan trọng. Theo thông lệ hằng năm họ thường ra bản tuyên bố chung về tình hình xã hội, chính trị, nhân quyền ở các nước thành viên. Năm nay lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự độc lập của Việt Nam đã có bản kiến nghị gửi đến họ để nêu lên các vấn đề tình trạng nhân quyền của Việt nam và đề nghị họ đưa vào tuyên bố chung của các tổ chức xã hội dân sự ASEAN năm 2015.”
Nguyện vọng lên tiếng
Bản kiến nghị do 19 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam gửi cho Hội nghị Xã hội Dân sự ASEAN 2015 Kuala Lumpur nêu ra tình trạng đàn áp và bất công nhân quyền tại Việt Nam. Tiếp đến là những kiến nghị về các quyền dân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội.
.
Bản kiến nghị do 19 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam gửi cho Hội nghị Xã hội Dân sự ASEAN 2015 Kuala Lumpur nêu ra tình trạng đàn áp và bất công nhân quyền tại Việt Nam. Tiếp đến là những kiến nghị về các quyền dân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội.
.
Cô Huỳnh Thục Vy nói lên nguyện vọng khi gửi kiến nghị đi:
“Chúng tôi không chắc chắn rằng những góp ý của mình nhận được chấp thuận ngay của ban soạn thảo; nhưng đây là lần đầu tiên nên chúng tôi phải nắm bắt, phải tận dụng cơ hội này để cho biết sự tồn tại và ý kiến của mình. Có thể các tổ chức xã hội dân sự dưới trướng của đảng cộng sản Việt Nam họ sẽ phản đối rất ghê gớm, nhưng chính khi họ phản đối như vậy sẽ bộc lộ, bóc trần cho các tổ chức xã hội dân sự khác trong khác khu vực thấy được đó là những tổ chức xã hội dân sự giả còn chúng tôi những tổ chức xã hội dân sự độc lập mới là tổ chức xã hội dân sự thực.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài chỉ ra những điểm được các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam muốn bổ sung vào cho đầy đủ:
“Những bổ sung của chúng tôi là yêu cầu chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền đi lại trong nước cũng như quyền xuất cảnh ra nước ngoài, tôn trọng những quyền tư hữu về đất đai.Thứ hai là yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải loại bỏ những điều luật mơ hồ trong Bộ Luật hình sự như loại bỏ điều 79, 88, 87, 258, 245 và 257. Đây là những điều luật mà từ xưa đến nay được dùng để bắt giữ và giam tù những nhà hoạt động trong nước.Đó là những điểm chính mà chúng tôi đề nghị ban tổ chức đưa vào tuyên bố chung.”
“Chúng tôi không chắc chắn rằng những góp ý của mình nhận được chấp thuận ngay của ban soạn thảo; nhưng đây là lần đầu tiên nên chúng tôi phải nắm bắt, phải tận dụng cơ hội này để cho biết sự tồn tại và ý kiến của mình. Có thể các tổ chức xã hội dân sự dưới trướng của đảng cộng sản Việt Nam họ sẽ phản đối rất ghê gớm, nhưng chính khi họ phản đối như vậy sẽ bộc lộ, bóc trần cho các tổ chức xã hội dân sự khác trong khác khu vực thấy được đó là những tổ chức xã hội dân sự giả còn chúng tôi những tổ chức xã hội dân sự độc lập mới là tổ chức xã hội dân sự thực.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài chỉ ra những điểm được các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam muốn bổ sung vào cho đầy đủ:
“Những bổ sung của chúng tôi là yêu cầu chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền đi lại trong nước cũng như quyền xuất cảnh ra nước ngoài, tôn trọng những quyền tư hữu về đất đai.Thứ hai là yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải loại bỏ những điều luật mơ hồ trong Bộ Luật hình sự như loại bỏ điều 79, 88, 87, 258, 245 và 257. Đây là những điều luật mà từ xưa đến nay được dùng để bắt giữ và giam tù những nhà hoạt động trong nước.Đó là những điểm chính mà chúng tôi đề nghị ban tổ chức đưa vào tuyên bố chung.”
Việc cần làm
.
.
Theo trình bày của những người hoạt động xã hội dân sự như cô Huỳnh Thục Vy và luật sư Nguyễn Văn Đài thì ngoài việc bị gạt ra ngoài không được có tiếng nói với cộng đồng khối ASEAN và quốc tế, nhà cầm quyền Hà Nội còn thực hiện những biện pháp ngăn chặn, sách nhiễu và cả bắt bớ đối với những nhóm xã hội dân sự độc lập nữa để tiêu diệt và làm suy yếu các tổ chức không chấp nhận chịu sự điều khiển của chính quyền như thế.
Cô Huỳnh Thục Vy nói về việc tự hoàn thiện của các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam:
“Chúng tôi biết rằng chúng tôi còn rất nhiều khiếm khuyết tại vì chúng tôi mới chập chững vừa học, vừa thực hiện các hoạt động của mình. Chúng tôi đang cố gắng từng ngày để có thể thu nhỏ khiếm khuyết của mình và phát huy các hoạt động tích cực của mình nhiều hơn nữa. Chúng tôi có rất nhiều khó khăn như khó khăn về nhân sự tại vì sẽ có rất ít người đủ can đảm và nhiệt tình để tham gia với chúng tôi tại vì sự đàn áp thường xuyên của chính quyền cộng sản Việt Nam. Thứ hai về tài chính chúng tôi chỉ nhận được sự hỗ trợ tài chính của những nhà hảo tâm mà không nhận được sự cung cấp tài chính từ một chính đảng hay chính phủ như cách mà chính quyền Việt Nam cung cấp cho những tổ chức xã hội dân sự dưới trướng của họ.
Khó khăn thứ ba nữa là về kỹ thuật, kiến thức. Chúng tôi là những nhà hoạt động có tâm huyết nhưng về kỹ năng, kiến thức chúng tôi còn thiếu rất nhiều, bởi vậy chúng tôi biết điều đó và cố gắng nhiều hơn để làm tốt hơn nữa.”
19 nhóm xã hội dân sự ký tên vào kiến nghị gửi đến Hội nghị Xã hội Dân sự ASEAN 2015 Kuala Lumpur nói rõ họ tự thành lập ra tổ chức của mình căn cứ vào điều 25 của Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 2013 và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà chính phủ Việt Nam tham gia ký kết.
Cô Huỳnh Thục Vy nói về việc tự hoàn thiện của các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam:
“Chúng tôi biết rằng chúng tôi còn rất nhiều khiếm khuyết tại vì chúng tôi mới chập chững vừa học, vừa thực hiện các hoạt động của mình. Chúng tôi đang cố gắng từng ngày để có thể thu nhỏ khiếm khuyết của mình và phát huy các hoạt động tích cực của mình nhiều hơn nữa. Chúng tôi có rất nhiều khó khăn như khó khăn về nhân sự tại vì sẽ có rất ít người đủ can đảm và nhiệt tình để tham gia với chúng tôi tại vì sự đàn áp thường xuyên của chính quyền cộng sản Việt Nam. Thứ hai về tài chính chúng tôi chỉ nhận được sự hỗ trợ tài chính của những nhà hảo tâm mà không nhận được sự cung cấp tài chính từ một chính đảng hay chính phủ như cách mà chính quyền Việt Nam cung cấp cho những tổ chức xã hội dân sự dưới trướng của họ.
Khó khăn thứ ba nữa là về kỹ thuật, kiến thức. Chúng tôi là những nhà hoạt động có tâm huyết nhưng về kỹ năng, kiến thức chúng tôi còn thiếu rất nhiều, bởi vậy chúng tôi biết điều đó và cố gắng nhiều hơn để làm tốt hơn nữa.”
19 nhóm xã hội dân sự ký tên vào kiến nghị gửi đến Hội nghị Xã hội Dân sự ASEAN 2015 Kuala Lumpur nói rõ họ tự thành lập ra tổ chức của mình căn cứ vào điều 25 của Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 2013 và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà chính phủ Việt Nam tham gia ký kết.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét