Thư ngỏ gửi Đạo diễn truyền hình
Lại Văn Sâm
Tác giả: GS Tương Lai
Nguồn: Kim Dung blog
Nhà báo Lại Văn Sâm (VTV) |
Anh Lại Văn Sâm thân mến,
Tôi là một khán giả của CẦU TRUYỀN
HÌNH TRỰC TUYẾN KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ 25
NĂM NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN diễn ra tối 19.12.2014 trên VTV1 do anh làm tổng đạo
diễn.
Đúng ra, tôi phải gọi bằng ông
theo cách xưng hô lịch sự thông thường, song để biểu tỏ sự chân tình, tôi xin
phép được gọi bằng anh cho thân mật và tiện trao đổi.
Tôi đã chăm chú và xúc động dõi
theo toàn bộ buổi truyền hình trực tuyến, đắm mình vào những hình ảnh, những âm
thanh gợi lại bao kỷ niệm đã từng hằn sâu trong ký ức của một người đã bước
vào tuổi 80 với những trải nghiệm hào hùng và khắc nghiệt của nước mắt và máu
qua các cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc và bọn bành trướng xâm lược.
Tôi chân thành cám ơn anh và các
cộng sự của anh cùng với những văn nghệ sĩ đã làm sống lại trong tôi, và chắc
không chỉ riêng tôi, những chặng đường đời đáng nhớ của mình gắn liền với “những
khúc quân hành” của nhân dân mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước, và khi vết thương chưa liền da đã phải tiếp tục chiến đấu chống quân
Trung Quốc xâm lược.
Các anh chị đã có những cố gắng để
làm sống lại dòng thác thời gian cuồn cuộn chảy, cuốn theo những biến động dữ dội
trong đời sống đất nước, trong thân phận của mỗi con người gắn với số phận của
dân tộc. Giữa dòng chảy của lịch sử, thời gian đã xóa nhòa đi nhiều điều, nhưng
thời gian cũng làm nổi bật lên những giá trị mang tính vĩnh hằng mà không một
thế lực nào có thể làm phôi pha hay cố tình xóa bỏ được.
Thời gian cũng đang kết nối quá khứ với hiện tại, làm nổi rõ lên những thăng trầm của thời cuộc, ở đó chất chứa bao câu hỏi cần phải có câu trả lời. Những câu hỏi thấm đẫm máu và nước mắt. Những câu trả lời sòng phẳng, công khai và minh bạch. Vì, xét đến cùng, lịch sử chính là con người nhân với thời gian.
Thời gian cũng đang kết nối quá khứ với hiện tại, làm nổi rõ lên những thăng trầm của thời cuộc, ở đó chất chứa bao câu hỏi cần phải có câu trả lời. Những câu hỏi thấm đẫm máu và nước mắt. Những câu trả lời sòng phẳng, công khai và minh bạch. Vì, xét đến cùng, lịch sử chính là con người nhân với thời gian.
Chính vì thế, tôi cám ơn vì những
thành công của sự dàn dựng công phu đã kết nối nhịp nhàng và sinh động ba địa
điểm truyền hình Hà Nội, Cam Ranh, TP Hồ Chí Minh đã làm sống lại những sự kiện
lịch sử. Một quá khứ gần và một quá khứ xa đang hòa quyện, trộn lẫn vào cuộc sống
hôm nay với đầy rẫy những nhiễu nhương của thế sự, đánh thức những suy tư không
giống nhau của mấy thế hệ khác nhau đang bị cuốn theo “khúc quân hành” của 70
năm. Làm được điều này thật không dễ!
Nhưng, thưa anh Lại Văn Sâm,
Càng xúc động bao nhiêu trong những
thời khắc được sống với những hồi ức và kỷ niệm thì lại càng phẫn nộ bấy nhiêu
khi anh nói lời kết thúc đêm truyền hình! Phẫn nộ vì một quên lẫn tày trời tạo
ra một hẫng hụt quá lớn cho triệu triệu người đang dõi theo cầu truyền hình để
được sống với những hồi ức và những rung động của trái tim trung thực tội nghiệp
của mình ! Chao ôi, nói một phần sự thật còn tệ hơn nói dối, sự lường gạt lịch
sử là một tội ác. Làm sao mà nhà đạo diễn tài ba Lại Văn Sâm lại có thể quên hẳn
một cuộc chiến tranh : Cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược!
Đúng hơn, phải nói cho rạch ròi,
anh đã quên hẳn cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam. Mà vì anh đã quên nên
tôi phải nhắc lại những điều mà mỗi một người Việt Nam vốn đang lưu chảy trong
huyết quản của mình dòng máu Lạc Hồng không thể quên :
Ngày 13 tháng 12 năm 1978, được sự
trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc, Khmer Đỏ đã huy động 19 trong 23 sư đoàn
(khoảng 80.000 đến 100.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến
biên giới. Ba sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục tiêu chiếm thị xã Tây Ninh, 2 sư
đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh khu vực Bảy Núi (An Giang),
1 sư đoàn đánh Trà Phô, Tà Teng (xã Phú Mỹ huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang).
Tại những vùng chiếm đóng, Khmer
Đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối với người Việt, như đã làm với người
Khmer. Tiếp đó là cuộc phản công của quân đội nhân dân Việt Nam tiêu diệt quân
Khơme Đỏ, giúp nhân dân Campuchia xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. 55.300 chết
hoặc bị thương (kể cả dân thường) từ năm 1977 tới tháng 10-1989.
Trong cuộc chiến này, “khúc quân
hành” không chỉ có lời ca, tiếng hát mà mỗi chặng đường đều thấm đẫm máu của
chiến sĩ ta trộn lẫn với máu và nước mắt của nhân dân các tỉnh Tây Ninh, Đồng
Tháp, An Giang, Kiên Giang! Mà quên làm sao được khi chính điện chúc mừng của
lãnh đạo Campuchia nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập quân đội ta cũng đã trân
trọng nhắc đến điều này khi mà trên đất nước còn nhiều liệt sĩ Việt Nam nằm lại.
Cũng trong “sự quên” đó, nhà đạo
diễn tài ba cũng quên luôn cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 khi Đặng
Tiểu Bình xua hơn 60 vạn quân xâm lược của 7 quân đoàn với 21 sư đoàn tác chiến,
9 sư đoàn dự bị đã tàn sát nhân dân ta trên các tỉnh biên giới. Máu của các chiến
sĩ ta thấm đẫm suốt dải biên cương của Tổ quốc, hàng chục nghìn dân thường bị
quân xâm lược giết hại dã man.
Và anh Lại Văn Sâm ơi, máu người
đâu phải là nước lã, do đâu, dưới áp lực nào mà anh lại quên? Có thật anh đã
quên? Tôi không tin. Những tưởng rằng chuyện đau lòng và ô nhục về việc đục bỏ
những tấm bia ghi tên các liệt sĩ hy sinh trong chiến đấu chống quân xâm lược
Trung Quốc đã được đào sâu chôn chặt khi mà người ta đã hiểu ra được cái giá phải
trả sẽ là quá lớn vì đã dại dột xúc phạm lương tri, lương năng của con người Việt
Nam, dẫm đạp lên tình cảm thiêng liêng của truyền thống dân tộc.
Ấy thế mà, đúng vào lúc đất nước
đang gọi dậy “khúc quân hành” của những bước chân quật cường, dũng mãnh “đâu có
giặc là ta cứ đi” khi mà giặc ngoại xâm đang ngang nhiên đánh chiếm Hoàng Sa để
biến thành quận huyện và thành phố của chúng, đánh chiếm để xây sân bay quân sự
trên các đảo của ta ở Truờng Sa, công khai tuyên bố “đường 9 đoạn tự vẽ” trên
Biển Đông để biến vùng biển có vị trí chiến lược to lớn này thành ao nhà của
chúng bất chấp sự lên án của công luận quốc tế, thì chuyện đau lòng và ô nhục
đó lại tái hiện.
Liệu ở thập niên thứ hai của thế
kỷ XXI này có phải nhắc lại lời Phan Bội Châu vào đầu thế kỷ trước của thuở mất
nước : “Nước là máu của tổ tiên ta chứa lại, Núi là thịt của tổ tiên ta chồng
chất lên, Mồ hôi nước mắt của tổ tiên ta đã rưới khắp nước Nam này, Nỡ nào một
buổi mai để bọn sài lang ăn cho no bụng!…Nhục thay cho núi sông ta, đau lòng
thay cho tổ tiên ta, Mối hận này, bể phải gào mà núi cũng phải khóc…Hồn nước ta
ơi! Hãy về đây” ?
Để ai đó khỏi quên có lẽ phải nhắc
lại lời Hồ Chí Minh về sức mạnh vô biên của tinh thần yêu nước của dân ta, mỗi
khi tổ quôc bị xâm lăng thì “tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Lũ cướp nước hiểu được điều đó
cho nên chúng trăm phương nghìn kế dụ dỗ, đe dọa, lừa bịp, gạ gẫm để bằng tiền,
bằng súng, bằng mưu ma chước qủy nhằm làm băng hoại truyền thống yêu nước của
người Việt Nam để thay bằng một thứ thế phẩm lừa mị của cái gọi là “cùng chung
ý thức hệ”! Vậy thì, cái “sự quên” khốn khổ của anh chính là tử huyệt mà bọn
xâm lược đang cố bấm vào hệ thần kinh nhạy cảm nhất trong tâm thế Việt Nam hôm
nay đấy anh Lại Văn Sâm ạ.
Nhưng, cũng chính vì thế mà tôi
tin rằng anh không quên, nhà đạo diễn tài ba không hề quên, không thể quên. Ngược
lại anh rất nhớ, phải rất nhớ để trong mạch cảm xúc tuôn trào nhà đạo diễn
không buột miệng nói ra câu gì đó mà người ta đã thẳng thừng gạch bỏ trong kịch
bản và nghiêm cấm những bột phát từ trái tim đập theo nhịp trung thực của tâm hồn
nghệ sĩ đích thực có thể khiến ông “bạn láng giềng cùng chung ý thức hệ”, mà ai
đó quyết đền ơn tri ngộ vì đã được bảo kê cho cái ghế quyền lực của mình đang
lung lay, khỏi phiền lòng.
Liệu có nói được rằng thật khổ thân cho những người tử tế muốn sống và làm việc một cách tử tế. Xem ra, “đoạn trường ai có qua cầu mới hay” khi lâm vào tình huống “ma đưa lối. qủy dẫn đường, lại tìm những chốn đoạn trường mà đi” người có bản lĩnh lắm mới giữ được cái thiên lương của mình.
Bởi vậy, càng giận anh bao nhiêu,
tôi lại càng thông cảm với những áp lực mà tôi đoán rằng nhà đạo diễn CẦU TRUYỀN
HÌNH HÁT MÃI KHÚC QUÂN HÀNH cũng như các đồng nghiệp của anh phải gánh chịu. Đó
là lý do tôi viết thư ngỏ này gửi đến anh.và qua anh gửi đến các bạn đồng nghiệp
của anh đang góp phần giữ cái nhịp đập lành mạnh và dữ dội của đời sống xã hội.
Trong thế kỷ internet nối mang
toàn cầu thì những người làm truyền hình đảm đương một sứ mệnh thật nặng nề để
nối liền nhịp đập cuộc sống đất nước, của thế giới với nhịp đập trái tim của mỗi
một con người lương thiện và trung thực muốn có một cuộc sống tử tế.
Mong rằng các anh chị chân cứng
đá mềm. Và để giữ được cái thiên lương của người có bản lĩnh thì làm sao cho nhịp
đập trái tim mình không lạc điệu với nhịp của thời đại mà chúng ta đang sống,
thời đại của nền văn minh trí tuệ. Vì rằng trên con đường vùn vụt các thế hệ,
quả tim tội nghiệp của con người vẫn là quả phao để cứu giữ ít nhiều thơ mộng
khỏi sa xuống vực tối của sự lừa mị bẩn thỉu.
Giấy ngắn tình dài, hy vọng nhận
được hồi âm của những người mà tôi yêu mến.
Thân kính,
Tương Lai,
Trong hơn 80 năm qua đảng CSVN đã tiến hành 4 cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh chống Pháp, cuộc chiến tranh Bắc Nam, cuộc chiến tranh chống Ponpot, cuộc chiến tranh chống giặc bành trướng Bắc kinh, trong 4 cuộc chiến tranh đó thì cuộc chiến tranh chống giặc Bắc kinh là một cuộc chiến tranh vệ quốc có ý nghĩa nhất, nhưng thật trớ trêu chính đảng CSVN lại cố tình quên lãng thậm chí phỉ nhổ. Còn anh Lại Văn Sâm, một đạo diễn, một nhà báo tài ba cũng quên luôn cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đó, tại sao vậy? Nhân đây tôi hỏi anh Lại Văn Sâm mấy câu:
Trả lờiXóa1/ Lịch sử nếu bị cắt bỏ đi một nửa sự thật thì còn lại cái gì?
2/ Nếu chỉ nói một nửa sự thật thì con người đó chỉ là kẻ dối trá?
3/ Làm người, làm đạo diện, làm nhà báo có cần bản lĩnh và sự trung thực không, hay chỉ cần sự dối trá?
4/ Khi luôn nói những điều dối trá trên truyền hình anh và các đồng nghiệp của anh có thấy ngượng mồm không, hay đã chai lì?
5/ Danh hiệu người đạo diện, nhà báo tài ba mà GS Nguyễn Quang A và nhiều người đặt cho anh tôi thấy không xứng đáng, còn anh thì thấy thế nào?
CON DÂN VIỆT
Lại văn Sâm nên tạ lỗi trước bao hương hồn liệt sỹ và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến chông Trung quốc xâm lược vì một việc làm ngu ngốc đó trên truyền hình.Miếng ăn là quí nhưng con người phải có lòng tự trọng Lại Văn Sâm ạ
Trả lờiXóaMột người bạn cùng Du học
Nhận xét này hay! Ông Sâm hãy thực hiện theo lời khuyên chân tình này, nếu không, hương hồn các liệt sỹ trong chiến tranh với Trung + sẽ trừng phạt ông.
XóaCon người nếu có lòng tự trọng thì chẳng cần phải hương hồn các liệt sĩ trừng phạt mà chính lương tâm họ sẽ giày vò và trừng phạt họ, còn nếu không có lòng tự trọng thì coi như đồ bỏ.
XóaAnh không nhớ, anh đã quên thật, hay anh bị khóa miệng không được nói đến những sự thật lịch sử mà nhân dân mong đợi? Vì sự thật của bản thân anh, anh Sâm hãy nói rõ một lần xem sao, và để mọi người thông cảm với anh, với các đồng nghiệp.
Trả lờiXóaLại Văn Sâm không thể quên nhưng chẳng qua đấy chỉ vì(cỗ)lòng"anh ta đang thao thức với nước(mắm)mà thôi
Trả lờiXóaĐiều mà anh Sâm lãng quên thật là đáng buồn nhưng những người trong giới quân đội không dám lên tiếng là điều đáng sợ.
Trả lờiXóaLời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập QĐNDVN (năm 1964) như sau: "Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của đất nước và dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Khó khăn nào cũng vượt qua. Kẻ thù nào cũng đánh thắng". Thế mà họ còn dám sửa lại là "Quân độ ta trung với đảng........" để hàng ngày ra rả phát lên trong buổi phát thanh QĐND thì việc gì mà họ không dám làm nữa?
Trả lờiXóaHơn 80 triệu dân VN đã bị vài người ...bịt miệng rùi! Hu, hu...
Trả lờiXóaBáo chí là công cụ của đảng CS. Bác Hồ bảo, viết cái gì, viết cho ai, đều phải thực hiện theo chỉ đạo của đảng. Báo chí là 1 trong mấy loại vũ khí sắc bén của đảng. Mới đây, tổng bí thư đảng cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng đã chỉ thị rõ, quân đội là do đảng lãnh đạo, phải trung thành với đảng tuyệt đối, đảng bảo đánh là đánh, đảng bảo đi là đi. Nhà báo Lại Văn Sâm có thế nào cũng phải thực hiện đúng chỉ đạo của đảng.
Trả lờiXóaÔng Sâm không có gan đứng ra nói lên sự thật, bảo vệ chân lý. Một người trọng danh dự nên từ chức, sự từ chức của ông sẽ nói lên tất cả và sẽ được trân trọng.
Trả lờiXóaĐừng trách Lại Văn Sâm. Chương trình được duyệt và phải cắt bỏ cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và cuộc chiến tranh xâm lược của bọn Tàu năm 1979 do cấp cao hơn nhiều làm. Lại Văn Sâm không thể làm khác được. Chỉ có điều, không thấy Sâm có vẻ gì là nhục nhã, mà cứ trâng tráo quá! Chương trình này là một nỗi nhục cho Quân đội Nhân dân Việt Nam! Mà thôi, đừng gọi là quân đội "nhân dân" nữa, gọi là "Quân đội của Đảng Cộng sản VIệt Nam" mới đúng chứ.
Trả lờiXóaVừa nghe VOV rên MyTv: " QĐND Việt Nam bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ Nhân Dân".
Trả lờiXóaSao không nó: "QĐND Việt Nam bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ Nhân Dân, bảo vệ Đảng"
Tôi rất thích và đồng cảm với bài viết của giáo sư Tương Lai. Bởi lẽ đây là bài viết vừa sâu sắc về nhận thức lịch sử vừa ân tình đằm thắm về đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt. Cái sự quên của anh Sâm, đó có phải là cái quên của kẻ ăn cháo đá bát , qua cầu rút ván không? Đó có phải là cái quên của kẻ phản bội lại chính đạo lý của dân tộc mình không? Đó có phải là cái quên của kẻ vong ân bội nghĩa không? Nhưng mà có đúng là anh Sâm quên hay anh Sâm chỉ là người thể hiện cái quên? Nếu vậy thì kẻ quên, kẻ vong ăn bội nghĩa ấy đích thị là ai? Có ai biết , hãy chỉ mặt gọi tên ra được không ? Chỉ mặt gọi tên nó ra đi, giúp tôi với!
Trả lờiXóaĐừng trách gì tay Sâm , hắn chỉ là con vẹt hót hay thôi . Khi chúng ta cầm súng ra biên giới thì hắn đang phơn phơ ở Nga ngố nên cái sự quên này cũng thường tình . Lỗi đâu phải tay Sâm !!?
Trả lờiXóaNhững người như Lại Văn Sâm nhan nhản trong CQ . Lại Văn Sâm từ chức ? Chuyện đùa cuối năm 2014 !
Trả lờiXóaCám GS Tương Lai , từ năm 1985-1987 chúng tôi là những mầm non của nghĩa địa,dưới những trận pháo ác liệt của Trung quốc chúng tôi đã không chết.Đó là sự may mắn được hưởng từ sự hy sinh của đồng đội dành cho .Hôm nay là ngày kỷ niệm ngày sinh ra QĐND Việt nam, tôi xin gửi lời tri ân đến các anh hùng Ls của dân tộc trong đó có các đồng đội tôi tại nghĩa trang Quốc gia Vị xuyên- Hà giang .Cảm ơn GS đã nhắc Anh Sâm, tôi cũng mới có 1 còm ở Blog Bùi văn Bồng ( Bài Không đồng ý 1000 xe TQ vào VN):Nếu quên thì mất nước ,cầu cho các linh hồn LS siêu thoát và phù hộ cho dân tộc này không có người chóng quên.CCB chống Tàu F313
Trả lờiXóaTất cả chỉ vì miếng cơm,manh áo.
Trả lờiXóaBài viết sâu sắc!
Trả lờiXóaNgười làm cỗ nhưng bị rút bớt món. Nếu thế thì người làm cỗ phải thể hiện bản lĩnh đầu bếp của mình, kiên quyết đưa ra bàn tiệc tất cả các món cần thiết. Không thế, khách ăn sẽ thấy thiếu, thấy thèm. Người làm truyền thông phải hểu rõ truyền thông và vượt lên chính minh, nếu không sẽ nị tẩy chay. Sẽ như kiếm củi ba năm thiêu một giờ.
Trả lờiXóaTôi cũng nghĩ là anh Sâm bị áp lực khi đề cập đến những chuyện có dính líu đến TQ. Nhưng tôi không thể chấp nhận một người có tiếng tăm như anh ngay trong một chương trình lớn truyền hình khắp cả nước lại có thể nói lời dối trá làm tổn thương biết bao nhiêu khán giả. Không ai có quyền bắt anh Sâm phải nói sự thật, nhưng một khi đã lên tiếng mà lại nói lời giả dối thì thật là mất lòng tự trọng. Đó là điều không thể chấp nhận ở anh Sâm.
Trả lờiXóaĐơn giản Sâm chỉ là một MC. Kịch bản đã được duyệt, nói thêm để bị cho nghỉ hưu sớm à. Sâm cũng chỉ rành về "khẩu văn" chứ viết lách thì không phải sở trường của Sâm. Nói chung là nhà đài có đội ngũ đạo diễn, MC khá, nhưng đều được trang bị kỹ năng của vẹt.
Trả lờiXóaTôi có 2 bình luận viết sai từ GS Tương Lai thành GS Nguyễn Quang A, tôi xin lỗi và nhờ bác Tễu sửa giùm tôi xin cảm ơn.
Trả lờiXóa"Ngược lại anh rất nhớ, phải rất nhớ để trong mạch cảm xúc tuôn trào nhà đạo diễn không buột miệng nói ra câu gì đó mà người ta đã thẳng thừng gạch bỏ trong kịch bản và nghiêm cấm những bột phát từ trái tim đập theo nhịp trung thực của tâm hồn nghệ sĩ đích thực có thể khiến ông “bạn láng giềng cùng chung ý thức hệ”, mà ai đó quyết đền ơn tri ngộ vì đã được bảo kê cho cái ghế quyền lực của mình đang lung lay, khỏi phiền lòng"
Trả lờiXóaLời lời thống thiết, GS Tương Lai bày tỏ tâm can của kẻ sĩ đối với vận mệnh của đất nước. Ông muốn chỉ mặt đặt tên "ai đó quyết đền ơn tri ngộ" đã giật dây con rối Lại Văn Sâm.
GS Tương Lai đã có bài phát biểu rất hay tại Đại hội MTTQVN lần thứ 8