Nhân Quốc Hội bàn về Luật Tổ chức Chính phủ, cần làm rõ:
Cơ quan nào đã ký quyết định thành lập
các viện hàn lâm?
các viện hàn lâm?
Vũ Cao Đàm
Trong phiên
họp ngày 7 tháng 11 năm 2014, Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch có bài phát
biểu rất hay, được đưa tin trên Vietnamnet dưới tiêu đề: “Đất nước không
bay được nếu Thủ tướng phải lo chi tiết”[1].
Đại biểu Thạch đưa dẫn chứng Thủ tướng phải ký quyết định thành lập đến
một khoa của trường đại học, thay vì đó chỉ cần là quyết định của ông
hiệu trưởng. Điều đó là hoàn toàn chính xác.
Đúng
như đại biểu Trịnh Ngọc Thạch nói, Thủ tướng phải lo việc lớn. Nhưng cơ
quan nào giúp Thủ tướng lo các việc lớn cho trọn vẹn? Đó cũng là việc
đáng bàn. Tôi xin góp chuyện về một việc khó hiểu mà đã hai năm vẫn chưa
có lời giải đáp chính thức trên công luận.
Đó là việc ký hai nghị định trong cùng ngày 26 tháng 12 năm 2012: Nghị định số 108/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Nghị định số 109/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 108 và Nghị đinh 109)
Khi
công bố hai nghị định này, rất nhiều người ngỡ ngàng, không biết hai
cái viện hàn lâm này được thành lập lúc nào và theo quyết định của ai.
Tôi
hỏi nghiều anh em ở Bộ KH&CN, rồi hỏi các anh em ở Ban Tuyên giáo,
rồi lại hỏi những anh em làm việc ở các ủy ban chuyên môn của Quốc hội.
Mọi người đều ngỡ ngàng như nhau. Tôi đã tìm trong các kho lưu trữ và
nhất là các công báo của Chính phủ tra cứu kỹ các văn bản liên quan việc
thành lập hai cơ quan này thì thấy như sau:
Về Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
- Ngày 2 tháng 12 năm 1953, Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học được thành lập theo Quyết định số 34/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
- Giữa năm 1954 Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học đổi tên thành Ban nghiên cứu Văn học, Lịch sử, Địa lý, gọi tắt là Ban nghiên cứu Văn, Sử, Địa.
-
Ngày 7 tháng 8 năm 1956, Ban Bí thư ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về
việc chuyển Ban Nghiên cứu Văn, Sử, Địa sang Bộ Giáo dục. Ngày 4 tháng 9
năm 1956 Phủ thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị định số
1036-TTg thành lập Ban Nghiên cứu lịch sử, văn học và địa lý Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục.
- Ngày 4 tháng 3 năm 1959, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 016-SL thành lập Ủy ban Khoa học Nhà nước. Ban khoa học xã hội nằm trong cơ cấu tổ chức của Ủy ban khoa học Nhà nước.
- Ngày 11 tháng 10 năm 1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội công bố Quyết định tách Ủy ban khoa học Nhà nước thành hai cơ quan độc lập: Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước và Viện khoa học Xã hội.
- Ngày 19 tháng 6 năm 1967, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra Quyết định số 47/TVQH về đổi tên Viện khoa học Xã hội thành Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
- Ngày 31 tháng 3 năm 1990 Hội đồng nhà nước ra Nghị quyết số 244 NQ/HĐNN8, đổi tên Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam thành Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
- Ngày 22 tháng 5 năm 1993 Chính phủ ra Nghị định số 23/CP về việc thành lập Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia trên cơ sở tổ chức lại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
- Ngày 1 tháng 4 năm 2003, Chính phủ ra Nghị định số 30/2003/NĐ-CP đổi tên Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia thành tên Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
- Ngày 1 tháng 4 năm 2003, Chính phủ ra Nghị định số 30/2003/NĐ-CP đổi tên Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia thành tên Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
- Ngày 22 tháng 4 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2008/NĐ-CP, theo đó tên Viện được đổi thành Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
- Ngày 26 tháng 12 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 2 năm 2013.
Về Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Năm 1970 một số đơn vị nghiên cứu được tập hợp thành Trung tâm nghiên cứu khoa học, đặt nằm trong Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Ngày 20 tháng 5 năm 1975 Hội đồng Chính phủ ký Nghị định số 118/CP thành lập Viện Khoa học Việt Nam.
- Ngày 22 tháng 5 năm 1993 Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 24/CP thành lập Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia trên cơ sở tổ chức lại viện Khoa học Việt Nam.
- Ngày 16 tháng 01 năm 2004, Chính phủ ký Nghị định số 27/2004/NĐ-CP đổi tên thành Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
-
Ngày 12 tháng 5 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số
62/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Ngày 25/12/2012, Chính phủ ký Nghị định 108/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
*
Như vậy, có thể khẳng định: Không có một văn bản nào về quyết định thành lập hai viện hàn lâm này. Một số người giải thích, đó là hai viện (viện hàn lâm?) vốn đã tồn tại.
- Ngày 25/12/2012, Chính phủ ký Nghị định 108/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
*
Như vậy, có thể khẳng định: Không có một văn bản nào về quyết định thành lập hai viện hàn lâm này. Một số người giải thích, đó là hai viện (viện hàn lâm?) vốn đã tồn tại.
Nếu chúng ta tra cứu
kỹ, thì trước khi ra Nghị định 108 và Nghị đinh 109 quy định “chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức” của các viện hàn lâm, thì không thấy một
văn bản nào về thành lập các viện hàn lâm, mà chỉ thấy các văn bản sau
đây:
- Nghị định số 53/2008/NĐ-CP, ngày 22 tháng 4 năm 2008 và Nghị định số 30/2003/NĐ-CP, ngày 1 tháng 4 năm 2003 về việc thành lập Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
- Nghị định 27/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2006 về việc thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
*
Như
vậy, một người có am hiểu ngây ngô nhất so với các giáo sư viện sỹ của
hai viện hàn lâm này cũng có thể đặt câu hỏi: Không có một văn bản nào
quyết định thành lập các viện hàn lâm, tại sao ... bỗng dưng lại có hai
nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của hai viện
này.
Như thế này có nghĩa là, hai viện hàn lâm ... bỗng dưng tồn tại ... lách luật,...phi luật ... hay là vô luật?
Không
có lẽ! Vì đây là hai “viện hàn lâm” mà! Nhan nhản các “viện sỹ” tinh
hoa đỉnh cao trí tuệ của thế giới chứ? Đây chắc phải là phải là hai cơ
quan khoa học mẫu mực nhất, khoa học nhất trong việc “xây dựng luận cứ”
và thực thi pháp luật của một đất nước.
Đến tận
khoa học mà còn lách luật thế này thì đất nước còn biết trông mong vào
đâu được nữa! Có lẽ Việt Nam là một đất nước lạ kỳ nhất, không giống ai
trên thế giới này!
V.C.Đ
Tác giả gửi BVN
V.C.Đ
Tác giả gửi BVN
Không biết có tồn tại viện hàn lâm khoa học Mác-Lê không nhỉ,mỗi năm ngốn bao nhiêu tiền của dân còng lưng đóng thuế nhỉ.Hàn lâm cho lắm mà cái máy trồng khoai mì không làm được,đến khi người ta làm được thì phải xin xỏ cấp phép củng chưa duyệt.Hồ Xuân Mãn : đó chính là nét ưu việt của chế độ ta
Trả lờiXóaNghị định 27/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2006
Trả lờiXóa...
cái này trchs dẫn không đúng !
Cả nước đều làng văn hóa mà trộm cướp như ong cướp đêm và ngày;Cướp ngày; cảnh ngồi xe máy kéo chó hiên ngang trước mặt chủ và mọi người ai đuổi theo thí không ăn đạn hoa cải thì cũng dính tên tăm xe đạp, đấy quản lý xây dựng XHCN văn minh thiên đường như thế. Theo tôi mỗi tỉnh ông dũng tt nên ký cho 1 viện Hàn Lâm cho nó hoành tráng Thiên Đường thì mới phù hợp môi trường.
Trả lờiXóaDân Nghệ
A! Thế thì phải còn QĐ nhiều Viện hàn lâm khác nữa chớ không thì anh em lại...tâm tư : Viện hàn lâm Mark Lê, Viện Hàn lâm Hồ chí Minh, Viện hàn lâm Quân đội , Viện hàn lâm CA,....cứ ngành nào CQ nào ..."mạnh" thì cũng xin được thành lập Viện hàn lâm. Hic!...cứ ký nhiều vào, phong bì nhận mỏi tay!
Trả lờiXóaTôi kính phục tác giả bài viết.
Trả lờiXóaRất hay
Tiến sĩ rởm nhiều như vậy thì phải có viện rởm chứ. Có gì đâu mà lạ! Những việc to hơn như đổi tên nước mà chỉ cần một người thích là quốc hội thông qua ngay. Thành lập Viện hàn lâm là chuyện nhỏ như con thỏ.
Trả lờiXóahihi huhu.! Cười ra nước mắt !
XóaĐiều 14. Nghị định của Chính phủ
Trả lờiXóaNghị định của Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
2. Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;
3. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
4. Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 15. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
1. Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
2. Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nên thành lập thêm Viện hàn lâm "Tâm tư lắm "
Trả lờiXóaDân chưa có giấy phép kinh doanh,giấy phép xây dựng...và gần đây là có vài cô"chân dài" bay ra nước ngoài thi hoa hậu không xin phép thì bị các đài,báo lên án kịch liệt,rồi thì"đè"ra bắt nộp phạt tơi bời.Vậy vụ này không hề nhỏ,sao các nhà đài,báo nhà nước không"mổ xẻ"nó ra và phạt cho nó nhớ đời như các cô"chân dài"thi hoa hậu kia.không lẽ các ông nhà đài,nhà báo,các cơ quan thực thi pháp luật chỉ dám to mồm với người dân,còn với cấp cao hơn thì" im như thóc".
Trả lờiXóaAi bảo không có vùng cấm là nói phét.
Chấn Phong
Bài viết của Vũ Cao Đàm thật là hay. Tui biết anh nhiều từ những bài viết về NCKH.
Trả lờiXóaChúc anh sức khỏe..
Bức xúc trong cái XH 'ta' này đến lúc quá đà rồi, mà sao các quan vẫn ăn ngon ngủ yên nói phét giỏi mãi thế nhỉ? Ai biết nói giùm!
Trả lờiXóa