Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

"ĐAM MÊ CỦA TÔI KHÔNG ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH Ở VIỆT NAM"

'Đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN' 

BBC Phỏng vấn Ông Trần Quốc Hải,
người  vừa được CPC tặng huy chương Đại tướng quân 

Một nhà sáng chế ở tỉnh Tây Ninh vừa được Campuchia phong tặng Huy chương Đại tướng quân vì đã giúp sửa chữa xe bọc thép cho quân đội nước này.
 
 
Ông Trần Quốc Hải, ở tỉnh Tây Ninh, và con trai là Trần Quốc Thanh đã được Nhà nước Campuchia vinh danh.

Ông Hải cũng là người từng chế tạo máy bay trực thăng và nhiều máy móc công nghiệp mà báo chí Việt Nam từng phản ánh. Tuy nhiên ông nói ở Việt Nam, đam mê của ông không được khuyến khích.

Ông Trần Quốc Hải: Xe bọc thép ở các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) thì đại đa số là dùng xe của Liên Xô cũ, nhiều xe đã trong tình trạng hỏng hóc.

Những xe này cũng không phù hợp với địa hình và điều kiện địa phương nên các tướng lĩnh Campuchia họ muốn có một loại xe phù hợp hơn.

Người Campuchia họ biết là tôi có năng lực, chế tạo máy bay rồi máy móc công nghiệp nên họ mời tôi sang, Trước hết là sửa máy nông nghiệp, sau đó thấy xe bọc thép Liên Xô chế tạo hỏng rất nhiều họ yêu cầu mình khắc phục.

Khắc phục được 11 chiếc thì họ biết mình có năng lực rồi nên họ bàn làm sao chế tạo xe bọc thép mới để không phụ thuộc vào nước ngoài.

Tới nay thì tôi cũng mới chỉ bắt đầu chế tạo hoàn toàn một chiếc xe bọc thép phù hợp với điều kiện Đông Dương.

Campuchia họ đang muốn xây dựng nhà máy để chế tạo 100 chiếc, thay thế cho loại xe của Liên Xô đã không còn phù hợp nữa.

Hiện tôi mới chỉ chế loại xe sáu bánh, họ yêu cầu chế xe tám bánh.

BBC: Thế ở Việt Nam, giới chức quân đội họ có tiếp cận ông và đề nghị ông làm việc cho họ không ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Chưa nghe thấy ai đề nghị gì cả.

BBC: Trước kia ông đã từng chế tạo cả trực thăng, rồi máy móc, báo chí cũng đã viết nhiều về ông. Vậy mà chính quyền tỉnh và trung ương không tiếp cận ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Cũng có tiếp cận, rồi thưởng bằng khen. Thế nhưng cơ chế của Việt Nam nó rất là ngộ.

Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học.

Ở Việt Nam, người làm được thì họ không công nhận, người chưa làm được gì thì công nhận.

Khi làm trực thăng thì họ nói thế này: thứ nhất là không phù hợp. Thứ hai là Việt Nam không có đủ trình độ để chế tạo máy bay. Tôi cũng tranh luận với họ, nhưng họ cũng không muốn tranh luận ra ngô ra khoai.

Tôi nói ở châu Âu người ta làm máy bay từ cách đây cả trăm năm, Việt Nam không lẽ thua họ? Tôi tự hào là người Việt Nam chứ.

Họ cũng im lặng không tranh luận, nhưng về họ viết văn bản. Họ nói: “Anh chế rất là là giỏi, nhưng thôi đừng chế nữa”.

BBC: Như vậy, ông không có dự án gì ở Việt Nam ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Các dự án lớn thì cần quy hoạch của chính phủ. Không có kế hoạch của chính phủ, một mình mình thì không làm gì được.

BBC: Vừa rồi, ông được Campuchia vinh danh phải không ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Họ tặng tôi huy chương Đại tướng quân, do Quốc vương Sihamoni ký lệnh và Thủ tướng Hun Sen trao tặng. Họ cũng đối xử với tôi như cấp tướng. Sống, sinh hoạt bên Campuchia họ cho tôi hưởng tiêu chuẩn cấp tướng.

BBC: Ông có ý định sống và làm việc bên Campuchia không ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Chuyển sang sống hẳn bên đó thì tôi chưa có ý định, nhưng người Campuchia rất thân thiện và tạo điều kiện cho tôi thực hiện những đam mê của tôi nên tới đây chắc tôi sẽ tiếp tục hợp tác với họ.

Khoa học không có biên giới, nơi nào họ cần mình, họ coi trọng mình thì mình đến phục vụ cho họ. Đơn giản thế thôi.

8 nhận xét :

  1. Lại chảy máu chất xám nữa rồi!

    Trả lờiXóa
  2. Thiên đường xã hội chủ nghĩa sợ người tài vì học sẽ làm lu mờ các nhà khoa học salon!
    Bao giờ nhà khoa học biết rời ghế salon đến với thực tế và chấp nhận bầm dập vì nó thì Việt Nam mới tiến bộ!

    Trả lờiXóa
  3. "Cơ chế" dùng người để xây dựng CNXH của việt nam từ trước đến nay là dùng người nịnh hót, thích người đút lót, đuổi người giỏi, ghanh ghét dèm pha đố kỵ người tài.

    Trả lờiXóa
  4. Thật tiếc cho quốc gia những người học hành giỏi giang,những người thông minh,khéo léo muốn đóng góp được những khả năng tài ba của mình cho xã hội đều phải chạy ra khỏi đất nước.Chỉ còn lại những kẻ xúc cứt gà không nên,chỉ quen ăn tục nói phét tham lam vụ lợi ngày một đông lên.Đừng hỏi làm sao mà mãi mãi vẫn là kẻ đi sau khu vực

    Trả lờiXóa
  5. Không biết bộ trưởng Phùng Quang Thanh có "tâm tư" vụ này không nhể?

    Trả lờiXóa
  6. Thói đố kị, ganh ghét người tài đã khiến 13 nhà vô địch Olympia đi Úc du học chỉ có 1 người trở về. Ngoài ra còn biết bao tiến sĩ, cử nhân thực thụ khi đi nước ngoài học tập đều không muốn trở về đất nước, mặc dù họ vẫn đau đáu nhớ về quê hương.

    Trả lờiXóa
  7. Nhà nước Việt nam chỉ cần người nào có sáng kiến phục hồi sửa chữa bình hoa chứ còn các khoản khác thì vứt

    Trả lờiXóa
  8. Cha con ô. Hải không chịu bó tay . Những thôi thúc sáng chế làm cho cha con ông mất ngủ, phải tìm đường ra cho những sáng chế của mình . CPC đã đánh giá đúng tài năng, trao cho họ việc làm và trách nhiệm, trọng thưởng cho những thành công của họ . Câu chuyện có phần giống như thời Trịnh Nguyễn phân tranh ở VN. Bên nào biết trọng dụng nhân tài bên đó cường thịnh . Những nhân tài bất mãn với Chúa Trịnh , tìm đường đầu quân cho Chúa Nguyễn , ngay cả những người Minh Hương tài giỏi trốn nhà Thanh cũng đầu quân cho Chúa Nguyễn.
    Trường hợp cha con ô. Hải chẳng phải hiếm ở VN. VN không có đất dụng võ cho họ và họ phải xa xứ .

    Trả lờiXóa