Người biểu tình HK đòi gặp Thủ tướng Trung Quốc
Báo Xây dựng - Một tháng sau khi phong trào biểu tình bùng phát,
sinh viên Hồng Kông tiếp tục đưa ra đề nghị chính quyền Đặc khu sắp xếp
đối thoại trực tiếp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Ngày 28/10, người biểu tình cầm dù kỷ niệm một tháng diễn ra phong trào “Chiếm trung tâm” ở khu vực Mongkok. Ảnh: Reuters
Ngày 28/10, người biểu tình Hồng Kông tổ chức hoạt động “cầm dù” kỷ
niệm một tháng diễn ra phong trào biểu tình “Chiếm trung tâm”, bắt đầu
từ ngày 28/9.
Chiều cùng ngày, Tổng Thư ký Hiệp hội Sinh viên Hồng Kông (HKFS) Alex
Chow đã gửi thư cho Cục trưởng Hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga
yêu cầu hai bên phải đặt mục tiêu đạt thành quả đối thoại thực chất làm
tiền đề nếu muốn triển khai vòng đối thoại tiếp theo.
Ngoài ra, sinh viên cũng đề nghị chính quyền đặc khu sắp xếp đối thoại
trực tiếp “để giải thích tình hình thực tế ở Hồng Kông” với Thủ tướng
Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng như quan chức Trung ương phụ trách vấn đề
Hồng Kông - Ma Cau.
“Nếu chính phủ Hồng Kông không thể đáp ứng nhu cầu của chúng tôi, chúng
tôi chân thành hy vọng họ sắp xếp cho chúng tôi gặp Thủ tướng Lý Khắc
Cường trực tiếp càng sớm càng tốt”, Alex Chow nói.
Đây là lần đầu tiên sinh viên chính thức phổ biến ý tưởng muốn trực tiếp đàm phán với Bắc Kinh.
Trước đó, các cuộc đàm phán giữa người biểu tình và chính quyền Hồng
Kông ngày 21/10 đã không thể đưa ra một giải pháp tức thời, dù bà Carrie
Lam đã đề xuất gửi một báo cáo về tình hình biểu tình đến Bắc Kinh.
Các nhà lãnh đạo sinh viên cho biết, họ đang tìm kiếm sự tham gia rộng
lớn hơn của công chúng cho cuộc đấu tranh, từ các nhà lập pháp ủng hộ
dân chủ đến hơn 20 tổ chức dân sự tại Hồng Kông.
Cuộc khảo sát không chính thức của Reuters ngày 28/10 cho
thấy, đa số người biểu tình cho biết sẽ tiếp tục phong trào biểu tình,
có thể kéo dài trên một năm. Một số người nói nếu cảnh sát giải tán các
khu biểu tình hiện nay, họ sẽ chuyển sang nơi khác để tụ tập và tái
chiếm đóng các con đường.
Trong khi đó, Trung Quốc không hề tỏ thái độ nhân nhượng trước người
biểu tình. Không lâu sau khi sinh viên biểu tình gửi bức thư ngỏ, chính
quyền Trung Quốc đã tuyên bố sẽ ngăn chặn “mọi sự can thiệp bên ngoài”
vào tình hình Hồng Kông.
______
Tin HỒNG KÔNG do BaSAm tổng hợp:
- Bắc Kinh kỷ luật nghị sĩ Hồng Kông vì dám chỉ trích lãnh đạo (RFI). – Trung Quốc trừng phạt nghị sĩ Hong Kong vì chỉ trích đặc khu trưởng (TT). – TQ sẽ trừng phạt Hong Kong vì để biểu tình tiếp diễn (KP).
- Bắc Kinh nói với dân: Hồng Kông đang nợ Trung Quốc (MTG). “Bài
báo chủ yếu mô tả những nhượng bộ kinh tế và lòng nhân từ của Trung
Quốc đối với Hồng Kông. Với hàm ý rằng, Hồng Kông đang nợ Trung Quốc
và không có Trung Quốc thì Hồng Kông đã chết“.
Gặp thủ tướng TQ sẽ chẳng đạt được nhượng bộ vì riêng số đảng viên đảng Cộng sản TQ đã đông gấp mấy lần dân số Hồng công, Ông ấy phải vì quyền lợi của những người này - những người đang đói tiền bạc và quyền lực, những người coi văn minh và tiến bộ là sự thù địch. Nhưng nếu được gặp, đây sẽ là một thắng lợi mang ý nghĩa tinh thần vì Tập Cận Bình đã phải xuống thang và lãnh đạo biểu tình có dịp để biết rõ âm mưu sâu xa của ông ta.
Trả lờiXóa