29/10/2014 17:00
(TNO) Vừa tròn một tháng kể từ khi phong
trào bất tuân dân sự “Chiếm Trung Hoàn” của người Hồng Kông bắt đầu và
vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Tối 28.10, người biểu tình bật ô lên
trong 87 giây, tượng trưng cho 87 quả đạn hơi cay cảnh sát bắn ra.
Ngày
22.9, sinh viên các trường đại học tại Hồng Kông bắt đầu tuần bãi khóa
phản đối quyết định của Bắc Kinh. Ruy-băng vàng là biểu tượng cuộc vận
động này - Ảnh: Reuters
Sự
việc bùng nổ khi hàng chục sinh viên bị bắt. Chiến dịch "Bất tuân dân
sự" vốn lên kế hoạch vào ngày 1.10 được đẩy lên sớm vào rạng sáng 28.9
để ủng hộ sinh viên - Ảnh: Reuters
Hàng ngàn người hứng chịu đạn hơi cay của cảnh sát trong đêm 28.9 - Ảnh: AFP
|
Theo South China Morning Post, sau cuộc đối thoại với chính quyền đặc
khu thất bại, đại diện sinh viên hiện đang kiến nghị đối thoại trực
tiếp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Một tháng trước, rạng sáng 28.9, Benny Tai, người đồng sáng lập
Occupy Central, tuyên bố bắt đầu chiến dịch phong tỏa khu trung tâm hành
chính của Hồng Kông. Vốn dĩ, chiến dịch này được lên kế hoạch sẽ bắt
đầu vào ngày 1.10.
Một người cầm dù đi giữa làn khói gây ra từ đạn hơi cay - Ảnh: Reuters
Dù, vật dùng để tránh hơi cay, trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh này - Ảnh: Reuters
|
Tuy nhiên, trước đó, hơn 60 sinh viên bãi khóa đã bị bắt giữ trong
cuộc xâm nhập vào quảng trường phía trước trụ sở chính quyền Hồng Kông.
Phong trào Chiếm Trung tâm được triển khai sớm để ủng hộ các sinh viên.
Phong trào chiếm trung tâm, cũng như tuần lễ bãi khóa của sinh viên
nhằm phản đối quy định của chính quyền trung ương Trung Quốc về việc bầu
cử đặc khu trưởng Hồng Kông. Theo đó, một hội đồng sẽ quyết định trước 2
– 3 ứng viên cho chức vụ này, trước khi người dân Hồng Kông bỏ phiếu.
Hàng
ngàn người đổ xuống đường đề cao chủ trương bất bạo động. Con số này
sau đó giảm xuống, nhưng tăng lên lại sau khi chính quyền hủy đàm phán -
Ảnh: Reuters
Khu học tập của những sinh viên chiếm đóng đường phố - Ảnh: Reuters
|
Cuộc biểu tình tại Hồng Kông sau ngày 28.9 không còn là cuộc bãi khóa
của riêng sinh viên mà có rất nhiều người Hồng Kông ở các thành phần
tham dự.
Số lượng người dao động từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn, dù chưa từng
có con số thống kê chính thức. Người biểu tình dựng rào chắn, phong tỏa
các con đường trung tâm nhằm kêu gọi Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh từ
chức và Bắc Kinh hủy bỏ quyết định của mình.
Cuộc chiếm đóng đường phố đến nay chưa có dấu hiệu chấm dứt dù cảnh
sát nhiều lần dỡ bỏ rào chắn hoặc dùng hơi cay để giải tán người biểu
tình.
Sinh viên ngủ trên đường - Ảnh: Reuters
Nhiều ngân hàng, cửa hiệu phải đóng cửa - Ảnh: Reuters
|
Xô xát nhiều lần xảy ra giữa những người biểu tình và người phản đối việc chiếm đóng -Ảnh: Reuters
Một người đàn ông dọa một cậu bé trong nhóm người biểu tình
- Ảnh: AFP
|
Một người khóc khi những hàng rào dựng lên bị côn đồ tới phá bỏ - Ảnh: Reuters
Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh tuyên bố sẽ không từ chức
- Ảnh: Reuters
|
Buổi đối thoại giữa chính quyền và đại diện sinh viên không đem lại kết quả gì - Ảnh: Reuters
Một buổi thắp nến phản đối việc chiếm đóng trung tâm của những người biểu tình - Ảnh: Reuters
Tối
28.10, tròn 30 ngày kể từ khi phong trào Chiếm Trung tâm của người Hồng
Kông bắt đầu và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Người biểu tình bật ô
lên trong 87 giây, tượng trưng cho 87 quả đạn hơi cay cảnh sát bắn ra -
Ảnh: Reuters
|
Thủ
lĩnh biểu tình 17 tuổi Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) trong ngày 28.10,
người sáng lập Scholarism. Năm 12 tuổi, nhóm của Wong đã thành công khi
phản đối việc đưa chương trình “giáo dục yêu nước” vào trường học - Ảnh:
Reuters
Một
nhóm người leo núi đã treo tấm biểu ngữ có dòng chữ “Tôi muốn bầu cử
phổ thông đầu phiếu” lên đỉnh núi Sư Tử. Ngọn núi là biểu tượng cho
tinh thần của người dân lao động ở Hồng Kông, trái ngược với núi Thái
Bình là nơi sinh sống của giới tài phiệt giàu có - Ảnh: Reuters
|
Cùng
với ruy-băng vàng, dù vàng là biểu tượng của cuộc biểu tình. Những
chiếc dù xuất hiện ở khắp nơi trên đường phố bị người biểu tình chiếm
đóng - Ảnh: Reuters
|
Phương Thảo
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét