Thư giãn cuối tuần: CHIM BÍ THƯ
BÁN CHIM
Một anh nông dân rất nghèo, xách chiếc lồng chim ra chợ. Mãi đến gần
trưa mới có người hỏi mua chim của anh. Người khách xem xong thì hỏi giá
con chim đẹp nhất.
- Con chim này giá bao nhiêu?
- Con này giá 20 nghìn đấy!
- Sao đắt thế, còn con này?
- Con này giá 25 nghìn!
- Trời sao con này nhỏ hơn, xấu hơn mà lại đắt hơn con kia?
- Con này hình thức kém nhưng thông minh hơn con kia đấy!
- Cũng có thể. Thế còn con này - vừa nói ông khách vừa chỉ tay vào con chim ủ rũ, lông dính bết đầy phân, ghẻ lở khắp người.
- Con ấy giá 35 ngàn đấy bác ạ!
- Trời! Tôi không hiều nổi giá cả của anh. Con chim xấu xí tồi tệ thế này mà lại giá đắt nhất trong 3 con!
- Tại bác không hiểu chứ con thứ ba nó là bí thư chi bộ của hai con kia!
Mất uy tín
Cô giáo hỏi học sinh:
- Em hãy cho cô biết, thế nào là khái niệm “uy tín”?
- Dạ thưa cô, uy tín ở trong quần của bố em ạ!
- Tại sao em lại nói thế?
- Vì hôm qua nhà em có khách bấm chuông. Bố em mặc quần đùi định ra mở
cửa thì mẹ em nói: Anh mặc quần dài vào không lại mất uy tín.
Lịch sử là cái thằng nào?
Mỗi khi thu hoạch xong, nông dân phải
đóng thuế nông nghiệp nhiều đến nỗi thóc còn lại chẳng đủ ăn đến vụ sau.
Cáu lắm, một bác thắc mắc:
- Sao các ông bắt tôi đóng thuế nhiều thế này thì còn sống làm sao được?
- Ðấy không phải là chúng tôi, mà là nhiệm vụ của lịch sử trao cho.
- Lịch sử là cái thằng nào mà nó bắt ông đóng thuế nhiều thế?
Nể gì thời!
Thày giáo lịch sử trường chính trị cao cấp đang
thao thao giảng bài cho sinh viên về câu chuyện Hạng Vũ chém Trương Cáp.
Một anh sinh viên liền đứng lên:
- Dạ thưa thầy, Hạng Vũ sống ở
thời Ðông Chu Liệt Quốc còn Trương Cáp sống ở thời Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Hai thời cách nhau hàng nghìn năm thì chém thế nào được ạ?
- Ồ, khi mà nó đã điên lên thì nó chém tất chứ nó nể gì thời! – Ông giáo nói.
Có chồng tiến sĩ
Khi đã đói nghèo, người ta chẳng coi chữ nghĩa
bằng cấp ra cái gì cả. Một lần hàng xóm chứng kiến bà mẹ vợ chửi thậm tệ
ông con rể mới cưới con gái bà:
- Mày là thằng lừa đảo! Khi chưa
cưới con gái tao, mày bảo mày là thằng lái xe để tao gả con gái cho. Bây
giờ tao mới biết mày là thằng Phó tiến sĩ luật học. Quân lừa đảo!!
Hàng xóm ôn tồn khuyên bà:
- Thôi bà ạ! Tôi khuyên bà chửi vừa vừa thôi, không nó lại lên đường đi làm tiến sĩ luật học thì khốn con gái bà đấy!
Chỉ nhìn phần dưới
Để quần khỏi ướt, các chàng trai vùng biển Hậu
lộc Thanh hoá có thói quen cởi quần ra vắt vai và cùng nhau đội thuyền
ra biển đi đánh cá. Một buổi sớm, chị thư ký Uỷ ban xã cũng ra bờ biển.
Thấy đoàn người đội thuyền chùm đến tận vai, cô nói ngay dù chỉ nhìn
phần dưới:
- Người đi đầu là Chủ tịch xã, người thứ hai là anh bí thư , người thứ ba phụ trách văn hoá tư tưởng của xã....
tưởng anh Diện chỉ biết sách vở, té ra cũng chịu khó đọc tiếu lâm. Hihi, cám ơn anh!
Trả lờiXóaNgười Quảng Ninh chúng tôi hay có câu cửa miệng COI NHƯ LÀ trước khi nói. Những năm cuối TK XX đầu TK XXI, lãnh đạo đi đến địa phương nào cũng hô hào TRỒNG CÂY GÌ? NUÔI CON GÌ? Khẩu hiệu này lan về địa phương. Ông chủ tịch về huyện V tập trung cán bộ cốt cán, cán bộ lão thành CM đến hội trường để nghe ông hô hào TRỒNG CÂY GÌ, NUÔI CON GÌ. Nghe rồi, có cụ lão thàn đứng lên xin có ý kiến. Cụ nói: kính thưa đc T. Coi như là chủ tịch tỉnh! Tôi rất thấm thía lời của đồng chí. Nhưng phần đầu trồng cây gì? Thì đất vùng chúng tôi xưa nay chỉ trồng bạch đàn chưa có cây nào thay. Còn vế thứ 2. Nuôi con gì thì khó quá! Anh em chúng tôi nuôi con vợ đã khó rồi. Biết kiếm đâu thêm tiền để nuôi thêo con DÌ nữa. Nên không dám nhận.
XóaHAHAHA. Chuyện hay và ý nghĩa quá!
XóaBa cái thủ lợn.
Trả lờiXóaThời bao cấp, mọi thứ nhu yếu phẩm đều được định lượng bằng tem phiếu.
Thực phẩm không ngoài thông lệ.
Anh sỹ quan trẻ kia, lập quân công, được thưởng phép kèm theo một cái phiếu thưởng là một cái thủ lợn để trước là cáo gia tiên sau là liên hoan gia đình.
Mang phiếu mua thủ lợn ra cửa hàng thực phẩm.
Cô mậu dịch viên ngưỡng mộ anh thiếu úy đẹp trai nên ưu tiên cho anh mua trước và còn thêm quyền lựa chọn.
Có ba cái thủ lợn tất cả. Anh hỏi giá từng cái.
-Cái này một đồng, cái này hai đồng, còn cái này ba đồng.
-Sao lại thế. ba cái to bằng nhau mà.
-Vâng. To bằng nhau. Nặng cũng bằng nhau. Lại cả đẹp cũng bằng nhau nữa. Nhưng cái này có óc nhưng không có lưỡi cũng nên giá một đồng, cái này có lưỡi nhưng không có óc nên giá hai đồng, còn cái này vừa có óc vừa có lưỡi nên giá ba đồng.
-Vậy thì tôi mua cái đầu tiên. Vừa rẻ vừa ngon. Vừa được ăn vừa được nói.
Còn không có óc thì sao chứ. Đã có đảng và nhà nước lo.
Xin kể với bác bạn câu chuyện thật như...đùa vừa xảy ra ở xứ Quảng Nam quê tôi!
Trả lờiXóaSố là anh bạn tôi nhận được...bằng khen vì đạt được danh hiệu "HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỎI" cấp huyện mà...mà anh tá hỏa tam tinh!?!?!? người anh cứng đơ như...cây cơ khi ông trưởng thôn đưa bằng khen này!(và hôm đó cũng có tôi chứng kiến)
Thưa bà con! gia cảnh anh như ri mà nhận được...bằng khen...!!! Về đất sản xuất thì nhà nước cấp cho ảnh...một sào rưỡi(750 mét vuông)!? chừng ni đất làm ra lúa là...không đủ ăn rồi!? công việc chính của anh là...phụ hồ!? vợ anh làm công nhân tại khu công nghiệp!? hai đứa con cũng đi làm...thuê!? về khoảng chăn nuôi thì anh nuôi khoảng vài con...gà! chứ có nhiều tiền đâu mà mua nổi heo bò về nuôi...!?
Trời ơi là trời!? bớ cái xã hội...tuyên truyền, thành tích, bằng khen, báo cáo láo...!!!
P/S: Việc này có thực tại xã Điện Phong, huyện Điện Bàn và tôi có chụp hình lại cái bằng khen.
Tiếp truyện "Có chồng tiến sỹ".
Trả lờiXóaBà giáo già hưu trí có con gái là cô giáo mầm non.
Có hai chàng cử nhân sư phạm cùng tới nộp đơn dự tuyển tế tử.
Bà giáo và cô giáo đều muốn tuyển cậu cử đang theo học tiếp cao học mà không muốn chọn cậu cử đang là thầy giáo trường làng kia.
Có bà hàng xóm ăn tiền của thầy hương sư liền sang thẽ thọt:
- Ối giời ơi, bà không biết à.Thời này chỉ có những thằng bất tài không xin được việc mới phải đi học cao học thôi bà ạ.
Ngày trước,khi đang còn chế độ bao cấp,hàng hóa rất khan hiếm,tất cả đều được phân phối bằng tem phiếu hoặc dành làm phần thưởng cho công nhân viên chức vào lúc tổng kết năm.Có anh nhà giáo dạy văn được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và được tặng thưởng hai mét lụa đen may quần(dù là nam giới).Anh mang về tặng lại cho vợ và đọc tặng vợ mấy câu thơ:Tài năng anh cộng với duyên em /Kiếm được cho em một cái quần /Danh thơm anh ở trong quần đó /Sướng cái đời anh mát(...)em
Trả lờiXóaThời bao cấp cửa hàng bán thịt ( Cty cấp 3) thông báo: "Ngày mai x/x/ 1985 xẻ thịt giáo viên"!!
Trả lờiXóaSau 1975 anh bạn tôi từ Nam ra Bắc tìm lại người thân ở Gia Lâm . Anh ta đọc thấy hàng chữ to tướng trước một ngôi nhà đang nhả khó đen sì : NHA MAY CO KHI GIA LAM . Trở lại miền Nam anh kể cho bạn bè, bạn bè hỏi mày thấy gì ở ngoài đó anh ta nói . Tao thấy : nhà mày có khỉ gìa lắm !
Trả lờiXóaAnh bộ đội miền Bắc đeo nguyên ba lô, quân phục thấm mồ hôi chạy vội vô một tiệm sửa xe máy ở Saigon . Anh hỏi : ở đây có bán sữa hon da không, bán cho tôi một cốc . Anh thợ phụ tay đầy dầu mỡ đưa ra một li nhớt : Đây sữa honda chú ạ .
Hừm ! Bọn mày láo phét thật . Rồi bỏ đi thẳng .
Một anh bô đội khác rủ bạn bè vào uống cafe ở Saigon. Em gái tiếp viên chạy ra . Các chú uống gì a. ? Một chú nhanh miệng : bán cho 4 cái nồi ngồi trên cái cốc . Em gái ngơ ngác . Dạ không. Ở đây bán cafe chứ không bán nồi ạ !
Em gái Saigon lần đầu thăm Thủ Đô Hà Nội . Buổi sang em đi với bạn ghé một hàng phở gần Hồ Hoàn Kiếm tìm mãi mới được chỗ ngồi . Anh bồi bàn tiến lại . Cô nói : cho 2 tô phở tái . Anh bồi bàn đốp ngay : Ở đây bán phở chứ không cho . Hai chị muốn ăn tô phở không trả tiền thì về Sè gòng nhé . Mời hai chị tránh ra để khách còn ngồi !
Có 4 anh bộ đội miền Bắc mới "giải phóng" vào một quán nước, gọi coca-cola uống cho biết mùi đời. Cô chủ quán đem ra 4 lon. Các anh không biết làm sao để uống được? Cô chủ quán phải mở giùm. Móc khoen chai thứ nhất, có tiếng "Pựt! Xìììì..."
XóaAnh chỉ huy la to:
- Địch ném lựu đạn! Các đồng chí nằm xuống!!!
1.
XóaCô giáo:
- Phòng chống SIDA là rất quan trọng các em ạ.
Trò Tèo:
- Em nghe ba em nói "Có 'áo mưa' là khỏi sợ SIDA". Vậy nhà em an tâm rồi - mỗi người già trẻ đều có một cái áo mưa.
2.
- Mẹ ơi!
- Gì con?
- Ở Vũng Tàu phải thay giày nhiều lắm hả mẹ? Con nghe ba nói với chú lái xe "Cậu nhớ mang mấy cái 'giày' đi nghe chưa"?!
ở đâu thì không biết, nhưng ở khu tập thể chỗ tôi ở, muốn làm cán bộ, muốn có bằng gia đình văn hóa thì con phải nghiện hút,hay con trai bị vợ bỏ con gái bỏ chồng mới được trên đồng ý.
Trả lờiXóaChuyện có thật : hồi mới tiếp quản Sài Gòn , cánh lính rủ nhau vào các nhà vô chủ tầm soát , một cậu thấy trên chậu rửa có một tuýp giống hệt thuốc đánh rằng bèn mang trộm về dùng, vừa bước ra khỏi phòng tắm bỗng mấy cậu cùng tiểu đội cười ngặt nghèo. Hóa ra anh lính này tưởng tuýp thuốc xoa làm khít âm hộ là thuốc đánh rằng nên mồm miệng dúm dó lại!
Trả lờiXóa