Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

LỘ MẶT THẬT KẺ ĐẶT NỀN MÓNG QUAN HỆ VIỆT - TRUNG



Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay:
Từ văn kiện tuyệt mật chống VN đến 600 ngày
tăm tối của Mao   

Một Thế Giới


Đời Mao, có 600 ngày phải chìm trong bóng tối bởi mắt bị mờ dần, rồi không nhìn thấy hẳn - bất hạnh đó đến liền ngay sau những ngày đầu Mao “đụng tới” Hoàng Sa… 

Cuối tháng 1.1974, mắt Mao bỗng nhiên nhòa hẳn. Khoảng mươi mười lăm thước Mao thấy một người dường như “có hai ba”. Dụi mắt xong, lại thấy một người “có đến  bốn năm”, rồi “sáu bảy” - tựa hồ “bóng người âm” vậy. Dần dà, Mao không thể tự xem sách báo, ngay cả khi đọc các văn kiện nếu phải viết lời phê thì “cũng phải nhờ người khác viết thay (…) cũng không thể thấy mặt những người quen thuộc xung quanh, thậm chí ngay cả người đi qua sát mặt, Chủ tịch cũng không nhìn rõ” (Trần Trường Giang, sđd ở Kỳ 8, tr. 325).

Các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu của Trung Quốc chẩn đoán và thông báo Mao bị “đục thủy tinh thể” cả hai mắt, buộc phải phẫu thuật. Nhưng chưa thể phẫu thuật ngay, vì dạng “mù mắt” của Mao phải đợi đến giai đoạn phát bệnh hoàn toàn mới can thiệp “bằng dao kéo” được. Nên, Mao phải “tiếp tục chờ đợi trong mấy trăm ngày dài u tối” nữa - Bệnh càng nặng, đến nỗi Mao “bị mù hoàn toàn, hai chân bị phù thủng, nếu không có người dìu thì không thể đi lại được” (Trần Trường Giang, sđd, tr. 332).

Mao không cho nói với bất kỳ ai khác về chuyện Mao “không nhìn được” ngoài các nhân viên, thư ký, bác sĩ phải làm việc cạnh Mao hàng ngày, kể cả Bộ Chính trị cũng chỉ có Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình với vài ủy viên nữa biết.

Tuy thị lực “gần như bằng 0”, nhưng đầu óc Mao vẫn rất tỉnh táo, sắc sảo, tay Mao vẫn nắm chặt quân đội. Bởi quân đội là điều kiện “ắt có” để khai sinh và bảo vệ chế độ của Mao - như Mao từng tuyên ngôn: “Chính quyền vươn lên từ nòng súng”! 

Ngón tay Mao độc quyền đặt lên cò súng “quốc gia”, bởi Mao không nhường cho ai vị trí Chủ tịch Quân ủy trung ương. Mao biết, nếu rời vị trí ấy Mao có thể đã bị Lâm Bưu thanh toán. Trong quá khứ, Lâm Bưu không thể ra tay được, do quyền điều động quân đội tập trung trong tay Mao, Bắc Kinh nghiêm ngặt tới mức “điều động một trung đội cũng phải được Mao phê chuẩn - Lâm Bưu là Phó Chủ tịch Quân ủy kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng không được điều động một trung đội. Tổng tham mưu trưởng Hoàng Vĩnh Thắng trở xuống càng không có quyền ấy” - theo Tân Tử Lăng.

Vậy nên, Lâm Bưu không thể dùng bộ binh đánh ngược Mao. Dầu Hoàng Vĩnh Thắng thuộc vây cánh Lâm, Thắng vẫn không dám phiêu lưu tự ý cầm quân qua cửa ngõ thành phố lấy nửa bước, đừng nói tới “vẫy tay vung đạn” vào Trung Nam Hải ! Lâm Bưu kế cùng, muốn qua Vương Phi (Phó Tổng tham mưu trưởng Không quân) để “tạm mượn” tiểu đoàn cảnh vệ trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân bất ngờ đánh vào Điếu Ngư Đài - theo dự kiến. Không may, giờ chót: lực lượng không quân thân Lâm Bưu bị Chu Ân Lai khống chế, vô hiệu hóa, cả nhà Lâm đành lao vào “đường bay tuyệt mệnh”!. 

Cũng ở vị trí Chủ tịch Quân ủy trung ương, Mao điều hơn 40 chiến hạm đến vùng biển Việt Nam làm “tấm lá chắn”cho quần đảo Hoàng Sa sau ngày đánh chiếm (chúng tôi sẽ trở lại “sự kiện Hoàng Sa” trong phần viết về quần đảo Trường Sa ở đoạn sau của loạt bài này).

Trước ngày “bùng nổ Hoàng Sa”, Quân ủy trung ương của Mao soạn thảo một văn kiện tuyệt mật chống phá Việt Nam, lưu hành nội bộ, bị tiết lộ bởi gián điệp Trung Quốc Lê Xuân Thành (người Quảng Đông, được Bắc Kinh tung vào Việt Nam hoạt động và bị bắt tại Quảng Bình ngày 30.3.1973).

Văn kiện có đoạn: “Nước ta và nhân dân Việt Nam có mối hận thù dân tộc hàng nghìn năm nay. Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ. Ngược lại chúng ta phải tìm mọi cách làm cho nước họ ở trong tình trạng không mạnh, không yếu mới có thể buộc họ ở trong tình trạng hiện nay. Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta…” (theo văn kiện của Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN: “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” công bố 4.10.1979 - Phần thứ tư).

Nhìn về quá khứ, quan hệ “bất bình đẳng” giữa Việt Nam - Trung Quốc đã xảy ra qua đàm phán Geneva 1954. Điều đó, bạn đọc có thể tìm hiểu sâu hơn qua bài viết của Thảo Nguyên “Cố TBT Lê Duẩn: Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc"  (Báo điện tử Một Thế Giới 8.7.2014) - trích tham khảo một đoạn (do thư ký của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là ông Việt Phương kể) : 

“Khi bàn thảo về Hiệp định Geneva, Bộ Chính trị của ta chỉ đồng ý lấy vĩ tuyến 16 là ranh giới cuối cùng của khu phi quân sự tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc trong thời gian chờ tổng tuyển cử. Nhưng Trung Quốc với sự ảnh hưởng của mình, đã khăng khăng ép ta chọn vĩ tuyến 17. Khi chúng ta bàn bạc vấn đề này với Trung Quốc, họ đã nói: “Chúng tôi là tướng ngoài mặt trận. Các đồng chí hãy để cho chúng tôi tùy cơ ứng biến”. Khi nói như thế, người Trung Quốc đã tự cho mình quyền định đoạt số phận của người Việt Nam”. 

Sau này, vào 1972, TBT Lê Duẩn nói thẳng với Chu Ân Lai: “Năm đó, người Trung Quốc các anh đã bán đứng chúng tôi trên bàn đàm phán” (Một Thế Giới - tài liệu đã dẫn) 

Tư tưởng “nước lớn” và “bành trướng” ngày càng bám rễ trong tư duy của Trung Nam Hải do  Mao lèo lái ngay cả khi Mao bị bóng tối giam cầm. Bị mù, Mao vẫn bằng mọi cách trực tiếp xuất hiện trước lãnh đạo các quốc gia đến thăm Trung Quốc như Thủ tướng nước Anh Sir Edward Health (6.1974), Thủ tướng Vương Quốc Bỉ Leo Tindemans (19.4.1975), Thủ tướng Thái Lan Kukrit Pramoj (1.7.1975).

Trong bóng tối, Mao sắp đặt cẩn thận và chu đáo chuẩn bị đón tổng thống Mỹ Gerald Rudolph Ford sẽ đến Bắc Kinh (12.1975) tiếp tục bàn thêm về thỏa hiệp Trung Mỹ - bao gồm việc Mỹ vẫn mở eo biển Đài Loan cho những “hạm đội Đông Hải” của Mao theo con đường nhanh nhất tràn xuống phía Nam? (còn nữa) 

7 nhận xét :

  1. Chu ân Lai, Diệp Kiến Anh, Mao Trạch Đông đều là những người bạn thân của Bác Hồ mà cũng là những người quyết định chiếm Hoàng Sa của nước ta. Câu nói: " không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn" không bao giờ sai.

    Trả lờiXóa
  2. Tàu khựa là kẻ thù truyền kiếp, thâm độc, tham tàn:
    Hiếp phu, giết phụ, đốt sách, hủy hoại Văn hóa, kinh tế Việt Nam
    Phải thoát Trung là mệnh lệnh của Lịch sử nước Việt Anh hùng

    Trả lờiXóa
  3. Nhật tân hựu nhật tânlúc 19:25 20 tháng 8, 2014

    Tần thủy Hoàng cũng nắm quân đội, các sa hoàng cũng thế , Napoleon cũng vậy, Hitler còn khủng khiếp hơn Các lãnh tụ CS nắm QĐ, CA để bảo vệ mình , bảo vệ Đ. Những kẻ tin cậy vào vũ khí rồi cũng chết thảm thương . Chơi gươm thì sẽ chết vì gươm !

    Trả lờiXóa
  4. Bi kịch lớn nhất là nước ta đã chọn nhầm bạn và nhầm kẻ thù.

    Trả lờiXóa
  5. Kinh nghiệm ngàn đời của cha ông ta là luôn đề phòng, cảnh giác cao độ về người láng giềng không bao giờ tốt bụng này . Cho nên sau khi đuổi chúng ra khỏi bờ cõi cũng phải rất khôn khéo để giao hảo vói chúng chứ không lệ thuộc chúng , và nhất là không để cho chúng động binh . Từ Tôn thất Thuyết đến VNQDĐ và CSVN lại coi Trung Hoa là chỗ dựa chủ yếu và cậy nhờ họ là hậu phương cho cuộc kháng chiến khôi phục độc lập cho Tổ Quốc VN . Rút cục thì VNQDĐ sau này có khác gì Tầu Tưởng. Nhắc đến những tên tướng Tầu Tưởng như Tiêu Văn , Lư Hán ai cũng ngán . Rồi đến CSVN đuổi Tầu Tưởng đi lại rước Tầu Cộng vào . Bên ngoài thì chúng thơn thớt nói cười , đồng chí với anh em , bên trong thì nham hiểm giết người không dao . Chúng để con dao vào cạnh sườn CSVN. Khi cần thì chúng gí vào sát tim cho thật đau chứ không chết , như kẻ cướp bắt phải theo ý chúng . Cả hai miền Nam Bắc dựa vào hai kẻ chỉ lợi dụng VN , làm cho người VN ghét nhau, giết nhau chứ không nói chuyện vói nhau . Khi một bên đã là kẻ thắng cuộc lại càng kì thị nhau, lấy chủ nghĩa mà ghét nhau hơn , làm cho hố thù nghịch không bao giờ san lấp cho bằng được .
    Còn về Vt 17, Thực dân và CS đã cấu kết với nhau . Thực dân Pháp sau cùng phải chiều lòng Bảo Đại không giao Huế cho CS ( theo tài liệu của HG Thái Văn Kiểm ) và chúng ngã giá ở Vt 17 .
    Các nhà chiến lược Mỹ Pháp và người QG VN sau 1954 thừa biết là CS không bao giờ từ bỏ tham vọng chiếm lấy toàn cõi VN cho nên cố giữ lấy Nam VN. Sự sai lầm của Nhà Trắng làm cho Mỹ tốn kém quá nhiều nên phải trả giá cho cuộc tháo chạy, đành bỏ rơi VNCH để lấy cái lợi lớn hơn là Trung Hoa và tưởng rằng CSBV sẽ tôn trọng HĐ Paris 1973, nhưng mọi sự đổ vở, CS nắm ngay lấy cơ hội chiếm VNCH !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm 1973 Kitsinger đã đi đêm với Lê Đức Thọ trong một thỏa thuận ngầm " Khoảng cách lịch sự" tức là 2 năm sau khi Mỹ rút quân thì HN có thể đánh chiếm SG. Mỹ đã bỏ rơi Ng Văn Thiệu, cũng như bỏ ngỏ Hoàng Sa cho Tàu để đổi lại thể diện nước Mỹ.

      Xóa
  6. Nay mai, (không lâu đâu-2020 sát nhập VN vào tàu theo mật ước THÀNH ĐÔ đã ký giữa nguyễn văn linh,đỗ mười, lê đức anh với lý bằng, giang trạch dân) thì tàu ô là tổ cuốc của dân Việt, và những đứa con gái cháu chắt của mấy ông lãnh tụ đảng csvn cũng bị tàu hiếp.

    Trả lờiXóa