Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

BÁO CHÍ TQ: DƯƠNG KHIẾT TRÌ KÊU GỌI "ĐỨA CON CHƠI HOANG" TRỞ VỀ

Báo chí Trung Quốc: 
Dương Khiết Trì thăm Việt Nam 
và kêu gọi 'đứa con chơi hoang' trở về 

Truyền thông Trung Quốc mô tả chuyến công du của Dương Khiết Trì tới Việt Nam là một thắng lợi ngoại giao và tinh thần đối với Trung Quốc. 

Shannon Tiezzi |  The Diplomat | 20.6.2014 
Lê Anh Hùng dịch


Các cơ quan truyền thông nước ngoài (trong đó có The Diplomat) đã không nhìn thấy nhiều hy vọng cho một bước đột phá trong quan hệ Trung–Việt khi Uỷ viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì tới Hà Nội tuần này. “Căng thẳng Việt-Trung không giảm nhiệt”, tờ The New York Times cho hay. BBC chạy hàng tít nổi bật “Hội đàm Việt-Trung bế tắc”, còn Reuters thì đưa tin “Trung Quốc trách mắng Việt Nam vì ‘thổi phổng’ vụ giàn khoan HD981”.

Truyền thông Trung Quốc thì lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác, với vẻ lạc quan lớn hơn nhiều. “Trung Quốc và Việt Nam nhất trí xử lý thoả đáng các vấn đề song phương nhạy cảm”, Tân Hoa Xã đưa tin trong ấn bản Tiếng Anh. “Bắc Kinh và Hà Nội cam kết xử lý bất đồng”, Nhân Dân Nhật Báo nhấn mạnh. Một đoạn video về chuyến công du của Dương Khiết Trì do CCTV thực hiện lại hướng sự chú ý vào tuyên bố của ông ta rằng ngay cả khi quan hệ Trung-Việt tồi tệ hơn rất nhiều so với hiện tại thì hai bên cũng phải nghĩ cách để sớm giải quyết vấn đề. Dựa trên báo chí Trung Quốc thì các cuộc gặp gỡ của Dương Khiết Trì với các nhà lãnh đạo Việt Nam là một bước đi quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu.

Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẵn sàng thoả hiệp. Trái lại, mỗi bài viết đều chứa đựng những tuyên bố quen thuộc của Trung Quốc rằng giàn khoan dầu là chuyện riêng của Trung Quốc, và Việt Nam cần chấm dứt việc quấy nhiễu bất hợp pháp hoạt động của giàn khoan. Thay vào đó, báo chí Trung Quốc lại hàm ý rằng Hà Nội đã thay đổi lập trường. Khác với truyền thông Việt Nam và phương Tây, báo chí Trung Quốc không đưa tin về việc Việt Nam tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan. Thay vì thế, các bài báo của Tân Hoa Xã lại nhấn mạnh rằng Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí “giải quyết thoả đáng các vấn đề song phương”, không quốc tế hoá tranh chấp trên Biển Đông, và không để căng thẳng trên biển ảnh hưởng đến các mối quan hệ song phương lớn hơn.

Dĩ nhiên, nếu Việt Nam thực sự đồng ý “xử lý thoả đáng các vấn đề song phương” theo như định nghĩa của Trung Quốc thì cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu coi như đã qua. Thay vì thế, Hà Nội lại có ý tưởng rất khác về khái niệm “xử lý thoả đáng” – theo cách hiểu của họ, Trung Quốc chính là bên đã hành xử “không thoả đáng” khi xâm phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam. Bằng cách phớt lờ việc đề cập đến cách hiểu chung của hai bên trong các bài viết, báo chí Trung Quốc đã tự đặt mình vào thế phải kêu ca khi Việt Nam tiếp tục phản đối giàn khoan.

Báo chí Trung Quốc còn mô tả chuyến công du của Dương Khiết Trì không chỉ là một thắng lợi về mặt ngoại giao mà cả về mặt tinh thần. Tân Hoa Xã nhấn mạnh rằng chuyến đi của Dương Khiết Trì tới Hà Nội bản thân nó đã là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc chủ động tìm kiếm giải pháp cho vấn đề. Theo Tân Hoa Xã, chuyến thăm của Dương Khiết Trì là một bằng chứng về “sự chân thành muốn giải quyết vấn đề thông qua đối thoại cũng như sự cao thượng vĩ đại” của Trung Quốc. CCTV nói rằng Dương Khiết Trì đến Hà Nội để giúp “đưa quan hệ Trung-Việt sớm trở lại lộ trình đúng đắn”.

Giọng điệu của những bài viết trên báo chí Trung Quốc mô tả Dương Khiết Trì như thể một thầy giáo kiên nhẫn được phái đến để xử lý một sinh viên đặc biệt ngang bướng. Thái độ này thể hiện rõ nhất ở Hoàn Cầu, một tờ báo mang đậm màu sắc dân tộc chủ nghĩa. Hoàn Cầu mô tả chuyến thăm của Dương Khiết Trì như một món quà từ Trung Quốc, đem tới cho Việt Nam thêm một cơ hội nữa để “tự kiềm chế mình trước khi quá muộn”. Chức trách của Dương Khiết Trì ở Hà Nội là nhằm “làm rõ vấn đề mấu chốt và những quan điểm khác nhau” về tình hình. Khi nói chuyện với Việt Nam, Hoàn Cầu viết, Trung Quốc đã “thúc giục ‘đứa con chơi hoang trở về nhà’”. Theo lối diễn giải này thì dường như Dương Khiết Trì không phải đến Hà Nội để thực sự đối thoại, mà chỉ đơn giản là thuyết giảng.

Các bài viết trên báo chí Trung Quốc, bất chấp tính tích cực của chúng, nhằm mục đích chuẩn bị tốt cho Trung Quốc trong trường hợp căng thẳng tiếp tục diễn ra âm ỷ. Mỗi câu chuyện đều nhấn mạnh việc Việt Nam quấy nhiễu giàn khoan của Trung Quốc, cũng như thái độ kiên nhẫn và đại lượng của Trung Quốc trong việc xử lý những hành động khiêu khích đó bằng cách cử Dương Khiết Trì sang Việt Nam để hội đàm. Các bài viết còn nhấn mạnh sự đồng thuận mà hai bên đạt được trong các cuộc gặp; những lời lẽ này sẽ được sử dụng để nhằm vào Hà Nội nếu cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra như hiện nay. Truyền thông Trung Quốc đã phát đi một thông điệp mạnh mẽ rằng giờ đây trách nhiệm của Việt Nam là phản ứng đúng đắn trước màn dạo đầu của Trung Quốc, bằng cách chấm dứt những hành động can thiệp và phản đối giàn khoan của Trung Quốc. Chẳng hạn, bài viết trên tờ Hoàn Cầu kết thúc với lời cảnh báo rằng cộng đồng quốc tế sẽ quan sát xem liệu Việt Nam có “nói đi đôi với làm” sau cuộc gặp với Dương Khiết Trì hay không.

Nguồn: The Diplomat  
Nguồn: Blog Lê Anh Hùng
 

11 nhận xét :

  1. Sau các giải pháp ngoại giao của Trung Quốc như thế này sẽ là hành động quân sự cục bộ. Không phải ở Hoàng Sa mà là ở Trường Sa. Chúng ta nên nhớ cách xử lí tranh chấp của Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ trong quá khứ:
    - Chiến tranh Trung - Ấn năm 1962;
    - Chiến tranh Trung - Xô năm 1969;
    - Chiến tranh Trung Quốc - Tajikistan năm 1969;
    - Chiến tranh Trung - Việt năm 1979;
    - Nepal và Trung Quốc cũng từng xảy ra chiến tranh trong quá khứ;
    Tổng cộng Trung Quốc tiếp giáp 14 quốc gia và đều có tranh chấp lãnh thổ với cả 14 quốc gia, bao gồm: Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam.
    Các tranh chấp đều diễn ra và kết quả phần lợi ích thuộc về Trung Quốc.
    Tóm lại, những nước có tranh chấp, nếu ngoại giao o ép không được, Trung Quốc sẽ dùng vũ lực giải quyết không loại trừ cả cường quốc Liên Xô.
    Sợ chưa!???

    Đồng Bào.

    Trả lờiXóa
  2. Câu trả lời đanh thép và hiệu quả nhất của VN để vả vào mấy cái mõm chó của truyền thông Tầu cộng là: Chính thức khởi kiện Tầu cộng ra tòa án quốc tế và liên minh với Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản và Philippin để bảo vệ toàn vẹn vùng biển của VN.Trước mắt đề nghị hạm đội 7 của Mỹ điều tầu chiến đến Biển Đông, nơi có giàn khoan ăn cướp của Tầu cộng, và Bộ trưởng Phạm Bình Minh sang thăm Hoa Kỳ ngay, theo lời mời đã lâu của ông Kerry.. Nếu không làm được như vậy, chúng nó sẽ còn coi thường lãnh đạo VN.

    Trả lờiXóa
  3. Cho đến nay, nhiều người dân VN vẫn không hiểu nổi có sự bán nước hay các lãnh đạo VN há miệng mắc quay mà kể cả hội nghị TƯ IX, tiếp đến cơ quan Đảng cử là Quốc hội chỉ kêu gọi các nghị viện các nước phản đối sự trái phép của giàn khoan 981, còn nghị viện VN thì lại yếu ớt không ra nổi một nghị quyết mạnh mẽ về Biển Đông. “Ăn có mời, làm có khiến” khi mà ta cứ không chịu kêu kiện mà chờ đợi không biết để đạt mục đích gì???

    Trả lờiXóa
  4. Báo chí cách mạng VN đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng cộng sản VN cũng nhiều lần viết láo, viết bậy về người biểu tình yêu nước. Nên việc thằng khựa nó viết láo, viết bậy về VN cũng không có gì lạ và bất ngờ. Hai đảng CS VN và TQ cũng cùng một giuộc cả thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Lại nhớ Hịch Tướng sĩ : Ngó thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường ,uốn lưỡi Cú Điểu mà sỉ mắng Triều Đình ,mang thân Dê Chó mà bắt nạt Tể Phụ.

    Trả lờiXóa
  6. Mỗi ngày qua đi, là một bất lợi cho VN về mặt dư luận quốc tế.
    Nếu chủ quyền của một nước thực sự bị xâm phạm thì nước đó sẽ phản ứng ngay, nhất là đối với một nước VN anh hùng từng thắng 2 đế quốc sừng sỏ của thế giới là Pháp và Mỹ. Việt Nam luôn tự hào về truyền thống bảo vệ tổ quốc, các nhà lãnh đạo VN vẫn luôn hãnh diện với chủ đề nầy khi đi giao tiếp với các lãnh đạo nhà nước toàn thế giới.
    Giờ đây phản ứng của VN là quá yếu ớt, và lại còn tuyên bố là chuyện riêng của 2 nước.
    Thế là xong phim.
    Không biết các lãnh tụ nước ta, sau nầy đi giao tiếp nước ngoài sẽ lấy đề tài gì để làm niềm tự hào của VN ?
    Hào quang của quá khứ đã không giúp soi sáng được cho hiện tại và tương lai

    Trả lờiXóa
  7. Giàn khoan bọn tàu xâm phạm lãnh hải VN ở mức nào ? Xâm phạm cao - Xâm phạm - Xâm phạm thấp ?

    Trả lờiXóa
  8. Nhật tân hựu nhật tânlúc 05:41 21 tháng 6, 2014

    Thật là thảm hại cho các nhà LĐ CSVN. Họ phản ứng không có chiến lược gì cả , trong khi TQ đã có sẵn một bài bản rất chi tiết từng bước một và quyết tâm thực hiện cho tới thành công . Bài bản đó bắt đầu bằng việc lần lượt bố trí những GK trên BĐ đến xây trường học trên QĐ Hoàng Sa, cấp sổ đỏ cho những chủ nhân TQ trên QĐ Hoàng Sa và Trường Sa tức là xác lập chủ quyền của TQ trên 80 % diện tích BĐ . Đối ngoại , bài bản TQ đánh gục ý chí chống lại của các nhà LĐ CSVN ngay tại Hà Nội, làm cho BCT ĐCSVN tắc tiếng, làm cho CP VN phản ứng rất yếu ớt, làm chia rẽ trong nội bộ của BCT và CP VN , đồng thời TQ phản biện mạnh mẽ tại LHQ với thế hoàn toàn chiếm thượng phong . Với dàn chuyên gia yếu ớt được chuẩn bị rất kém, lại bị tấn công cả trên lãnh vực NQ, VN thảm bại trên VĐ BĐ .
    Phải chăng Mỹ để cho NDVN thực sự chán ngấy ĐCSVN rồi mới ra tay, xô đẩy luôn ĐCSVN xuống hố ? Vì xét cho cùng , Mỹ không để một lần nữa mất VN. Mỹ đã đổ tiền , đổ quân vào Iraq , vào Afghanistan để làm cho thế giới Hồi giáo lao đao chia rẽ, chống đối nhau, làm suy yếu chính sách khủng bố của HG, Mỹ và NATO áp sát Nga, cố vớt lấy từng phần đất của LX trước đây , nhất là Ucraina gần đây để làm suy yếu Nga. Lẽ nào Mỹ một lần nữa để VN vuột khỏi tay mình mà rơi vào tay TQ và BĐ trở thành lãnh hải của TQ để làm mất đi đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới vào tay TQ và phải trực diện đối đầu với TQ , làm khó cho đồng minh Nhật, Hàn , Phi và Asean ? Mỹ là cái phao cuối cùng của VN thoát khỏi TQ mà CSVN lại cứ chập chờn . Hay CSVN muốn tự chìm không cần ai cứu vớt !

    Trả lờiXóa
  9. DƯƠNG KHIẾT TRÌ KÊU GỌI "ĐỨA CON CHƠI HOANG" TRỞ VỀ

    Không thể có gì NHỤC hơn nữa ! ôi, bọn của nhau sao nở khinh nhau đến thế?

    Trả lờiXóa
  10. Đây là chiêu bài kích động của truyền thông Trung Quốc. Thằng Dương Khiết Trì nó không bao giờ lại nói hoặc tỏ ra "KÊU GỌI "ĐỨA CON CHƠI HOANG" TRỞ VỀ". Thằng này sang Việt Nam chơi bài "Vừa đánh, vừa đàm", chứ không hề tỏ ra ngạo mạn đâu. Nó là thằng cáo già, thâm hiểm chứ không huyênh hoang, tinh tướng.
    Cần cảnh giác với chiêu bài kính động của truyền thông Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  11. DKT tới VN để "KÊU GỌI "ĐỨA CON CHƠI HOANG" TRỞ VỀ".
    Quá nhục . Nhục hơn chó.

    Trả lờiXóa