Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

LỄ TANG GS NGUYỄN QUANG MỸ KHÔNG THẤY MẶT LÃNH ĐẠO TỈNH QUẢNG BÌNH


Sáng nay, 4/3/2014, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội và gia đình đã tổ chức tang lễ Nhà giáo nhân dân, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang Mỹ - nguyên Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nguyên Chủ nhiệm Khoa, Bí thư Chi bộ Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Hang động Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Khoa, Bí thư Chi bộ Khoa Địa lý, chủ nhiệm bộ môn Địa mạo, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

Dòng chữ bên linh cữu ông, chỉ giản dị ghi mỗi danh hiệu Nhà Giáo Nhân Dân. Sự giản dị, khiêm nhường ấy khiến tôi đã lặng đi, khi đi qua linh cữu của Ông.

Điếu văn do Giáo sư Tiến sĩ Phan Tấn Nghĩa, Hiệu phó trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội đọc tại lễ truy điệu GS. TS Nguyễn Quang Mỹ đã điểm lại những đóng góp và thành tựu khoa học lớn lao, bản lĩnh và nhân cách sáng ngời, tác phong giản dị khiêm nhường và nhân hậu của Nhà giáo Nhân dân, GS. TS Nguyễn Quang Mỹ.

Ông là chuyên gia hàng đầu về hang động Việt Nam. Với quê hương Quảng Bình, sự hiến dâng lặng lẽ âm thầm của cả cuộc đời học thuật của GS. Nguyễn Quang Mỹ đã đơm hoa kết quả:

"Tên tuổi của GS.TSKH Nguyễn Quang Mỹ được người ta biết đến nhiều bắt đầu từ năm 1997, tại Đồng Hới, Quảng Bình, trong một hội thảo khoa học, ông đứng ra tuyên bố những số liệu chấn động giới khoa học về danh thắng Phong Nha - Kẻ Bàng. Với những cái nhất mà ông chỉ ra: vùng đá vôi có tuổi địa chất già nhất (300 - 400 triệu năm), rừng nguyên sinh rộng nhất hơn 20 vạn ha, cửa hang cao và rộng nhất, dòng sông ngầm xuyên núi dài nhất, Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2003. Đây là một tin vui tuyệt vời đối với các nhà nghiên cứu hang động như GS. Nguyễn Quang Mỹ và với nhân dân Việt Nam. 

Chính nhờ những chuyến khảo sát ấy, rồi sự công nhận của UNESCO, hàng chục bài báo được công bố trên thế giới, cuốn hút nhiều du khách và nhà nghiên cứu tới Phong Nha - Kẻ Bàng. 

Theo Ban quản lý di tích động Phong Nha, mỗi năm có hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan. Phong Nha - Kẻ Bàng được bạn bè nhiều nước trên thế giới biết đến, Việt Nam có thêm một danh lam thắng cảnh, một khu du lịch nổi tiếng, đó là nhờ một phần đóng góp tích cực của GS. Nguyễn Quang Mỹ - chuyên gia về hang động học, người đã dành nhiều công sức, tâm huyết cho ngành khoa học này....".

Vậy mà sáng nay, trời Hà Nội như nặng trĩu buồn thương tiễn ông về cõi vĩnh hằng lại không thấy mặt lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Quảng Bình, Ban Quản lý Khu di sản UNESCO Phong Nha - Kẻ Bàng. Chẳng lẽ họ lại là những kẻ vô ơn??? .....

Đọc thêm:  

Vài hình ảnh về tang lễ Nhà giáo Nhân Dân Nguyễn Quang Mỹ:
Ảnh: Nguyễn Xuân Liên.
.







Lời cảm ơn của Nhà văn Nguyễn Quang Lập 
(chủ trang Quê Choa):

Sáng nay, 4/3/2014, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội và gia đình đã tổ chức tang lễ đưa anh cả về trời. Anh cả tôi là niềm tự hào to lớn của gia đình và dòng tộc, là tấm gương cho bảy đứa em noi theo. Không dám khoe anh cả đã làm được những gì cho đời, xin bà con đọc điếu văn của nhà trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội thì sẽ rõ.

Nhân đây xin cảm ơn các thầy cô, sinh viên nhiều thế hệ, các cục vụ viện, các trường đại học thuộc Bộ GD& ĐT và nhiều cơ quan đoàn thể tại Hà Nội đã tới viếng anh tôi.

Đặc biệt xin cảm ơn Hội nhà văn Việt Nam, Hội điện ảnh Việt Nam, Hội sân khấu Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Báo Lao động xã hội, báo Nhi đồng, Đoàn kịch quân đội... cùng các nghệ sĩ Lê Chức, Nguyễn Thanh Vân và các nhà văn là bạn bè thân hữu: Nguyễn Quang Thiều, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Thành Phong, Bảo Ninh, Vi Thùy Linh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Quang Đạo, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Xuân Diện, Trần Đình Nam, Lê Phương Liên, Ngô Thảo, Lê Quang Sinh, Hà Đức Hạnh...

Chỉ biết cảm ơn, không biết nói gì hơn. 
N.Q.L 

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh (Cu Vinh) 
cho biết thêm về lễ an táng: 
Hôm nay đã đưa anh Cả về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Yên Kỳ, Ba Vì, Hà Nội. Anh chị em trong gia đình mang cát trắng Quảng Bình ra ủ ấm cho mộ của anh, cát lấy từ lăng mộ của ba mạ mình tại quê hương.





 Mộ ông không ghi học hàm, học vị, chức danh, chức tước. Chú thích của NXD.


8 nhận xét :

  1. Lúc sinh thời GSTS Nguyễn Quang Mỹ đã đi vào những nơi tĩnh lặng, những nơi có thể gọi là Bồng Lai Tiên Cảnh là những Hang Động, để ngắm nhìn những tác phẩm của Thiên Nhiên ban tặng cho con người , cho Tổ Quốc Việt Nam, để nghe tiếng thánh thót của những giọt nước rơi xuống những hồ tĩnh lặng như tiếng đàn dìu dặt du dương từ thiên thu gởi lại , thong thả , cô tịch , lắng đọng, trầm tĩnh . Thật tuyệt diệu ! Chỉ có những con người có năng khiếu và lòng yêu mến thiên nhiên đến say mê như Ts Nguyễn Quang Mỹ mới cảm nhận hết được.
    Nay ông về nơi Tiên Cảnh, để hồn ông bay bổng vào nơi Vĩnh Cửu và những tiếng đàn thiên thu chỉ dành cho riêng Ông thánh thót không ngừng .
    Chúc Ông yên nghỉ với Thiên Nhiên Hang Đông hùng vĩ với tiêng hát Tiên Nữ dìu đặt, với tiếng đàn của những giọt nước trong ngần du dương bất tận !
    Thành kính Phân Ưu cùng Tang Quyến, cùng hai nhà văn Nguyễn Quang Lập ( Bọ Lập ), Nguyễn Quang Vinh ( Cu Vinh ) .

    Trả lờiXóa
  2. Từ nơi xa, xin thắp nén tâm nhang cho nhà khoa học Nguyễn Quang Mỹ. Cầu cho hương linh của GS sớm được an nhàn cõi tịnh độ!

    Xin chia buồn cùng tang quyến, đặc biệt với hai nhà văn Nguyễn Quang Lập và Nguyễn Quang Vinh!
    Tháng 3.1992 tôi được tham gia cùng Đoàn thám hiểm Hoàng Gia Anh (vợ chồng tiến sĩ Howard Limbert) dưới sự hướng dẫn của GS-TS Nguyễn Quang Mỹ (Đại học Tổng hợp HN) lần đầu vào thám hiểm Động Phong Nha-Kẻ Bàng. Trong chuyến đi đó, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh và giọng nói ấm áp cùng lòng tận tụy với quê hương xứ sở của nhà giáo Nguyễn Quang Mỹ. Nếu không có tâm với nghề và yêu khoa học như GS-TS NQ Mỹ và các cộng sự thì Việt Nam ta không thể phát triển được ngành du lịch mạo hiểm (hang động) như hiện nay.

    Thành kính phân ưu!
    Gocomay

    Trả lờiXóa
  3. Một lũ thất học, chuyên xử dụng bằng giả để tranh quyền, tranh ăn thì còn biết gì đến khoa với học, nhân với đức trong thơì kỳ đồ đểu nầy? Sự mất mác của một nhà khoa học chân chính không có ý nghĩa gì trong đầu bọn lưu manh đó.

    Trả lờiXóa
  4. Bia mộ người đại tài đại đức - NGUYỄN QUANG MỸ , chỉ khắc tên mà không ghi học hàm học vị ( ông có thừa )
    Trái lại không ít kẻ háo danh , tài hèn sức mọn , tham lam , mua chức mua quyền , chỉ lo vun vén cho bản thân thì bày chuyện trồng cây gắn biển ở những nơi công cộng , chùa chiền để ...ghi danh làm trò hề cho thiên hạ chê cười .

    Trả lờiXóa
  5. Thật may là họ không đến , họ không xứng đáng đến tiễn đưa ông Nguyễn Quang Mỹ , chắc hẳn là họ biết như vậy .
    Khen thay lũ người tài hèn sức mọn nhưng tham ăn tục uống . chỉ thấy đâu có mùi tiền là tranh nhau giành giật mà thôi .

    Trả lờiXóa
  6. “Mình mới lên làm giám đốc gần một năm nay nên không biết công lao của ông Nguyễn Quang Mỹ đối với Vườn như thế nào cả”. Đó là trả lời của ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng, liên quan đến việc giáo sư tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang Mỹ, người có công lớn với di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình) qua đời nhưng lãnh đạo Vườn quốc gia này không có vòng hoa kính viếng.

    Qua điện thoại (như mô tả của Quốc Nam - Báo Một Thế Giới) ông Tịnh còn nói:

    “Bữa trước thì có người mô đó nói loáng thoáng với mình ông Nguyễn Quang Mỹ mất. Mình biết ông Nguyễn Quang Mỹ là người Ba Đồn, anh của ông Lập (nhà văn Nguyễn Quang Lập), ông Vinh (nhà văn Nguyễn Quang Vinh). Mình biết ở góc độ đó. Cũng biết loáng thoáng có tham gia gì đó trong hội hang động. Do mình không biết, không nghe ai đề xuất chi cả nên đâm dở đi”

    Còn ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc kiêm người phát ngôn của di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha-Kẻ Bàng (chắc ông này không phải mới nhậm chức như ông giám đốc) bày tỏ qua điện thoại: “Đây là điều sơ suất, là điều đáng tiếc, đúng là lỗi của vườn. Thầy Mỹ có vai trò lớn đưa đội thám hiểm hang động Hoàng gia Anh mấy chục năm trước vào với Phong Nha-Kẻ Bàng. Anh Tịnh (Giám đốc) mới lên có thể không biết được điều này và bây giờ thấy ân hận thật sự. Vừa cá nhân và vừa cả Vườn mình thấy thật sự đáng tiếc khi không đến viếng hoặc phúng điếu GS Nguyễn Quang Mỹ”.

    Mặc dù vậy cái cách của người ăn quả nhớ kẻ trông cây lại như thế này:

    Hiện Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng vẫn lúng túng trong cách ứng xử này với cố giáo sư Nguyễn Quang Mỹ, vẫn không biết sẽ cử người hay nhờ người đến viếng hương tại nhà sau lễ truy điệu và an táng hay không.

    Xin nhường lại lời bình luận cho bà con độc giả.

    Trả lờiXóa
  7. Tổng hợp tin của Anh Diện hay quá !
    Cho tôi chia sẻ về FB nhà tôi nhé !

    Trả lờiXóa
  8. Toi duoc may man di cong tac voi GS My tim hieu ve song ngam Ha Giang theo yeu cau cau TTg nam 2002-2003. Toi an tuong voi ong vi ong song gian di, chan hoa. Di ca mot chang duong dai, tu di xe 4 banh den 2 banh va di ca ngay troi tren cao nguyen Dong Van Meo Vac ma GS rat hang hai, vui ve, luon ke nhung cau chuyen vui, chuyen hai cho anh em o Bo NN&PT chung toi nghe. Tu noi xa xoi, xin gui toi GS mot nen nhang long. Mong GS than thanh ve coi vinh hang. Nhung ai khong nho den cong lao cua GS thi cung quen ho di thoi ba con a. Ten tuoi cua GS da gan lien voi nhieu cong trinh va trong long cac the he giao vien, hoc sinh cua truong DHTH HN roi. Xin gui loi chia buon sau sac den anh VInh, anh Lap. Gia dinh anh qua that da'ng ki'nh trong!

    Trả lờiXóa