Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-06-08
Cuộc biểu tình ngày 2 tháng Sáu chống Trung Quốc nhanh chóng bị dẹp tan. Gần 30 người bị bắt vào trại Phục hồi nhân phẩm Lộc Hà trong đó có nhà văn Thùy Linh, một ngòi viết phản biện thường tập trung vào các cuộc biểu tình tại Hà Nội trong thời gian qua.
Nhà văn Thùy Linh có nhã ý giúp chúng tôi bài phỏng vấn này để quý thính giả biết rõ hơn tâm trạng một nhà văn khi quyết định tìm hiểu bên trong trại Lộc Hà bằng trải nghiệm trực tiếp của mình để viết lại những xúc cảm, trăn trở trước vở kịch mà tác giả thủ một vai trong đó.
Không sợ hãi
Trước tiên nhà văn Thùy Linh cho biết cảm giác của chị khi thật sự bước chân vào bên trong căn trại này:
Thùy Linh: Nói thật với anh Thùy Linh không có một chút cảm giác gì hết. Mình đã chấp nhận làm một việc mà tình huống đó mình đã biết nên không có gì bất ngờ cũng như không có gì phải sợ hãi cả. Nó giống như tham gia một cuộc chơi mà luật chơi mình không được phép đặt ra và luật chơi này bị áp đặt. Mình đã tự nguyện tham gia thì phải chấp nhận mọi tình huống vì vậy nó cũng rất bình thường. Hơn nữa bên cạnh mình còn có rất nhiều đồng đội, những người cùng chí hướng với mình, họ cũng đã từng vào trại Lộc Hà rất nhiều lần rồi vậy mà họ vẫn còn đi và đầy khí thế như thế. Bên cạnh đó còn rất nhiều người an ủi cho nên vào đó cũng không có gì đâu anh.
Mặc Lâm: Thưa chị, chúng tôi cũng biết chị có rất nhiều bài viết phản ứng lại việc Trung Quốc đối với dân tộc. Chị cảm thấy viết vẫn chưa đủ hay sao mà còn phải dấn thân làm những việc có thể có hại cho sự an nguy của cá nhân chị như vậy?
Tuyệt nhiên không có bất kỳ ai lo sợ, gần như họ đã quá quen với sự đàn áp này. Cái mà tôi thấy lo ngại hơn hết là hiện nay chính quyền không có cách gì để tháo gỡ.
-Nhà văn Thùy Linh
Thùy Linh: Nếu mình không đi, không cùng với đồng bào mình,
không hít thở không khí đấy, sự kiện đấy, không được nhìn tận mắt, không
được chứng kiến từng sự kiện nho nhỏ thì làm sao viết được anh? Mình
còn nhìn được cả ánh mắt của chú bé 5 tháng tuổi bị bắt hôm qua cùng với
mẹ ở trong Lộc Hà. Chứng kiến hai mẹ con khi mẹ cho con bú và người mẹ
nói với con bất cứ điều gì cậu bé cũng ngoan ngoãn nghe và chịu đựng
cảnh nóng nực ở trong Lộc Hà như thế nào, cậu được mọi người yêu thương
ra sao. Điều đó hạnh phúc lắm anh ạ, chính những điều đó làm cho mình
tiếp tục dấn thân và viết tiếp những bài sau này.
Mặc Lâm: Vâng, chị vừa kể lại câu chuyện của bà mẹ và đứa con 5 tháng tuổi đó được mọi người rất là yêu quí. Về phần công an trong trại Lộc Hà có nhìn thấy cảnh đó hay không và thái độ của họ đối với trường hợp này như thế nào, thưa chị?
Thùy Linh: Họ không có một biểu cảm gì, chỉ có mấy chú công an
trẻ canh gác bên ngoài thì lúc tôi bế cậu bé ra thì mấy cậu cũng đùa
đùa với chú bé một tí chứ còn những người chỉ huy chịu trách nhiệm thì
họ không có một biểu cảm gì hết.
Thật ra mẹ con chị Nga đã bị bắt nhiều rồi. Thậm chí có lần đi lên Hà
Nội trú ở nhà người quen còn bị an ninh đến bắt chủ nhà đuổi ra lúc
giữa đêm. Anh em bạn bè nửa đêm phải đến để cứu mẹ con chị Nga đưa về
nhà một người khác để tá túc. Những chuyện đó xảy ra rất nhiều rồi cho
nên họ gần như không quan tâm đến cậu bé này nữa mà quan tâm đến bà mẹ
trẻ. Người mẹ trẻ rất quyết tâm và dấn thân. Tôi nghĩ là tôi học được ở
họ rất nhiều
Mặc Lâm: Vâng, chị vừa nói là có vào được Lộc Hà thì mới nhìn được thái độ của đồng bào và mới cảm nhận được suy nghĩ của họ. Chị có thể cho biết những người khác khi họ vào trại Lộc Hà, thái độ của họ chị thấy là dửng dưng, lo sợ hay là có một biểu lộ nào khác? Theo nhận xét của một nhà văn thì chị thấy nó ra sao, thưa chị?
Mặc Lâm: Vâng, chị vừa nói là có vào được Lộc Hà thì mới nhìn được thái độ của đồng bào và mới cảm nhận được suy nghĩ của họ. Chị có thể cho biết những người khác khi họ vào trại Lộc Hà, thái độ của họ chị thấy là dửng dưng, lo sợ hay là có một biểu lộ nào khác? Theo nhận xét của một nhà văn thì chị thấy nó ra sao, thưa chị?
Thùy Linh: Tuyệt nhiên không có bất kỳ ai lo sợ, gần như họ đã
quá quen với sự đàn áp này. Cái mà tôi thấy lo ngại hơn hết là hiện nay
chính quyền không có cách gì để tháo gỡ cái ngòi nổ thì xung đột không
phải với Trung Quốc mà nó sẽ chuyển thành những xung đột trong nội bộ
nhân dân.
Việc đó sẽ dẫn đến những đối kháng không thể lường trước được bởi vì
hiện nay tất cả những bạo lực và đàn áp từ chính quyền gần như không còn
tác dụng. Không những vậy mà nó càng thổi bùng vào nỗi căm hận của
người dân. Bằng chứng là khi ra khỏi trại Lộc Hà có một vụ xô xát; Những
người đứng đón thân nhân, bạn bè đã bị đánh rất tàn nhẫn. Việc này đã
lập lại rất nhiều lần. Tôi nghĩ như thế bạo lực giữa chính quyền và nhân
dân sẽ càng ngày càng bị đẩy cao lên. Nếu đã bị đẩy cao lên đến mức
không có cách nào tháo ngòi nổ thì hậu quả sẽ không lường trước được.
Hôm qua ở trại Lộc Hà những gì tôi được chứng kiến hoàn toàn không
phải là chuyện thuyết phục nhau, đối thoại với nhau nữa mà là sự chống
đối. Người dân người ta chống đối có lý do và chính quyền gần như hoàn
toàn bế tắc trong phương pháp đối thoại và tháo gỡ với nhân dân. Điều
này cực kỳ nguy hiểm.
Chính quyền đã bất lực
Mặc Lâm: Vâng, chúng tôi cũng biết là chị rất quan tâm đến vấn đề này. Chị đã dấn thân, viết bài cũng như có những phản biện xã hội rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi người ngoài nhìn vào cách hành xử của chính quyền khi người dân đi biểu tình để chống Trung Quốc chứ không phải là chống chính quyền nhưng vẫn ngăn cản một cách rất thô bạo làm cho người ta tưởng tượng là chính quyền đang bênh vực cho Trung Quốc. Điều này sẽ gây hậu quả như thế nào trong người dân theo chị biết, thưa chị?
Chính quyền đã bất lực
Mặc Lâm: Vâng, chúng tôi cũng biết là chị rất quan tâm đến vấn đề này. Chị đã dấn thân, viết bài cũng như có những phản biện xã hội rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi người ngoài nhìn vào cách hành xử của chính quyền khi người dân đi biểu tình để chống Trung Quốc chứ không phải là chống chính quyền nhưng vẫn ngăn cản một cách rất thô bạo làm cho người ta tưởng tượng là chính quyền đang bênh vực cho Trung Quốc. Điều này sẽ gây hậu quả như thế nào trong người dân theo chị biết, thưa chị?
Người ta sẽ chuyển cái lòng căm hận với giặc ngoại xâm thành lòng căm hận với chính quyền! Đó là điều chắc chắn và hiện nay đang là như thế.
-Nhà văn Thùy Linh
Thùy Linh: Người ta sẽ chuyển cái lòng căm hận với giặc ngoại
xâm thành lòng căm hận với chính quyền! Đó là điều chắc chắn và hiện nay
đang là như thế. Khi người dân và chính quyền không còn đối thoại được
nữa mà chỉ có lòng căm thù, theo anh thì anh sẽ hình dung hậu quả sẽ như
thế nào? Người dân đã không bằng lòng với thái độ của chính quyền trong
việc ứng xử với Trung Quốc, cộng vào đó là cách hành xử gọi là đề phòng
của chính quyền trong việc dân đi biểu tình vì sợ từ biểu tình chống
Trung Quốc trở thành biểu tình chống chế độ và sang các vấn đề khác.
Tôi thấy trên mạng các dư luận viên hoặc những người bảo vệ chế độ họ
luôn khẳng định rằng đây là những người hoàn toàn ăn tiền của nước
ngoài để chống chế độ. Đây là bọn phản động chứ chẳng chống Trung Quốc
gì cả. Hầu như là họ có một luận điệu như thế.
Hôm qua, ngay ở bên ngoài của trại Lộc Hà khi ông xã tôi đi lên đón
thì có nghe thấy mấy cậu an ninh trẻ, hình như đang học ở trường An
ninh, đều nói rằng là chúng cháu ăn lương nhà nước để đi làm việc này
chứ còn những người đi biểu tình họ ăn lương nước ngoài họ đi chống đối
chế độ nên bọn cháu phải làm thôi, tức là họ đã được nhồi sọ như thế.
Bây giờ mà vẫn tiếp tục cái luận điệu đó, tiếp tục hành xử như thế thì
cái mâu thuẫn này được tích tụ sẽ dần dần, một thời điểm nào đó bị đẩy
đến cao trào hay một cái mức nào đó thì nó sẽ bùng nổ thành cái gì, tôi
không dám nói.
Tôi không dám tiên đoán một điều gì nhưng chắc chắn là sẽ rất khủng khiếp. Chính quyền gần như bất lực và không những vậy mà còn bảo thủ trong cách hành xử. Anh thấy ngay gần đây, luật biểu tình vẫn còn treo lại sau 38 năm giải phóng miền Nam, cứ gọi là thống nhất đất nước đi. Thêm nữa là từ năm 46 trở lại đây, luật biểu tình vẫn bị treo. Cho đến giờ phút này, mấy chục năm trôi qua, luật biểu tình vẫn bị treo và họ lấy đó làm cái vòng kim cô áp đặt lên tất cả những người biểu tình rằng là vi phạm pháp luật.
Tôi không dám tiên đoán một điều gì nhưng chắc chắn là sẽ rất khủng khiếp. Chính quyền gần như bất lực và không những vậy mà còn bảo thủ trong cách hành xử. Anh thấy ngay gần đây, luật biểu tình vẫn còn treo lại sau 38 năm giải phóng miền Nam, cứ gọi là thống nhất đất nước đi. Thêm nữa là từ năm 46 trở lại đây, luật biểu tình vẫn bị treo. Cho đến giờ phút này, mấy chục năm trôi qua, luật biểu tình vẫn bị treo và họ lấy đó làm cái vòng kim cô áp đặt lên tất cả những người biểu tình rằng là vi phạm pháp luật.
Hôm qua tôi có tranh luận với cậu an ninh khi cậu bảo tôi rẳng việc
chị làm là vi phạm pháp luật, tôi bảo trong Hiến pháp quy định là được
phép biểu tình. Cậu ta bảo “Nhưng biểu tình phải trong khuôn khổ pháp
luật”. Tôi bảo cậu ta rằng em chỉ cho chị khuôn khổ pháp luật là khuôn
khổ nào để sau này chị biết và tất cả đồng đội của chị được biết và bọn
chị sẽ làm đúng theo khuôn khổ đó. Cậu ta bảo là phải viết đơn xin biểu
tình thì mới được biểu tình. Tôi bảo nếu có luật biểu tình thì bọn chị
sẽ viết đơn xin biểu tình. Hiện nay chưa có luật, vậy thì việc bất tuân
dân sự hiện nay là chống lại tất cả những gì rất phi lý hiện nay. Cậu ta
bảo tôi nói ngang nên cậu dỗi cậu không nói chuyện nữa.
Mặc Lâm: Vâng, có sự mâu thuẫn rất lớn trong cách hành xử của nhà nước, họ
không đưa ra điều gì rõ ràng cả. Không có một cấp chính quyền cao cấp
nào đứng ra để mà giải thích việc người biểu tình không đúng với qui
định hiện thời của chế độ. Như vậy theo chị, phải chăng nhà nước đang vi
phạm một cách nghiêm trọng cái quyền của công dân khi họ nói lên tiếng
nói yêu nước của mình mà nhà nước cứ vin vào điều này, điều kia để mà
cấm đoán, thưa chị?
Thùy Linh: Cái đó thì rõ ràng rồi anh. Bởi vì Hiến pháp ra đời
tư năm 46 đến giờ, có qui định người dân được biểu tình mà lại không
thành được luật hóa thì đâu phải lỗi của người dân. Cái quyền biểu tình
là hơi thở của cuộc sống. Vậy mà họ tước đoạt cái hơi thở của cuộc sống
này, cái quyền lợi của người dân. Chính vì điều đó càng làm cho mâu
thuẫn giữa nhân dân và chính quyền ngày càng thêm sâu sắc. Nguy hiểm
nhất là nhà nước dù có kết tội, kết án, bắt bớ vẫn không ngăn cản được
chuyện biểu tình. Dù là qui mô nhỏ thôi nhưng người dân vẫn đi khiếu
kiện, vẫn đi biểu tình đất đai, chủ quyền biển đảo; Họ vẫn đang đòi hỏi
điều đó.
Nhà nước mà không kịp thời ra luật, không có những biện pháp chế tài
kèm theo luật thì nó sẽ trở thành một sự tự phát mà tự phát kèm theo
những bức xúc của người dân cùng với kích động của đám đông và tâm lý
của đám đông thì nó nguy hiểm cho chính quyền chứ không phải cho người
dân nữa
Mặc Lâm: Bên cạnh việc nhà nước cấm đoán thì
họ còn khuyến khích hay nói đúng ra là họ tổ chức những đám tội phạm côn
đồ để đánh những người biểu tình như chị thấy đó. Họ đánh
rất nhiều người trong đó có anh Nguyễn Văn Phương, Trương Văn Dũng và
Nguyễn Chí Đức... những người chưa hề nhận một đồng bạc nào của ngoại
bang hết. Như vậy theo chị, sự đánh đập này có dẫn tới sự chống đối
quyết liệt hơn của người dân khi họ cảm thấy bị đẩy vào đường cùng hay
không? Và đây có phải là một chính sách sai lầm không?
Thùy Linh: Chắc chắn là sai lầm, điều đó là chắc chắn bởi vì
thực tế cuộc sống hiện nay có nhiều vụ việc không trên báo chí mà nó chỉ
xảy ra trong cuộc sống để thấy rằng người dân người ta càng ngày càng
không sợ chính quyền mà người ta còn chống đối rất quyết liệt và chống
đối kể cả bằng bạo lực.
Họ lấy bạo lực đáp lại bạo lực. Khi mà bạo lực cứ leo thang tiếp tục
trong nội bộ nhân dân và giữa nhân dân và chính quyền thì sự ổn định
chính trị như chính quyền mong muốn là điều không thể
Mặc Lâm: Vâng, một lần nữa xin cảm ơn chị về những chia sẻ này và cũng chúc chị sớm viết những bài viết hay về các kinh nghiệm của mình.
Nguồn: RFA Việt ngữ
Hỡi những người khốn khổ, hãy đứng lên đấu tranh!
Trả lờiXóaTôi đã nghe giọng nói của cô trên đài RFA,rất logic,chân thành và truyền cảm- chúc sức khỏe đến cô-một nữ sĩ ưu tú!
Trả lờiXóaChị Linh đã nói rất đúng. Điều này nhiều người đã nhận ra từ lâu. Trung cộng rất thâm, nó đang từ từ và gián tiếp làm cho nhân dân VN và chính quyền VN đối kháng nhau, và như vậy là CQVN sẽ phải càng bám víu vào nó nếu như nhân dân VN đứng lên phản kháng lại chính quyền bằng bạo lực. Kinh nghiệm ở Thiên An Môn sẽ có thể được áp dụng lại ở VN. Mặt khác, nếu Trung cộng gây chiến tranh thực sự, CQVN sẽ rất khó huy động nhân dân tham gia để bảo vệ tổ quốc bởi lẽ tự nhiên tất yếu đi từ các vụ đàn áp biểu tình chống Trung cộng. Phải nói là rất thâm độc và hiệu quả. Tôi rất tâm phục câu "giải Cộng nhi thóat" của bác Hà Sĩ Phu. Đó là con đường duy nhất và đúng đắn cho VN sắp tới. Hy vọng cái ĐH Đảng kì tới sẽ là cái cuối cùng trên đất nước VN !
Trả lờiXóaĐừng nghe Trung cộng nói, mà Trung cộng với Việt cộng có chung chữ "cộng", thành ra như nhau cả thôi ! http://tuoitre.vn/Van-de-Su-kien/Quoc-te/552764/dung-chi-nghe-nhung-gi-trung-quoc-noi.html
Trả lờiXóaMột bài trả lời phỏng vấn hết sức thẳng thắn, rất thuyết phục... thật tuyệt vời!
Trả lờiXóaXin được gửi đến Nhà văn Thuỳ Linh lời cảm ơn chân thành vì những gì chị đã làm, đã nói, đã viết!
Rất mong chị tiếp tục biểu thị tình cảm đối với Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam.... HÃY SÁT CÁNH CÙNG "ĐỒNG ĐỘI" TRÊN MỌI NẺO ĐƯỜNG GIAN NAN... để vạch rõ bộ mặt thật của cái gọi là "CHÍNH QUYỀN" hiện nay bằng ngòi bút của mình!
Kính chúc chị cùng gia đình và NHỮNG NGƯỜI BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC DŨNG CẢM sức khoẻ, kiên cường!!!
Các chính quyền độc tài đều giống nhau : đàn áp và đàn áp . Bắt bớ và bắt bớ . Cho đến khi chế độ độc tài bị hạ bệ mới ngưng .
Trả lờiXóaTễu ơi,
Trả lờiXóatrên Dân Trí có bài
"Biểu tình phản đối xuyên tạc lịch sử ở Campuchia"
hay lắm.
Cảnh sát nước họ còn giúp đỡ và hướng dẫn đoàn biểu tình.
Tễu đăng lại bài đó đi để bà con mình có dịp so sánh.
Mà vừa đọc lại thấy bài đó bị lược đi nhiều lắm rồi,
chỉ còn chừng 1/3.
Xuống tận cùng đáy về dân chủ rồi!
XóaCác công dân mạng nói họ đã 'tìm ra' danh tính một trong số các công an tham gia trấn áp người biểu tình Nguyễn Văn Phương hôm 2/6 ở bên ngoài trại giam giữ Lộc Hà, Hà Nội.
Trả lờiXóaÔng Nguyễn Lân Thắng, người copy và đưa lên trang Facebook một loạt ảnh của công an viên Lê Ngọc Tùng, khẳng định đây chính là người bị chụp ảnh đang giơ tay đánh người biểu tình Nguyễn Văn Phương.
Ông Thắng nói ông Tùng có ít nhất hai tài khoản trên Facebook và đã khóa lại một tài khoản.
Trong trang Facebook còn để mở cho tới 20:30 giờ Việt Nam, công an viên này từng chửi thề và nói "muốn đâm, muốn chém, muốn đấm thằng nào quá" vì các sếp không cho về sớm.
Trong một thông điệp trạng thái khác, ông Tùng cũng chửi thề khi có "lắm thằng nhìn ngu" mà ông gặp phải.
BBC đang liên hệ với ông Tùng để có phản hồi về cáo buộc của những người biểu tình.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/06/130609_trung_sy_cong_an_bi_phat_hien.shtml
Cái này có thể gọi là ác ôn ngụy được chưa?!
XóaBà Thuỳ Linh không phải là người đầu tiên cảnh báo về nguy cơ sẽ xảy ra xung đột giữa nhà cầm quyền CS và người dân VN, đã có biết bao nhiêu người từ già đến trẻ, trí thức đến lao động chân tay, đảng viên và ngoài đảng viên đều gióng lên lời cảnh báo khẩn thiết chính vì họ còn tha thiết với sự đoàn kết dân tộc và an nguy của đất nước, chẳng hề bị xúi giục bởi thế lực phản động nào, vậy mà nhà cầm quyền cs vẫn chọn thái độ mũ ni che tai. Tệ hại hơn nữa, họ còn gia tăng lực lượng và biện pháp đàn áp những người đối kháng, vậy họ là ai? Thiết tưởng chỉ có loài cỏ cây hay động vật bò sát mới không nghĩ ra câu trả lời xác đáng...và chọn lựa biện pháp hành động thực tiễn để mưu cầu sự sống ngay cả trong cái chết
Trả lờiXóaTrung sỹ công an giả dạng côn đồ đánh người biểu tình ở trại Lộc Hà
Trả lờiXóaCộng đồng mạng đã xác định được FB cùng những thông tin cá nhân về trung sỹ công an này, người đã mặc thường phục tấn công blogger Nguyễn Văn Phương tại trại Lộc Hà Chủ Nhật 2/6/2013.
link:
https://danluan.org/node/20528
Có thằng "trẻ ranh" bị thế giới bêu tên rồi!
Trả lờiXóaChính quyền đang phải đối mặt với thực tế nhân dân VN yêu nước đã quay lưng lại với đảng và nhà nước. Những cuộc biểu tình tự phát của nhân dân chống T.Q là ý chí phản đối, phản kháng đối với thái độ trách nhiệm, nhu nhược của Nhà nước trước họa mất nước. Chính quyền TW đã lẩn tránh bổn phận bảo vệ Tổ quốc và đàn áp nhân dân không nương tay, là hậu họa cho chính nhà nước. Hành động ngang ngược xâm chiếm HS-TS của T.Q, đã đâm vào trái tim yêu nước, tinh thần quật cường bất khuất của Dân tộc VN. Sự thần phục, quỵ lụy T.Q của đảng và nhà nước đã chạm vào lòng tự tôn của Dân tộc VN. Dân tộc VN chưa bao giờ bị suy yếu và nhục nhã như hôm nay!. Tự nhận mình là đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội, nhưng lãnh đạo TW ĐCSVN đã vì quyền lợi riêng của quan chức và của đảng, đã bội tín với nhân dân và Dân tộc VN, đầu hàng nhà cầm quyền T.Q, nhượng bộ cho chúng chiếm biển Đông và nô dịch VN .
Trả lờiXóaỦng hộ ý kiến nhận xét của hai bạn : Ẩn danh 00:17 ngày 10 tháng 6 NĂM 2013 ,và Điện Hải 1858 !.
Trả lờiXóaKhi CQ không còn chính nghĩa tức là không phải do dân uỷ thác để điều hành Đất Nước thì phải gọi đó là tà quyền . CQ đó lại đưa Đất Nước vào vòng nô lệ ngoại bang , CQ đó lại càng phi nghĩa hơn . Tà quyền phi nghĩa đâu có thương dân , vẫn cứ nhồi nhét vào đầu các CA viên, nhất là CA trẻ rằng những người đi biểu tình là những người nhân tiền của ngoại bang để chống phá Đảng và NN. Cái kiểu giáo dục nhân viên NN như thế, Đảng và CQ đã đẩy những người bt vào phe các thế lực thù địch . Những người bt bị bắt và bị đánh được cho là những người cầm đầu , cần phải loại những người ấy ra khỏi cuộc chơi.
Trả lờiXóaKHi Đ và CQ coi KN 72 của các nhân sĩ trí thức thực sự yêu nước và những góp ý của HĐGMVN cũng là do được chu cấp từ ngoại bang tức là các thế lực thù địch để chống phá Đ và NN ta thì CQ thực sự lâm vào bế tắc và lo sợ thế lực thù địch ngày càng mạnh, sự chống phá Đ và CQ ngày càng lớn cho nên cần mạnh tay đối phó . Như thế là Đ và CQ đang đi ngược với lòng dân và mất đi từng mảng người giúp đỡ mình.
Đang có một cuộc chạy đua chính nghĩa . Nếu Đ và CQ thực sự là chính nghĩa hãy chứng tỏ mình thương dân , quyết tâm bảo vệ mọi người dân , cụ thể là ngư dân trước sự đe doạ và cướp bóc của TQ . Nếu Đ và CQ thực sự là của dân, thì hãy chứng tỏ không quị luỵ TQ. Nếu Đ và CQ là của dân và do dân hãy trải thảm đỏ mời các nhà trí thức nhân sĩ kí KN 72 và đại điện HĐGMVN và mời đại diện của họ nói chuyện trước QH bàn về SĐHP.
Nếu Đ và CQ thực sự là của Dân hãy đem HP ra trưng cầu Dân Ý , đồng thời công khai họp báo và trả lời trước truyền thông trong và ngoài nước mọi thắc mắc then chốt của Dân về HP , về vai trò của Đ , cụ thể là TBT là gì trong HP không qua bất cứ sự uỷ nhiệm nào của nhân dân mà tuyệt đối ngự trị trên đầu cả nước. Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do QH phê chuẩn kể cả CTN, CtQH, TTg mà không có TBT Đảng, là người mới thực sự nắm quyền lãnh đạo. Nhân vật TBT vượt mọi cơ cấu tổ chức của một NN pháp quyền .