Chu Minh Khôi thực hiện
Xin
TS cho biết đôi nét khái quát về kho di sản hiện đang được lưu giữ tại Thư viện
của Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam?
Viện Nghiên cứu Hán Nôm là một tàng
thư lớn nhất nước ta về di sản Hán Nôm, trong đó 2 mảng lớn nhất là sách và
thác bản văn khắc. Kho sách Hán Nôm tổng hợp ở đây có khoảng 3,2 vạn đơn vị văn bản; kho thác bản văn khắc
có trên 6 vạn đơn vị thác bản. Sách Hán Nôm
được phân thành khoảng 40 chủ đề: Văn học, Sử học, Quan chức, Bang giao, Địa
lý, Kinh tế, Gia phả, Pháp chế, Quân sự, Tôn giáo, Phong thủy, Văn hóa giáo
dục, Y dược và Văn học các dân tộc ít người. Tuy khối lượng sách Hán Nôm
đồ sộ như vậy, nhưng sách Hán Nôm Phật giáo được lưu giữ ở Viện Hán nôm không
nhiều, hiện chỉ có 218 bộ sách. Tư liệu Hán Nôm Phật giáo của chúng tôi ít ỏi,
có lẽ bởi do không tiếp cận được những nguồn sách từ các nhà chùa cung cấp. Đặc
thù nguồn sách của Viện Hán Nôm có được chủ yếu là do bàn giao, thừa hưởng từ
di sản của Viện Viễn Đông bác cổ vào năm 1954, phần nữa là tiếp nhận các kho
sách của một số gia đình khoa bảng ngày xưa (như thư viện của các cụ Hoàng Xuân
Hãn, Cao Xuân Dục), những năm sau này tiếp
nhận một phần sách Hán Nôm từ Viện Thông tin KHXH tổng hợp và Thư viện tỉnh Hà
Tây, cùng các cuộc sưu tầm và mua lại.
Sách Hán Nôm Phật giáo có thể chia
làm mấy mảng chính. Thứ nhất là loại sách kinh Phật. Đáng chú ý nhất là các bản
giải âm, diễn âm, tức là các bản diễn nôm các kinh điển Phật giáo nhằm để tuyên
truyền, phổ biến giáo lý nhà Phật trong giới tu hành và nhân dân. Thứ hai,
những sách nói về các dòng trong Phật giáo, sự tích và lai lịch của các Thiền
sư, các tổ đình. Loại thứ ba là những tác phẩm văn học Phật giáo, trong đó nổi
bật nhất là thơ thiền. Những bản sách Phật giáo chúng tôi có được không phải là
những bản sách sớm, mà chủ yếu niên đại vào thế kỷ 17-18. Trong số 218 bản sách
này, có rất nhiều cuốn sách rất giá trị, như quyển Thiền uyển tập anh được định hình từ thời Trần, và nhiều bản ở các
thời sau. Quyển “Phật thuyết đại báo phụ
mẫu ân trọng kinh” là một cuốn sách
rất quý, niên đại rất sớm, thể hiện bằng chữ nôm, đã được Gs Nguyễn Quang Hồng
chứng minh có khả năng được dịch sang tiếng Việt vào thời Lý (quãng thế kỷ XII).
Đây là một dịch phẩm văn xuôi Nôm xưa nhất mà nay còn lưu giữ được. Tác phẩm là
một bản kinh Phật, nội dung thuyết giảng về công ơn cha mẹ, răn bảo phải làm lễ
cúng dàng trong dịp Vu Lan (rằm tháng bảy) và thường xuyên tụng niệm kinh này. Ngoài
ra có thể kể đến cuốn sách Cổ Châu Pháp
Vân Phật bản hạnh ngữ lục, niên đại thế kỷ 18 là bản dịch Nôm khắc in kèm
theo từng câu của bản chữ Hán. Cuốn sách Phật
thuyết chính giáo huyết bồn kinh cũng là một bản Nôm dịch kinh Phật, xuất
hiện khoảng thế kỷ 16.
Kho
thác bản văn khắc ở Viện Hán Nôm thế nào, thưa TS?
Trải hàng ngàn năm lịch sử, người
Việt Nam
đã sử dụng chữ Hán và chữ Nôm để khắc trên bia đá, chuông đồng, biển gỗ. Từ
những năm cuối của thế kỷ 20 đến nay, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã và đang tổ
chức tiến hành điều tra cơ bản và thu thập các văn khắc Hán Nôm hiện có ở các
địa phương trong cả nước. Đến năm 2005, Viện đã hoàn thành cơ bản việc sưu tầm
văn khắc Hán Nôm ở các địa phương: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,
Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ,
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình; đang tiếp tục thực hiện ở một số địa phương
như: Thanh Hoá, Nghệ An. Kết quả khối lượng tư liệu văn khắc Hán Nôm đã được
thu thập khoảng hơn 48.000 mặt thác bản.
Ở nước ta, văn bản khắc Hán Nôm có
niên đại sớm nhất hiện nay tìm thấy, là tấm bia Xá lị tháp minh dựng năm 601 tại chùa Thiền Chúng tại Long Biên (Bắc
Ninh ngày nay) và bia Đại Tuỳ Cửu Chân
quận Bảo An đạo tràng chi bi văn dựng năm 618 tại chùa Bảo An (Đông Sơn,
Thanh Hoá). Kế đến, là bài minh trên chuông xã Thanh Mai là Thanh Mai xã chung minh, khắc năm 789.
Xếp thứ tư về độ cổ xưa là chuông Nhật Tảo (Từ Liêm, Hà Nội), đúc năm 948 thời
Ngô nói về việc thờ cúng các vị thánh của Nho- Phật- Đạo. Xếp thứ năm là 200
kinh tràng khắc Phật đỉnh tôn thắng gia
cú linh nghiệm đà la ni ở Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình), dựng
vào thời Đinh – Tiền Lê; các kinh tràng này hiện chỉ còn khoảng chục chiếc tại
chùa Nhất Trụ và bảo tàng Ninh Bình. Thời đại Lý-Trần, nhiều chùa chiền thờ
Phật được xây dựng và dường như chùa nào cũng có văn bia ghi lại việc xây dựng,
trùng tu. Những tấm bia cổ quý phải kể đến như: bia chùa Báo Ân An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký (1100), bia
chùa Long Đọi Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ
đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi (1121), bia chùa Linh Xứng Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi minh (1126),
văn bia chùa Thầy ở Quốc Oai, chùa Diên Phúc ở Phú Xuyên… Chúng tôi đã sưu tầm được thác bản của 67 văn
bia chùa có niên đại thời Lý- Trần. Các thời đại sau, số lượng văn bia, văn
chuông càng nhiều. Văn bia chùa được chúng tôi chia ra làm ba loại. Một là, bia
nói về các vị sư tổ, chủ của các dòng thiền, sự tích của các nhà sư. Thứ hai
chiếm số lượng lớn là bia nói về việc trùng tu, mảng thứ ba là bia hậu phật. Mỗi
tư liệu thác bản Hán Nôm đều là nội dung chứa đựng tinh hoa của đời sống sinh
hoạt Phật giáo.
Từng
nhiều năm giữ Phó giám đốc Thư viện Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, anh
cho biết hoạt động phục vụ độc giả đến khai thác tài liệu tại thư viện này như
thế nào?
Do đặc thù về loại ngôn ngữ và chữ
viết, nên số độc giả đến với Thư viện Hán Nôm còn rất khiêm tốn, bình quân mỗi
năm có khoảng 3 ngàn lượt độc giả tới đây đọc sách, tra cứu tài liệu. Đối tượng đến thư viện Hán Nôm đọc sách
thường có 4 nhóm chính. Trước hết, là cán bộ nghiên cứu của Viện Hán Nôm. Hai
là sinh viên các trường đến khai thác tài liệu để làm luận án, luận văn tốt
nghiệp đại học. Ba là các nhà nghiên cứu đến từ nước ngoài. Bốn là các nhà sư
đến từ Huế, Hà Nội, TP HCM. Tăng Ni đến Viện Hán Nôm đọc sách chủ yếu là những
người cần tra cứu tài liệu để làm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Thư viện
Hán Nôm là thư viện dễ dàng nhất đối với những ai muốn tiếp cận tài liệu, chỉ
cần có giấy chứng minh thư và giấy giới thiệu của cơ quan, đoàn thể, địa phương
nơi cơ trú là đều vào đây đọc tài liệu được. Riêng với mảng sách, hiện nay thư
viện không phục vụ bản gốc nữa, chỉ phục vụ bản photocopy cho độc giả. Chỉ khi
có yêu cầu cần đối chứng màu mực, hay cần nghiên cứu vấn đề gì mà bản photocopy
không đáp ứng được, thì mới lấy bản gốc.
TS
nhận định thế nào về giá trị của di sản Hán Nôm Phật giáo đối với nghiên cứu
lịch sử, văn hóa?
Di sản Hán Nôm Phật giáo là khối tư liệu
hết sức quý giá không chỉ để nghiên cứu Phật giáo mà còn nghiên cứu lịch sử,
văn hóa dân tộc nước ta. Bởi vì Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm.
Trong lịch sử phát triển, Phật giáo đã gắn bó, đồng hành với văn hóa và dân
tộc. Vì vậy, những tài liệu này vô cùng giá trị để nghiên cứu quá trình du nhập
Phật giáo vào Việt Nam, đồng thời cũng giúp nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo
đối với văn hóa Việt Nam, sự gắn bó giữa Phật giáo với vận mệnh dân tộc trong
các thời kỳ lịch sử. Một số tài liệu Hán Nôm Phật giáo đã được một số nhà
nghiên cứu sử dụng để qua đó dựng lại lịch sử của một thời đại, của một giai
đoạn. Chẳng hạn như học giả Hoàng Xuân Hãn, thông qua các tài liệu Hán Nôm Phật
giáo đã hoàn thành công trình nghiên cứu “Lý Thường Kiệt và lịch sử ngoại giao
triều Lý” rất uyên bác.
Ở nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau
về khoa học xã hội và nhân văn, văn khắc Hán Nôm Phật giáo còn là nguồn tư liệu
rất có giá trị để tìm hiểu quá khứ dân tộc thuộc ở nhiều lĩnh vực khác nhau
như: tư tưởng chính trị xã hội, lịch sử, văn hóa, kinh tế, dân tộc, tôn giáo và
ngôn ngữ văn tự...
Tuy số lượng bia văn, sách vở Hán
Nôm liên quan đến Phật giáo khá phong phú, nhưng cho đến nay chưa có một chuyên
luận nào về tổng quan khu vực Hán Nôm Phật giáo, mà mới chỉ có các công trình,
luận án nghiên cứu từng đề tài đơn lẻ, cùng những bài viết tản mát về đề tài
này. Phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, công việc dịch thuật và nghiên cứu Hán Nôm
Phật giáo hiện nay còn sơ sài, chưa tưng xứng với khối di sản đồ sộ này, cũng chưa
đáp ứng được yêu cầu của bản thân ngành Hán Nôm, cũng như của xã hội nói chung.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học gặp
phải hạn chế trong nghiên cứu do không biết chữ Hán, chữ Nôm. Những người này
khi nghiên cứu, thường không đọc trực tiếp vào tài liệu Hán Nôm, mà đọc những
bản đã dịch ra tiếng Việt rồi. Thế nhưng, những cuốn sách, tài liệu Hán Nôm đã
được dịch ra tiếng Việt hiện mới chỉ chiếm tỷ lệ quá ít ỏi trong số lượng di
sản Hán Nôm Phật giáo. Nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời cổ, trung đại, từ năm 1945
trở về trước mà không biết chữ Hán thì không thể giải quyết được vấn đề. Đó là
một thực trạng có thể gọi là “bi hài” đối với nghiên cứu lịch sử hiện nay.
Chu Minh Khôi thực hiện
12.4.2013
Bài đã đăng báo.
12.4.2013
Bài đã đăng báo.
Đất nước mình rất cần những người như anh Diện. Rất khó có thể bảo tồn văn hóa và những gia tài văn hóa thiêng liêng của Tổ quốc nếu không có kiến thức và lòng yêu nước. Tôi mơ ước giấc mơ của anh Diện sẽ thành sự thật: Kiến thức về văn hóa, lịch sử của nước Việt Nam mình được quan tâm và được truyền đạt đến mọi người, các tài sản văn hoá từ vật chất đến tinh thần được bảo vệ. Cám ơn anh Diện và anh Chu Minh Khôi về bài phỏng vấn.
Trả lờiXóa"Kho thác bản văn khắc ở Viện Hán Nôm thế nào, thưa TS?"
Trả lờiXóaChắc là "khai thác bản văn khắc ở Viện Hán Nôm thế nào, thưa TS?" phải không ạ ?
Thật không hiểu Phật Giáo VN đang tiến về đâu, hay chỉ là thành viên đắc lực của MTTQVN.
Trả lờiXóaBi -Trí - Dũng của đạo Phật thể hiện ra sao ở những cao tăng giữ giềng mối Phật Pháp ?
Hình như người ta đang dạy cho Phật tử nhìn vào ngón tay chỉ trăng , chứ không phải là nhìn vào ánh trăng.
Lại nữa, ngón tay đó chưa hẳn là ngón tay của Đức Phật ... thật buồn.
Phải chi nghe TS Nguyễn Mạnh Thát phát biểu thì hay quá !
Ông Lê Mạnh Thát phải không ạ?
Xóa/Đỗ Chí Việt
Phật Giáo bây giờ thêm cái Chủ Nghĩa Xã Hội thì nó là Phật Giáo tân thời . Từ trước tôi chì nghe nói đến Phật Giáo tiểu thừa, Phật Giáo đại thừa , nay thêm Phật Giáo XHCN, thì đúng là môn phái mới !
Trả lờiXóaChuẩn quá bác ạ. Vừa rối có vụ đức Pháp chủ đi an vị tượng HCM tại một học viện quân sự. Đọc bản đó chúng em là Phật tử vô cùng kinh ngạc và phải niệm Adida liên tục để "trấn áp" cái Tâm mình quá đỗi.
XóaDi sản cha ông để lại quý giá vô ngàn. Dù có được đầu tư chút đỉnh nhưng với điều kiện khí hậu ở nước ta việc bảo quản xem chừng cực gian nan. Di sản cha ông từng ngày bị hủy hoại, mất mất đi. Làm sao để có thể số hóa và dịch ra tiếng Việt quốc ngữ rồi xuất bản thành sách lưu trữ?. Công việc này cần đầu tư nhiều và lâu dài. Số người dịch được ở nước ta không nhiều. Nếu cứ khoảng 100 người dịch hết năm này sang năm khác có lẽ cũng phải nửa thế kỷ mới xong. Không lẽ lại không làm? Ngẫm ngợi mà buồn thay
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNặc danh15:45 Ngày 23 tháng 6 năm 2013
Trả lờiXóa[....]Chỉ tiếc rằng, ngay trong giới tăng lữ trung tuổi và trẻ tuổi của Phật giáo có không ít người chú trọng quan tâm đến lĩnh vực này, họ chỉ cần biết cơ bản và thuộc mặt chữ có liên quan để đọc kinh sách (sự cần thiết phải có để thu phục tín đồ) , họ chủ yếu dùng các kinh sách in bằng chữ Quốc ngữ, còn lại thì theo học tiếng Anh, tiếng Hoa để tiện cho giao du thế giới.! Tôi được người thân ở Thành phố Thái Bình kể cho nghe : Ở một ngôi chùa lớn của Thành phố Thái Bình, khi chuẩn bị tiếp một vị thuyết pháp từ Đài Loan sang thì sư ông trụ trì đã yêu cầu các tín đồ trong một vài ngày phải học cho thuộc câu niệm " A MI ĐÀ PHẬT " thay cho câu niệm đã thụoc nằm lòng là " A DI ĐÀ PHẬT " ! Sự tự trọng trong sư ông để ở đâu ? . Có vị Đại đức nói với tôi về khẩu hiệu" Đạo Phật và Chủ nghĩa Xã hội " rằng: " Thôi Bác ạ, như thế nào cũng được, chỉ cần mình tồn tại là được !". Biết nói sao đây ?! . [...]
Có được một người giữ đền như TS Nguyễn Xuân Diện là một điều vô cùng may mắn cho nền văn học Hán Nôm cỗ nước ta. Đọc những bài ông viết về làng xưa nếp cỗ, sách của ông về ca trù, theo dỏi những chiến tích của ông trong cuộc đấu tranh bảo vệ di sản văn hóa đích thực ngàn năm, những Việt kiều xa xứ lâu năm như chúng tôi càng thấy phấn khởi khích lệ trên con đường hướng về cội nguồn dân tộc.
Trả lờiXóaỞ ông tôi thấy toát lên một cái gì rất tinh túy của những nhà nho chân chính của dân tộc Việt Nam, chẳng những rất hàn lâm mà còn dấng thân tích cực không mệt mỏi cho xã hội, cho tiền đồ dân tộc. Mong thay nhà nước vì dân, vì tổ quốc, sẽ tạo điều kiện để ông có thể phát huy có hiệu quả hơn nữa các sinh hoạt tâm huyết của mình, có thêm cộng tác viên được đào tạo bài bản, đọc được sách Hán Nôm, nghiên cứu có hiệu quả hơn văn hóa và lịch sử dân tộc ngàn năm…
GS Nguyển Đăng Hưng (Bỉ)
Xin đồng cảm với những suy nghĩ của GS.Nguyễn Đăng Hưng. Chúng tôi cũng được biết TS.Nguyễn Xuân Diện qua những đóng góp của TS với Ca Trù Việt Nam, rồi mới đến... Mùa Hè Đỏ Lửa 2011!
XóaNhưng thật đáng tiếc, "nhà nước vì dân, vì tổ quốc" như GS nói KHÔNG những không tạo điều kiện cho TS.Nguyễn Xuân Diện phát huy hiệu quả hơn (gây áp lực, thuyên chuyển công tác chuyên môn), mà còn bôi nhọ danh dự (cho thương binh đến làm những việc hết sức dơ bẩn) rồi đưa lên truyền thông, truyền hình, những việc làm hết sức bậy bạ... CHỈ VÌ NHỮNG VIỆC LÀM YÊU NƯỚC CỦA TS.NGUYỄN XUÂN DIỆN...
Nhưng vượt qua tất cả, TỄU ngày một vững vàng hơn, nhiều việc làm yêu nước hơn và gần gũi thân thiết với nhân dân Việt Nam bằng những việc làm thiết thực và rất đáng trân trọng của mình!!!
Tôi cũng khâm phục tài năng và đức độ của anh Diện. Giữa thời nhiểu nhương này mà có sự nhiệt tâm yêu nghề, xã thân vì sự tồn vong của Dân tộc là của hiếm. Đất nước VN chỉ cần 200 Tiến sỹ như a Diện,như NBC là đủ. Chúc a Diện viết khỏe và tấn tới.
XóaXin cảm ơn TỄU quý mến đã chỉnh sửa ! Ẩn Danh 15:45 !
Trả lờiXóaSỰ KHIÊM NHƯỜNG;, SỰ THẬN TRỌNG GÌN TRƯỚC GIỮ SAU TRONG QUÁ TRÌNH ĐĂNG TẢI VÀ CHUYỂN TẢI THÔNG TIN CỦA TỄU ĐỂ TRANG BLOG CỦA MÌNH LUÔN LUÔN ĐÔNG KẺ SĨ ĐẾN THĂM . THẬT QUÝ ! CHÀO TRÂN TRỌNG !.
Trả lờiXóaVẫn có và luôn luôn có những người tha thiết với Lịch Sử, Văn Hóa Dân Tộc thì ta không lo không có người nghiên cứu Hán Nôm ở nước ta . Đang có những nghiên cứu sinh người nước ngoài như Mỹ, Nhật, Hàn, Hoa, Đức , Nga, Tiệp, (trước đây có người Pháp) nghiên cứu Văn Hoá VN để làm luận án Tiến sĩ. Văn Hóa VN đang là mỏ vàng cho các nhà nghiên cứu, cho những bài báo giá trị, cho những cuốn sách rất thú vị . Nhất là khi người Việt định cư ở nước ngoài, tiếp xúc với Văn Hóa nước ngoài, họ so sánh, tìm hiểu và thấy cần phải chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Dân Tộc Việt đã tồn tại, có lịch sử, có văn hóa từ lâu đời, có sức sống rất mãnh liệt !
Trả lờiXóaCám ơn Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện ,cần có những người như anh để góp phần chấn hưng tinh thần văn hóa dân tộc Việt Nam .
Trả lờiXóaRất tiếc thế hệ ngày nay "Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ - và cũng không có tương lai"
A generation which ignores history has no past — and no future.
(Robert A Heinlein)
Và : "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn "
(Hồ Chí Minh)
Và buồn hơn :"Những người cai trị chưa bao giờ học được thứ gì từ lịch sử, hay hành động theo những nguyên tắc được trừ khỏi nó "
Governments have never learned anything from history, or acted on principles deducted from it.
(Hegel)
Hiện tình nước ta có nhiều " nhóm lợi ích " chủ yếu là nhóm lợi ích kinh tế theo nhiệm kì đang đục khoét đất nước cần phải loại bỏ mà Tổng bí thư đảng csvn Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra mà không thấy TBT Trọng biểu dương , cất nhắc đến "nhóm văn hóa nhân văn" rất cần cho đất nước, và rất tiếc cho những nhân sĩ ,hiền tài tự ứng cử vào đại biểu quốc hội đã bị loại ngay từ vòng gửi xe của phường .
Ts Nuyễn Xuân Diện là một trí thức yêu nước , đặc biệt là yêu văn hóa dân tộc . Mong Ts mạnh khỏe , đóng góp cho văn hóa và cho phật giáo .
Trả lờiXóa