NHÂN TÍNH
Minh Diện
Trên chuyến bay từ thành phố Nam Ninh
đến Bắc Kinh (Trung Quốc) tháng giêng năm ngoái, anh Vũ Ân, giảng viên
của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh,
ngồi cạnh tôi. Trong khi tôi thiu thiu ngủ thì anh cầm một tờ tạp chí
chăm chú đọc.
Bỗng anh đập vai tôi, nói:
- Nhìn này Minh Diện !
Anh chỉ trang báo in hình một bà già, cưởi tít mắt, tay cầm tờ giấy ghi công trạng. Dưới tấm hình ghi: “Mẹ chiến sỹ Lee”.
Tấm ảnh đó được đăng kèm với mẩu chuyện như sau:
“Năm ấy Lee tròn 18 tuổi, là con út
trong gia đình. Căm thù bọn xâm lược Việt Nam, Lee tình nguyện gia nhập
Giải phóng quân Trung quốc. Chỉ sau năm tháng huấn luyện trong đơn vị bộ
binh thiện chiến của thủ trưởng Phàm, Lee đã trở thành một chiến sỹ
xuất sắc, đặc biệt có tài bắn tỉa bách phát bách trúng. Với tinh thần
chiến đấu cao, Lee đã được ra biên giới phía Nam”.
Sau khi kể quá trình hành quân và tham gia chiến đấu của tên lính trẻ này, bài báo viết tiếp:
“Ngày 1 tháng 10 năm 1979, kỷ niệm Quốc
Khánh, Lee hứa quyết tâm lập công. Hôm đó Lee ra trận địa từ sáng sớm
mật phục gần quân địch. Gần trưa Lee phát hiện được mục tiêu. Tên lính
Việt Nam thấp lùn thoăn thoắt chạy trong chiến hào. Lee rê mũi súng
theo cái bóng loắt choắt ấy. Tên lính không hề phát hiện thấy Lee, mặc
dù Lee ở cách nó hai chục bước chân. Nó đến chỗ thằng bạn nó uống nước.
Lee dán mắt vảo thước ngắm chờ đợi thời cơ, như hồi nhỏ rình bắn chim
sẻ. Kia rồi, tên lính lấy bình toong nước, nhô cao người , ngửa cổ lên
tu. Chắc nó khát lắm nên mất hết cảnh giác! Nó nhô hẳn cả bộ ngực lép
kẹp vì đói khát lên. Lee nín thở xiết cò: Đoàng! Tên lính Việt kêu ối
lên, máu nó vọt ra ngực, nó ngã sấp xuống chiến hào. Nó không hề biết bị
bắn từ hướng nào. Tên lính bạn nó vội đứng lên đỡ bạn. Lee lại bình
tĩnh lấy đường ngắm. Đoàng! Tên này đổ vật xuống đè lên xác tên kia.
Nhanh như chớp Lee vọt sang cắt mỗi tên lính một cái tai mang về báo cáo
thành tích. Chỉ cần có hai viên đạn chiến sĩ Lee tiêu diệt được hai tên
lính Việt. Thủ trưởng Phàm đã biểu dương Lee, vì Lee là chiến sỹ đã
giết được tất cả 5 tên lính Việt Nam, mừng ngày Quốc khánh!
Lee được thưởng, liềnviết thư về báo
công với mẹ. Bà mẹ sung sướng cầm thư Lee đi khoe khắp làng xóm. Mấy
ngày sau bà viết thư động viên Lee giết thật nhiều lính Việt Nam, gửi
những cái tai của chúng về cho mẹ! Lá thư của mẹ Lee gửi tới, Lee mang
đọc cho các bạn nghe…”.
Sau khi kể tiếp những ngày tháng Lee ở
biên giới, rồi bị thương, xuất ngũ, bài báo đó dẫn lời bà già: “Lee con
tôi bây giờ làm cán bộ thôn. Nó thường đi kể chuyện cho học sinh các
trường học trong thôn, trong xã nghe chiến công của nó!”.
Đọc bài báo tôi rùng mình vì ghê tởm!
Anh Vũ Ân nói:
- Dã thú quá!
Trong chiến tranh, lúc lâm trận, người
bên trận tuyến này bắn người trận tuyến bên kia là chuyện bình thường.
Nhưng một tên lính bắn tỉa chờ đúng lúc đối phương ngửa cổ uống một ngụm
nước cho đỡ cơn khát để nổ súng, rồi cắt tai đối phương, và tỏ ra thích
thú về điểu đó, thì thật vô nhân đạo.
Chiến tranh là bất đắc dĩ, nghĩa vụ phải
cầm súng xung trận, nhưng ngay cả trong hoàn cảnh éo le như vậy, con
người vẫn phải có nhân tính. Hơn nữa luật pháp quốc tế đã quy định về
tính nhân đạo trong chiến tranh. Lăn xả vào chém giết, coi giết người là
một kỹ nghệ, một trò vui, giết để tỏ ra là anh hùng hảo hán, lấy tiếng
khen như tên lính Lee kia, và hớn hở khi con mình giết người như mẹ của
hắn, thì rõ ràng lả mất hết nhân tính rồi. Nhưng chuyện đó ở Trung Quốc
lại có truyền thống từ lâu đời, và xuất hiện nhan nhản trong những bộ
phim đang chiếu trên TiVi nước ta.
Sau chiến tranh, có một trường hợp tương
tự xảy ra trong chiến tranh chống Mỹ nhưng cách nhìn nhận hoàn toàn
trái ngược, mà nhà văn Minh Chuyên bạn tôi đã kể trong một bộ phim tài
liệu cách đây khá lâu.
Homer Stetdy sinh sống ở làng Bamberg,
tiểu bang Carolina, Mỹ. Tháng 2-1968, Homer sang Việt Nam, biên chế tại
Đại đội 8, Tiểu đoàn 1, Sư đoàn bộ binh số 4, đồn trú tại Gia lai.
Homer rời Việt Nam tháng 3-1970 với cấp bậc thiếu tá.
Lần đó, trên mặt trân Tây Nguyên, Homer
đã bắn chết một chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam và ông coi đó là một
ành động giết người.
Ông kể:
“Vào khoảng 12 giờ trưa ngày 18-3-1969,
đại đội tôi đóng chốt tại cứ điểm 20, trên quả đồi 467, thuộc huyện Ayn
tỉnh Gia Lai. Tôi được chỉ định đi phát khẩu phần ăn cho mọi người, thì
bất ngờ gặp người lính Việt Cộng. Anh ta xuất hiện tại khúc cua trên con
đường mòn. Lưỡi lê sáng loáng trên nòng súng của anh ta lăm lăm chĩa
thẳng vế phía tôi. Tôi kêu to: “Chiêu hồi! Chiêu hồi!”. Tức kêu gọi đầu
hàng.
Anh lính Việt Cộng xông lên. Tôi đã nổ súng trước khi mũi lê cùa anh đâm vào người tôi.
Lúc đó tôi hoảng sợ đến mức không làm
chủ được mình, tôi chỉ định bắn anh ta bị thương. Anh ta còn quá trẻ,
trên đầu đội chiếc mũ cứng mới, bộ quân phục màu xanh còn nguyên nếp
gấp. Anh nằm sõng soài trước mặt tôi, vẻ mặt bình thản như đang ngủ.
Tôi cúi xuống thu nhặt chiếc ba lô và
những giấy tờ tùy thân của anh ta. Những giấy tờ này sau đó tôi gừi về
Mỹ nhờ mẹ tôi cất giữ.”
Tại làng Bamberg bang Carolina, người mẹ
của Home nhận được chiếc ba lô và các di vật do con bà gửi về, kèm theo
lá thư. Biết con mình đã giết chết một người lính Việt Cộng, bà run sợ
khóc, và nói với chồng mình: “Ở ViệtNam, người mẹ của người lính này hẳn
đau khổ lắm vì phải mất một người con. Người con của bà lại chính do
con mình giết hại. Ông ơi, một ngày nào đó, ông và tôi, một trong hai
người, nếu ai còn khỏe, sẽ cùng Homer sang Việt Nam trả lại những di vật
này cho gia đình người thân của anh lính xấu số này và xin lỗi họ!”.
Từ đó bà coi các di vật, là một một phần linh hồn của người lính tử trận.
Homer và gia đình anh luôn day dứt, vì
tội ác do Homer gây ra. Vợ Hamer đã lập bàn thờ Phật, thờ những di vật
người lính tử trận theo phong tục ViệtNam, còn Homer liên hệ khắp nơi
để tuy tìm gia đình, thân nhân của người lính Việt Cộng.
Bốn mươi năm sau, qua bao nhiêu thư từ,
bao nhiêu cuộc gặp giỡ và hơn chục lần từ Mỹ bay qua Việt Nam, được sự
giúp đỡ tận tâm của nhà văn Minh Chuyên, Homer Stetdy cùng vợ anh và
bạn bè anh đã thực hiện được lời nguyện của cha mẹ anh: Họ có mặt tại
Gia Lai, đưa hài cốt của liệt sỹ Huỳnh Ngoc Đảm, đơn vị C67, quê quán
làng Nha, xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình vế nơi an nghỉ
cuối cùng.
Hai người lính Việt Nam hy sinh trên hai
trận tuyến khác nhau, trước mùi súng của hai kẻ thù xâm lược khác nhau.
Hai “ông giặc” có cách hành xử với người lính Việt cũng hoàn toàn khác
nhau; sự phân định rõ hai nửa cực đoan của nhân tính. Người lính Mỹ nổ
súng trong một tình huống bất khả kháng, nếu anh ta không bắn, mũi lê
của đối phương sẽ đâm vào người anh ta. Anh ta ân hận vì đã giết chết
một con người mà anh ta chỉ muốn làm bị thương. Tâm tư và hành động của
anh lính Mỹ, Homer hoàn toàn trái ngược với tâm tư và hành động của tên
lính Trung Quốc, Lee. Tên lính này giết đối phương khi người đó chưa hề
có một động thái gì gây nguy hiểm cho hắn, hắn giết người như một niềm
đam mê, như rình bắn một con chim sẻ, hả hê ngắm nghía cái chết của
đồng loại như con thú vừa giết được con mồi.
Người mẹ của Homer, từ suy nghĩ đến hành
động toát lên tính nhân văn của con người, có sự đồng cảm sâu xa với
người mẹ có con tử trận, và bà nghĩ ngay đến nghĩa vụ của mình. Còn
người mẹ của Lee bộc lộ dã tâm của con vật.
Hai cuộc chiến tranh đều đã đi qua, mỗi
người lính như bản thân tôi đã có đủ thời gian nhìn lại để chiêm nghiệm
và suy ngẫm. Rất tiếc còn có những kẻ vẫn còn định kiến, như mù lòa
trước hiên thực khách quan! Không ai quên những tội ác của đế quốc Mỹ đã
gây ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng cũng không thể phủ nhận những
việc làm thể hiện tính nhân đạo, và mong muốn khép lại quá khứ của chính
phủ và nhân dân Mỹ trong mấy chục năm qua.
Không gì thể che được tội ác của bọn
bành trướng bá quyền Trung Quốc gây ra trên đất nước ta, tội ác mà
Đảng cộng sản Viết Nam đã chỉ ra là “Trời không dung đất không tha!”
(Tạp chí cộng sản 3-1979).
Hơn ba mươi năm qua, Trung Quốc chưa hề
có bất kỳ một hành động nào góp phần cùng Việt Nam giải quyết hậu quả
chiến tranh do họ gây ra, như tìm kiếm hài cốt liệt sỹ, rà phá bom mìn,
như chính phủ Mỹ làm. Ngược lại, họ vẫn chiếm đóng 65 km2 lãnh thổ Việt
Nam trên đất liền, chiếm Hoàng Sa và các đảo Cô Lin, Gạc Ma, bãi Chữ
Thập…của chúng ta.
Người Trung Quốc vẫn gào thét: “Hãy dạy
cho Việt Nam bài hoc thứ hai đi!”, “Hãy tiêu diệt Việt Nam đi!”, “Mao
Trạch Đông đâu? Đặng Tiểu Bình đâu? Còn ai dám vung dao không?” (Dẫn nguồn từ China Daily, Tin tức tài chính. Club China, Hoàn cầu).
Mỉa mai thay khi khi có kẻ mang danh
giáo sư, tiến sỹ và mang hàm đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam như Trần
Đăng Thanh lại tỉnh bơ ngoác miệng nói “Trung Quốc nhường cơm sẻ áo cho
Việt Nam và tình đoàn kết môi hở răng lạnh!”.
Mới đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
thăm Lào Cai. Ông căn dặn cán bộ nhân dân tỉnh địa đầu biên giới này:
“Tiếp tục xây dựng hòa bình và hữu nghị, chống âm mưu phá hoại từ bên
ngoài, ổn định hợp tác phát triển cùng nước bạn!”.
Trên tờ báo Tin tức tài chính Trung Quốc
lại sặc mùi chiến tranh: “Quân đội Trung Quốc sẽ không ngần ngại ra tay
nếu các nước thiếu tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc quanh
khu vực Tam Sa!”.
Nơi ấy có xương máu của 64 chiến sỹ Hải Quân Việt Nam đổ xuống trước mũi súng của quân xâm lược Trung Quốc, ngày 14-3-1988.
Tiếng hô của người chiến sĩ đã ngã xuống: “Thà hy sinh không để mất biển đảo của Tổ Quốc” như còn vang vọng.
Quá khứ đã mở cho mỗi chúng ta một góc nhỉn vào hiện tại và tương lai.
M.D.
Nguồn: Blog Bùi Văn Bồng
Muốn giữu được nhân tính tốt đẹp cần được sự giáo dục của người thân và cộng đồng XH,một xã hội tốt đẹp thì con người nhân văn,nhân bản hơn nhưng khi XH thối nát,coi trọng đồng tiền quá mức thì tất cả các giá trị tốt đẹp sẽ bị đảo lộn.Tôi nói chắc sẽ có người không ưa nhưng tôi thấy lớp trẻ ngày nay càng ngày càng đi sâu vào sự coi trọng giá trị đồng tiền mà quên đi những thước đo giá trị của con người đó là Nhân tính.Họ sẵn sàng chà đạp ngay cả vào đồng bào mình mình chỉ vì những thành tích ảo và trái ngược.Hãy nhìn vào lực lượng công an,cảnh sát khi thấy rất rõ.Lỗi này không thể đổ lỗi cho người mẹ đã sinh ra họ vì chẳng có người mẹ nào lại muốn con mình trở thành kẻ mang trong mình dòng máu đậm Thú tính cả.Vì sao ai là kẻ phải trả lời?
Trả lờiXóaBài viết hay quá!
Trả lờiXóaHai cuộc chiến tranh đều đã đi qua, chúng ta đều đã suy nghĩ và chiêm nghiệm được nhiều điều... Chỉ mong tất cả những ai đọc bài viết này đều mong muốn và phấn đấu cho một xã hội tốt đẹp đầy tính nhân văn, nhân bản và cùng biết nhìn nhận để thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Cảm ơn Tác giả bài viết!
Cảm ơn TS nGuyễn Xuân Diện!
Chẳng qua họ chỉ là sản phẩm của một sự nhồi sọ thôi.
Trả lờiXóaMà đó cũng không phải là một dân tộc bị nhồi sọ duy nhất trên thế giới.
Có gì là lạ đâu các bác. Từ xa xưa nó thế. Bật kênh TV lên có film Tàu, tòan thấy ăn uống tửu điếm, đánh nhau, trả thù từ đời này sang đời nọ. Bản chất nó thế ! Ba tôi từng căn dặn khi còn sinh thời rằng "có chơi với họ thì đừng để họ thù !".
Trả lờiXóa"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo". Tôi nghĩ tổ quốc và dân tộc Việt Nam không bị diệt vong sau hàng ngàn năm phải kháng cự lại những đoàn quân cực kỳ hùng mạnh và bạo tàn từ phương Bắc, chính là nhờ cái triết lý trên. Bây giờ cũng vậy các bác ạ. Tôi không thấy phương sách đối phó nào hay hơn trước dã tâm thôn tính của chính quyền Bắc Kinh, cho bằng sự đồng lòng, quyết tâm "làm lại" một xã hội Việt Nam nhân bản, nhân đạo, đầy tình người! Mong sao tất cả người Việt chúng ta, trong cũng như ngoài nước, hiểu ra và nỗ lực hết mình cho điều đó! Vận mạng của dân tộc mình nằm ở đó.
Trả lờiXóaVăn hóa Tầu 5 ngàn năm lại nhạt hơn văn hóa Mỹ 400 năm . Văn hóa Tầu có cuộc Cách Mạng lớn quá nên nhân tính thành thú tính . Văn hóa Mỹ không có cách mạng như VH TQ !
Trả lờiXóa