Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

SANG NĂM, MIẾN ĐIỆN CÓ THỂ CÓ BÁO CHÍ TƯ NHÂN

Miến Điện có thể cho phép ra báo tư nhân


Một sạp báo tại Rangoon. Ảnh chụp ngày 03/02/2011.REUTERS

Đức Tâm
 
Hôm nay, 02/09/2012, tân bộ trưởng Thông tin Miến Điện tuyên bố kể từ đầu năm tới, 2013, chính quyền có thể cấp giấy phép hoạt động cho các nhật báo tư nhân. Bộ trưởng Aung Kyi khẳng định luật báo chí năm 1962 sẽ bị xóa bỏ. Các nhà báo nước ngoài có thể được cấp visa và đến làm việc tự do tại Miến Điện.

Trả lời phỏng vấn tuần báo Myanmar Times, ông Aung Kyi, bộ trưởng Thông tin Miến Điện nói : « Tôi thành thật nghĩ rằng các nhật báo tư nhân có vai trò chủ chốt trong một đất nước dân chủ ». Ông Aung Kyi vừa được chỉ định làm bộ trưởng Thông tin thay cho ông Kyaw Hsan, một nhân vật được coi là cực kỳ bảo thủ.

Theo tân bộ trưởng Thông tin Miến Điện, việc mở của thị trường thông tin đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp lý và một bộ luật ứng xử. Sự xuất hiện báo chí tư nhân còn tùy thuộc vào thời điểm Miến Điện có được những văn bản pháp lý nói trên. Cuối tháng Tám vừa qua, Miến Điện đã chính thức hủy bỏ chế độ kiểm duyệt đối với các báo thuộc lĩnh vực chính trị và tôn giáo.

Một dự luật về báo chí đang được soạn thảo. Bộ trưởng Thông tin Miến Điện nói rằng, dự thảo này cần phải được đưa ra tham khảo ý kiến các cơ quan báo chí trước khi hoàn chỉnh và trình lên Nghị viện. Ông nhấn mạnh : « Tôi thành thực quyết tâm có được một đạo luật về các phương tiện truyền thông, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế ».

Cho đến nay, tổ chức Phóng viên Không biên giới vẫn xếp Miến Điện ở hạng 169 trong tổng số 179 quốc gia, trong bảng xếp hạng về tự do báo chí. Tuy nhiên, kể từ khi chính phủ dân sự được thành lập vào tháng Ba năm ngoái, Miến Điện đang thực hiện nhiều cải cách dân chủ, trả tự do cho nhiều nhà báo và các tù chính trị.

Bộ trưởng Aung Kyi khẳng định là luật báo chí năm 1962 sẽ bị xóa. Sự tồn tại của văn bản này gây nghi ngờ về thực tâm của chính quyền trong việc thúc đẩy quyền tự do báo chí. Liên quan đến hoạt động của các nhà báo nước ngoài, ông Aung Kyi cho rằng họ có thể được cấp visa và đến làm việc tự do tại Miến Điện.

Trong tuần, chính quyền Nayipydaw đã xóa tên nhiều người Miến Điện lưu vong, trong đó có các nhà báo, trong danh sách đen.

4 nhận xét :

  1. Miến Điện đã thoát ra khỏi chế độ độc tài tổ chức hại dân hại nước . Ngày nay họ đang vững bước tiến tới một chế độ dân chủ hoà mình vào thời đại và phù hợp với thời đại . Chỉ khi nào cùng đồng hành với thời đại thì khi đó mới hội nhập thực sự và được sự hỗ trợ của quốc tế mà không phải lo " các thế lực thù địch " nào đe doạ cả . Báo chí tư nhân là tiếng nói thực sự của các tầng lớp nhân dân khác nhau trong xã hội . Kìm kẹp và cấm báo chí tư nhân , không có báo chí tự do , là vi Hiến là không những bóp miệng nhân dân , phản bội lại nhân dân mà còn là một tội ác với nhân dân trong xã hội ngày nay ở bất kỳ quốc gia nào .

    Trả lờiXóa
  2. Đừng nói Miến điện miến dong chi cả,Việt nam là phiên bản của Tàu muốn nhận định VN ra sao thì cứ nhìn vào Tàu là rõ.Bao giờ Tàu có báo chí tư nhân thì sau khoảng vài ba năm VN sẽ có đừng đoán già đoán non chi cho mệt lòng

    Trả lờiXóa
  3. Ngày 3-9-2012, trên youtube có đoạn thế này. Xin được kiểm chứng

    Đinh Đức Lập cáo buộc hai ủy viên bộ chính trị Trần Đại Quang và Tô Huy Rứa ép bán công sở cho tư nhân.

    http://www.youtube.com/watch?v=vFCLITewECk

    Trả lờiXóa