Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

Thư giãn cuối tuần: KÍNH THƯA CÁC LOẠI THẦY

Kính thưa các loại thầy

 

Lời dẫn: Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, truyện Tiếu lâm có một vị trí đặc biệt. Đó là tiếng cười vượt thời gian của cha ông ta. Truyện cười, truyện tiếu lâm in bằng chữ quốc ngữ thì ta thấy đã nhiều, nhưng ít ai biết người xưa không chỉ kể chuyện tiếu lâm mà còn dùng chữ Nôm chép lại và in để “phát hành” rộng rãi.

 

Cùng cười với người xưa, xin giới thiệu một vài truyện trong cuốn Tiếu lâm tân truyện (2 quyển) được in vào năm Khải Định 1 (1916), tại nhà in Phúc Yên. Hai cuốn này có mang ký hiệu VNv.269 và VNb.98, hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Văn bản do TS. Nguyễn Xuân Diện phiên âm từ bản Nôm.

.

Thầy đồ

1. Trúng tửu
Có một thầy đồ dạy học, học trò hỏi rằng: “Thưa thầy Đại học chi đạo nghĩa là gì?”. Thầy giả cách say rượu nói rằng: “Thầy đang say rượu, mai tỉnh thầy bảo”. Thầy về hỏi vợ, vợ bảo rằng: “Đại học là tên sách, chi đạo là đạo lý trong sách ấy”. Sáng hôm sau thầy gọi trò bảo rằng: “Các anh không ai biết gì cả, đương lúc người ta say rượu mà lại hỏi, bây giờ sao không hỏi đi”. Học trò hỏi rằng: “Thưa thầy Đại học chi đạo nghĩa là gì?”. Thầy cứ nói như lời vợ. Học trò lại hỏi đến câu: Tại minh minh đức. Thầy vội vàng ngã ra, nói rằng: "Ta lại trúng tửu".

2. Tử viết (Thầy Khổng Tử nói rằng)
Có một thầy đồ dạy học trò sách Luận ngữ. Sáng hôm nào cũng có một cô con gái đi chợ qua đấy. Nghe học trò người nào cũng nói rằng: “Tử viết”, cô ta không biết là ý gì mà mình cứ đi qua thì học trò nói “Tử viết”. Một hôm, cô ta thấy một cậu đang rửa mặt ở cầu ao, hỏi rằng: “Tử viết là nghĩa thế nào hả cậu”. Cậu ta mới bị thầy đánh, đương tức, nói rằng: “Tử viết là tượng vào cô”. Cô ta hầm hầm đến nơi thầy, dang tay tát một cái thật mạnh, nói rằng: “Thầy quen Tử viết với tôi hử”.

24. Sao văn tế
Thầy đồ ngồi dạy học, chủ nhà vợ chết, nhờ thầy làm văn tế. Thầy đồ sao ngay văn tế bố. Chủ nhà trách thầy rằng: “Viết nhầm”. Thầy nói rằng: “Văn ở sách có khi nào nhầm, nhà anh nhầm thì có, đây tôi không nhầm rồi”.

31. Thầy đồ
Có một nhà giàu, nuôi thầy đồ dạy học trong nhà để dạy con gái. Thầy thấy cô con chủ nhà cũng dễ thương, thì cứ ngấp nghé, nhưng cô ta vô tình. Cứ đến bữa cơm, bưng lên để thầy ăn, thì thầy lại hỏi rằng: “dục”. Như thế đã năm sáu lần mà cô ta không hiểu ra ý làm sao. Liền đem lời ấy hỏi bố. Bố biết ý thầy nhưng để bụng, bèn dặn con rằng: “Hễ lần sau thầy có hỏi thế, con nói là “hữu dục”. Thầy lại hỏi rằng: “Tại hà xứ?”. Cô ta chẳng hiểu thế nào, lại vào hỏi bố. Bố bảo: “Lần sau thầy hỏi thế, thì con bảo “Tại Táo quân tiền”. Quả nhiên lần sau thầy lại hỏi, cô ta bảo rằng: “Tại Táo quân tiền”. Tối hôm ấy, thầy đồ yên trí là học trò mình đã bằng lòng, liền xuống bếp thấy người đắp chiếu nằm đấy thì chắc rằng học trò mình, còn bàn là ai, chạy lại sờ vú.

Chẳng may ông chủ biết trước, đã giả tảng nằm đấy. Thấy thầy sờ vú, liền trừng mắt lấy củi vừa đánh vừa nói rằng: “Này dục này!”. Thầy đồ phải bữa đau, bỏ cả sách cả cặp mà đi thẳng.

Thầy ký

4. Ăn cho ích vào thân 
Có hai vợ chồng thầy ký nuôi một thằng ở, ngày nào cũng để nó ăn cơm nguội. Thằng ở tinh quái, nghĩ ra một kế xỏ chủ nhà. Một hôm cô ký đang ngồi ở đằng sau, thằng ở nói rằng: “Mình ở nhà này mới một tháng, chỉ ăn cơm nguội mà dái to như thế này”. Cô ký nghe thấy, cứ lẳng lặng đi ra. Từ đấy, bữa nào cũng bắt chồng ăn cơm nguội, cơm sốt thì cho thằng ở ăn. Chồng lấy làm lạ, hỏi mãi, vợ không nói. Sau tức quá, nói to lên rằng: “Tại làm sao mà cứ bắt người ta ăn cơm nguội mãi thế”. Vợ bất đắc dĩ nói rằng: “Ăn cho ích vào thân, chứ tại làm sao mà căn vặn mãi”.

Thầy địa lý phong thủy

17. Tại anh thầy địa lý
Một thầy địa lý, một thầy phủ thủy, một thầy bói ế hàng, bảo nhau đi phương khác kiếm ăn. Đi từ sáng đến gần tối, chả biết vào đâu, mà thầy nào cũng đói cả. Thầy địa lý sực nhớ, gần đến có nhà quen mới bảo hai thầy kia rằng: “Ngày xưa tôi có để một ngôi địa lý cho cái nhà ở trong làng này. Nhà nó bây giờ cũng phong lưu, anh em mình cố đến đấy, thế nào cũng được một bữa no say. Nhưng tôi bảo hai ông rằng: Giá đến đấy người ta có mời ăn thì ta phải làm cao mới được, đừng làm bộ đói mà họ khinh”. Ba thầy cố đi, một lúc đến nơi. Chủ nhà mừng lắm, ra đón vào, sai người nhà làm cơm thết đãi. Ba thầy nhất định từ, chủ nhà không nghe. Cố ý mời mãi. Ba thầy cứ một mực rằng: “Xin thôi, chúng tôi đã cơm rượu ở ngoài hàng cả rồi, chỉ đến phiền ông ngủ một tối, sáng mai anh em xin đi sớm”. Chủ nhà nghĩ thật, thôi không mời nữa, bảo người nhà sửa giường, trải chiếu để các thầy đi ngủ.

Ba thầy buồn quá, đành phải nhịn đói đi nằm. Nhưng mà thầy kia cứ trách rằng: “Chỉ tại anh thầy địa lý cả”. Rồi nói rằng: “Việc gì mà lại xui nhau làm khách, để hóa ra bây giờ đói không ngủ được”. Thầy địa lý thấy nói lôi thôi, sợ nhà người ta biết, mới bảo rằng: “Thôi các ông cứ nằm im đấy, chốc nhà nó ngủ yên, tôi xuống bếp lục xem may ra có cái gì ăn, thì tôi sẽ gọi”. Tính bác thầy bói háu đói mà lại tham ăn, nghe thấy nói thế, nghĩ bảo dạ rằng: Hắn đi có gì hắn ăn một mình thì làm sao, mới vội vàng lẳng lặng xuống bếp một mình, chẳng may phải cái cuốc ở tường, cán cuốc nó bổ vào đầu đau quá, hốt hoảng ngỡ người đánh, kêu tru lên rằng: “Tôi lạy ông, ông tha cho tôi, sự này tại anh thầy địa lý”.

Thầy cúng, pháp sư

21. Úm ba la, ba ta cùng khỏi
Một chị, chồng đi vắng, ở nhà ngồi cắt củ từ, thấy củ hay hay, mới tê mê tẩn mẩn lấy một củ cho vào chốn ấy, không ngờ lấy ra không được, phát sốt điên cuồng cả người lên. Đến lúc chồng về, chị ta giả cách ngộ cảm, lên giường đắp chăn nằm. Anh chồng thấy vậy, ngẩn người ra, vẫn định về làm khoản ấy, ai ngờ về vợ lại như thế, buồn mình mới ra ngoài sân, nghịch chó cái cho đỡ buồn, nghịch thế nào mà tự nhiên anh ta mang con chó lên giường, cũng đắp chiếu kín nằm rên khư khử. Ai hỏi thì nói trá rằng đau bệnh. Kỳ thực cậu ta bị chó cái giữ, lôi ra không được, cho nên phải ôm chó cái lên giường. Thành thế ra chồng nằm rên một giường, vợ nằm rên một giường. Hai vợ chồng cùng bị bệnh cả. Người nhà thấy vậy sợ lắm, chạy đi kể chuyện với ông thầy pháp ở bên cạnh nhà: “Không biết làm sao hai vợ chồng tự nhiên phát bệnh như thế, để thầy xem có phép gì cứu được không”. Ông thầy bảo rằng: “Ma làm đấy, phải cúng thì mới khỏi”. Người nhà mời ngay ông ta đến cúng hộ cho. Ông thầy đến, vào thăm chồng, hỏi bệnh ra làm sao, người chồng nói nhỏ vào tai rằng: “Ông có cúng thì cúng cho nhà tôi, vì không biết làm sao mà tự nhiên nó phát sốt như vậy, còn tôi thì không phải bệnh”, mới nhỏ to kể thật chuyện mình cho thầy nghe. Ông thầy lại vào thăm người vợ, thì người vợ nói sẽ rằng: “Ông có cúng xin ông cúng cho nhà tôi, vì không biết làm sao mà tự nhiên phải đau bão làm vậy, còn như tôi thì không phải gì cả”. Cũng kể thật cả chuyện mình cho ông thầy nghe. Ông thầy biết rõ rằng, hai bên cùng phải một bệnh mà bên nọ giấu bên kia, song cũng cứ làm thinh như không, ra sân đặt đàn để cúng. Nhưng mà chỉ tơ tưởng chuyện hai vợ chồng nhà chủ, cho nên tê tê buồn buồn, sẵn thấy có chai rượu ở trên bàn, đem xuống để ngay cái ấy vào miệng chai, chẳng may không lôi ra được, cứ chịu chết đứng ở ngoài sân, hai tay ôm lấy chai rượu. Chị kia trông thấy bật cười đến nỗi băng cả củ từ ra, con chó cái thấy củ từ, nghĩ là miếng thịt chạy ra đớp. Thầy pháp tưởng chó đến cắn mình, sợ quá sun lại, chai rơi xuống đất. Thế là ba người cùng khỏi cả. Bởi vậy, thầy pháp ra trước đàn bắt quyết mà niệm chú rằng: “úm ba la, ba ta cùng khỏi”.

Thầy lang

33. Đòi ăn
Có anh đi kiết, đến xin thuốc của ông lang bên cạnh và dặn rằng: “Hễ bao giờ tôi khỏi thì xin ông sang đánh chén”. Cách được một tháng, không thấy anh ta sang lấy thuốc, mà cũng không đả động gì đến chuyện ăn cả, hễ hỏi anh ta thì anh ta nói dối rằng hãy còn khó đi lắm. Ông lang tức lắm, định lúc nào anh ta đi đồng thì đứng nấp một bên. Khi anh ta đi xong, ông lang vội vàng chạy ngay lại, lấy tay chỉ vào bãi phân mà trách anh ta rằng: “Đồ xỏ lá, đi phân như thế mà không cho ông ăn”.
N.XD

36 nhận xét :

  1. Xin tiếp lờ Tễu, trích Tiếu Lâm Diễn Nghĩa (tâp 1) bài

    柴 徒 悴 THẦY ĐỒ DỐT

    Có một thầy đồ dạy trẻ con sách Tam Tự Kinh đến chữ Phàm Huấn Mông, thầy [không] biết nghĩa là gì, bảo rằng: Phàm là ông Phàm, Huấn là ông Huấn, Mông là ông Mông. Đến chữ “bôi 杯” là chén, thầy thấy [chữ] “mộc 木” bằng chữ “bất 不”, bảo ngay “bất là cây bất”. Học trò cứ thế học, rồi hỏi thầy cây bất nó thế nào. Thầy nói át đi rằng cây bất mọc ở biển Đông chúng bây không biết. Được bên cạnh nhà có người đàn bà biết chữ nghe thấy thầy đồ dạy láo mới ru con rằng:
    “Ai trồng cây bất biển đông,
    hay là ông Huấn ông Mông ông Phàm.”

    Thầy đồ nghe tiếng biết ý, thẹn, từ nhà chủ, đi mất.

    Trả lờiXóa
  2. lâu lâu coi lại vẫn thấy cười được.

    Trả lờiXóa
  3. Thưa anh Xuân Diện! Lâu lắm rồi tôi mới lại được đọc những câu chuyện văn học giân gian bác học của Việt Nam xưa ông bà chúng ta thường truyền miệng để kể lại cho con cháu nghe. Nền văn học truyền miệng đã có một sức sống mãnh liệt trong kho tàng văn hóa dân tộc mãi trường tồn để giáo dục con cháu về tình yêu quê hương đất nước. Cái kho tàng văn hóa dân tộc cùng nền văn minh làng xã đã bị chính Trung Quốc cố vấn trong CCRĐ tiêu diệt hoàn toàn. Ngày nay truyền hình Nhà nước sống bằng tiền thuế của dân đi quảng bá văn hóa không công cho Trung Quốc làm lu mờ văn hóa dân tộc, đầu độc tinh thần nhân dân suốt ngày trên truyền hình, khiến cho lớp trẻ xa lạ bản sắc văn hóa dân tộc. Các phim của TQ luôn cảnh báo thù, chém giết lẫn nhau. Còn các phim Việt bắt chước phim Tầu và Hàn Quốc đi xe đẹp, dùng điện thoại đắt tiền, nhà hàng sang trọng sính tôn thờ vật chất trong khi thực tế đời sống nhân dân trong cảnh khốn cùng, quan lại địa phương chỉ tìm cách cướp đất đẻ bán, tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt bán rẻ cho TQ. Ngoài ra chính quyền còn tiếp tay cho TQ trúng thầu hầu hết các công trình để phá hoại và vơ vét tài nguyên, làm ô nhiễm môi trường, phá hoại sản xuất trong nước. Chính những cán bộ biến chất trong chính quyền đã rước "Rắn về cắn gà nhà" biến quốc gia thành yếu hèn, nhân dân không có công ăn việc làm, tham nhũng tràn lan, tệ nạn xã hội bùng phát khắp mọi nơi. Đây mới chính là những kẻ phản động bán nước hại dân...

    Trả lờiXóa
  4. Chắc bác Diện và nhiều bác ở đây dã từng thấy những tấm hình do Tây nó chụp dân mình hồi đầu thế kỷ 19, nhỉ? Xem hình thì thấy ông bà mình thuở trước nhỏ con, hình dạng có vẻ rất lam lũ và (cho tôi xin lỗi trước) thậm chí có thể nói là "cục mịch" nữa. Kể cả hình các vua quan thời Nguyễn nhìn nhân dạng cũng có vẻ không đẹp. Những cảm tưởng như vậy có lẽ do cái tiêu chí thẩm mỹ của thời đại mình nó khác chăng? Tôi ngờ rằng không chỉ người Việt mình, có lẽ dân tộc nào cũng thế thôi, khi nhìn lại những bức ảnh "người thật cảnh thật" xưa cũ thì cũng có cảm giác là các thế hệ xa trước hơi quê mùa chăng?

    Nhưng gác qua cái tiêu chí thẩm mỹ tùy thời này, đọc những chuyện tiếu lâm Việt Nam trên đây mà nể ông bà mình quá. Rõ ràng là một dân tộc tuy thuần nông, tối ngày cày sâu cuốc bẫm nhưng lại rất trọng chữ và rất hay chữ, biết "chơi chữ" một cách lão luyện. Nói cách khác là bất kể sự nhọc nhằn trong sinh hoạt hàng ngày, tổ tiên mình xưa có một nếp sống văn hóa thật cao. Đặc biệt là vai trò của những nhân vật nữ đối với văn hóa: các bà các cô tài thật, im im thế nhưng mà rất sâu sắc và rất dí dỏm.

    Cám ơn bác Diện và bác Nguyễn Văn. Đọc thích lắm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác Ha Le
      Chiều nay Tễu tôi ngồi vẩn vơ nhớ một người bạn phương xa chưa từng gặp mặt. Sao người ấy lâu nay không ghé uống trà? Sao người ấy không để lại lưu bút bằng vài nhời nói ân cần mà vui vẻ như xưa? Người khách ấy lặng lẽ đến thưởng chén trà muộn vào giữa đêm rồi lại lặng lẽ đi rồi chăng? Ôi! Lại nghĩ, ngộ nhỡ người ấy ốm đau gì chăng? Phỉ phui!

      Nhưng mà rồi tối nay, người khách ấy lại đến giữa muôn người! Trong làn hương phảng phất của chén trà ngút khói, khuôn mặt chữ điền hiện ra, cùng mấy lời bình mộc mạc ân tình và kiểu cách của người từng trải, lịch duyệt.

      Kính vậy!
      Tễu

      (Khi bác đọc được mấy nhời này, xin để lại Email của bác để tiện trao đổi, hỏi thăm - Email sẽ không hiển thị, xin bác yên tâm)

      Xóa
    2. Hu hu, bác Diện khen quá làm tôi ngượng thật ngượng. Bác biết không, tôi vẫn vào đọc rất đều. Hôm nọ đọc bài "Tôi đi biểu tình" của cháu Đào Lê Tiến Sĩ mà tôi nghẹn ngào, vừa buồn cho cái thân già hết xí quách của mình lại vừa mừng vì dân Việt mình có một lớp trẻ tuyệt vời đến thế. Ở bên này mùa Đông thật là khó nhọc đối với tôi, nhưng đây là mùa Hè đầu tiên tôi thấy sức khỏe mình xuống dốc thảm hại. Tôi chuyên làm ca đêm và làm việc chân tay nặng suốt mấy năm nay, nghĩ trách nhiệm với mấy đứa con còn nhỏ và cũng muốn... sống lâu thêm tí nữa chờ xem đất nước mình khởi sắc, nên phải... cai bớt không dám "còm" nhiều đấy bác ạ. Nhưng giờ thì thấy khá hơn rồi, sẽ vào thăm và cụng ly trà với các bác đều hơn.

      Úi giời, tôi xấu giai hơn "Tễu" nhiều bác ạ. Phải nói trước kẻo mai mốt có gặp nhau bác không hết hồn vì cái nhan sắc Trương Chi... lộng lẫy của tôi, hi hi. Sẽ gởi địa chỉ email đến bác sau nhé. Rất vui được liên lạc với bác để thỉnh thoảng thăm hỏi nhau.

      Xóa
  5. Vào năm 1888, Abel Des Michels, giáo sư trường Sinh Ngữ Đông Phương (Professeur à l’École Spéciale des Langues Orientales Vivantes) có xuất bản tập Chuyện Đời Xưa 傳 代 初 (Ernest Leroux Éditeur Paris) bằng chữ Nôm, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ (bản QN của Trương Vĩnh Ký).
    Tập nầy có “mấy loại thầy” không tìm thấy trong hai bản Nôm Tiếu Lâm Diễn Nghĩa (Khải Định Nhâm Tuất 1922) và Tiếu Lâm Tân Truyện (Khải Định cửu niên 1924): Thầy giả nghe nghĩa, Thầy dạy hà tiện, Thầy dạy ăn trộm …
    Xin chép sau đây chuyện “Thầy giả nghe nghĩa”
    Có một nhà kia giàu có sinh được một đứa con trai. Con nhà giàu lại là con một, nên cưng lắm. Khi nó được năm sáu tuổi, cha mẹ nó muốn cho con đi học , mà sợ tới trường học, học trò nhiều đứa ngang tàng rắn mắt an hiếp chăng; nên tốn thì tốn, lo rước thầy về nhà cho nó học.
    Mà anh thầy ấy hay ăn thép. Bữa kia mẹ thằng ấy đi chợ về, mua cho một tấm đường, hay là cái bánh ngọt tròn tròn mà lớn. Con nó ra mừng mẹ đi chợ về, mẹ nó đưa cho nó; nó mừng cấp ôm lấy, lại tiếc chưa dám ăn, cầm chơi để dành. Thầy thấy thèm; mới kêu thằng học trò lại; nầy con đem lại cho thầy tập nghe nghĩa cho con. Nó tình ngay thiệt thà, lật đật cầm đem lại, thầy lấy, lầy rồi để ra giữa cái ghế; mới giả đò nghe sách cho nó coi: “Ngôi Thái cực 太 極 là như vậy; để ra giữa nguyên như vậy.” Rồi bẻ hai ra mà nói rằng: “Như vậy là Thái cực sanh Lưỡng nghi 兩 儀 .” Rồi lại bẻ ra làm bốn mà nói rằng: “Như vậy là Lưỡng nghi sanh Tứ tượng 四 象.” Rồi thầy cầm lấy cái bánh nói: “Còn như vậy là Tứ tượng biến hóa vô cùng”, cầm đem lủm phứt cái bánh đi. Thằng học trò nó mới lăn ra, nó giảy, nó khóc. Mẹ nó nghe, mới kêu, mới hỏi; thì nó nói. “Thầy nói:” Để thầy tập nghe nghĩa cho tôi.” Rồi thầy ăn cái bánh của tôi đi”
    Lời người chép:
    1. Văn Quốc ngữ thuở sơ khai rất mộc mạc, không bóng bẩy như ngày nay.
    2. Bản Nôm của Abel Des Michels dùng rất nhiều chữ giả tá: nhà giàu 茹 朝 , cưng lắm 畺 廪, cha mẹ 吒 美, tròn tròn 論 論, mừng 明 , …

    Sau đây là bài thơ Thất Ngôn Trường Thiên Thầy Đồ 偨 徒 truyền khẩu trong dân gian:
    Thầy đồ vốn là người tài bộ
    Quảy cầm thư đến phủ Vĩnh Tường
    Trước nha môn thiết một học đường
    Dạy dăm trẻ chi hồ giả dã 之 乎 者 也

    Nhân một lúc thầy đồ nhàn hạ
    Ra hồ sen xem ả hái hoa
    Hớ hênh ả để lộ đồ ra
    Đồ trông thấy ngâm nga tức khắc

    Diện tiền mãn nhãn hoa xuân sắc 面前滿眼花春色
    Thủy lý ly mang bạng thổ thần 水里离茫蚌吐脣
    Đồ ngâm rồi, đồ đứng tần ngần
    Đồ nọ tưởng đồ kia thắc mắc

    Chú:
    Chữ Nôm có thể phân biệt hai chữ đồng âm “đồ”, dùng 2 bộ thủ khác nhau : Đồ nọ tưởng đồ kia 徒 奴 想 𦛣 箕.

    Trả lờiXóa
  6. Nói thêm vê 2 dấu ��:
    Chữ Unicodes gồm 5 vùng: Main Bloch, Extension A, Extension B, Extension C và Extension D.
    Chữ “đồ” trong “thầy đồ” thuộc vùng Main Bloch (tức CJK), ucode có 4 số mã trong cơ hệ thập lục phân dùng 16 số mã (0, 1, 2, …, 9, A, B, C, D, E, F).
    Từ Extension B trở đi, Ucode có 5 số mã : 徒 trong Main Block, ucode có 4 số mã 5F92 (chữ giả tá mượn âm, không mượn nghĩa 徒(đồ=đi bộ); chữ “đồ” thứ 2 (chữ Nôm : bộ 月,肉 ‘nhục’ chỉ ý, chữ chỉ âm là chữ 走‘tẩu=chạy’, nửa chữ 徒) thuộc vùng Extension B, ucode có 5 số mã 266E3; chữ Nôm trong “thầy đồ” thuộc vùng Main Bloch (tức CJK), ucode có 4 số mã.

    Bác nào dùng MS Word, muốn chữ Nôm với 5 số mã 266E3 hiện ra, select 5 số đó, gõ 2 chữ “Alt +X" cùng một lúc.

    Trả lờiXóa
  7. Quá hay! Lại phải cám ơn bác Nguyễn Văn lần nữa. Thú vị quá!

    Bác Nguyễn Văn cẩn thận ghi chú rằng văn Quốc ngữ thuở sơ khai rất mộc mạc, nhưng tôi lại thấy rất thích khi được đọc những chuyện cổ này bằng chính lối văn cổ xưa. Có gì đó như làm sống lại sâu trong mình cái chất hồn nhiên trong sáng ban sơ của tiền nhân, cái hồn lung linh bát ngát rất gần gũi với thiên nhiên nguyên tuyền...

    Khi tôi kể chuyện cổ tích ru con bé nhà tôi ngủ, tôi cứ phải ráng làm sao cho giọng văn của mình bớt bóng bẩy đi, bớt "người lớn" và bớt "văn minh" đi. Có lúc bí quá (chẳng qua là vì hôm đó tâm hồn mình nặng nề phức tạp quá), tôi bèn kêu mệt và năn nỉ: "hôm nay tới phiên con kể chuyện cho ba nghe", để tôi có dịp học lóm lại cái ngôn ngữ trẻ thơ bay bổng lồng lộng của cháu. Đọc lại những bản văn mộc mạc của tiền nhân, tôi cũng có cảm tưởng lòng mình được nhẹ nhàng thanh thản như khi nghe tiếng trẻ bi bô vậy.

    Như bức tranh mộc mạc mà bác Diện trưng ở đầu bài: nét vẻ rất đơn sơ nhưng gây cảm xúc kỳ lạ. Cái lối ông thầy đồ há hốc nhìn... "đồ" gì đó nơi cô thôn nữ thiệt là hài hước một cách thâm thúy. Nếu cũng nội dung đó mà vẽ bằng những nét vẽ tinh tế hiện đại thì tôi e chắc không thể lột được cái hồn của câu chuyện.

    Ông bà mình tài thật! "Tôn sư trọng đạo" không thua gì người phương Bắc, nhưng đồng thời cũng hết sức thực tế. Ông thầy cũng là con người thôi: lúc bí chữ thì cũng "nổ" bừa với học trò cho qua giờ học; lúc thiếu ăn thì cũng thòm thèm ngay cả quà vặt của con nít; và lúc "hữu dục" thì cũng cuống cả lên mà rên rỉ "tại hà xứ?"...

    Tôi tự hỏi có nền văn hóa nào có thể nhìn con người bằng cái nhìn vừa trung thực, vừa độ lượng mà cũng vừa... giải thoát, như nền văn hóa Việt cổ xưa của cha ông ta không?

    Đặc biệt bài thơ Trường Thiên Thất ngôn Thầy Đồ quá tuyệt vời! Cám ơn bác Nguyễn Văn nhiều lắm!

    Trả lờiXóa
  8. Cám ơn Bác HA LE với những nhận xét rất tinh tế, có chỗ tôi chưa nghĩ tới.

    Nhân tiện, xin hỏi Bác Ha Le hoặc Bác nào khác, có hứng thú muốn đọc tập Chuyện Đời Xưa bản QN của Pétrus Ký hay bản Nôm của GS Abel Des Michels, tôi sẽ làm e-books, đưa lên YouSendIt, và thông báo qua Tễu - Blog (cám ơn Tễu trước), các Bác vào đó chép về máy mà đọc. Vì là Free Storage nên họ chỉ giữ có 7 ngày.

    Những ngày gần đây, hiện tượng Hoàng Quang Thuận gây cảm hứng, định phổ biến quyển sách 禪 宗 心 法 Thiền Tông Tâm Pháp, gồm 6 tập:

    1. 達磨四行觀 Đạt Ma Tứ Hành Quán
    2. 達磨血脈論 Đạt Ma Huyết Mạch Luận
    3. 達磨悟性論 Đạt Ma Ngộ Tính Luận
    4. 達磨破相論 Đạt Ma Phá Tướng Luận
    5. 最上乘論 Tối Thượng Thừa Luận
    6. 傳心法要 Truyền Tâm Pháp Yếu

    Bốn tập đầu, bản chữ Hán của Đạt Ma Sơ Tổ Thiền Tông Trung Quốc, tập 5 của Hoằng Nhẫn Thiền Sư, Ngũ Tổ Thiền Tông Trung Quốc, tập cuối Truyền Tâm Pháp Yếu 黃 蘗 山 斷 際 禪 師 著 Hoàng Bách Sơn Đoạn Tế Thiền Sư trứ.

    Sách viết bằng chữ Hán, in tại Taiwan, tháng 9, năm 1988.
    Trong trường hợp có nhiều Bác muốn đọc, tôi sẽ phổ biến eBook chép từ Sách In.
    Rất có thể, sẽ làm bản Unicode thêm phiên âm Hán-Việt. Công việc nầy phải mất vài tháng làm việc liên tục, nếu sức khỏe cho phép.

    Trả lờiXóa
  9. trong các công đức thì công đức Bố thí pháp là cao nhất đó, mong Nguyễn Văn sớm cho anh em được chiêm quan 6 tập trên, quí nữa lại có cả phiên âm nữa thì tốt quá, bởi sách nhà Phật khó đọc qua, nhất lại ghi bằng chữ Hán nữa. Cảm ơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, đúng là đại công đức!

      Bộ Thiền Tông Tâm Pháp, rất mong bác Nguyễn Văn hay bác nào có khả năng đọc chữ Hán thì diễn nghĩa cho những người kém Hán văn như tôi được học với. Còn tập Chuyện Đời Xưa thì chắc chắn là tôi rất biết ơn khi được bác chia sẻ.

      Nếu tôi không nhầm thì tôi đã được đọc (chính xác hơn là được nghe) bác Nguyễn Văn nhiều lần rồi, ở một nơi khác, từ hồi Việt Nam mình chưa có internet lận. Thật hân hạnh khi được gặp bác ở hiên trà Lâm Khang này. Kính chúc bác sức khoẻ.

      Xóa
  10. Xin trình làng 30 câu Kệ của Đạt-ma Tổ Sư;
    Sẽ đưa lên YouSendIt sách Thiền Tông Tâm Pháp, và thông báo sau để chép về máy.

    (附)達磨大師碑頌 [梁武帝蕭衍]
    楞伽山頂坐寶日  中有金人披縷褐
    形同大地體如空  心如琉璃色如雪
    匪磨匪瑩恒淨明  披雲卷霧心且徹
    芬陀利花用嚴身  隨緣髑物常次悅
    不有不無非去來  多聞辨才無法說
    實哉空哉離生有  大之小之眾緣絕
    剎那而登妙覺心  躍鱗慧海起先哲
    理應法水永長流  何期暫涌還蹔渴
    驪龍珠內落心燈  白毫慧刃當鋒缼[喫]
    生途忽鳥慧眼閉  禪河駐流法梁折
    無去無來無是非  彼此形體心碎裂
    住烏去烏皆歸寂  寂內何曾存哽咽
    用之執手以傳燈  生死去來如電掣
    有能至誠心不疑  劫火燃燈斯不滅
    一真之法盡可有  未悟迷途茲是竭
    (禪 宗 心 法 Thiền Tông Tâm Pháp, trang 05-06)
    (Phụ) Đạt Ma Đại Sư Bi Tụng [Lương Vũ Đế tiêu diễn]
    Lăng Già sơn đính tọa bảo nhựt    Trung hữu kim nhơn phi lũ hạt
    Hình đồng đại địa thể như không    Tâm như lưu ly sắc như tuyết
    Phỉ ma phỉ oánh hằng tịnh minh    Phi vân quyển vụ tâm thả triệt
    Phân đà lợi hoa dụng nghiêm thân   Tùy duyên độc vật thường thứ duyệt
    Bất hữu bất vô phi khứ lai    Đa văn biện tài vô pháp thuyết
    Thật tai không tai ly sanh hữu    Đại chi tiểu chi chúng duyên tuyệt
    Sát-na nhi đăng diệu giác tâm    Dược lân tuệ hải khởi tiên triết
    Lý ứng pháp thủy vĩnh trường lưu   Hà kỳ tạm dũng hoàn tạm khát
    Ly long châu nội lạc tâm đăng    Bạch hào tuệ nhận đương phong khế
    Sanh đồ hốt điểu tuệ nhãn bế    Thiền hà trú lưu pháp lương chiết
    Vô khứ vô lai vô thị phi    Bỉ Thử hình thể tâm toái liệt
    Trụ ô khứ ô giai quy tịch    Tịch nội hà tằng tồn ngạnh yết
    Dụng chi chấp thủ dĩ truyền đăng   Sanh tử khứ lai như điện xế
    Hữu năng chí thành tâm bất nghi    Kiếp hỏa Nhiên Đăng tư bất diệt
    Nhứt chân chi pháp tận khả hữu    Vị ngộ mê đồ tư thị kiệt

    Chắc có chỗ phiên sai, kính nhờ Tễu và các Bác chỉ dẫn. ĐA TẠ.

    Trả lờiXóa
  11. Sách in Thiền Tông Tâm Pháp, 144 trang, nặng 35 MB.

    https://www.yousendit.com/download/TEhVblRqVEgyWGRvZE1UQw

    Xin mời các Bác theo trạm nối trên, chép Sách Thiền Tông Tâm Pháp, trong vòng 7 ngày, kể từ hôm nay (29-08-2012).

    Cám ơn chủ nhà, TS Nguyễn Xuân Diện. NV

    Các bản Unicodes sẽ phân làm 6 phần, mỗi phần chỉ có:
    Văn Bản Chữ HÁN và Phiên âm Quốc ngữ.
    Xong phần nào sẽ trình làng phần nấy.

    Về nghĩa lý, chắc phải nhờ Ông Tiến Sĩ Hán-Nôm giảng thuật.
    Kính

    Trả lờiXóa
  12. Cám ơn bác Nguyễn Văn nhiều lắm. Nhìn bản Hán văn thì tôi mù tịt như lạc vào rừng vậy, đành ngắm nghía sự trang nhã của bản văn cổ kính để tự an ủi nỗi tiếc nuối vì sự học hành dở dang của mình. Xin chờ hai bản Quốc ngữ và Nôm của tập "Chuyện Đời Xưa" như chờ món quà quí giá của bác, với lòng biết ơn.

    Bác Diện ơi, hôm nay mới rảnh tí để xem cái clip bác giới thiệu. Hi hi, cười rung cả ghế. Mỗi khi xem những clip như thế này tôi lại thấy mừng cho người phương Tây vì ra như họ đã tìm thấy sự hồn nhiên kỳ diệu mà nhiều thế kỷ rồi nền văn hóa nặng về lý trí của họ từng khao khát. Và rồi thấy hơi buồn cho người Việt mình, hình như càng ngày càng mất đi cái nét hồn nhiên mà tổ tiên mình đã đạt được từ xa xưa!

    Trả lờiXóa
  13. Trạm nối dưới đây dẫn tới Chuyện Đời Xưa, Bản Quốc ngữ của Petrus Ký.
    Gởi Bác Ha Le và Bác nào muốn đọc chuyện vui đời xưa:
    https://www.yousendit.com/download/TEhVK3BIcVhLVlZnRXNUQw

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vô cùng cám ơn bác Nguyễn Văn. Trong tổng số 20 chuyện của tập sách, em chỉ biết và nhớ có 2 chuyện, cộng với chuyện "Thầy giả nghe nghĩa" mà bác đã kể trên đây là 3. Thật là món quà quí giá.

      Trưa hôm qua em kể cho con bé 5 tuổi nhà em chuyện "Thầy giả nghe nghĩa". Nó thích quá chừng. Lạ thật! Em đang ráng hiểu xem tại sao những chuyện như thế này lại làm các đứa trẻ thích thú đến thế. Nhiều khi kẹt quá, hết vốn hết liếng, em phải "sáng chế tại chỗ", bịa ra chuyện gì đó na ná như chuyện đời xưa để có cái mà kể cho mấy đứa con em. Mỗi khi như vậy em lại thầm khấn hồn thiêng tiên tổ sống lại trong em, để em có thể... "sáng tác nhưng mà thuật nhi bất tác". Mặt khác, những khi phải nặn ra những câu chuyện tự biên tự diễn như vậy, em cũng ráng tưởng tượng như mình cũng chính là những người xưa đang truyền miệng cho nhau những trải nghiệm về cuộc sống, để hy vọng được hiểu cái thế giới nội tâm của tiên tổ mình hơn.

      Kính chúc sức khỏe bác Nguyễn Văn.

      Xóa
  14. Thân mến tặng TS Nguyễn Xuân Diện, Bác HA LE và các bạn hữu của Tễu, bàn Nôm Contes Plaisants, diễn Nôm từ CHUYỆN ĐỜI XƯA của Petrus ký; theo trạm nối sau dây trong vòng 7 ngày kể từ hôm nay (30-8-2012)

    https://www.yousendit.com/download/TEhWM25PK3h5UkZ3SGNUQw

    Trả lờiXóa
  15. 1 達磨二入四行觀 Đạt Ma Nhị Nhập Tứ Hành Quán
    [tr. 01] 菩提達磨大師略辨大乘入道四行觀
    Bồ Đề Đạt Ma Đại Sư Lược Biện Đại Thừa Nhập Đạo Tứ Hành Quán
    達磨祖師著 Đạt Ma Tổ Sư trứ
    弟子曇琳序 Đệ tử Đàm Lâm tự
    法師者,西域南天竺國人,是婆羅門國王第三之子也。神慧疏朗,聞皆曉悟;志存摩訶衍道,故捨素隨緇,紹隆聖種;冥心虛寂,通鑒世事,內外俱明,德超世表。悲悔邊隅正教陵替,遂能遠涉山海,遊化漢魏。亡心之士,莫不歸信;存見之流,乃生譏謗。于時唯有道育惠可,此二沙門年雖後生,俊志高遠。幸逢法師,事之數載,虔恭諮啟,善蒙師意。法師感其精誠,誨以真道,令如是安心,如是發行,如是順物,如是方便,此是大乘安心之法,令無錯謬。如是安心者:壁觀。如是發行者:四行。如是順物者:防護譏嫌。如是方便者:遣其不著。此略序所由云爾。
    Pháp sư giả, Tây-vực Nam Thiên-trúc Quốc nhơn, thị Bà-la-môn Quốc Vương đệ tam chi tử dã. Thần tuệ sơ lãng, văn giai hiểu ngộ; Chí tồn ma-ha diễn đạo, cố xá tố tùy truy, Thiệu Long thánh chủng: minh tâm hư tịch, thông giám thế sự, nội ngoại câu minh, đức siêu thế biểu. Bi hối biên ngung chánh giáo lăng thế, toại năng viễn thiệp sơn hải, du hóa Hán Ngụy. Vong tâm chi sĩ, mạc bất quy tín: Tồn kiến chi lưu, nãi sanh ky báng. Vu thời duy hữu đạo dục Huệ Khả, thử nhị sa môn niên tuy hậu sanh, tuấn chí cao viễn. Hạnh phùng pháp sư, sự chi sổ tái, kiền cung ty khải, thiện mông sư ý. Pháp sư cảm kỳ tinh thành, hối dĩ chân đạo, lệnh như thị an tâm, như thị phát hành, như thị thuận vật, như thị phương tiện, thử thị Đại Thừa an tâm chi pháp, lệnh vô thác [tr. 02] mậu. Như thị an tâm giả: bích quán. Như thị phát hành giả: tứ hành . như thị thuận vật giả: phòng hộ ky hiềm. Như thị phương tiện giả: khiển kỳ bất trứ. Thử lược tự sở do vân nhĩ.
    夫入道多途,要而言之,不出二種:一是理入、二是行入。理入者:謂藉教悟宗;深信含生同一真性,但為客塵妄想所覆,不能顯了。若也捨妄歸真,凝 住壁觀,無自無他,凡聖等一,堅住不移,更不隨文教,此即與理冥符。無有分別,寂然無為,名之理入。行入謂四行,其餘諸行悉入此中。何等四耶?一報冤行, 二隨緣行,三無所求行,四稱法行。
    Phù nhập đạo đa đồ ,yếu nhi ngôn chi ,bất xuất nhị chủng :nhứt thị lý nhập 、nhị thị hành nhập 。Lý nhập giả :vị tạ giáo ngộ tông ;thâm tín hàm sanh đồng nhứt chân tính ,đãn vi khách trần vọng tưởng sở phúc ,bất năng hiển liễu 。Nhược dã xá vọng quy chân ,ngưng trụ bích quan ,vô tự vô tha ,phàm thánh đẳng nhứt ,kiên trụ bất di ,canh bất tùy văn giáo ,thử tức dữ lý minh phù 。vô hữu phân biệt ,tịch nhiên vô vi ,danh chi lý nhập 。Hành nhập vị tứ hành ,kỳ dư chư hành tất nhập thử trung 。Hà đẳng tứ da ?nhứt báo oan hành , nhị tùy duyên hành ,tam vô sở cầu hành ,tứ xưng pháp hành 。
    一、云何報冤行?謂修道行人,若受苦時,當自念言:我往昔無數劫中,棄本從末,流浪諸有,多起冤憎,違害無限,今雖無犯,是我宿殃,惡業果熟,非天非人所能見與,甘心甘受,都無冤訴。經云:逢苦不憂。何以故?識達故。此心生時,與理相應,體冤進道,故說言報冤行。
    Nhứt 、 vân hà báo oan hành ?Vị tu đạo hành nhơn ,nhược thụ khổ thì ,đương tự niệm ngôn :ngã vãng tích vô sổ kiếp trung ,khí bổn tòng mạt ,lưu lãng chư hữu ,đa khởi oan tăng ,vi hại vô hạn ,kim tuy vô phạm ,thị ngã túc ương ,ác nghiệp quả thục ,phi thiên phi nhân sở năng kiến dữ ,cam tâm cam thụ ,đô vô oan tố 。Kinh vân :phùng khổ bất ưu 。Hà dĩ cố ?Thức đạt cố 。Thử tâm sanh thì ,dữ lý tương ứng ,thể oan tiến đạo ,cố thuyết ngôn báo oan hành 。   
    二、隨緣行者:眾生無我,並緣業所轉,苦樂齊受,皆從緣生。若得勝報榮譽等事,是我過去宿因所感,今方得之,緣盡還無,何喜之有?得失從緣,心無增減,喜風不動,冥順於道,是故說言隨緣行。
    Nhị 、Tùy duyên hành giả :chúng sanh vô ngã ,tịnh duyên nghiệp sở chuyển ,khổ lạc tề thụ ,giai tòng duyên sanh 。Nhược đắc thắng báo vinh dự đẳng sự ,thị ngã quá khứ túc nhân sở cảm ,kim phương đắc chi ,duyên tận hoàn vô ,hà hỷ chi hữu ?Đắc thất tòng duyên ,tâm vô tăng giảm ,hỉ phong bất động ,minh thuận ư đạo ,thị cố thuyết ngôn tùy duyên hành 。
    (CÒN TIẾP)

    Trả lờiXóa
  16. TIẾP THEO VÀ HẾT
    三、無所求行者:世人長迷,處處貪著,名之為求。智者悟真,理將俗反,安心無為,形隨運轉,萬有斯空,無所願樂。功德黑暗常相隨逐,三 界久居,猶如火宅,有身皆苦,誰得而安?了達此處,故捨諸有,止想無求。經云:有求皆苦,無求即樂,判知無求,真為道行,故言無所求行。
    Tam 、vô sở cầu hành giả :thế nhân trường mê ,xử xử tham trứ ,danh chi vi cầu 。trí giả ngộ chân ,lý tương tục phản ,an tâm vô vi ,hình tùy vận chuyển ,vạn hữu tư không ,vô sở nguyện nhạc 。công đức hắc ám thường tương tùy trục ,tam giới cửu cư ,do như hỏa trạch ,hữu thân giai khổ ,thùy đắc nhi an ?liễu đạt thử xử ,cố xá chư hữu ,chỉ tưởng vô cầu 。kinh vân :hữu cầu giai khổ ,vô cầu tức nhạc ,phán tri vô cầu ,chân vi đạo hành ,cố ngôn vô sở cầu hành 。
    四、稱法行者:性淨之理,目之為法。此理眾相斯空,無染無著,無此無彼。經曰:法無眾生,離眾生垢故;法無有我,離我垢故;智者若能信 解此理,應當稱法而行。法體無慳,身命財行檀捨施,心無吝惜,脫解三空,不倚不著,但為去垢,稱化眾生而不取相。此為自行,復能利他,亦能莊嚴菩提之道。 檀施既爾,餘五亦然。為除妄想,修行六度,而無所行,是為稱法行。
    Tứ、Xưng pháp hành giả :tính tịnh chi lý ,mục chi vi pháp 。Thử lý chúng tương tư không ,vô nhiễm vô trứ ,vô thử vô bỉ 。Kinh viết :pháp vô chúng sanh ,ly chúng sanh cấu cố ;pháp vô hữu ngã ,ly ngã cấu cố ;trí giả nhược năng tín giải thử lý ,ứng đương xưng pháp nhi hành 。Pháp thể vô khan ,thân mệnh tài hành đàn xá thi ,tâm vô lận tích ,thoát giải tam không ,bất ỷ bất trứ ,đãn vi khứ cấu ,xưng hóa chúng sanh nhi bất thủ tương 。thử vi tự hành ,phục năng lợi tha ,diệc năng trang nghiêm bồ đề chi đạo 。 đàn thi kí nhĩ ,dư ngũ diệc nhiên 。Vi trừ vọng tưởng ,tu hành lục độ ,nhi vô sở hành ,thị vi xưng pháp hành 。
    達磨祖師四行觀終Đạt Ma Tổ Sư Tứ Hành Quán chung
    [tr. 05] [附]達磨大師碑頌 [梁武帝蕭衍]
    [PHỤ] Đạt Ma Đại Sư Bi Tụng [Lương Vũ Đế tiêu diễn ]
    楞伽山頂坐寶日   中有金人披縷褐
    形同大地體如空    心如琉璃色如雪
    匪磨匪瑩恒淨明    披雲卷霧心且徹
    芬陀利花用嚴身   隨緣髑物常次悅
    不有不無非去來   多聞辨才無法說
    實哉空哉離生有   大之小之眾緣絕
    剎那而登妙覺心   躍鱗慧海起先哲
    理應法水永長流   何期暫涌還蹔渴
    驪龍珠內落心燈   白毫慧刃當鋒缼
    生途忽鳥慧眼閉   禪河駐流法梁折
    無去無來無是非   彼此形體心碎裂
    住烏去烏皆歸寂    寂內何曾存哽咽
    用之執手以傳燈   生死去來如電掣
    有能至誠心不疑   劫火燃燈斯不滅
    一真之法盡可有   未悟迷途茲是竭
    Lăng Già sơn đính tọa bảo nhựt    Trung hữu kim nhơn phi lũ hạt
    Hình đồng đại địa thể như không    Tâm như lưu ly sắc như tuyết
    Phỉ ma phỉ oánh hằng tịnh minh    Phi vân quyển vụ tâm thả triệt
    Phân đà lợi hoa dụng nghiêm thân    Tùy duyên độc vật thường thứ duyệt
    Bất hữu bất vô phi khứ lai    Đa văn biện tài vô pháp thuyết
    Thật tai không tai ly sanh hữu    Đại chi tiểu chi chúng duyên tuyệt
    Sát-na nhi đăng diệu giác tâm    Dược lân tuệ hải khởi tiên triết
    Lý ứng pháp thủy vĩnh trường lưu    Hà kỳ tạm dũng hoàn tạm khát
    [tr. 06] Ly long châu nội lạc tâm đăng    Bạch hào tuệ nhận đương phong khế
    Sanh đồ hốt điểu tuệ nhãn bế    Thiền hà trú lưu pháp lương chiết
    Vô khứ vô lai vô thị phi    Bỉ Thử hình thể tâm toái liệt
    Trụ ô khứ ô giai quy tịch    Tịch nội hà tằng tồn ngạnh yết
    Dụng chi chấp thủ dĩ truyền đăng    Sanh tử khứ lai như điện xế
    Hữu năng chí thành tâm bất nghi    Kiếp hỏa Nhiên Đăng tư bất diệt
    Nhứt chân chi pháp tận khả hữu    Vị ngộ mê đồ tư thị kiệt


    Trả lờiXóa
  17. Nhà chị kia có anh chồng bị bệnh thổ tả gần chết đến nơi, bèn đi mới thày lang bốc thuốc cho chồng . Thầy lang tới chị vợ dẫn vào chỉ ông chồng đương thượng thổ hạ tả , nói với thầy lang :
    Đấy thầy xem bốc được bao nhiêu thì bốc cho ông nhà tôi hết bệnh, tôi đội ơn thầy !

    Trả lờiXóa
  18. Ối giời ơi,

    Thư giãn cuối tuần
    mà các cao nhân luận đàm siêu việt vầy
    thì nhà Đốp cháu làm sao dám mon men bưng trà hầu lên hiên.
    Nay có ông Nghị nước mình đi bang giao nước Hoa Kỳ bên Tân thế giới,
    nghe nói ông Nghị tặng ông Thượng Giôn Mắc Cain hai bức ảnh nói về sự nhục nhã của cái nhà ông Thượng này khi làm giặc lái bị bắn rơi bên hồ Trúc Bạch.
    Nhà cháu cũng muốn một lần làm "bà thầy" mà quân sư quạt mo cho ông Nghị nhà mình,
    tặng thêm cho cái nhà ông Thượng "Mạ Kền" kia cái tùy bút "Hà nội ta đánh Mỹ giỏi" của Nguyễn Tuân thì mới muôn phần thâm thúy, thì ông ta mới thấm thía nhục nhã rồi mà "tránh voi chẳng xấu mặt nào".
    ----------
    "Mạ Kền" là tên do nhà văn Nguyễn Tuân đặt để giễu nhại cái tên Jonh McCain.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tặng "Hà nội ta đánh Mỹ giỏi" thì thâm quá.
      Theo tôi nên mượn cái cào của Trư Bát giới tặng với ý nghĩa hàng chính chủ !!!

      Xóa
  19. Con người vốn có ý chí mạnh mẽ. Dù trong hoàn cảnh nào vẫn có thể cười đùa.
    Xin góp vui 2 món.
    1 - Trong trại tù binh của phát xít Đức, một tù binh Anh bị cắt tay phải. Anh ta nói với lính Đức: "Làm ơn thả cánh tay phải của tôi xuống London". Mấy bữa sau anh ta lại bị cắt một chân. Anh ta lại nói: "Làm ơn thả cái chân của tôi xuống London". Rôì anh ta lại bị bọn Đức cắt cánh tay trái. Anh ta lại tiếp tục nài nỉ: "Làm ơn..."
    Lính Đức bây giờ mới nói: "Chúng tôi không thả nữa đâu. Chúng tôi nhận ra đang trúng kế vượt ngục của anh đấy".
    2 - Câu đố của người Mỹ: "Thứ gì một năm có một lần, nhưng một tháng có hai lần?"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin lỗi. Bị nhầm.
      2 - Câu đố của người Mỹ: "Thứ gì một năm có một lần, nhưng một tuần lại có hai lần?"
      Đó là chữ "e" - Year và Week.

      Xóa
  20. Thuốc lào tôi xin góp 1 chuyện. Tôi nghe từ bé khi chưa biết chữ, bây giờ nói lại e cũng thiếu chính xác. Bác nào biết gốc tích và rõ hơn xin sửa giùm. Chuyện “Cô Hàng Nước”.
    Xưa kia mỗi lần đón sứ Tàu, các bậc hiền tài đều chuẩn bị “chu đáo” hơn bây giờ. Biết rõ hành trình của sứ Tàu, các cụ nhà ta đặt "quán nước" bên bến đò (có lẽ là chỗ phà Tân Đệ).
    Khi sứ Tàu đến bến thì đò còn “ở bên kia”, chúng xuống ngựa chờ. Nhìn thấy chỗ gốc cây có “quán nước”, một đứa lân la đến gần. Nhìn mặt “cô hàng nước” có duyên, rồi nhìn và phát hiện ra … Hắn đưa mắt ra hiệu cho đồng bọn đến. Cả bọn đến ngắm nghía, chỉ trỏ, thích thú hích nhau cười tủm tỉm.
    “Cô hàng nước” lên tiếng:
    - Cười cợt gì, chỉ trỏ gì? Đạo mạo như các ngài, oai phong như vua chúa cũng từ đó mà ra cả đấy thôi.
    Cả bọn đưa mắt nhìn nhau thật tẽn tò “cáo lui”.

    Trả lờiXóa
  21. @ Thuốc lào:
    Truyện đó là truyện Trạng Quỳnh làm lái đò chở sứ Tàu khựa với câu:
    -Lôi động Nam Bang. (đánh rắm ở khoang lái)
    -Vũ qua Bắc Hải. (đái vồng qua mũi thuyền)
    Và truyện bà Điểm bán quán trả lời sứ khựa:
    -An Nam nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh.
    -Bắc Quốc đại trượng phu giai do thử đồ xuất.

    Đốp nhà cháu cũng xin kể góp chuyện này:
    Có thầy khóa kia đói bụng vào ăn quán mà không có tiền trả.
    Đang tìm cách thoát thân thì có con mèo của cô chủ quán mon men đến,
    thầy vuốt ve con mèo rồi khen nịnh:
    -Cô quán có con mèo đẹp qua mà lại thông minh nữa.
    -Đẹp thì có thể nhưng không đủ thông minh để ăn quỵt đâu.
    -Con mèo thông minh thật mà, nó biết trả lời đấy.
    -Mèo mà biết trả lời.
    -Nếu tôi hỏi mà nó trả lời đúng thì cô mất gì với tôi.
    -Thì tôi đãi nhà thầy phần quà mà nhà thầy vừa ăn đó.
    Thầy khóa liền ôm con mèo vào lòng vuốt ve rồi hỏi:
    -Ai truyền ngôi cho vua Thuấn?
    -Ngheo! con mèo kêu lên vì vừa bị bóp một cái đau.
    -Đấy nhá, chẳng phải vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn là gì.
    -Nhà thầy hỏi nó một câu nữa xem.
    Thầy khóa lại bế con mèo lên và hỏi:
    -L... cô chủ mày tròn hay méo?
    -Méo! con mèo kêu to vì nó lại bị bóp đau hơn.
    Vùa ngượng vừa phục thầy khóa, cô quán bằng lòng miễn phí cho thầy.

    Trả lờiXóa
  22. Anh đồ tỉnh anh đồ say .
    Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày ?
    Này này chị bảo cho mà biết ,
    Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.
    Hồ Xuân Hương

    Trả lờiXóa
  23. Cho đăng bài này này đi bác ơi : http://dantri.com.vn/su-kien/son-la-van-trien-khai-xay-dung-quang-truong-tay-bac-20150905205338413.htm

    Trả lờiXóa
  24. Xin bổ sung thêm với ông Nguyễn Văn về bài thơ Thất ngôn trường thiên thầy đồ.cho là tryền khẩu trong dân gian.
    Ngày xưa học sinh trung học thập niên 60 ở trường Pe'trus Trương Vĩnh Ký nhiều người biết Thầy dậy Việt Văn Thái Chí ( Hướng Tâm Giang Thành ,Tử Súy Thái Chí ). Khi dậy về Hát Nói thầy bảo là thầy có làm một bài hát nói tên Thầy Đồ Cổ như sau . Cũng gần giống như bài ông đăng .
    Thầy đồ vốn là người tài bộ . Quảy cầm thư đi dậy ở Sai Gòn.
    Trước Nha Môn thiết một học đường. Dạy dăm đứa chi hồ dã giả.
    Nhân lúc đồ ngồi nhàn hạ. Ra hồ sen ngắm ả hái hoa .
    Ả hớ hênh ả để đồ ra. Đồ trông thấy Đồ ngâm nga tức khắc.
    Phong tiền lan mạn hoa sinh sắc. Thủy diện vi mang bạng thổ thần.
    (Trước gió phất phơ hoa nẩy sắc. Một dòng thấp thoáng hến thè môi )
    Đồ ngâm rồi Đồ đứng tần ngần. Đồ nọ tưởng đồ kia thêm thắc mắc.
    Suốt năm canh Đồ nằm không nhắm mắt. Những mơ màng Đồ nọ tưởng đồ kia.
    Đồ đâu gặp gỡ làm chi ?
    Chỉ bổ sung thêm thôi, không tranh luận.

    Trả lờiXóa
  25. lĩnh nam chích quáilúc 11:56 6 tháng 9, 2015

    Thầy đồ xưa tuy vậy cũng có giá lắm :

    Chẳng tham ruộng cả ao liền,
    Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ .

    Nhưng cũng có câu rất đáo để :

    Ai ơi chó lấy học trò ,
    Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm

    Còn thầy địa lí :

    Hòn đất mà biết nói năng,
    Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn !

    Thầy bói :

    Bà già đi chợ cầu Đông,
    Hỏi thăm thày bói lấy chồng lợi không ?
    Thầy rằng :
    Lợi thì có lợi mà răng chẳng còn !

    Hay :

    Quét nhà ra rác , coi thầy bói ra ma !

    Thầy giáo thời nay : thầy giáo tháo giầy !

    XH còn nhiều thứ thầy lắm : thầy cúng , thấy mo, thầy cò , thầy đội , thầy lay ...
    Mỗi thầy có vị trí riêng . Cũng không ít thầy kiêm nhiều nghề !

    Trả lờiXóa
  26. Thưa anh Xuân Diện,
    Trong 10 bài Tục ca của Phạm Duy, có bài "Úm ba la ba ta cùng khỏi", khi diễn giải xuất xứ thì Nhạc sĩ Phạm Duy nói là bài đó rút trong chuyện Tiếu Lâm của Nhà Văn Phạm Duy Tốn, thân phụ của Nhạc sĩ, xuất bản trước 1945. Nay được anh Xuân Diện ghi ra đây, lại nói là dịch từ sách chữ Nôm . Vậy xin vui lòng cho biết có phải Nhà văn Phạm Duy Tốn đã lấy chuyện này cũng từ sách chữ Nôm ra hay không? Cám ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo lời dẫn ở trên thì Tiếu lâm tân truyện (2 quyển) trong đó có "Úm ba la ba ta cùng khỏi" được in vào năm Khải Định 1 (1916). Tiếu lâm tân truyện viết bằng chữ NÔm và được khắc in ván gỗ.

      Còn Tiếu lâm An Nam của soạn giả Phạm Duy Tốn (bút danh Thọ An), hai tập, viết bằng chữ quốc ngữ được in tại nhà xuất bản Ích Ký, Hà Nội năm 1924.

      Xóa
  27. Phương Tây cũng có câu chuyện giống "21. Úm ba la, ba ta cùng khỏi".
    Ông chủ trang trại bò còn độc thân, bữa nọ mua một số máy vắt sữa bò để sử dụng. Ông ta ngắm nghía chúng một hồi, rồi nảy ra sáng kiến là đút máy vào "cái của nợ" của ông ta. Sau 1 hồi đê mê, ông không thể rút máy vắt sữa ra khỏi... Bèn điện thoại:
    - Hello, có phải hãng X đó không ạ?
    - Yes. Ông cần gì ạ?
    - Máy vắt sữa của các ông hoạt động rất tốt. Nhưng làm sao để lấy ống hút ra khỏi vú bò?
    - Oh, ông cứ yên tâm. Máy của chúng tôi được lập trình tự động. Cứ đủ 2 lít là nó lập tức nhả ra ngay. Chúc ông may mắn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình mới mổ xong ruột thừa , đọc xong chuyện này cười đến mức vết thường gỉ cả máu ra! Chết tôi mất!Hic hic hic...

      Xóa
  28. Xưa tôi có đọc truyện tiếu lâm của Trương Vĩnh Ký và truyện ngụ ngôn của Huỳnh Tịnh Của nay nhiều năm không thấy tái bản
    Mong bác Tễu trích vài bài của bác Huỳnh Tịnh Của cho mọi người cùng xen

    Trả lờiXóa