Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

NIỀM VUI LỚN: MỘT NGÀY NHẬN ĐƯỢC 2 BẢN SÁCH QUÝ

Trong ngày hôm nay, Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện nhận được 2 ấn phẩm vô cùng quý báu do Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích gửi từ Hoa Kỳ và nhà giáo Vũ Thế Khôi đến trao tận tay.

Chúng tôi chân thành cám ơn và xin trân trọng giới thiệu với chư vị
.
 
 Cuốn khảo cứu, dịch chú bản Lưu Hương ký, do Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (Hoa Kỳ) thực hiện.
Bản sách do GS Nguyễn Ngọc Bích gửi tặng Nguyễn Xuân Diện

 Bìa 4 của cuốn sách

 Cuốn sách có lời đề tặng rộng lượng của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích

 Giáo sư đã dành ra 30 trang để thuật lại câu chuyện văn bản Lưu Hương ký lưu lạc 40 năm trời ngay trên đất Việt Nam; cùng việc miêu tả chân diện mục của văn bản Lưu Hương Ký
.
 
Bức thư Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích gửi Nguyễn Xuân Diện đính kèm vào bản sách gửi tặng
Phụ lục:
Về quá trình lưu lạc 40 năm của Lưu Hương ký, mời chư vị muốn tìm hiểu, xin vào đọc đủ 74 entry tại Blog cũ của Nguyễn Xuân Diện, tại đây.


Cuốn sách hồi ký "Thưở lập thân" của Giáo sư Vũ Đình Hòe, xuất bản ngay sau khi cụ tạ thế.
Sách do trưởng nam Cụ Vũ Đình Hòe là nhà giáo Vũ Thế Khôi biên tập và tổ chức xuất bản.
Nhà giáo Vũ Thế Khôi tặng Nguyễn Xuân Diện, ngày 22.3.2012

Đọc thêm:
MỪNG THỌ CỤ VŨ ĐÌNH HÒE 100 TUỔI


Ngày mai, nhà giáo Vũ Thế Khôi, trưởng nam của Cụ Vũ Đình Hòe sẽ bay vào Tp. Hồ Chí Minh để ăn Tết cùng cha. Cụ Vũ Đình Hòe là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, rồi sau là Bộ trưởng Bộ Tư pháp của chính phủ Cụ Hồ. Hiện nay, Chính phủ Cụ Hồ chỉ còn hai vị còn sống là Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cụ Vũ Đình Hòe.

Tôi lòng thành sửa soạn chút quà mọn để mừng Cụ Vũ Đình Hòe tròn 100 tuổi. Quà mừng gồm cuốn sách "Nghiên cứu Tư tưởng Nho Việt Nam từ hướng tiếp cận liên ngành" trong đó có bài viết của tôi và một bức thư pháp.

Bức thư pháp do Thiền Phong Phạm Văn Tuấn (Viện Hán Nôm) viết. Chuyết Chuyết Trần Trọng Dương (tác giả bài "Khảo về Đại Cồ Việt") sửa soạn giấy mực và đứng bên cạnh để hầu nghiên bút. Thiền Phong và Chuyết Chuyết đều là những tay thư pháp nổi danh trong làng thư pháp Hà Nội, đều đứng trong nhóm "Nhị thập bát tú"(hai mươi tám ông sao) của thư pháp Bắc Hà.

Thiền Phong giỏi lối chữ Lệ. Bức thư pháp gồm các chữ: 

HẠC THỌ 
Tân Mão niên, xuân nguyệt 
Phụng Vũ Đình Hòe kỳ di thọ khảo 
Hậu học Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện cung hạ.

Dịch nghĩa:

HẠC THỌ (tuổi hạc)
Mùa xuân năm Tân Mão
Cung kính mừng Cụ Vũ Đình Hòe thượng thọ tuổi 100
Hậu học Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện bái mừng!

Bức thư pháp viết đều bằng lối chữ "lệ". Chữ "Hạc" viết bằng lối chữ "lệ", để ẩn ý "hạc lệ", nghĩa là tiếng hạc kêu. Tiếng hạc kêu lanh lảnh, trong trẻo trên thinh không, khó ai trông thấy hạc, mà ai cũng nghe tiếng hạc. Đó là tiếng vọng của "Thanh Nghị" nói riêng và cuộc đời của Vũ Đình Hòe.

Bên trong bức chữ còn có một "nhàn chương" (dấu ấn) mang các chữ "Ngã ái hư tĩnh"(Ta yêu sự hư tĩnh). [Bức chữ có đầy đủ dấu nhàn chương chỉ để dành riêng cho Cụ Vũ Đình Hòe, nên không đưa lên Nguyễn Xuân Diện-Blog).

Nhà giáo Vũ Thế Khôi cho biết: "Cụ Vũ Đình Hòe đã thốt lên "Hậu sinh khả úy" khi đọc lời giãi bày của cháu về bức Hạc Thọ, mà chú phóng to lên cho Cụ đọc"

Nguyễn Xuân Diện-Blog hân hoan giới thiệu cùng chư vị

19 nhận xét :

  1. Chúc mừng và cảm ơn TS Nguyễn Xuân Diện nhận được quà tặng và giới thiệu hai cuốn sách quí của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (gửi từ Hoa Kỳ) và Giáo sư Vũ Đình Hòe.

    HG

    Trả lờiXóa
  2. Tôi được bác Diện tặng cho blog này ,không có gì đáp trả ,thật là áy náy . Chỉ biết viết vài còm gọi là tiếng vọng nơi đáy giếng ếch ngồi .
    Mong Tiến sỹ và gia quyến luôn mạnh giỏi ,an khang thịnh vượng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin đa tạ tấm lòng yêu mến. Và xin tiên sinh đừng dùng những lời khiêm cung quá, làm tổn thọ tại hạ!

      Kính vậy
      Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện

      Xóa
  3. Chao ôi! Có phải giáo sư Nguyễn Ngọc Bích khả kính, lão thành, tài đức, lừng danh, đến cả chính phủ Hoa Kỳ cũng trọng dụng đó không? Chắc chắn là GS Nguyễn Ngọc Bích rồi chứ ai vào đây nữa!? Đây là lần đầu tiên tôi được thấy thủ bút của GS, và thật choáng váng khi đọc những lời hết sức tử tế, khiêm tốn của GS dành cho một người trẻ tuổi hơn mình nhiều. Điều đó đối với tôi, trước hết nói lên tấm lòng cung kính và quí yêu rất mực của GS đối với kho tàng văn hóa tiền nhân để lại cho dân tộc này; nói lên tình yêu nồng nàn chung thủy của GS dành cho quê hương này.

    Chả biết bao giờ tôi được đọc những cuốn sách quí này. Mà cho dù tôi không còn có địp được đọc đi nữa, cũng xin kính cẩn cúi đầu cám ơn công sức của GS Nguyễn Ngọc Bích, của cố GS Vũ Đình Hòe. Cám ơn bác nhà giáo Vũ Thế Khôi. Cám ơn bác Diện. Trước các vị, tôi cảm thấy tôi chỉ là đứa phàm phu tục tử, nhưng những công sức của các vị lại thúc đẩy tôi mạnh dạn "thi đua" với các vị, nhất định không chịu kém các vị điều này: lòng yêu nước! Quốc gia hưng vong, đứa thất phu như tôi cũng đau xót thấy trách nhiệm đè nặng trên lòng mình!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin đa tạ tiên sinh đã cho tại hạ những lời châu ngọc!

      Lâm Khang

      Xóa
    2. Xin chúc mừng bác Diện!

      Xóa
    3. He he, em thì thấy nhà bác cũng rất lời vàng ý ngọc. E rất quý còm sỹ Ha Le. Chúc nhà bác mạnh giỏi nhé!

      Xóa
  4. Tôi cầu mong được gặp mặt TS Diện một lần

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn!

      Trái đất hình tròn mà bạn! Thế nào cũng có ngày gặp mặt!
      Nếu chưa gặp mặt ngoài đời, xin hãy ghé thăm Blog này mỗi ngày, bạn nhé!

      NXD

      Xóa
  5. Rất mong được mời TS Diện một bữa cafe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiii....
      Cám ơn bạn đã có nhã ý mời một chủ hiên trà đi uống cafe!

      Lâm Khang chủ nhân

      Xóa
  6. Tôi có một "théc méc" nhỏ là sao GS Bích viết sai chính tả. Ông viết "sâu sa" mà không phải sâu xa. Sâu sa là sâu rơi, sâu rớt. Còn sâu xa là từ trừu tượng chỉ mức không hạn định vừa sâu vừa xa. Xin đừng cắt còm nhé NXD

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo PC tui nghĩ đó là chữ" Sâu Sắc" chứ ko phải " sâu xa" như bạn nghĩ đâu!

      Xóa
    2. Bác Mạnh Hoạch nói đúng đấy. Nhưng có thể "sâu sa" là từ đúng trong chính tả miền nam trước 1975? Và có thể có một giải thích khác cho chữ này.

      Xóa
    3. Hi hi, tôi định viết: "bậc thông thái đến mấy thì cũng có những chỗ sơ xuất nho nhỏ đó mà", nhưng rồi lại chột dạ tự hỏi "sơ xuất" hay "sơ suất" mới đúng? Ở bên này tôi quan sát thấy nhiều bác xa quê hương lâu năm, nói thì không vấn đề gì nhưng khi viết có lúc lại lúng túng và hay bị nhầm, bác Mạnh Hoạch ạ. Người gốc Trung hay Nam thì nhiều khi cắn bút lưỡng lự không nhớ chữ này dấu hỏi hay dấu ngã. Người gốc Bắc thì lại hay vò đầu bứt tai không nhớ chỗ này chữ S hay chữ X.

      Như tôi đây, mới qua chưa được 6 năm mà: "tiếng Anh thì chưa thuộc, tiếng Việt thì quên". Nhiều lúc bần thần cả buổi (rồi cả ứa nước mắt), tự hỏi mình giờ là người nước nào? Khổ lém bác ạ!

      Xóa
  7. Người ăn không hết kẻ lần không ra.
    Chúc mừng TS thụ đắc 2 bản sách quý từ chính tác giả

    TH

    Trả lờiXóa
  8. VT nói :ĐỌC NGUYỄN XUÂN DIỆN THẤY CUỘC ĐỜI CÒN CÓ NƠI TỬ TẾ.LÒNG NGƯỜI BIẾT NGHĨA NHÂN VÀ HÀO HIỆP .Ở ĐÓ CON NGƯỜI VĂN HOÁ VÀ THANH CAO .TÔI BẢO CÁC CHÁU HÀNG NGÀY NÊN ĐỌC NGUYỄN XUÂN DIỆN ĐỂ NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN.

    Trả lờiXóa
  9. Xin mach nhỏ A Ng.Xn.Diện hiện nay đang có một cuộc but chiến dữ dội giữa những người mât đât vì "Dự án..." và kẻ dấu mặt...Công cụ là chổi sơn,chổi quet vôi,cỡ chữ 25.30.cm trên nền đường nhựa và mặt bê tông .Một bên ra sưc viêt ,một bên cố công xoá.Địa điểm tại khu đô thị mới khai mở ven Thành phố Nam định,cạnh đường 10 phía tay phải hướng NĐ -Thái bình .Là một học giả có Tâm, là chủ trang Bloc này nếu bơt chut thì giờ nghiên cứu và đưa lên mạng, tôi chăc nhiều bà con biêt ơn Anh,và độc giả có nhiều giây phut thú vị và đau đớn.Nay kính but. VHL

    Trả lờiXóa