Ý tưởng về Viện Khổng Tử cho VN
Một trong những ý tưởng được phía Trung Quốc nêu ra gần đây để tăng cường quan hệ hai nhà nước là mở viện Khổng Tử tại Việt Nam như đã làm tại nhiều nơi trên thế giới.
Đề tài này vừa được nêu lại trong chuyến thăm tháng 12 của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dù hồi 2009, Thủ tướng Việt Nam đ̃a cho phép "thí điểm thành lập một Học viện Khổng Tử tại Việt Nam" nhưng không rõ sẽ đặt ở đâu và bao giờ xây dựng.
Nay, theo nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân, nêu ý kiến của số trí thức mà ông nói là khá đông tại Việt Nam hiện nay, chuyện mở Viện Khổng Tử tại Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức.
Ông Lại Nguyên Ân, người có nhiều tác phẩm về giai đoạn giao thời khi văn hóa Nho giáo bị Phương Tây lấn át tại Việt Nam đầu thế kỷ 20, cho rằng chỉ để nghiên cứu Khổng giáo thôi thì công việc của một viện như thế sẽ rất bó hẹp.
Còn nếu để quảng bá văn hóa chính thống hiện nay tại Trung Quốc, một trung tâm Khổng Tử, nếu được khai trương, sẽ dễ vấp phải các chủ đề nhạy cảm trong quan hệ chính trị và ngoại giao Việt - Trung hiện nay.
Trước hết, ông Lại Nguyên Ân, hiện ở Hà Nội cho BBC biết về bối cảnh các các nước khác quảng bá văn hóa của họ ở Việt Nam:
Ông Lại Nguyên Ân: Hiện nay các nước đều đang mở các trung tâm để giới thiệu, truyền bá văn hóa của họ ở các thành phố lớn của Việt Nam. Pháp có Alliance Francaise, Nga có nhà văn hóa Nga, Đức có Viện Goethe, Anh và Nhật cũng tương tự. Tôi nghĩ trung tâm văn hóa Khổng Tử, tuy mang tên Khổng Tử nhưng chắc là dạng như thế, sẽ để thỏa mãn nhu cầu giao lưu của những người muốn tìm hiểu văn hóa Trung Quốc ở Việt Nam thì ở khía cạnh đó là điều bình thường.
Nhưng hiện nay trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc có những vấn đề khác, nhạy cảm như chuyện biên giới rên biển, trên đất liền, chuyện về kinh doanh, ảnh hưởng văn hóa hai bên. Ngoài những chuyện bình thường thì cũng có những vấn để nổi lên nên trong dư luận của giới trí thức Việt Nam có một số lo ngại. Người ta nghĩ rằng Viện Khổng Tử đó có thể lại là một bàn đạp để truyền hóa một văn hóa, mà trên thực tế văn hóa đó đã được chuyển hóa, truyền bá vào Việt Nam hàng ngàn năm.
Nhưng với ảnh hưởng của nó thì Việt Nam đã học được không ít nhưng đồng thời cũng vẫn giữ được những thuộc tính văn hóa của người Việt Nam. Ở khía cạnh đó thì cũng có những lo ngại và những lo ngại đó nói cho cùng có lý do chính đáng. Tuy nhiên, những lo ngại đó cũng không phải là đáng tới mức người ta phải ngăn chặn Viện đó nếu như nó được thành lập ở Việt Nam.
BBC: Ông và một số người quan tâm đến văn hóa châu Á ở Việt Nam có phải lo ngại rằng khi mở Viện Khổng Tử thì các ấn bản như như bản đồ Trung Quốc, cờ, và biển đảo mà Trung Quốc coi là của họ và Việt Nam cũng coi là của mình thì ngay lập tức sẽ gây ra tranh cãi?
Vâng, tôi tin là như thế. Những nước như Pháp, Anh, Nga chẳng hạn thì họ cũng phải xử lý các nhà văn hóa của họ để không làm mếch lòng, đụng chạm đến người Việt Nam thì nó mới hoạt động được. Còn nếu người Trung Quốc mở trung tâm văn hóa Khổng Tử ở đây mà lại truyền bá nguyên những chuẩn chính thống họ đang duy trì trên truyền thông của họ thì nó sẽ thành vấn đề với công chúng Việt Nam
BBC:Về các trung tâm dạy tiếng Trung tại Việt Nam thì chuyện tìm hiểu văn hóa Trung Quốc có được đón nhận rộng rãi không?
Ở Hà Nội, TP HCM đều có các trung tâm dạy tiếng Trung nhưng chủ yếu đều mang tính thương mại, đáp ứng cho những người có nhu cầu buôn bán, giao lưu qua biên giới. Ở TP. HCM còn có một cộng đồng tương –đối đông người Hoa nữa. Chuyện học tiếng Hoa chủ yếu là do nhuc ầu giao tiếp kinh tế thôi, chưa có gì là truyền bá văn hóa Trung Quốc cả. Còn các trường đại học dạy chuyên về ngoại ngữ thì cùng ngôn ngữ tiếng Trung cũng có nội dung văn hóa nhưng đó lại là chuyện khác.
Khổng Tử (551 - 479 trước Công nguyên) được thờ ở các văn miếu và văn chỉ tại Việt Nam thời phong kiến |
BBC: Trong các nghiên cứu của ông về giai đoạn Tân thư, khi văn hóa Pháp du nhập Việt Nam đầu thế kỷ 20, và bỏ dần Nho giáo thì đã có câu hỏi về tính hữu dụng hay lợi ích của viêc duy trì một số nét của Nho giáo. Vậy bây giờ có nhu cầu đó không và nếu Viện Khổng Tử được mở trong tương lai do Trung Quốc lập ra chỉ truyền bá Nho giáo và những ưu điểm của Nho giáo thì ông thấy có được không?
Tôi nghĩ là nếu Viện đó chỉ bó gọn vào những vấn đề của Khổng giáo thôi thì chính viện đó nó sẽ thiếu sức sống rõ rệt. Tôi nghĩ là họ sẽ không chọn cách đó mà sẽ làm như người Đức chọn ông Goethe và thông qua tên ông Goethe để đặt viện cho giao lưu Đức – Việt. Có lẽ họ sẽ chỉ chọn tên ông Khổng tử để làm tất cả các việc liên quan đến văn hóa Trung Quốc, và ở đấy có giao lưu giữa người Việt và người Trung Hoa về văn hóa thôi. Chứ còn nếu khuôn lại trong phạm vi ông Khổng Tử và Khổng giáo thôi thì nó sẽ rất hẹp.
Vì hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà cả và trong vùng Đông Nam Á trong giới học thuật người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của Khổng giáo, từ nguồn cho đến suốt trong lịch sử xã hội.
Sự đánh giá cả tích cực và tiêu cực về ảnh hưởng đó vẫn còn mãi trong giới nghiên cứu không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước trong vùng Đông Á này. Thành thử ra tôi tin là họ sẽ không chọn góc độ đó, họ sẽ chỉ mượn cái tên thôi.
BBC: Liệu ý tưởng về một Khổng Tử kiểu mới có cần thiết cho Việt Nam bây giờ không?
Những ý tưởng trình bày về một Khổng Tử kiểu mới sẽ lạc lõng ở Việt Nam. Vì Khổng Tử kiểu cũ, trong truyền thống người Việt Nam đem về, tại các Văn Miếu, và Văn Chỉ ở các tỉnh, những người theo Nho học đến đó, giao tiếp xung quanh các học thuyết của Khổng tử. Nhưng thực ra, trong quá khứ chỉ có những người đi học ở các trường sở của Nho giáo đó mới trở thành môn đồ của những Văn Miếu, Văn Chỉ đó thôi.
Tượng Khổng Tử bị một cơ sở làm gốm sứ ở Khúc Dương,
tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc vứt bỏ
Tượng Khổng Tử bị một cơ sở làm gốm sứ ở Khúc Dương,
tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc vứt bỏ
Nhưng Nho học đã bị chấm dứt từ những năm 1906 -1907 nên sau đó, dần dần thế hệ những môn sinh chính cống của Khổng tử đã không còn nữa, họ đã chết hết cả rồi.
Nên ngày nay tại các Văn Miếu hay Văn Chỉ có những người đến đó, theo tôi, vì họ có ngưỡng vọng thế thôi chứ rất ít người có thể giao lưu với nhau về các vấn đề học thuật của Khổng giáo. Những vấn đề đó trên thực tế chỉ còn có một số nhà nghiên cứu chuyên tâm biết. Cả nước Việt Nam có thể chỉ có đếm đấu đến con số 100 người là cùng.
Thành ra tôi không nghĩ ví dụ các Viện Khổng Tử nếu hoàn toàn gắn vào thuyết Khổng Tử lại có thể tạo học thuyết hay tạo ra ảnh hưởng gì đó tại Việt Nam.
BBC: Báo Anh, tờ The Economist cuối năm nay 2011 cũng nói ngay tại Trung Quốc, Đảng Cộng sản cũng không ủng hộ 100% Khổng Tử. Tượng Khổng Tử 9,5 mét ở Thiên An Môn bị bê đi sau một thời gian, còn giới doanh nhân Trung Quốc lại thích Tôn Tử, và muốn dùng binh pháp của ông vào bành trướng kinh doanh, vậy chuyện Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn truyền bá Khổng giáo ở Việt Nam, những người cộng sản Việt Nam có thích không?
Tôi nghĩ những người cộng sản Việt Nam ở thế hệ hiện nay họ cũng chỉ còn biết Khổng Tử một cách rất chung chung thôi. Trên thực tế họ vẫn tiếp tục những tôn chỉ của nó nhưng những phạm trù học thuyết thì họ đã xa lâu lắm rồi. Chỉ có cha ông họ biết thôi.
Thành thử tôi không nghĩ là thế hệ những người cộng sản chính thống hiện nay lại có bước ngoặt là quay lại học Khổng giáo, để lĩnh hội giáo lý, tôn chỉ của nó. Tôi không tin là họ sẽ làm như thế.
Nguồn: BBC Tiếng Việt.
Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc?
Trả lờiXóaNhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc không thua gì Việt Nam. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì? Đó là câu hỏi mà tôi mong nhiều bạn sẽ cùng đặt ra với tôi, và bài viết này chỉ là một câu trả lời rất khiêm tốn.
...
http://khongtu.com/?p=212
Mặc sexy, nhảy hiphop trước…đền Khổng Tử
Trả lờiXóaMột cuộc thi nhảy hip-hop quốc tế của giới trẻ đã diễn ra ngay trước đền thờ Khổng Tử (Đài Loan, Trung Quốc) gây nên sự tranh cãi nhất định về tính tôn nghiêm nơi đây.
...
http://www.tienphong.vn/Quoc-Te/559923/Mac-sexy-nhay-hiphop-truoc%E2%80%A6den-Khong-Tu-tpol.html
Thế giới thay đổi từng ngày!
Trả lờiXóaVới Viện Goethe của Đức thì người ta biết trước hết đến nó là một trung tâm dậy tiếng Đức có lẽ là nổi tiếng nhất của Đức, và nó xuất hiện ở các nước với mục đích trước hết cũng là truyền dậy tiếng Đức chất lượng cao. Còn các yếu tố văn hóa khác như nói chuyện văn hóa, kể cả nhẩy múa ... cũng có, nhưng tôi nghĩ nó khá rõ ràng, chứ nó không mù mờ như Viện Khổng Tử mà tôi đọc qua bài trả lời của Ông Lại Nguyên Ân. Chỉ có ẩn ý của Trung Quốc mong muốn việc Việt Nam lập Viện này thì tôi lại thấy rất rõ ràng và vì vậy tôi không ủng hộ việc thành lập Viện này ở Việt Nam.
Trả lờiXóaHoàng Hải
Theo tôi thì nhà nước Trung Hoa đang dùng hình thức văn hoá trong đó luôn cả sản phẩm đủ loại và thức ăn để mọi người trên thế giới quen thuộc và dần dần chấp nhận nền văn hoá của nước họ. Và từ đó thì khi họ thực sự bành trướng nơi đất nước nào thì họ sẽ không gặp sự chống đối trong lảnh vực trên. Đây chỉ là một sự chuẫn bị đã bắt nguồn từ nhiều thập niên qua chứ không phải mới đây. Hiện nay họ chỉ theo đà khuyếch trương cho nó to lớn hơn mà thôi.
Trả lờiXóaCũng vì sự nhận thức trên nên tôi rất tâm đồng với những chia sẻ của Bác Diện trong bài phỏng vấn của đài RFA. Cảm ơn Bác Diện đã khẳng khái nói lên những suy tư của mình. Và cũng cảm ơn Bác Lại Nguyên Ân đã chia sẻ đề tài nầy.
Các bạn muốn nghe thì xin hãy vào cái Link dưới đây.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/confucius-institute-what-it-does-12282011134953.html
" Có lẽ họ sẽ chỉ chọn tên ông Khổng tử để làm tất cả các việc liên quan đến văn hóa Trung Quốc, và ở đấy có giao lưu giữa người Việt và người Trung Hoa về văn hóa thôi. Chứ còn nếu khuôn lại trong phạm vi ông Khổng Tử và Khổng giáo thôi thì nó sẽ rất hẹp."
Trả lờiXóa(Trích bác Lại Nguyên Ân)
Bác Lại Nguyên Ân nói thật chí lý! Nó chỉ lợi dụng cái tên Khổng Tử mà thôi! Rồi thì nó chỉ làm những việc không chính đáng thông qua cái trụ sở đó, Tàu là không có cái gì rõ ràng và tử tế cả!
"Nhưng với ảnh hưởng của nó thì Việt Nam đã học được không ít nhưng đồng thời cũng vẫn giữ được những thuộc tính văn hóa của người Việt Nam."
Trả lờiXóa(trích bác Lại Nguyên Ân)
Đúng vậy, chúng ta có nền tư tưởng Việt Nam của chúng ta qua thi ca, chẳng liên quan gì đến Khổng Tử cả!
Tôi là một người ít học một người trẻ tuổi và cũng không hiểu gì về Khổng Tử, Nho giáo. Tóm lại tôi coi những thể loại Khổng, Nho là loại lạc hậu. Tôi ham thích văn hóa phương Tây, ở đó có tính hiện đại, tự do, phóng khoáng, không bị bó buộc ở những nghi lễ rườm rà.
Trả lờiXóaCòn việc chính phủ Tàu hiện nay muốn mở học viện Khổng Tử ở VN chắc chắn là ý đồ xâm lược chính trị. Cứ thử nhìn vào các đài truyền hình tại VN hiện nay xem, có bao nhiêu giờ TH đang phát phim TQ? Bây giờ lại thêm học viện Khổng Tử và nhiều thứ khác đi kèm với nó. Người VN xem nhiều, sẽ ngấm dần những tư tưởng của TQ, từ sự gần gũi sẽ thích dẫn đến tin và theo. Đấy có phải là một sự xâm lược chính trị không?.
Tôi là một người chắc chắn còn mang dòng máu con cháu Bà Trưng, Bà Triệu nên luôn hoài nghi và không tin tưởng cũng như thích thú gì người Tàu lẫn đám Khổng Tử và mớ Nho giáo của họ.
Tôi còn nhớ có một lần một người bạn học nói với tôi thế này 'lũ chúng mày tinh tướng vừa thôi, mày nhìn đi cái văn hoá VN của chúng mày còn lại gì? nhìn xem từ kiến trúc nhà cổ của VN đến các đình đền miếu mạo có cái gì không giống với những sản phẩm TQ chứ?, VN có cái quái gì mà đòi bảo tồn với cả phát huy'.
Thật không biết cãi hắn ra sao.
Việt Nam 1000 năm nay luôn luôn và không bao giờ bị đồng hóa cả, dù Trung Quốc có tìm mọi cách. VTV1 hôm qua có chương trình về Hoàng Sa khá nghê, chỉ thẳng anh bạn TQ là cướp Hoàng Sa của Việt Nam.
Trả lờiXóaChủ nghĩa bành trướng Đại Hán... Mấy năm nay tết đến xuân về thì rất nhiều nơi treo đèn lồng Trung Quốc, có khi vài năm nữa chúng ta bỏ cả việc gói bánh trưng bánh dầy ngày tết không biết chừng.
Trả lờiXóaHoàn toàn phản đối việc thành lập Viện Khổng Tử ở Việt Nam. Hãy lên tiếng...
Thơ gửi ông Khổng Tử của GS Bùi Trọng Liễu: http://vietsciences2.free.fr/vongtaylon/buitronglieu/guiongkhongtu.htm
Trả lờiXóaCách đây 25 năm, Nguyễn Huy Thiệp viết: Văn hóa Việt Nam là một cô gái đồng trinh bị nền văn hóa Trung Hoa cưỡng hiếp. Nó vừa cảm thấy nhục nhã lại vừa thấy thích thú.
Trả lờiXóaHAY BO CAI Y TUONG DO DI . KHONG CO HOP VOI DAN TOC VIET DAU . NEU MUON CO Y TUONG TOT THI HAY TRA LAI HOANG SA VA TRUONG SA CHO VIET NAM !
Trả lờiXóaXin đừng nhận xét kiểu như bạn Mõ làng! Văn hóa Việt Nam từ thời xa xưa đến nay cũng như văn hóa một số nước trong khu vực châu á đều có ít nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Việc "coi những thể loại Khổng, Nho là loại lạc hậu..." Khổng tử đề cao sự chính danh trên dưới, cha - con, thày - trò...chính văn hóa của VIET NAM của chúng ta cũng vậy từ ngàn đời nay.
Trả lờiXóaTôi không nhất trí việc truyền bá văn hóa TH tại đất nước VN của tôi thông qua học viện KT nhưng tôi cũng nhận thấy rất cần thiết trong một xã hội hiện đại mà văn hóa cổ truyền còn được lưu giữ, như vậy mới là kế thừa và phát triển. Tôi còn nhớ những lời phát biểu rất trân thực nhưng thật đáng để nghe của bác Dương Trung Quốc "... văn hóa Việt Nam đã vong bản và vong bản một cách tuyệt đối". Xin đừng phủi bụi sạch trơn như thế!
." Khổng tử đề cao sự chính danh trên dưới, cha - con, thày - trò...chính văn hóa của VIET NAM của chúng ta cũng vậy từ ngàn đời nay.
Trả lờiXóaĐây là quan điểm muốn quay về chế độ đức trị phong kiến lạc hậu! (Cha truyền con nối chăng?)
tôi Hoàn toàn phản đối việc thành lập Viện Khổng Tử ở Việt Nam.
Trả lờiXóaĐể tiền, đất đai, nhân lực, thời gian để xây thêm nhà máy, tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân có phải là hơn không.
Trả lờiXóaChi, Hồ, Giả, Dã ... đã thành chương
Trả lờiXóaHất xuống... rinh lên chuyện lạ thường
Đại Học Trung Dung vô xó bếp
Rằng nay Khổng Mạnh ít ai thương
việt nam thì chất khổng quá đậm, bây giờ cần thoát ra để vươn lên. Khi nào phát triển mạnh và ổn đinh như Úc Mỹ Nhật thì khi ấy mời nó lập viện khổng tử cũng không muộn.
Trả lờiXóaHàn Quốc, Sinh ga po, Đài Loan... là những đất nước cũng ảnh hưởng của văn hóa KHỔNG TỬ nhưng họ không "quay về chế độ đức trị phong kiến lạc hậu! (Cha truyền con nối chăng?) " như bạn 15h 55p nhận định.
Trả lờiXóa