Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

BÊN TÀU: BIỂU TÌNH CÓ TỪ ĐỜI TÂY HÁN (202 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN)


BÊN TÀU: BIỂU TÌNH TỪ ĐỜI TÂY HÁN (202 Tr.CN )
Định Vĩnh Hà

Ngày nay, nghe tới chuyện  “biểu tình”, chúng ta thường hay nghĩ điều này chỉ vừa xuất hiện khoảng vài chục năm gần đây và chủ yếu xảy ra  ở các nước phương Tây tư bản chủ nghĩa là chính .Riêng ĐBQH Hoàng Hữu Phước (HHP),trong lần họp thứ 2 QH khóa 13 vừa qua thì lại cho rằng  “…cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức nhằm phản đối Chính phủ Vương quốc Đại Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan áp bức nhân dân Ấn Độ”.Tại đây, xin góp phần chỉ ra rằng từng có biểu tình đúng nghĩa xảy ra ngay trong xã hội quân chủ chuyên chế bên Tàu, vào tận thời nhà Hán và nhà Tống , từng tồn tại cách đây trên dưới 2000 năm.

Theo sách “Khái yếu lịch sử văn hóa Trung Quốc” do các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học xã hội TQ,viện Hàn lâm khoa học TQ và trường Đại học Bắc Kinh,Thanh Hoa cùng các học viện khác ở thủ đô TQ hiện nay biên soạn dưới ánh sáng thẩm định của các nhà khoa học danh tiếng đương thời ở TQ là Dư Quán Anh,Âm Pháp Lỗ,Vương Minh,Vương Dục Thuyên (Được Trương Chính,Nguyễn Thạch Giang,Phan văn Các ở VN dịch sang tiếng Việt dưới tựa đề “Lịch sử văn  hóa TQ”,do NXB KHXH ấn hành năm 1993) thì vào thời Tây Hán,dưới triều vua Ai Đế (6Tr.CN-1 Tr.CN) từng xảy ra một cuộc biểu tình của sinh viên học sinh đương thời đông tới hàng ngàn người.

Xin trích nguyên văn nơi bản dịch,nằm tại trang 132 và 133 như sau: “Thời Ai Đế đã có phong trào sinh viên đầu tiên. Bấy giờ ngoại thích chuyên quyền,ngăn trở người hiền,dùng người theo tình cảm riêng của mình,tứ lệ Bảo Tuyên thẳng thắn dám nói mà bị bắt vào ngục.Thái học sinh Vương Hàm nổi lên cứu ,chư sinh họp nhau hàng ngàn người ,ra phố chặn xe thừa tướng và phục ở cửa khuyết dâng thư thỉnh nguyện lên Hoàng đế.Kết quả là Bảo Tuyên được khỏi tội chết”.

Rõ ràng ,qua đoạn ghi chép trên,nhất là căn cứ vào câu “chư sinh họp nhau hàng ngàn người ,ra phố chặn xe thừa tướng và phục ở cửa khuyết dâng thư thỉnh nguyện lên Hoàng đế” thì không thể không nói đó là một cuộc biểu tình khá căng thẳng nhằm bày tỏ tập thể  thỉnh nguyện  của giới sinh viên đối với giới cầm quyền tối cao đương thời và tất nhiên cuộc biểu tình này đã thành công vào lúc đó so với thỉnh nguyện được đề ra.

Chẳng những vậy,vào thời nhà Tống bên TQ,cũng có biểu tình ,ở mức độ căng thẳng hơn của giới sinh viên học sinh trong nước.Cũng tại sách trên, trang 140 và 141 có chép như sau: “Thời Khâm Tông,quân Kim vây Biện Kinh,quan đại thần phái kháng chiến là Lý Cương bị bãi truất vì Lý Bang Ngạn chèn ép.Thái học sinh do Trần Đông dẫn đầu ,dâng thư yêu cầu phục chức cho Lý Cương ,mắng Lý Bang Ngạn là “xã tắc chi tặc” (giặc của nước).Quân dân trong thành lên tiếng ủng hộ có đến mấy vạn người,quân và dân vây chặt hoàng cung , đánh đòn bọn giặc bán nước khá đau, Khâm Tông phải cho Lý Cương phục chức”.

Rõ ràng,qua đoạn ghi chép trên,nhất là đoạn “quân và dân vây chặt hoàng cung , đánh đòn bọn giặc bán nước khá đau ,Khâm Tông phải cho Lý Cương phục chức ...” không thể không nói đó là cuộc rầm rộ xuống đường biểu tình dẫn đến  “gây bạo loạn ” của quân và dân thành Biện Kinh  nước Tống vào bấy giờ và tất nhiên ,về mặt kết quả, cũng đã thành công mỹ mãn so với yêu sách của giới sinh viên tham gia biểu tình hồi đó.

Nhân đây cũng xin hỏi riêng ông “nghị” HHP: “dân trí” của dân Việt Nam hiện nay nói chung ,của giới sinh viên Việt Nam hiện nay nói riêng ,theo ông,vẫn chưa qua được giới sinh viên ở TQ cách đây cả ngàn năm ư?Hay chính ông mới là người đang có trình độ nhận thức thực tế về lãnh vực “kinh bang tế thế” không bằng cả những người Á Đông cổ đại từng sống cách đây mấy ngàn năm giữa bốn bề rừng rú ?! Với một trình độ kiến thức hổ lốn như ông,ông “lẻn” vào nghị trường QH để làm gì?Nhằm vào cái gì?Lại nghe nói ông từng xưng hiệu là Lăng Tần rồi tự tiến cử “ba tấc lưỡi” của mình lên “vua” Saddam Hussen của nước I-Rắc bằng thư fax nhanh nhằm có thể trở thành  Tô Tần-Trương Nghi thời Chiến Quốc bên Tàu giữa nền chính trị dầu mỏ hiện đại ,là sao?Thưa ông ĐBQH HHP,hồi nhỏ ông có từng bị “té giếng” không vậy?!

Định Vĩnh Hà

12/2001

7 nhận xét :

  1. "Thưa ông ĐBQH HHP,hồi nhỏ ông có từng bị “té giếng” không vậy?!"
    (Định Vĩnh Hà)


    Ha ha .....ha ha....đúng là Hoàng Hữu Phước té giếng, ha ha...ha ha...
    Phước té giếng nên hơi bị tâm thần, trì độn, ha ha...ha

    Trả lờiXóa
  2. Biểu tình ở Việt Nam có từ ngày xửa ngày xưa rồi. Ai không tin thì đọc Con cóc là cậu ông trời xem.

    Trả lờiXóa
  3. Chết rồi! "Chúng nó" biểu tình sớm thế này thì "Nhà nghiêng cứu" ,nhà kinh doanh ,đại biểu quốc hội , Lăng Tần Hoàng Hữu Phước tìm mo nang đâu mà che mặt đây .

    Tác giả hỏi ông Hoàng Hữu Phước hồi nhỏ có bị té giếng không à???
    Tui xin trả lời thay ( vì ở gần nhà ông Phước ):
    Bị té giếng ba lần lúc nhỏ .
    Nhưng té giếng đâu có ảnh hưởng gì tới "nghiêng cứu" cuả ông Hoàng Hữu Phước hè ???
    he he ...

    Trả lờiXóa
  4. Biểu tình là một nhu cầu hết sức tự nhiên của con người trong xã hội để biểu thị ý kiến về các chính sách của nhà nước nhằm điều hòa lợi ích của toàn dân, hoặc bày tỏ thái độ phản kháng đối với các hành động nhũng nhiễu của quan lại.
    Chính quyền Miến Điện sau các cuộc đàn áp đẫm máu, giờ đây phải ban bố luật biểu tình như một động thái chấp nhận ý kiến khác biệt của người dân.

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết của bạn Định Vĩnh Hà làm tôi nhớ đến trong tác phảm " Lều Chõng " Ngô Tất Tố viết về một cuộc biểu tình của sĩ phu Việt Nam để chống lại hành vi thiếu văn hóa của cha con một thương gia. Tại các xã hội trọng văn hóa, những "kẻ sĩ" thường được coi là lương tâm của dân tộc. Họ là những người bộc trực và hiểu biết nghĩa lý. " So chính khí đã đầy trong trời đất " như Nguyễn công Trứ đã viết. Kẻ sĩ Bắc Hà nay ở đâu mà không tỏ thái độ trước những hành vi sai trái của nhà cầm quyền? Hay là họ trở thành " sĩ khí rụt rè gà phải cáo " giống như kẻ sĩ thời Tú Xương cả rồi?

    Cử Hai

    Trả lờiXóa
  6. Trích ""Lại nghe nói ông từng xưng hiệu là Lăng Tần rồi tự tiến cử “ba tấc lưỡi” của mình lên “vua” Saddam Hussen của nước I-Rắc bằng thư fax nhanh nhằm có thể trở thành Tô Tần-Trương Nghi thời Chiến Quốc bên Tàu giữa nền chính trị dầu mỏ hiện đại ,là sao?Thưa ông ĐBQH HHP,hồi nhỏ ông có từng bị “té giếng” không vậy?!""
    heheheheh...tức cười quá....hehehehe
    Thằng Phước này nó bêu xấu tiền nhân Phan Bội Châu... nếu vào thời Cải Cách ruộng đất . Tôi tin chắc rằng nó vì bản tính cơ hội . Nó dám đem Bố Mẹ nó ra đấu tố cho đến chết mới thôi.

    Trả lờiXóa