Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

NHÂN DÂN - Thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nhân dân
Nguyễn Khoa Điềm

Cúi mình trên đồng lúa

Lao lên các hỏa điểm chiến tranh

Lăn mình trong các cuộc xuống đường

Cặm cụi với sách vở

Họ là nhân dân thứ thiệt

Nhưng trên diễn đàn cao nhất nước

Có người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ

Để hưởng luật biểu tình !

Tôi nghĩ mãi

Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ ?

Sao lại sợ nhân dân biểu tình ?

Không !

Sự sợ hãi không cứu được chúng ta

Mà chính là sự can đảm

Đi tới dân chủ.

Tháng 11. 2011

N.K.Đ


Tác giả gửi cho Quê choa

19 nhận xét :

  1. "...
    Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
    Mà chính là sự can đảm
    Đi tới dân chủ. "
    Cháu cảm ơn Bác Nguyễn Khoa Điềm, chúc Bác luôn mạnh khỏe.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi cực lực phản đối ai đó bảo nhân dân chưa đủ chí tuệ để tham gia gia đóng góp ý kiến hay trình độ hiểu biết ý nghĩa tính chất của các điều luật, trong đó nếu có luật biểu tình , là sự ngụy biện cho bản chất khinh dân, là kẻ muốn trở lại chế độ quân chủ xa xưa, kéo lùi lịch sử loài người ở Tổ quốc Việt Nam ta !

    Trả lờiXóa
  3. Bác Điềm ơi ! Làm dân là khổ như rứa. Đến người tài cao như bác mà ông Nghị điên HHP cũng liệt vào dân trí thấp thì thật là hết chỗ nói. Dân Việt mình sao mà khổ thế bác ơi.

    Trả lờiXóa
  4. Muộn còn hơn không, Bác đã nói thật, rất đúng, bác Điềm ơi.
    Tôi cám ơn Bác.Tổ quốc, nhân dân sẽ cám ơn Bác.

    Trả lờiXóa
  5. http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/11/han-quoc-pha-the-tran-tau-ca-trung-quoc/page_2.asp

    XEM BON TÀU KHỰA GÂY HẤN Ở HÀN QUỐC. LIỆU KHI VÀO BIỂN ĐÔNG, MÌNH CÓ ỨNG PHÓ NỔI KHÔNG

    Trả lờiXóa
  6. Báo lề phải đăng phản đối đã nhiều (lề trái khỏi nhắc đến!) nay lại thêm ý kiến (tải qua thơ) của cựu trưởng ban tư tưởng văn hóa Trung ương Đảng. Tôi nghĩ chỉ còn thiếu duy nhất câu kết luận chốt của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sĩ Hùng hay ít nhất của Đòan đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cho ý kiến có nên thành lập Ban bệ xem xét trước các bài của các Ông Nghị định phát biểu hay không? chứ xong 1 bài phát biểu mà chẳng những đại biểu phát biểu bừa bãi bị ô danh mà làm xấu Quốc hội, MTTQVN ... luôn. Qua sự kiện này tôi đặc biệt đề xuất việc trong Hiến pháp sắp tới phải có điều khỏan tương tự như Luật cơ bản Đức: không cho phép động chạm đến quyền cơ bản của con người (không được thay đổi những điều khỏan về quyền cơ bản qua bất kỳ cơ quan nào). Đây là phòng xa không thừa, vì Hiến pháp 1992 của ta cho phép Quốc Hội có quyền thay đổi Hiến pháp với 2/3 đại biểu đồng ý cho thay đổi. Nếu Nghị Phước thắng thế keo này thì tôi tin trong kỳ họp tới Nghị Phước sẽ tiếp tục đề nghị Quốc Hội cho biểu quyết xóa quyền hội họp, biểu tình và lập hội mất!

    Hòang Hải

    Trả lờiXóa
  7. Tiếp theo:
    Tham khảo nước ngòai như Đức thì trong Hiến pháp CHLB Đức (ban hành 8-5-1949) họ không đề cập trực tiếp khái niệm biểu tình mà chỉ nhắc đến quyền hội họp (như Hiến pháp của Việt Nam 1946 cũng vậy). Luật ra đời với tựa đề "Luật hội họp và tuần hành" (ban hành khỏang chỉ khỏang 4 năm sau khi có Hiến pháp!!!) . Tóm lại từ biểu tình (Demonstration) theo nhận thức của tôi như 1 số bạn đọc là 1 khái niệm tương đối hiện đại, nhưng bản chất nó là hội họp tại một địa điểm và hay gắn liền với việc diễu hành, tuần hành trên đường phố, quảng trường ... và cũng đã tồn tại từ xa xưa, từ khi lòai người biết đâu tranh theo cộng đồng. Còn ai đó gán cho việc biểu tình là chống lại nhà nước thì sai lè lè chắc học sinh phổ thông có học chính trị đều phải biết. Ví dụ chúng tôi bên này biểu tình đòi quyền ở lại cho người nước ngòai thì đó là biểu tình đấu tranh đòi quyền lợi, chứ nhà nước Đức cũng "chập cheng" như Nghị Phước quy cho chúng tôi tội chống lại nhà nước thì họ đã trục xuất chúng tôi về nước từ lâu rồi, chứ không phải làm động tác sau những đợt đấu tranh đó đã xét duyệt cho chúng tôi lưu trú vô thời hạn. Từ khi có Hiến pháp 1946 (không thực hiện) đến nay đã quá lâu (2011) mà ra Luật bây giờ cũng đã quá muộn. Và có ra Luật thì thực chất nhằm không chỉ có lợi cho người biểu tình, mà có lợi cho cả người quản lý, chứ quyền cơ bản của con người là bất biến.

    Hòang Hải

    Trả lờiXóa
  8. Tôi nghĩ ông Nguyễn Sinh Hùng chắc cũng phải xấu hổ vì người đồng hương Minh Hồng.

    Trả lờiXóa
  9. Biết xấu hổ bây giờ chỉ còn có thảo dân hoặc người trở về làm thảo dân thôi.

    Trả lờiXóa
  10. Bác Điềm làm thơ như thế này cũng chỉ để bày tỏ nỗi lòng của bác qua thơ thôi. Với cương vị xưa kia của bác, mong bác có những hành động xứng tầm hơn là làm thơ. Kính chúc bác mạnh khỏe

    Trả lờiXóa
  11. Người không khoanh taylúc 22:37 21 tháng 11, 2011

    Giáo sư Ngô Đức Thọ đã dùng những cái "roi" tư liệu xác đáng quất thẳng vào mặt ông nghị Phước. Nếu ông Phước đọc bài này mà biết xấu hổ, đồng thời cảm ơn giáo sư Thọ thì ông vẫn còn đáng được có người tôn trọng.

    Trả lờiXóa
  12. Anh nghị Phước được bầu vào được QH chính là một minh chứng cho dân trí thấp. Phải chăng ý anh nghị là như vậy?

    Trả lờiXóa
  13. Khi vận động bầu cử thì nói là "sáng suốt lựa chọn" đến khi trúng cử rồi thì nói "dân trí thấp". Một hành động phản bội rõ ràng.

    Trả lờiXóa
  14. Hồng Phước nói: " Hỡi những người tên là Dân ơi!Tôi nói các ngươi "dân trí thấp" là hoàn toàn chính xác! bằng chứng là các người đã không phân biệt được cao thấp nên đã bỏ phiếu bầu tôi! lựa chọn nhầm là lỗi tại các ngươi! bây giờ tôi đâu còn là dân? Là "Quan Phụ Mẫu"! nếu các ngươi còn nói tôi "quan trí" thấp là mắc tôi "khi quân pham thượng" đó!

    Trả lờiXóa
  15. Rất mong nhiều người như Ông Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Văn An... những người từng nắm giữ trọng trách trong bộ máy của Đảng và Nhà nước hãy lên tiếng để Việt Nam rút ngắn con đường đi tới dân chủ.
    Nhân dân VN cám ơn ông Nguyễn Khoa Điềm.

    Trả lờiXóa
  16. Lâu rồi cháu chẳng được đọc thơ bác Nguyễn Khoa Điềm. Vâng thưa bác:
    "Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
    Mà chính là sự can đảm
    Đi tới dân chủ."
    Tương lai dân tộc chúng ta sẽ bừng sáng chói lọi. Nước Việt Nam sẽ sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới.

    Ks Dũng.

    Trả lờiXóa
  17. Mỗi khi xã hội có nhiều biến động như về chính trị, kinh tế, về lòng người, về đòi hỏi dân chủ,.v.v. thì văn chương thơ phú, lời ca tiếng hát lại có dịp bùng lên mạnh mẽ với nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa mà khó có thế lực gì có thể ngăn cản được. Tôi tin trong giai đoạn này cũng sẽ như thế. Cảm ơn các tác giả và chúng tôi đón chờ được thưởng thức những tác phẩm mới này.

    Đồng Bào.

    Trả lờiXóa
  18. Một người Xứ Nghệlúc 09:58 28 tháng 11, 2011

    Ông Hoàng Hữu Phước chưa đủ tư cách để làm Ông Nghị thay mặt cho Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ông ta có mặt ở quốc hội là do sai sót của việc hiệp thương chọn lựa người ứng cử.Những người làm công tác hiệp thương ấy đã không tôn trọng nhân dân, không phản ánh đúng nguyện vọng của nhân dân. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã nói đất nước ta "...tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt không đời nào thiếu...". Đất nước Việt Nam không bao giờ thiếu người tài, chỉ có điều là hiện nay đang thiếu đi một cơ chế để phát hiện và đặt người tài -"nguyên khí của quốc gia" đúng vào vị trí của họ thôi. Nói dân trí của nhân dân chưa cao là nói láo, là xúc phạm Nhân dân, không thể chấp nhận một Đại biểu Quốc hội như ông Phước được!

    Trả lờiXóa
  19. Các nhà lãnh đạo đương chức của VN hãy học tập bác Nguyễn Khoa Điềm.

    Trả lờiXóa