Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

"NƯỚC AN NAM VỪA DÂNG VẸT ĐỎ"



Hà Nội trời mưa, rét. Cả buổi chiều ngồi mở "Toàn Đường thi" (thạch bản) ra đọc trong mưa gió dặt dìu. Đọc được bài thơ này của Bạch Cư Dị - một trong ba nhà thơ nổi tiếng nhất thời Đường, Trung Quốc, xin chép tặng chư vị đọc chơi.


HỒNG ANH VŨ

Nguyên văn:

紅鸚鵡

安南遠進紅鸚鵡
色似桃花語似人
文章辯慧皆如此
籠檻何年出得身
 

Phiên âm: 
HỒNG ANH VŨ

An Nam viễn tiến hồng anh vũ
Sắc tự đào hoa, ngữ tự nhân.
Văn chương biện tuệ giai như thử,
Lung hm hà niên xuất đắc thân!


Dịch nghĩa:
CHIM VẸT ĐỎ

An Nam xa xôi vừa dâng chim vẹt đỏ,
Màu lông giống tựa hoa đào, tiếng giống tiếng người.
Văn chương và lý luận nếu cũng đều như thế,
Vậy đến năm nào mới thoát khỏi kiếp chim lồng! 

.
The Red Cockatoo

Sent as a present from Annam
A red cockatoo.
Coloured like the peach-tree blossom,
...Speaking with the speech of men.
And they did to it what is always done
To the learned and eloquent.
They took a cage with stout bars
And shut it up inside.

 
(translated by Arthur Waley - bản dịch tiếng Anh của Arthur Waley,
do Trang Hạ cung cấp).


Dịch thơ:
VẸT ĐỎ

Nước An Nam vừa dâng vẹt đỏ,
Nói tiếng người, lông tựa hoa đào.
Thông minh, văn vẻ vậy sao,
Kiếp chim lồng biết khi nào mới qua.


(Vũ Minh Tân dịch)

TIỂU SỬ NHÀ THƠ BẠCH CƯ DỊ

Bạch Cư Dị (chữ Hán: 白居易) (772 - 846) tự là Lạc Thiên (樂天), hiệu là Hương Sơn cư sĩ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị ở Việt Nam có lẽ là bài Tỳ bà hành, Trường Hận Ca.

Tổ tiên ông là người gốc Thái Nguyên, Sơn Tây, sau di cư tới huyện Vị Nam, Thiểm Tây. Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Đối với một số người yêu thơ văn thì người ta chỉ xếp ông sau Lý Bạch và Đỗ Phủ. Mười lăm tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, thuở nhỏ nhà nghèo, ở thôn quê, đã am tường nỗi vất vả của người lao động.

Năm Trinh Nguyên thứ 16 (năm 800), ông thi đỗ tiến sĩ được bổ làm quan trong triều, giữ chức Tả thập di. Do mâu thuẫn với tể tướng Lý Lâm Phủ, ông chuyển sang làm Hộ Tào tham quân ở Kinh Triệu. Năm Nguyên Hòa thứ 10 (815), do hạch tội việc tể tướng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và ngự sử Bùi Độ bị hành hung, nhóm quyền thần cho là ông vượt qua quyền hạn, đày làm tư mã Giang Châu. Giai đoạn tuừ năm 821 tới năm 824 làm thứ sử Hàng Châu, năm 825 làm thứ sử Tô Châu, sau được triệu về kinh làm Thái Tử thiếu phó. Năm Hội Xương thứ 2 (842) về hưu với hàm thượng thư bộ Hình, sau mất tại Hương Sơn, Lạc Dương.

Những năm đầu, ông cùng Nguyên Chuẩn ngâm thơ, uống rượu, được người đời gọi là Nguyên Bạch. Sau này, khi Nguyên Chuẩn mất, lại cùng Lưu Vũ Tích, hợp thành cặp Lưu Bạch. Người đời tôn xưng ông là Thi Ma.

Ông chủ trương đổi mới thơ ca. Cùng với Nguyên Chẩn, Trương Tịch, Vương Kiến, ông chủ trương thơ phải gắn bó với đời sống, phản ánh được hiện thực xã hội, chống lại thứ văn chương hình thức. Ông nói: "Làm văn phải vì thời thế mà làm... Làm thơ phải vì thực tại mà viết", mục đích của văn chương là phải xem xét chính trị mà bổ khuyết, diễn đạt cho được tình cảm của nhân dân. Thơ ông mang đậm tính hiện thực, lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo. Trường hận ca để nói mối tình đẹp của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi, nhưng đọc kỹ thì những ý châm biếm, mỉa mai kín đáo đều có. Ông cùng Nguyên Chẩn đề xướng phong trào Tân Nhạc Phủ, nên trong thơ, ông luôn công kích đời sống xa hoa dâm dật của bọn quý tộc, bóc trần sự bóc lột của bọn quan lại, thông cảm với nỗi thống khổ của dân chúng (Tần Trung Ngâm, Tân Nhạc Phủ).

Thơ ông thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Ông hòa đồng cùng dân chúng, không coi việc làm quan của mình là gì, mà thấy mình cũng bị cuộc đời làm cho bảy nổi ba chìm chẳng khác gì người đời (Tỳ bà hành). Ông thông cảm với những thân gái chịu bao tập tục hủ bại và cảnh nghèo túng mặc dù sắc đẹp thì chẳng thua ai (Nghị hôn).

Ông chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu được. Không những thế, tình cảm, tư tưởng phải giàu tính nhân dân, nói được nỗi lòng của mọi người trước thế sự. Thơ ông giàu tính trữ tình. Khi ông bị đi đày từ Tràng An đến Tây Giang, ba bốn ngàn dặm, dọc đường thấy trường học, chùa chiền, quán trọ.... đều có đề thơ của mình, nên càng tự tin ở chủ trương của mình hơn.

Riêng hai bài Tỳ Bà HànhTrường Hận Ca đã đủ tỏ tài thơ của Bạch Cư Dị. Bằng lối kể chuyện miêu tả, với chủ đề khác nhau, hai bài thơ dài của ông, bài thì bay bướm, hình ảnh đẹp, lời bình trầm lắng, ý ngoài lời, ca tụng, mỉa mai đều kín đáo; bài thì hoà đồng vào cảnh ngộ cùng nhân vật, viết lên những tâm trạng gửi gắm của cả hai, người gẩy -người nghe, vào tiếng đàn trên bến Tầm Dương, bài thơ da diết, buồn thấm thía mà nỗi đời thì vời vợi mênh mang.

Ngoài ra ông còn làm một số bài thơ về thiên nhiên, nhàn tản. Lối nói u hoài, vương một nỗi buồn riêng kín đáo. Ông thích đàm đạo về thiền, về Lão Trang, cũng như là biểu hiện trốn đời, sau khi đã quá ngán về nhân tình thế thái. Ông để lại khoảng trên 2.800 bài thơ.

Công trạng khi làm quan: Khi làm thứ sử Hàng Châu, thấy các công trình điều tiết nước cho nông nghiệp đã bị bỏ hoang lâu ngày, ông đã cho tu tạo lại Tây Hồ, cho đắp đê tại đây, trên trồng liễu, đến nay vẫn còn và được gọi là Bạch đê. Khi làm thứ sử Tô Châu, ông cho đào một con sông đào nối Hổ Khâu ở phía tây với Xương Môn ở phía đông gọi là Sơn Đường hà.


 

38 nhận xét :

  1. Bác nói xa xôi quá em vùng sâu vùng xa chỉ hiểu mộc mạc như sau(chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu được!):


    An Nam xa xôi vừa dâng chim vẹt( Nguyễn Vẹt-Việt) đỏ,

    Nói tiếng người, lông tựa hoa đào.

    Thông( Vũ Duy Thông) minh, văn vẻ vậy sao,

    Kiếp chim lồng biết khi nào mới qua.

    Trả lờiXóa
  2. Bác chỉ được cái suy diễn thôi! Thơ Bạch Cư Dị đấy bác ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nước An Nam dâng lên vẹt đỏ
      Nói tiếng người lông tựa đào hoa
      Văn chương trí tuệ mà như thế
      Cái kiếp chim lồng liệu có qua?

      Xóa
  3. Đọc mà thấy lòng chua chát vô cùng!!!
    Biết đến bao giờ rửa được nỗi nhục!

    Trả lờiXóa
  4. Giỏi! Giỏi đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Em quê mùa các bác chơi chữ em không hiểu, mà không hiểu thì làm gì được???

    Trả lờiXóa
  7. http://www.tienphong.vn/Tuong-Tac/Ban-Doc/550070/Bi-phia-Trung-Quoc-rut-lui-lang-phi-tien-ty-moi-ngay-tpp.html

    Trả lờiXóa
  8. Tôi đang ngồi tìm lại bài viết của Nguyễn Duy Thông PGS_TS+hai bài của báo ANTĐ+HNM+chương trình truyền hình của đài Hà Nội+Lời của phát ngôn viên BNG Phương Nga và lời phát biểu của một số ông, bà đã phát trên truyền hình HN phê phán những người đi biểu tình phản đối TQ là nghe theo bọn xấu súi dục.
    Bật máy lên lại thấy bài thơ VẸT ĐỎ.
    Đọc xong bài thơ này thấy rất hay và có ý nghĩa.
    Xin mạo muội với tác giả,cho tôi mượn lời của bài thơ đó để tặng lại cho những tờ báo,truyền hình HN và những vị tôi vừa muốn tìm ở trên.
    Tôi nghĩ,nó chỉ có 4 dòng,rất ngắn,nhưng chắc các vị xẽ thích,mong các vị cố gắng học cho thuộc nhé.Rất có ích đấy.

    Trả lờiXóa
  9. Nước An Nam vừa dâng vẹt đỏ,
    Nói tiếng người, lông tựa hoa đào.
    Thông minh, văn vẻ vậy sao,
    Kiếp chim lồng biết khi nào mới qua.
    -----------------------

    Ôi, bài thơ của Bạch Cư Dị cũng là lời sấm tiên tri cho An Nam hơn ngàn năm sau ! Trời hỡi Trời !!!.

    Trả lờiXóa
  10. An Nam này nay là huyện An Nam tỉnh Quý Châu.
    Bác kiểm tra lại xem! :)

    Trả lờiXóa
  11. Tôi đọc sách thấy có nói : Thời nhà Đường, An Nam mà cung tiến thường là mấy con vẹt đỏ. Nhưng vua quan nhà Đường chỉ đòi tiến những con vẹt đỏ mà nói được tiếng người, cho nên Nhà thơ Bạch Cư Dị có làm bài thơ "Hồng Oanh Vũ" để nói lên cống phẩm của An Nam thời đó :
    Nước An Nam vừa dâng vẹt đỏ,
    Nói tiếng người, lông tựa hoa đào.
    Thông minh, văn vẻ vậy sao,
    Kiếp chim lồng biết khi nào mới qua.
    Bài thơ quá sức thâm hiểm và miệt thị. Tương truyền loài vẹt đỏ vẫn còn tồn tại trên đất An Nam cho đến ngày hôm nay.

    HG tôi tâm đắc với câu bình luận của bác Tào Lao, xin phép được nhắc lại câu Bác Tào Lao nói lúc 20:58 Ngày 29 tháng 8 năm 2011:
    Giỏi! Giỏi đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!

    Trả lờiXóa
  12. An Nam từ nơi xa tiến dâng chim vẹt đỏ.
    Màu lông tựa như hoa đào, tiếng nói giống người.
    Văn chương trí tuệ đều như vậy.
    Biết năm nào mới thoát khỏi lồng.

    Tôi không hiểu sao, mọi người đọc bài này lại nghĩ An Nam được ví với con vẹt nhỉ?
    Trong khi An Nam ở đây đâu phải là nước Việt phương Nam.

    Trả lờiXóa
  13. Thưa Bác Quang Đức, tôi thấy không ai ví An Nam với con vẹt đâu. Và cũng không ai nghĩ vậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Diện ơi đổi chữ hồng thành chữ Bạch thì lời tiền trị có lẽ đúng hơn

      Xóa
  14. Thưa bác Quang Đức, TS Nguyễn Xuân Diện nói đúng lắm đó : "không ai ví An Nam với con vẹt đâu. Và cũng không ai nghĩ vậy!"

    Trả lờiXóa
  15. Bác Quang Đức cần đọc kỹ! Cám ơn hai bác Hiền Giang và Tào Lao. Hai bác rất được. Đọc xong 4 câu mà thấy lòng Đau do Cười và Buồn!

    Trả lờiXóa
  16. TRAO ĐỔI VỚI BÁC TRẦN QUANG ĐỨC về địa danh An Nam:

    Trang Hạ: Lưu ý bác Diện là An Nam ở đây không phải là Việt Nam đi cống Tàu đâu nhé, mà là vùng địa lý huyện An Nam của Quý Châu - TQ nha. Song bài thơ thì còn nguyên giá trị với văn sĩ nghị trường.

    Bạn Đức Trần thì biện luận lại: Theo chỗ nghiên cứu của mình thì An Nam trên chính là An Nam Đô Hộ Phủ thời nhà Đường đấy. An Nam huyện của Quý Châu là vùng sơm cước thành lập từ thời nhà Minh. Tại có một bạn Quý Châu khoe hàng quê nhà có vẹt cho nên dành bài thơ trên cho mấy con vẹt thiệt ở Quý Châu, viết thành tiểu luận. Nhưng mà nghe nói bây giờ Vẹt Đỏ cũng bị tiệt chủng. Còn có một cái An Nam khác ở Hà Nam thời nhà Tấn có mấy nhà nghiêng cứu ám chỉ địa danh này. Nhưng vùng này không có vẹt mà lại không ca xôi gì mà phải đem tiến về Trường An.

    Cho nên (Hồng Oanh Vũ) Con Vẹt Đỏ này quê ở An Nam, hôm nay là Bắc Việt.

    Bạn Phan Quang Minh: Lý Bạch năm 56 tuổi bị lưu đày đi huyện Dạ Lang ở tỉnh Quý Châu, đã sáng tác bài Anh Vũ Châu khi đi qua Trường Giang, vì ở đây thường có nhiều chim Anh Vũ. Như vậy thời đó đã có Quý Châu rồi, nên ý của Trang Hạ cũng là một giả thiết.

    Tuy nhiên, bài thơ Hồng Anh Vũ có nói đến "An Nam viễn tiến" , thì nhiều khả năng là nước An Nam (thời nhà Đường thiết lập An Nam đô hộ phủ năm 679), chứ nếu là một huyện của TQ thì liệu có gọi là "viễn tiến" không?

    Trả lờiXóa
  17. Theo Wikipedia:

    1. Năm 624, Đường Cao Tổ lại đổi các Phủ Đô hộ thành Phủ Đô đốc. Phủ Đô hộ An Nam thành Phủ Đô đốc An Nam. Năm 679, Đường Cao Tông lại đổi về tên cũ.
    (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc_thu%E1%BB%99c_l%E1%BA%A7n_3)

    2. Năm 679, Đường Cao Tông đổi gọi Giao châu là An Nam đô hộ phủ. Năm 757, Đường Túc Tông đổi gọi là Trấn Nam đô hộ phủ. Năm 766, Đường Đại Tông đổi lại tên cũ là An Nam đô hộ phủ.
    (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh_ch%C3%ADnh_Vi%E1%BB%87t_Nam_th%E1%BB%9Di_B%E1%BA%AFc_thu%E1%BB%99c_l%E1%BA%A7n_3)

    3. Năm 679, nhà Đường đổi quận Giao Chỉ trở lại thành châu Giao, đặt ra Phủ Đô hộ Giao Châu. Bấy giờ, vùng Lĩnh Nam có 5 đô hộ phủ, cai quản châu Giao, châu Quảng, châu Quế, châu Dung, châu Ung, gọi chung là Lĩnh Nam ngũ quản.
    Sau đó, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ Giao Châu thành Phủ Đô hộ An Nam. Tên gọi An Nam trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thời điểm này.
    (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc_thu%E1%BB%99c_l%E1%BA%A7n_3)

    Theo Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim: PII-Chương 5 - Bắc Thuộc Lần Thứ Ba - (603 - 939):

    Năm Kỹ Mão (678) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu ra làm 12 châu, 59 huyện, và đặt An Nam đô hộ phủ18.
    Nước ta gọi là An Nam khởi đầu từ đấy.
    (http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn2nqn1n31n343tq83a3q3m3237nvnvn)

    Trả lờiXóa
  18. Dịch nghĩa như bác Trần Quang Đức là hoàn toàn chính xác! Câu ba là một câu khẳng định chứ không phải câu giả thiết như bản dịch nghĩa trong bài viết.
    Tuy nhiên nếu coi nó như một kiểu ..."sấm ký", như những câu kiểu "nói zậy mà hổng phải zậy" thì cũng thấy chí lí lắm! :D

    Trả lờiXóa
  19. anh diện ơi, anh xem tôi dịch thử nhé, mong làm quen anh.
    AN NAM XA CÁCH NGÌN TRÙNG
    MÀ ĐEM VẸT ĐỎ,TIẾN DÙNG NƯỚC TA.
    SẮC LÔNG ĐỎ TỰA ĐÀO HOA
    TIẾNG KÊU THÁNH THÓT NGỠ LÀ TIẾNG AI.
    VĂN CHƯƠNG NẾU THẾ CŨNG TÀI
    MÀ SAO VẪN CHỊU KÍP DÀI LAO LUNG
    NĂM NÀO THÌ MỚI SỔ LỒNG
    HỎI AI, AI BIẾT TRONG LÒNG BĂN KHOĂN.

    Trả lờiXóa
  20. Nguyễn Trung Hiếulúc 14:31 30 tháng 8, 2011

    Không biết An Nam trong bài thơ đó là An Nam thuộc Qúy Châu hay An Nam là nước Việt mình. Chỉ biết rằng hiện nay - vào thế kỷ 21 tại xứ An Nam đô hộ phủ khi xưa vẫn đang xuất hiện nhiều vẹt đỏ suốt ngày hót líu lo.

    Trả lờiXóa
  21. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  22. Sao cũng được, ai hiểu sao cũng được. Miễn đọc xong cười sảng khoái là tốt rồi. Thật đã dù chỉ 4 câu thơ. Phải nói là "cám ơn nhà thơ Bạch Cư Dị", ông viết bài thơ này ở địa danh An Nam của Quý Châu (như lời của bác Trần Quang Đức) nhưng tôi thấy An Nam là "vẹt phương nga, là pgs-ts thông, là mấy bác ở Hà Nội đã chỉ trích người yêu nước biểu tình chống tàu cộng" là tôi khoái rồi. Cười quên cả no bụng, cười để đọc tới đọc lui cả chục lầ và tôi phải save lại để mỗi lúc buồn lại mở ra mà cười đấy.

    Trả lờiXóa
  23. Địa danh nào không quan trọng, nhưng bài thơ này ứng với thời gian này thì rất đáng cười, mỉa mai và chua xót.
    Cảm ơn TS NXD đã cung cấp thông tin.

    Trả lờiXóa
  24. Đọc đi đọc lại để khóc chứ không thể cười nổi. Cười được thì thật là tài giỏi quá.

    Trả lờiXóa
  25. Ông Minh bên báo QĐND và ông Duy Thông có họ hàng xa gần gì với loài hồng anh vũ của nhà thơ họ Bạch này không nhỉ ? Thấy họ "hót" cũng khiếp lắm, nhưng toàn lặp lại ý tứ của ai, nghe quen đến nhàm tai từ lâu rồi...Vẹt An Nam xưa hót được thơ, còn vẹt An Nam nay hót được ...lãnh lương nhà nước . Hehehe...

    Trả lờiXóa
  26. Đọc xong bài thơ cảm thấy chạnh lòng ....Lung giám hà niên xuất đắc thân! . Thương thay các chú Vẹt An Nam

    Trả lờiXóa
  27. có gì đâu mà tiếc, ở an nam , vẹt mà nói tiếng người nhiều vô kể, cung tiến vài con có chi mô

    Trả lờiXóa
  28. Bài thơ này nên hiểu theo nghĩa là xứ An Nam đã đủ điều kiện thoát khỏi ách nô lệ. Bạch cư Dị lúc đó làm chức Trung lang Đường tương đương chủ nhiệm văn phòng tể tướng , nắm được nhiều thông tin về tình hình An Nam, khoảng gần giữa thế kỷ thứ 9. Khoảng 50 năm sau, đầu thế kỷ thứ 10, An Nam độc lập bắt đầu từ Khúc Hạo 907 đến Ngô Quyền 938. Bài này nên dịch là:
    Xứ An Nam xa xôi cống tiến con chim vẹt màu đỏ.
    Màu sắc như màu hoa đào, nói như người.
    Về văn chương, biện luận, trí tuệ cũng như vậy.
    Vào thời gian nào đó, nó sẽ thoát khỏi cái lồng giam hãm.
    -

    Chữ "hà thời" có thể hiểu là khẳng định, không nhất thiết là câu hỏi.

    Trả lờiXóa
  29. Không ngờ cái ông Bạch Cư Dị ngoài tài văn chương còn có tài tiên tri, ông viết thơ cách nay cả ngàn năm mà trúng phóc như mới viết hôm qua (xin các vị đừng quá tự hào viễn vông, hãy nhìn vào thực tế nhé)

    Trả lờiXóa
  30. Nếu An Nam trong bài thơ mà là huyện An Nam tỉnh Quý Châu của Trung Quốc như theo ý của Trang Hạ thì không có lý do gì để cho Bạch Cư Dị phải làm bài thơ này và phải phân vân: "Lung hạm hà niên xuất đắc thân"! Trong thâm tâm của nhà thơ chắc không phải nỗi ưu tư là đến khi nào con chim vẹt đỏ được sổ lồng, mà là nỗi ưu tư dến khi nào một dân tộc khôn ngoan, thông minh mới được giải phóng khỏi ách đô hộ! Cho nên theo tôi, chữ An Nam trong bài thơ chính là An Nam đô hộ phủ, chính là miền Bắc của nước ta ngày nay.

    Trả lờiXóa
  31. Mời các bác xem: http://www.haoshici.com/Baijuyi5613.html
    紅鸚鵡 商山路逢。
    安南遠進紅鸚鵡,色似桃花語似人。
    文章辯慧皆如此,籠檻何年出得身?

    hóng yīng wǔ shāng shān lù féng 。
    ān nán yuǎn jìn hóng yīng wǔ , sè sì táo huā yǔ sì rén 。
    wén zhāng biàn huì jiē rú cǐ , lóng jiàn hé nián chū dé shēn ?

    鉴赏
    白居易(唐)的《红鹦鹉 商山路逢。》选自全唐诗。

    (小提示:如果您想查询《红鹦鹉 商山路逢。》相关诗句的上一句或者下一句是什么,可以在页面右上角的“诗词检索”中输入您要查询的诗句,回车即可查到该诗句的上句或下句。注意上半句和下半句输入时不要留有空格和标点符号!)

    (*)商山四皓[编辑]
    维基百科,自由的百科全书

    颐和园长廊彩绘:商山四皓

    商山四皓
    商山四皓,簡稱“四皓”,秦末隱士東園公、夏黃公、綺里季、甪里四人,因避秦亂世而隱居商山,采芝充飢,四人年皆八十多歲,鬚眉皓白,世稱為商山四皓。
    介紹[编辑](https://zh.wikipedia.org/zh/商山四皓)
    (**)商山,因“四皓”得名。 原泛指秦汉上雒、商(县)之间的南山。 上雒城治所由上雒古城搬迁至上游60里,即今商洛市所在地的“商州城”后,该地仅有商(丹凤)的山, [1-2] 所以又专指位于陕西省商洛市丹凤县商镇南一公里, 丹江南岸,海拔1010米。 因形似“商”字的山。
    “商山雪霁”为古商洛八景之一,史称“商颜第一名胜”。 传说秦代四位博士因避秦始皇焚书坑儒的暴政而隐居此山。 汉高祖十二年,四位老人受张良邀请前往长安,扶助太子刘盈,使其免于被废,从此被称为“商山四皓”。 商山和四皓也成为中国隐逸文化的象征,其所代表的“邦有道则仕,邦无道则隐”的儒家伦理受到历代士人的高度推崇,吟咏不绝。 故商山也被称为“中国第一隐山”。(baike.baidu.com/view/339969.htm)

    Trả lờiXóa
  32. Theo thiển ý của tôi, bài dịch tiếng Anh có mấy điểm chưa đạt:
    1. Đồ cống nạp, vật dâng hiến mà dịch: present là tặng vật bình thương, e chưa rõ ý.
    2. They did to it what is always done. Nó ( chúng nó ) vẫn làm điều thường làm. Nhưng chú "Đỏ" ở đây làm được những điều "xuất chúng", không phải ai cũng làm được như nhại được tiếng người. Có vẻ hơn đời.
    3.They took a cage. Như vậy chú vẹt ở đây còn được quyền chọn lựa, tự chui vào lồng ( son )và tự nhốt mình. Theo bản dịch tiếng Việt, cu cậu bị nhốt và cho dù có vẻ thông minh hơn vài ba người cùng hội, muốn ra cũng còn lâu nhé !
    Xin được chỉ giáo.

    Trả lờiXóa
  33. Con vẹt ấy giờ đã lão rồi, lông bị vặt tróc cả da đầu, mệt mỏi lải nhải những điều làm vui lòng chủ, nếu không thì bị gõ lên đầu!

    Trả lờiXóa
  34. Bạch Cư Dị đúng là thiên tài về tiên đoán. Chỉ khác là Vẹt đỏ thời đó chỉ hót theo bản năng trời cho. Còn vẹt đỏ ngày nay siêu hơn là hót "theo chỉ đạo" và "Hót đúng quy trình"

    Trả lờiXóa
  35. Tối nay 19 giờ 15/1/2017 mở TV thấy ông Trọng gửi thư cám ơn Trung quốc về chuyến viếng thăm của ông Trọng vừa rồi, trong đó ông Trọng nói :"tôi tin tưởng dưới sự lãnh đạo kiên cường của đảng cộng sản trung quốc...". Thế đấy, chỉ có "sự lãnh đạo kiên cường" mà không có sự lãnh đạo sáng suốt, lãnh đạo cởi mở và dân chủ được sự ủng hộ của nhân dân trung quốc và dư luận quốc tế. Chỉ có "sự lãnh đạo kiên cường"! Ai đánh, ai tra khảo, ai thúc ép, ai sai khiến mà "kiên cuường" kia chứ?

    Trả lờiXóa
  36. Phải chi nhìn được con vẹt này thì rán nhìn kỹ xem trán nó có chấm màu vàng không , sao An Nam không dâng 1 bầy mà chỉ có 1 con vậy , con này còn trẽ hay đã quá giả vậy hè .

    Trả lờiXóa