Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019

TS. Nguyễn Xuân Diện: LỄ VU LAN Ở VN - NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC


Lễ Vu Lan: Sự tiếp biến văn hóa – tôn giáo
Nguyễn Xuân Diện
(trích trả lời PV Đài Tiếng nói VN)

Lễ Vu Lan là 1 nghi lễ Phật Giáo được du nhập Việt Nam. Khi Phật Giáo đến với Việt Nam đã nhanh chóng có sự giao hòa với tín ngưỡng Đạo Mẫu và tục thờ cúng tổ tiên của người bản địa từ ngàn xưa.

Sự giao lưu, tương tác này với Đạo Mẫu và tục thờ cúng tổ tiên của Việt Nam đã tạo nét đặc sắc mới cho Lễ Vu Lan và những biểu hiện văn hóa của con người Việt Nam trong toàn bộ nghi lễ Vu Lan được diễn ra trong ngày rằm tháng 7 hàng năm. Nét đặc sắc thể hiện ở chỗ là Lễ Vu Lan chỉ để tưởng nhớ đến cha mẹ, đặc biệt thể hiện đạo hiếu với Mẹ. Nhưng khi đến Việt Nam thì Vu Lan không những thể hiện lòng thờ kính cha mẹ mà còn thể hiện lòng kính trọng tưởng nhớ đối với tổ tiên, và hơn nữa thể hiện sự tương thông cảm ứng đối với các cô hồn vốn không có thân thích với mình. Chúng ta có thể biết điều đó trong có bài Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du.

Từ chỗ tưởng nhớ đến cha mẹ, tổ tiên đã khuất đến chỗ tưởng nhớ tất cả những người đã khuất mà khi sống đã trải qua đủ mọi cung bậc cuộc đời, đến khi chết cũng là khói lạnh hương tàn, bơ vơ cô quạnh. Lễ Vu Lan đã thức tỉnh lòng người dân Việt Nam lòng trắc ẩn với những kiếp người, thể hiện sự thương cảm rất nhân văn mà chúng ta thấy rõ điều đó trong bài Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du cũng như những nghi lễ được tiến hành trong dịp này, ví dụ như đàn mông sơn thí thực, giải oan cắt kết… Một số nghi lễ có những nơi diễn ra đến 3-4 ngày liền, thể hiện tất cả các khoa cúng khác nhau và biểu thị thông qua các nghi thức canh, kệ, tán, tụng trong Phật Giáo.

16h30 ngày 12.08.2011.
Âm thanh trả lời phỏng vấn VOV


8 nhận xét :

  1. Kính bác Diện,

    Tôi rất cảm kích đọc những bài trao đổi về văn hóa trên blog của bác, ví như chuyện phát ấn ở đến Trần và ý nghĩa sâu xa của lễ Vu Lan trong văn hóa Việt Nam.

    Giờ này tôi chưa tiện mở loa nghe bác nói chuyện, nhưng chỉ mới đọc lời dẫn ngắn trên đây tôi đã ngạc nhiên và thích thú. Đúng là rất bất ngờ cho tôi. Tôi là người Kitô giáo nhưng vợ tôi là Phật tử. Tôi đã gắng tìm hiểu Phật giáo nhưng thường là qua các sách kinh điển chứ rất ít hiểu biềt về những tập tục, nghi lễ trong dân gian. Thú thực là tôi không mấy thích việc đốt vàng mã, thắp nhang, thờ cúng của bên vợ tôi, (hi hi, bên Mỹ này mà thắp nhang trong nhà là cả một vấn đề, vì nhà kín, rất ngợp). Tôi rất tôn trọng, nhưng lại chẳng hiểu gì mấy ý nghĩa của những nghi thức đó.

    Thời cuộc đang rất nóng, khiến những bài nói chuyện sâu xa về văn hóa thế này ra như lạc lõng. nhưng chính sự kiên trì quan tâm chăm chút của bác đối với những vấn đề văn hóa của quê hương mình lại làm tôi cảm động. Những "cơn sốt thời sự" rồi cũng sẽ qua, chính các giá trị văn hóa nằm ngầm bên dưới dòng chảy của lịch sử dân tộc mới là chìa khóa để cứu vãn và phát triển đất nước mình trong thời đại đầy thử thách này.

    Trả lờiXóa
  2. that su la con rat ne chu khi nghe bai chu viet thuc su loa chu da thuing cha me chu nhu vay chu moi viet duoc nen bai nay phai khong chu kinh tang chu

    Trả lờiXóa
  3. Đừng chờ đến lễ Vu Lan
    Hiếu cùng cha mẹ việc làm thường xuyên

    Trả lờiXóa
  4. Nhìn xem cảnh tượng hai bà
    Rưng rưng bỗng nhớ mẹ ta hôm nào...

    Trả lờiXóa
  5. Có một điều thật nực cười khi người ta cứ rao giảng tình yêu tổ quốc ở đâu đâu mà quên một điều rất căn bản: tổ quốc là gia đình. Gia đình, hai tiếng thiêng liêng, nơi đó có bếp ấm, có khói lam chiều, có bà mẹ Việt Nam hiền lành, đôn hậu. Không có mái gia đình trên đất nước này thì hai chữ tổ quốc trở nên mơ hồ và vô nghĩa! Ai lại đi yêu một khái niệm mơ hồ!
    Vậy thì đừng lý luận xa xôi. Vậy thì đừng phát ngôn "đao to búa lớn", chỉ là phường khốn nạn mà thôi!

    Trả lờiXóa
  6. Cảm ơn Xuân Diện đả viết và giới thiệu ý nghĩa ngày lể Vu lan - Rằm tháng 7- gia đình tôi có ngày giỗ mẹ đúng ngày 15/7/Tân mão(1951) - nhân đọc bài này tôi có thêm hiểu biết ý nghĩa ngày lể Vu lan đối với con cháu của tôi nên dù ở xa tôi vẩn quyết định về quê giỗ mẹ, thăm mộ cha mẹ và các bậc tiên tổ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày mai "Rằm tháng 7 âm lịch" đúng vào ngày giỗ Mẹ tôi 15/7 năm Tân mão(1951).Mẹ tôi mất đã 67 năm(15/7 Tân mão)vào lúc quê hương giặc chiếm đóng, tôi mới hơn 10 tuổi được gửi ra Nghệ an học cấp 1 nghĩ hè về quê không ngờ chỉ được 2 tuần mẹ ốm và mất trong khi 4 anh trai lớn đang tham gia kháng chiến trên các mặt trận...
      Nổi đau thương đến nay dù đã #U80 khi nhìn tấm ảnh cha mẹ vẫn còn như mới xảy ra...

      Xóa
  7. Rất hay, cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện

    Trả lờiXóa