Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

CÔNG CHỨC - THÁI ĐỘ HIỆN NAY VỀ LÒNG YÊU NƯỚC

Ảnh chỉ có tính chất trang trí. Nguồn: Internet.

















Công chức-thái độ hiện nay về lòng yêu nước
Vinh Anh

1.Hôm nay gặp lại bạn bè. Bạn bè mình toàn công chức. Khi đã lọt được vào hàng ngũ công chức, bạn bè cũng rơi rụng nhiều. Không mấy người có được bạn cùng học từ ngày còn nhỏ hay là cùng trên giảng đường đại học. Nghĩa là bạn bè với nghĩa là đồng nghiệp là chính. Tính vị tha và sự cảm thông mang tình chiến hữu cùng chiến hào không nhiều. Có loại đương chức, có loại nghỉ hưu. Mình cũng từng là công chức hơn ba chục năm. Bắt buộc phải nói vậy là để cho mọi người biết, mình cũng am hiểu môi trường cuộc sống công chức..

Sau nhiều năm làm việc, mình thấy, công chức nước mình ít có chí tiến thủ và lười nhác. Sống trong môi trường không cạnh tranh, ý chí vươn lên bị thủ tiêu. Chẳng vậy mà một con số đưa ra, có đến non nửa công chức làm việc không hết công suất. Đã vậy lại rất quan cách. Chẳng mấy ông xứng đáng là đầy tớ nhân dân và mình, chắc như đinh đóng cột, không mấy ông có được cái ý nghĩ đó trong suốt cuộc đời. Tuy rằng, cái câu “vì dân” thì luôn ở cửa miệng. Chức càng to, điều đó càng chính xác. Việc cải cách hành chính chậm là do từ chính các ông bà công chức này. Mình có ngoa quá không?

Tại sao nói công chức ta ít có chí tiến thủ? Bởi một điều đơn giản, ai cũng biết nhưng không ai dám nói, đều phải làm và thực hiện theo ý cấp trên. Ý thức sáng tạo bị đóng băng. Nếu sai quy trình này, cầm chắc cái quyết định rời khỏi đội ngũ hoặc bị vô hiệu hóa, ngồi chơi xơi nước. Tức là, với công việc, không cần phải suy nghĩ động não gì hết, cấp trên đã nghĩ hộ rồi, cứ vậy mà thực hiện. Và cứ như vậy, công chức biến thành kẻ lười nhác. Bởi lười nhác nên công chức rất lười học hỏi. Họ làm được việc nhờ sự đúc kết kinh nghiệm của chính bản thân qua thời gian và cũng theo thời gian, kiến thức của họ có được những năm trên ghế nhà trường, rơi vãi hết. Với lẽ đó, công chức chỉ là một công cụ của cấp trên của họ, cấp trên nói gì nghe nấy. Điều đó có hai cái lợi cho công chức, vừa giữ được thiện cảm của sếp, vừa không mất bổng lộc.

Nói vậy để hiểu, nỗi khát khao đổi mới, vươn lên của công chức ta cũng không ghê gớm nỗi gì.

2. Nhưng có điều buộc mình phải nói, cũng chỉ để nói riêng với mình thôi bởi mình cũng đôi phần hiểu cuối đời rồi, đừng nên dối lòng nữa. Đó là sự tự lừa dối đáng khinh miệt, đáng nguyền rủa, đáng phê phán. Rất nhiều vấn đề công chức biết nhưng công chức cứ làm lơ. Tiếc rằng, điều này vẫn còn rất nhiều trong đa số công chức của ta.

Trước đây, thường chỉ nghe nói đến cái sự hèn của trí thức. Chưa thấy ai nói đến cái sự hèn của công chức. Chỉ biết là có công chức mẫn cán và có công chức lười biếng và người có chút hiểu biết, coi đó chỉ là những tay làm thuê, chẳng khác gì những người lao động cơ bắp.

Gặp bạn bè, mình bỗng thấy một sự nhạt nhẽo nhờn chán. Hóa ra, gặp gỡ chỉ để cùng nhau uống và nói những chuyện giời ơi đất hỡi, vô thưởng vô phạt và một chút thông tin về nhau. Già rồi nên cái nhìn cũng cũ kỹ, cách nói năng cũng cũ kỹ thế nào ấy. Bỗng thấy thèm cái không khí những ngày chủ nhật 5, 12, 19, 26 tháng sáu vừa qua.

Ra ngoài ấy, thấy những khuôn mặt và không khí trẻ trung, và đặc biệt là nhiệt huyết. Nhìn các bộ mặt măng tơ, thấy tương lai chúng nó còn dài và sáng lạn, chứ có đâu như bản mặt mấy công chức nhà mình, lúc nào cũng cau có, ra cái vẻ bận rộn. Có ai cho tiền để đi biểu tình đâu, cũng có biết ở chỗ nào phát nước và bánh mì miễn phí đâu, ấy vậy mà vẫn cứ đi. Đi để “sexy lòng yêu nước”(Chữ của nhà văn Thùy Linh). Lòng yêu nước của lớp trẻ nó cứ lồ lộ ra còn của công chức ta bị chìm ẩn quá, vẫn ở dạng tiềm năng.

Mình không nghĩ công chức không có lòng yêu nước. Mở luật cán bộ công chức ra xem họ định nghĩa công chức ra sao, công chức khác viên chức thế nào? Thông cảm được một phần, phần nhỏ thôi. Để thể hiện được lòng yêu nước, còn đắn đo nhiều lắm.

3.Công chức ta cái gì cũng biết nhưng lại chỉ biết sơ sơ vòng ngoài, cái vỏ, cái bề mặt, cái nổi nênh. Hỏi thử một công chức về cái hiệp định ký với Tầu khựa trên bộ có liên quan đến thác Bản Giốc, công chức ú ớ, không được như vẹt “cùng nhau khai thác” cái Bản Giốc tuyệt vời vốn dĩ của ta. Không hỏi thêm nữa, bởi càng hỏi càng đưa nhau vào thế bí, công chức phải giữ mồm giữ miệng. Một công chức khác xen vào: “Không nói chuyện chính trị”. Không hiểu người nói câu đó có biết đó chính là biểu lộ sự ngu dốt của mình. Chuyện chính trị đó là chuyện liên quan đến miếng cơm manh áo của công chức cơ mà.

Cập nhật hơn, cái việc mà hiện nay rất nhiều người quan tâm: Tầu khựa quấy rối Biển Đông của ta. Công chức ta lại thờ ơ mới chết chứ. Mình mong điều này là sự giả vờ. Mong điều này là sự tự dối lòng. Cũng quan tâm đấy nhưng chưa được phép cấp trên, vẫn bị vòng kim cô vô hình trói buộc. Nhưng lại nghe có người khuyên: “Ở nhà cho khỏe”. Nghe thấy tê tái và đau buốt lòng.

Vẫn biết nó là một vấn đề nhạy cảm. Nhưng cái điều cần nhạy cảm nhất đó phải là lòng yêu nước. Mình nói như vậy có thuần túy chính trị quá không nhỉ? Nó phá mình, nó bắn mình, nó đe mình… vậy mà lẽ nào công chức cứ mũ ni che tai, chờ cấp trên?

Thú thật, với hơn ba chục năm sống đời công chức, mình thông cảm lắm. Mình đã qua thời đó, mình thấy rất xấu hổ khi có người hỏi: “Vậy ngày xưa ông thế nào?”. Cũng đôi chỗ ngọng. Còn lòng yêu nước được thể hiện vô tư, bởi thời đó, lòng yêu nước được sexy.

Có điều, muốn thể hiện lòng yêu nước trong giai đoạn hiện tại ở nước ta cần phải có lòng dũng cảm, không được hèn. Thật đau lòng khi thể hiện lòng yêu nước trên quê hương đất nước mình mà bị cấm đoán, bị làm khó. Vậy nên, những công chức, những con người đang làm trong bộ máy của Đảng và Nhà Nước, ăn lương bằng tiền ngân sách, nghĩa là tiền thuế của dân, hãy biểu lộ và làm đúng chức trách công chức của mình.

                                                                                       Vinh Anh
                                                                                       1/7/2011

*Bài do tác giả Vinh Anh gửi trực tiếp cho NXD-Blog. 
Xin chân thành cảm ơn tác giả!

11 nhận xét :

  1. KHẨU TRANG + KÍNH RÂM + NÓN CỐI
    Công chức có thể thể hiện lòng yêu nước nhưng nhớ mang khẩu trang + kính râm để khỏi bị nhận diện, chuốc phiền. Công nhân đình công cũng vậy đó. Tưởng là tự bịt mắt, bịt mũi, nhưng trái lại đó.

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn tác giả Vinh Anh đã nói rất đúng về công chức hiện nay. Đa phần công chức bây giờ chẳng hiểu gì về chính trị. chẳng quan tâm đến chính trị. Họ sợ (và đôi khi không biết mình sợ về nỗi gì). Họ không đọc báo, nghe đài. Hỏi họ thì đều "không nghe, không biết". Quá lắm là "tôi có nghe người ta đồn thế!". Còn nếu không, họ bảo "mấy ông bà , mấy đứa trẻ ranh dỗi hơi!". Công chức bây giờ chỉ chờ trên bảo sao nghe vậy. Hoặc nếu biết thì "im thin thít", cấm dám cãi!
    Miếng cơm, manh áo, cái ghế ngồi... làm họ quên tất. Cũng chẳng trách họ làm gì. Lỗi "hệ thống" mà!
    Càng đọc nhiều, biết nhiều càng thấy buồn Vinh Anh à...

    Trả lờiXóa
  3. Hj,"...Cong chuc Nha nuoc an luong bang tien ngan sach,nghia la tien thue cua dan,hay bieu lo va lam dung chuc trach cong chuc cua minh...".Cam on Tac gia Vinh Anh da co bai viet rat hay va y nghia.Cac Cong chuc "dich thuc" hay "Venh" tai len ma suy ngam.

    Trả lờiXóa
  4. Anh Diện ơi, nội hàm và trình độ người viết bài này không tả được.

    Trả lờiXóa
  5. Bài của Vinh Anh đã nêu lên một thực trạng đáng buồn. Công chức cũng nhu trí thúc, có 3 loại : có một bộ phận nhỏ là công chức chân chính , đúng nghĩa, có trách nhiệm cao với dân với nước, day dứt với những vấn đề của đất nước; bộ phận lớn, đa số là mũ ni che tai, trùm chăn, im lặng, không lo lắng gì tốt xấu, đúng sai, khổ đau của dân, lo được lòng thủ trưởng các loại...để yên thân và hưởng lương, bổng lộc,các nguồn lợi mang tới do vị trí công việc ( số này tuy chưa quá đáng lắm nhưng sẽ dần dần biến chất xấu xa hơn,họ thường giải quyết công việc sao có lợi cho mình, kể cả làm nhanh hay chậm để nhận phong bì 50ngàn khi đóng dấu... ). Một bộ phận không nhỏ là nói bậy, viết bậy, làm bậy ...thậm chí chà đạp lên pháp luật, công lý, nhân phẩm con người, đổi trắng thay đen... để tham nhũng bằng mọi giá, ăn chơi xả láng...Đảng, Nhà nước, nhân dân ai cũng biết cả, từ đứa trẻ lên 7 tới ông già...Đó là vấn nạn mà chưa thấy lối ra. Thật lo cho đất nước.

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết nêu đúng thực trạng của công chức Việt Nam. Tất cả cũng vì cái "lợi" mà ra. Vì cái lợi, công chức trở thành "sâu" nhiều lắm. Trước hết muốn trở thành công chức, anh phải "đầu tư", phải "chạy". Khi đã trở thành công chức thì phải tính đến "thu hồi vốn đầu tư" và tính đến "tái đầu tư". Do vậy, khó mà "trách" công chức, bởi vì không như vậy anh sẽ bị đào thải.
    Nên đổ tội cho LỖI HỆ THỐNG.

    Trả lờiXóa
  7. Máy tính của tôi bị VR ăn hỏng hết PM hệ thống rồi. Các bạn bảo tôi phải làm gì bây giờ???

    Trả lờiXóa
  8. Bác Vinh Anh thật sự thấu hiểu tình trạng của công chức hiện nay.

    Những vấn đề bác nói nó lồ lộ ngay ở tầng lớp công chức lãnh đạo. Thật sự năng lực, tư cách công chức lãnh đạo hiện nay đã góp phần kéo theo sự yếu kém của công chức nói chung. Công chức "đông mà không mạnh"; năng lực, tư cách đạo đức công chức không còn được nhân dân tôn trọng nữa.

    Bác còn nói, còn viết là bác còn tâm huyết với sự thay đổi tình trạng này.

    Ở comment trên bác Quốc Toản nói công chức không hiểu gì về chính trị là chưa chính xác. Ai cũng hiểu nhưng không ai dám nói, hoặc có cơ chế không cho nói.

    Không ai nói mới là điều đáng sợ.

    Trả lờiXóa
  9. Trong đại đa số cơ quan nhà nước hiện nay tài năng không quan trọng bằng tài lộc ( kính gửi ) và sự luồn lách, phe phái. Sự tiến thủ của nhân viên không dựa vào tài năng mà cũng chẳng căn cứ vào kinh nghiệm. Trong và ngoài giờ làm việc, nghe họ nói chuyện với nhau, chẳng khi nào nghe được nội dung chuyên môn nghiệp vụ. Mà, chỉ là nói xấu, bới móc nhau hoặc chăm chăm xem chiều tối ấy có ai mời đi nhậu không. Họ giao thiệp theo "băng", cách xa những người cô đơn mồ côi hay phát biểu. Họ có thái độ mũ ni che tai và vô cảm với cộng đồng, xã hội vì ngay ngoài giờ họ còn bận, bận lắm. Bận đi "cúng kiếng" cấp trên, dò la tín tức ai sẽ đi, ai sẽ về !!!

    Trả lờiXóa
  10. Không chỉ riêng có công chức đâu mà thanh niên,sv bây giờ cũng thế . Em gặp rất nhiều khi nói chuyện với họ chỉ có biết ăn chơi thôi. Dường như họ vô cảm với vận mệnh của dân tộc và thiếu kiến thức về ngay cả lịch sử dân tộc mình thì làm sao mà biết tự hào về dân tộc mình . Phải chăng chính cách quản lý và giáo dục đang cố tình bóp chết dân tộc ta một cách có hệ thống .

    Trả lờiXóa
  11. Em chưa biết nhiều và chưa hiểu nhiều để có thể đưa ra 1 nhận xét, nhưng có những điều có thật từ vài người bạn đang mới chớm đi vào con đường công chức nhà nước mà em nghe được. Thật sự thấy buồn anh chị ạ. Lúc nào củng chỉ bàn về chuyện hôm nay đi theo sếp này tới quán nào, ngày mai mua gì tặng cho các bác thủ trưởng... Làm việc thì 8 tiếng có mặt trên Facebook đủ 8 tiếng. Tám đủ thứ chuyện thiên hạ... nhưng tuyệt nhiên không nói tới chuyện công việc. Chủ đề yêu thích và tranh luận sôi nổi nhất là khi nào tăng lương và tăng bao nhiêu. Phải chăng là ai vào làm nhà nước củng nhiễm những căn bệnh như vậy không ah. Làm bào mòn hết ý chí tự vươn lên của người trẻ như tụi em. Khi mà có người cũng 1 trình độ nhưng lại làm việc trong 1 môi trường nhàn hạ, chơi nhiều nhưng lại có sự đảm bảo an toàn về tiền lương thì ai lại không muốn chạy 1 chân vào nhà nước....

    Trả lờiXóa