Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

HÃY CHIA SẺ THÔNG ĐIỆP CỦA LÒNG YÊU TỔ QUỐC

Thưa chư vị,

Một tuần mới lại bắt đầu! Nguyễn Xuân Diện xin chúc các vị có một buổi sáng tốt lành và một tuần làm việc hiệu quả. Xin cảm ơn các vị đã ghé thăm hiên trà này, trong suốt cả ngày hôm qua 12.6.2011 với ngót nghét 7 vạn lượt truy cập.

Hai ngày nghỉ cuối tuần vừa qua, có những vị về quê thăm người thân, hoặc phải đi giải quyết công việc gì đó mà chưa có điều kiện theo dõi các tin tức trên mạng internet. Vì vậy, xin giới thiệu với chư vị lần lượt 14/17 tin bài đã đưa lên Nguyễn Xuân Diện-Blog trong ngày hôm qua. 17 bài đó, trong đó có 14 bài quan trọng, có những bài đã được lật trang, nên có thể các vị sẽ ngại tìm, vì thế, liệt kê dưới đây sẽ giúp các vị lật trang đọc bài nhanh, đỡ mất thời gian,  THỨ TỰ ĐỌC TỪ DƯỚI LÊN:
 

Như thế, hôm qua 12.6.2011, đã có hai cuộc biểu tình lớn tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để phản đối Trung Quốc gây hấn, xâm phạm lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam. Cuộc biểu tình có sự tham gia của nhiều nhà trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: các giáo sư Nguyễn Huệ Chi (văn học), Phạm Duy Hiển (hạt nhân), Nguyễn Yên Đông (toán học), các học giả và văn nghệ sĩ Đinh Kim Phúc, Nguyễn Quang Thân, Đỗ Minh Tuấn, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Hồng Kiên, Trần Nhương, Nguyễn Đức Mậu; các nữ văn sĩ Dạ Thảo Phương, Khánh Phương, ca sĩ Khánh Linh, các nữ sĩ Hiền Giang, Cao Vũ Hương...và hàng ngàn thanh niên, sinh viên, cựu chiến binh, bà con cô bác ...

Để bù đắp lại cho việc những tin tức này chưa được đưa tin trên đài truyền hình và đài phát thanh quốc gia, các báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các báo Đảng của của các địa phương trên cả nước, trân trọng đề nghị chư vị, những người đang đọc trang mạng này:

1- Thông tin tới người thân, bạn bè và gia đình (nhất là bà con ruột thịt, làng xóm ở quê) biết đã có cuộc biểu tình hôm qua - và trước đó là ngày 5.6.2011. Có thể chuyển bằng thư điện tử hoặc in ra gửi bằng thư bưu điện.

2. Quý vị ở nước ngoài, hãy chuyển những bản tin tiếng Anh, Pháp, Trung...ở trên bằng thư điện tử đến bạn bè quốc tế (cùng sở làm, cùng trường, cùng nhóm bạn, cùng CLB...) để bạn bè quốc tế hiểu chính nghĩa của Việt Nam và sẵn sàng chia sẻ ủng hộ Việt Nam.

3. Chư vị hãy nói với mọi người có thái độ với hàng hóa Trung Quốc: hạn chế mua hàng Trung Quốc, để ủng hộ các nhà sản xuất Việt Nam (trong và ngoài nước), ủng hộ phong trào "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" đã được chính phủ Việt Nam phát động nhưng chưa có hiệu quả. Cần dứt khoát, ngay từ hôm nay, không mua bán sử dụng tiêu dùng hai loại hàng Trung Quốc: Thực phẩm Đồ chơi (dành cho trẻ em), là hai loại hàng hóa độc hại đã được báo chí và dư luận cảnh báo nhiều lần.

Thưa chư vị, Lâm Khang tôi chỉ có bấy nhiêu nhời. Rất mong được biết ý kiến của chư vị.

Nếu chư vị cho là phải, xin hãy nhấp chuột và bấm máy in, điện thoại, ngay sau khi đọc xong thông điệp vụng về trên đây.


Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện kính trình.


24 nhận xét :

  1. Chúc TS một ngày đầu tuần đầy vui vẻ,thường xuyên có "trà móc câu" chiêu đãi mọi người

    Trả lờiXóa
  2. Xem xong bµi của HUY ĐỨC tôi xin bổ sung một sự kiện.

    CÔNG HAY TỘI - ĐÂU DỄ DÀNG PHÁN XÉT

    Thủ tướng Trần Văn Hữu ký Hiệp ước hòa bình San Francisco 1951. Ảnh: Tư liệu.
    Chú thích ảnh: Đinh Kim Phúc
    Đinh Kim Phúc

    Giáo sư Trần Hữu Dũng của Wright State University, Hoa Kỳ đã nói: “Vấn đề quan trọng nhất hôm nay là ghi lại việc gì đang thật sự xảy ra cho đất nước này, ai có công, ai có tội, để lưu lại cho hậu thế. Sử gia không chỉ là người tìm tòi, nghiên cứu quá khứ, nhưng còn có nhiệm vụ của một chứng nhân cho thời đại mình đang sống…”.

    Ai có công, ai có tội? Quả là quá khó cho giới sử học Việt Nam hiện nay.

    Thử bàn về vấn đề này, chúng tôi xem xét một con người cụ thể: Trần Văn Hữu (1895-1985), một người không xa lạ trong giới nghiên cứu biển Đông và hải đảo Việt Nam.

    Phải khẳng định rằng vai trò của Thủ tướng Trần Văn Hữu và tuyên bố của phái đoàn quốc gia Việt Nam (2) tại Hội nghị hòa bình San Francisco 1951 về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam khẳng định chủ quyền và đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền ở hai quần đảo này ra các hội nghị, diễn đàn quốc tế và thậm chí đưa vào hồ sơ pháp lý để kiện các bên tranh chấp ra tòa án quốc tế.

    Cần nhắc lại rằng, đầu tháng 9 năm 1951, theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, 51 quốc gia trước kia đã từng tham gia hay có liên hệ tới cuộc chiến chống xâm lược Nhật Bản từ năm 1939 đến năm 1945 đã tham dự Hội nghị Hòa bình nhóm họp ở thành phố San Francisco (Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt tình trạng chiến tranh và tái lập bang giao với Nhật Bản. Điểm đáng chú ý là cả Trung Quốc và Đài Loan đều không được mời tham dự hội nghị. Trong hội nghị, vấn đề chính là thảo luận bản dự thảo hòa ước do hai nước Anh và Hoa Kỳ đề nghị ngày 12.7.1951. Ngày 8.9.1951, ngoại trừ Liên Xô, Ba Lan và Tiệp Khắc, các nước tham dự hội nghị đã ký hòa ước với Nhật Bản. (3)

    Vì thấy mình bị Hoa Kỳ gạt ra ngoài hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngay từ cuối năm 1950 đã có phản ứng. Một mặt họ ra một số tuyên bố chính thức, mặt khác họ cho đăng các bài báo để lên án việc không mời Trung Quốc tham dự hội nghị và để trình bày quan điểm của Trung Quốc về một số vấn đề cần phải được thảo luận, trong đó có vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Ngày 5.9.1951, trong phiên họp khoáng đại hội nghị thứ 2 của hội nghị San Francisco, đại biểu Liên Xô Andrei A. Gromyko sau khi chỉ trích tính cách bất hợp pháp và sự vô nghĩa của bản dự thảo hòa ước của Anh - Mỹ để ký với Nhật Bản đã đưa ra một đề nghị 7 điểm gọi là để hướng dẫn việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Điểm 6 đề nghị trao trả hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa cho Trung Quốc. Nhưng hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này với 48 phiếu chống.

    Hai ngày sau, ngày 7.9.1951 Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, đã lên tiếng tái xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao như sau:

    "Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam".
    (“Et comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les îles Spratley et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie du Viet Nam”) (4)

    Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn, không có một phái đoàn nào phản đối.

    Việc phái đoàn quốc gia Việt Nam tham gia Hội nghị San Francisco (9-1951) và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng chứng minh cho sự xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam, trong đó không thể phủ nhận vai trò của Thủ tướng Trần Văn Hữu.
    Những người viết sử xin hãy công bằng.

    Trả lờiXóa
  3. Hoan hô Lâm Khang
    Ủng hộ nhiệt liêt ý kiến đề xuất của Lâm Khang
    (hì hì, vẫn dùng chữ ...Tầu, vì ta đã bị đô hộ từ hồi An Nam đô hộ sứ, An Nam đô hộ phủ) Nhưng từ khi ta thoát khỏi ách đô hộ dù có dùng chữ Tầu thì ta vẫn là ta, ta là người Việt Nam

    Chúc đồng bào ta và Lâm Khang trang chủ một ngày mới của một tuần mới: Mạnh khỏe, và đoàn kết một lòng.
    Việt Nam Muôn Năm

    Trả lờiXóa
  4. Tôi ủng hộ ý kiến của TS Nguyễn Xuân Diện; xin copy bài viết và cả ý kiến thảo luận.
    Chúng ta hãy làm tất cả để tránh một cuộc xâm lăng đến từ Trung Quốc; Việt Nam có nguy cơ mất Biển Đông mà cha ông đã hy sinh gìn giữ, bảo vệ qua hàng ngàn năm lịch sử.

    Trả lờiXóa
  5. NHỮNG CUỘC TUẦN HÀNH THỂ HIỆN TINH THẦN YÊU NƯỚC NHƯ THẾ NÀY CẦN MỞ RỘNG SANG CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ KHÁC. CÁC BẠN Ở ĐÀ NẴNG, HẢI PHÒNG, HUẾ.... ĐÂU RỒI?

    Trả lờiXóa
  6. Bác Diện ơi!
    Tôi cũng đi theo đoàn diễu hành của Bác tranh thủ tiếp cận nhiều xe của lực lượng bảo vệ và hô to với họ: Ủng hộ diễu hành - Cương quyết chống bành trướng Trung Quốc - Sẵn sàng chiến đấu và hy sinh.
    Mọi người đều rất thích.
    Tuy không đông, nhưng không khí sục sôi quá.
    Chúng ta không chống nhân dân Trung Quốc, mà là chống bọn bá quyền bành trướng TQ.

    Trả lờiXóa
  7. Cứ sáng ngày ra là em vào hiên trà này. Cảm ơn TS! Hôm qua em có dịp được GS TS Vũ Đình Phụng giảng bài. GS nói: Tôi được TQ đào tạo nên tôi hiểu rõ người TQ, lịch sử thì VN luôn thắng TQ vậy thì tại sao chúng ta phải sợ TQ. (Trịnh Xuân Nguyên)

    Trả lờiXóa
  8. Mẹ nó, cho Trung Quốc lấn chiếm cho rồi. Đó là câu nói tôi nghe được từ 1 người biểu tình sáng 12/6 tại Sài Gòn sau khi anh này chứng kiến mấy người bị bắt lúc 10 giờ ở sau lưng Nhà Thờ Đức Bà. Cay đắng thật....

    Sau đó, tôi có lại hỏi mấy người bên an ninh lý do gì bắt thì nhận được câu trả lời: Tụi nó giựt đồ.

    Vâng, cảm ơn mấy anh em bên an ninh. Mấy an đúng là công an nhân dân đã bảo vệ người biểu tình, chống hành động lợi dụng để gây rối... Nhưng vì 1 lý do nào đó trấn áp người biểu tình, bắt bớ người biểu tình thì mấy anh sẽ giống như việt gian thời Pháp thuộc.

    Trả lờiXóa
  9. Cảm ơn sự nhiệt tình của bác Diện. Tôi sẽ vận động người thân, bạn bè tẩy chay hàng Tàu hơn nữa, và tuyệt đối không vào ăn ở quán Tàu.

    Trả lờiXóa
  10. Hiện nay bà con chăn nuôi Heo của nước ta đang sử dụng chất tạo lạc trên đàn heo của Trung Quốc, chúng ta hãy cảnh giác chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà quên đi hậu hoạ tương lai, ngành thú y hãy tăng cường kiểm soát chặt chẽ mặt hàng này, đặc biệt các hộ chăn nuôi tại Tỉnh Đồng Nai đang sử dụng loại hoá chất độc hại này vô tội vạ, những con heo cực kỳ lạc đích thực đang sử dụng thuốc tạo lạc của Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  11. Nhà cháu vừa vứt 2 cái quạt TQ còn xịn đi rồi he he

    Trả lờiXóa
  12. TS yên tâm,bên Y!360 rất nhiều bạn trẻ(phần lớn là cử nhân) đang được dẫn vào vào nhà TS.Hy vọng TS sẽ có ấm trà nhạt tiếp họ.

    Trả lờiXóa
  13. Đắng lòng mỗi sáng nghe nói đến Hoàng Sa, Trường Sa !

    Trả lờiXóa
  14. Chú Diện xem lại cái bộ đếm lượng người truy cập. Sao nó cứ nhảy đều đều thế? Tôi thấy mấy hôm nay đều thế, bộ đếm chỉ đếm khi có người vào trang thôi chứ!

    Trả lờiXóa
  15. Đã từ lâu tôi không còn dùng đồ của Tàu rồi TS ạ. Tôi ủng hộ ý tưởng này của TS bằng cả 2 tay và 2 chân.

    Trả lờiXóa
  16. Mong anh Diện [ giữ gìn ]Vì hàng vạn người đang rất cần trang này. chúc anh sức khỏe.

    Trả lờiXóa
  17. Nặc danh nói (08:43 Ngày 13 tháng 6 năm 2011):

    Chú Diện xem lại cái bộ đếm lượng người truy cập. Sao nó cứ nhảy đều đều thế? Tôi thấy mấy hôm nay đều thế, bộ đếm chỉ đếm khi có người vào trang thôi chứ!

    Trả lời của NXD:
    Cái đồng hồ đó là đồng hồ tự động của Blogspot. Nó tự nhảy số mỗi khi có cúp nháy chuột vào để đọc trang này. Nhiều người thì nó nháy nhanh, đếm nhanh. Ít người thì nó nháy chậm, đếm chậm. Đêm khuya nó nháy đếm chậm hơn, vì lúc ấy ít người vào đọc. Tôi không điều khiển được nó.

    Nếu bác muốn biết tôi nói đúng không, thì đêm nay, lúc 1h sáng, bác vào sẽ biết.

    Kính thư
    LK NXD

    Trả lờiXóa
  18. Tôi xin có một đề xuất như sau :
    -Những cuộc biểu tình phản đối tầu cộng hai tuần vừa qua ở hai thành phố lớn nhất tuy chưa quy tụ được một lực lượng thật sự hùng hậu như mong muốn,nhưng nó đã có tầm ảnh hưởng rất lớn không chỉ trong nước mà còn vượt ra ngoài biên giới.
    Tôi mong ts dùng ảnh hưởng và những mối quan hệ bè bạn ,hiên trà này sẽ là là một trong những địa chỉ để vận động một phong trào yêu nước đến thật nhiều thành phố và tỉnh thành trên cả nước.Tôi biết nhiều người ở ngoài hai thành phố lớn rất mong được tham gia thể hiện lòng yêu nước của họ ,nhưng vì nhiều lý do đã không thể có mặt.Hãy thử tưởng rằng,sau mỗi hành động xấu xa của bọn tầu cộng như vừa qua ,trên nhiều thành phố cả nước nhiều cuộc thể hiện tình yêu Tổ Quốc đồng loạt diễn ra ,điều đó sẽ kích hoạt lòng yêu nước của người dân bùng nổ ,cũng như để thức tỉnh ngững ai còn mê ngủ.Chỉ nghĩ đến nếu điều đó trở thành thường trực trong mọi tầng lớp nhân dân thì lo gì dã tâm của bọn tầu cộng ,mà lịch sử mấy nghìn năm cho chúng ta niềm tin như thế !

    Trả lờiXóa
  19. Chào anh Diện, em đã gửi thông tin về cuộc biểu tình đến những người thân quen của em. Em cũng hưởng ứng không dùng hàng Tàu. Em là một bà nội trợ giản dị, những ngày trước vẫn thường mua váy áo giày dép hàng tàu, đồ chơi tàu cho con...Hôm nay em đã chiến thắng được ý định mua tiếp cái váy do cửa hàng quen mới nhập về. Còn đồ chơi cho con, em đã mua lego xịn thay cho lego tàu rẻ tiền, tuy phải mua hộp nhỏ hơn. Em sẽ tiếp tục như thế.

    Trả lờiXóa
  20. Toi va gd khong su dung bat cu thu gi cua Tung Quoc nua . Toi mong moi nguoi cung nhu vay . Nguoi Viet Nam hay su dung hang Viet Nam .

    Trả lờiXóa
  21. Chị Nặc danh 12:18 ơi, không cần mua lego xịn đâu vì lego Việt Nam giờ cũng có nhiều lắm, lại rất nhiều hình thù khác nhau cho các bé thỏa sức sáng tạo :)

    Trả lờiXóa
  22. Có đến hơn chục năm nay, hè nào người ta cũng chiếu Tây du ký. Mấy năm vừa rồi người ta chiếu cả trong năm học nữa, mà chiếu trên nhiều kênh. Hôm rồi về quê thấy cả một lũ cháu xem Tây du ký, toan bắt chúng tắt nhưng thấy tội quá. Không có phim Tàu thì chúng nó biết xem gì. Tây du ký là một phim có giá trị nhưng k nên cứ chiếu đi chiếu lại mãi thế. Một nước gần 90 triệu dân, dám tính làm một con đường cao tốc dài nhất thế giới mà không làm nổi một bộ phim truyện cho trẻ em. Xấu hổ quá

    Trả lờiXóa
  23. Đề nghị bác Diện làm một câu khẩu hiệu tẩy chay hàng trung quốc ngay ở đầu trang.
    zz

    Trả lờiXóa
  24. Nói không với hàng tàu
    NO MADE IN CHINA
    zz

    Trả lờiXóa