Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

BẠN ĐỌC CHIA SẺ VỚI TS TÔ VĂN TRƯỜNG

Hôm nay, Nguyễn Xuân Diện đăng tải bài viết "Ai đang làm nổi sóng Biển Đông" của Tiến sĩ TÔ VĂN TRƯỜNG. Bài viết nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả. Chúng tôi chọn đăng một số ý kiến của bạn đọc, gửi tới qua đường thư điện tử:

Bài viết rất hay.
Lê Nhân Tâm

Rất vui vì được đọc bài viết rất sâu sắc, khí phách của người VN chúng ta. Một làn gió nhẹ thoảng qua, nhiều loàn gió góp lại cũng tạo thành bão dữ cuốn trôi những phi lý, bất công anh ạ. Như truyền thông đã đưa tinTrung Quoc đúng là một nước xấu chơi thực sự. Nước ta có lịch sử " 1000 năm nô lệ giặc Tàu, 100 năm nô lệ giặc Tây, hơn 20 năm nội chiến từng ngày, gia tài của mẹ để lại cho những đứa con cũng là một nước VN vẹn toàn" (lời bài hát Trịnh Công Sơn) Hi Hi Hi

Đúng như tác giả phân tích rất thuyết phục, không sợ TQ đâu. Cùng lắm là chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng cho tổ quốc quyết sinh mà.
Lê Thị Siêng

Cá nhân tôi mong muốn nếu tác giả có thể tiếp cận các vị lãnh đạo cấp cao, đề nghị nhà nước mình chính thức kiện vụ tàu TQ phá hoại vừa rồi, bởi vì:

1) TQ đang thử ta và ta cũng phải lấy ngay vụ việc này để thử liệu chuyện xẩy ra ngay trong vùng biển của ta thì tòa quốc tế có phán cho ta thắng không? Vì nếu không thắng (có thể hồ sơ chủ quyền chưa đủ thuyết phục hay luật sư của ta và người được mời chưa giỏi vân vân) thì đừng nói chuyện lớn hơn về chủ quyền của cả Hoàng Sa và Trường Sa

2) Nếu ta không kiện, thì TQ sẽ có tiền lệ và sau này khi ta đưa ra tòa hay đàm phán họ sẽ có thể nói rằng đó là vùng biển của họ. Nếu vùng của ta mà ta là nước nhỏ, hải quân chưa đủ mạnh tại sao không nhờ tòa quốc tế can thiệp.

Hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và chứng cứ và mời các luật sư giỏi, danh tiếng trên thế giới tham gia đoàn của ta. Hãy xem chuyện tranh chấp ngôi đền cổ giữa Thái và Campuchia làm ví dụ.

Tôi  hoàn toàn ủng hộ việc ta phải dứt khoát, dũng cảm đối mặt với tất cả thách thức từ 'ông láng giềng gian tham, thâm hiểm, độc ác, bất nhân, lật lọng' .

- việc tẩy chay hàng Trung Quốc: nên làm, nhưng làm thế nào khi mà phần lớn hàng hóa tiêu dùng, nguyên vật liệu máy móc... của ta đang nhập của 'họ'. Nói cách khác thì cuộc sống hàng ngày và nền kinh tế sản xuất của ta đang bị ảnh hưởng rất nhiều, nếu ta làm không khéo sẽ 'lợi bất cập hại', ảnh hưởng rất lớn, gây bất ổn đến cả nền kinh tế cũng như đời sống hàng ngày (sinh hoạt ngày càng đắt hơn, hàng khan hiếm, sản xuất đình đốn hoặc đội chi phí lên cao hơn nữa- dù hiện nay chi phí sản xuất của VN đã tăng cao rồi và sức cạnh tranh với hàng TQ còn thấp!...) Thiển ý của tôi thì cái gì của họ thất sự tốt và rẻ ta vẫn mua vẫn dùng nhưng đừng tung hô khen = quảng cáo thay họ (lẳng lặng mà làm, 'ăn cắp công nghệ kỹ thuật nếu cần và nếu ta đủ khả năng). những mặt hàng tồi, ta cố gắng tìm chứng cớ để hợp pháp hóa, công khai hóa việc tẩy chay, tránh bị TQ tạo cớ gây 'chiến tranh' thương mại chưa đúng lúc khi ta còn non yếu.

 - Dùng chính bài của họ để chống lại họ: VN ta đã từng có kinh nghiệm rồi, 'Vừa đánh vừa đàm' hay như TQ đang dụ dỗ các nước ĐNA làm là 'gác tranh chấp để cùng khai thác" ở vị trí ngoài vùng 200 hải lý từ đường cơ sở của ta. Ví dụ đóng tàu đánh cá vỏ thép chuyên dùng như kiểu tàu "nautiluyt" của nê-mô ngoài nghề cá còn chuyên dùng đâm phá tàu của TQ, dùng dân sự đối dân sự ... bào vệ chủ quyền và vùng đánh bắt của ngư dân ta, trong quá trình đánh bắt ngư dân cần được huấn luyện quân sự, đội hình chiến thuật, trang bị thiết bị liên lạc ra đa định vị tài địch và có kế hoạch phối hợp với cảnh sát biển và hải quân đối phó với các hải đội đánh cá trộm của TQ, nếu cần dùng tàu 'nautiluyt' đâm chìm tàu TQ (nều cần và ở những thời điểm phù hợp). Nếu tiên lượng địch quá đông, mạnh và có ý đồ khiêu khích thì ta biết trước để tránh, khi địch phân tán thì ta 'xuất kỳ bất ý' đánh tan từng đội nhỏ của chúng một cách bí mật, và phải triệt để, ko để chúng  kịp quay phim chụp ảnh lấy cớ mở rộng xung đột, bản thân ta cũng phải đề phòng chúng cũng đang dùng chiến thuật đó để khiêu khích...

- Để tất cả các biện pháp thành công, điều gốc rễ là mỗi người VN cần ý thức về hiểm họa TQ, làm việc hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ bản thân đối với gia đình và xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ và kỹ thuật, có tiềm lực kinh tế, tài chính lớn, toàn dân đoàn kết cố gắng mới mong phát triển và phát huy sức mạnh quốc phòng được. 
Nguyễn Quốc Công


Tôi nghĩ thực sự TQ chẳng hữu nghị gì voi VN cả, chỉ là danh từ ngoài mặt thôi, trước năm 1975, TQ dùng và xúi dục hai miền nam bắc VN đánh nhau để TQ rảnh tay ơ phía nam thôi chứ chẳng có ý tốt gì cả, dùng VN để bảo vệ biên cương phía nam và làm suy yếu VN để dễ bề khống chế lâu dài...va không chế cả vùng Đông Nam A. Các mỹ từ TQ đưa ra chỉ để ru ngủ những người VN cả tin thôi.
Nguyen Phong


Dân VN bắt đầu có phong trào tẩy chay hàng TQ rồi, cụ thể có công ty du lịch đã ngừng bán tour đi TQ. http://www.cana.vn/index.php
Hãy bắt đầu bằng hành động cụ thể, hy vọng phong trào này sẽ được nhân rộng. Và có lẽ cũng nên ngừng xuất khảu khoáng sản sang TQ, Than, clinker, sắn, Boxit... việc đó trong tầm tay của các tập đoàn lớn tại VN.

Vài ý kiến nhỏ góp phần vào bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ VN.
Tô Mạnh Hà

Về giải pháp:

Tôi thấy cần nhấn mạnh thêm về việc tẩy chay dùng hàng kém phẩm chất, hàng hoá độc hại (thực phẩm, các loại thuốc thực vật...), các công trình sử dụng máy móc lạc hậu... của Trung Quốc, đòi hỏi thành một tiêu chí chung của các quan chức (ngành đầu tư, hải quan, quản lý thị trường) cũng như người dân mình, thành một phong trào, vừa nhân dịp tẩy chay vừa nâng thêm nhận thức của dân ta (Nếu cần thiết huy động quân đội ngăn chặn nạn buôn bán trái phép qua biên giới và kiểm tra gắt gao các chợ đầu mối ở các thành phố lớn, phạt thật nặng các hộ kinh doanh buôn bán trái phép các mặt hàng không rõ xuất xứ, không đăng ký chất lượng sản phẩm).   

Về quân sự, ta nên phát triển loại tầu nhỏ, tốc độ cao, linh hoạt, trang bị vũ khí không cần nhiều để đánh tầm xa, rút nhanh, giá thành hạ, để có thể sản xuất được nhiều, mới rải ra bờ biển dài của ta. Trong sử sách của ta,  có ghi một vị nào đó chế ra loại tầu ngầm nhỏ mà hồi đó bọn Hán rất sợ. Bọn nó muốn tỏ ra hoành tráng thì ta chơi kiểu đó. Cần phải xem lại về mấy vụ Bôxít, Inovgreen. Trên thông tin đại chúng, không nên nói, viết cái gì có lợi cho bọn HÁN. Trong mục dự báo thời tiết, áp thấp đã tan ở Đài Loan thì cô phát thanh viên nói "áp thấp đã tan ở Đài Loan của TRUNG QUỐC'. Trời ơi, cái cô này, hay các anh biên tập, không có ý thức chính trị, dân tộc gì cả, lại vào đúng lúc này, nói Đài Loan là đủ rồi, còn "nháy" của TRUNG QUỐC vào nữa. Sao cô ý và ban biên tập thời tiết, mỗi khi nói HOANG SA, TRƯÒNG SA không "nháy" thêm vào "CỦA VIỆT NAM" thì tốt biết bao. Đấy, người có học vấn và làm ở Truyền hình còn như vậy, thì hỏi gì mấy anh chị em, bà con không tiếp xúc hàng ngày thông tin thì sao đây. Vậy nên, những Hội quần chúng như Hội Trương Sa, Hoàng Sa.... nên có những hoạt động để dân mình thấm hơn trong suy nghĩ và hành vi...

Rất cảm ơn tác giả vì bài viết sâu sắc và rất có giá trị. Theo tôi ghĩ cái cần thiết hiện nay là chúng ta phải tìm cách tự bảo vệ mình trước khi vấn đề được đưa ra thế giới, và ít nhất chúng ta phải "trụ vững" trước khi người khác tới cứu. Vì sống chung với thiên tai, địch họa nên chúng ta phải hiểu được bản chất của nó để mà cùng tồn tại. Thực ra, cuộc chiến mà người TQ gây ra với VN chưa bao giờ chấm dứt trong suốt chiều dài lịch sử trên các mặt trận văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự. Cái gọi là "giáng giềng hữu hảo" thực chất chỉ là một trò lừa kiểu Mỵ Châu - Trọng Thủy nhằm làm mất cảnh giác của chúng ta mà thôi. Mà trong một cuộc chiến người ta có thể sử dụng bất cứ thủ đoạn nào miễn sao đạt được mục đích cuối cùng là chiến thắng.

Về đối sách chiến lược của chúng ta nên xem mặt Đông là vấn đề sống còn để có những đầu tư thích hợp. Quả đất ngày càng hẹp nên thực chất mặt Đông sẽ là cửa ngỏ để VN phát triển trong tương lai vì hành lang phía Tây thực chất không phồn thịnh bằng. Công việc cần làm ngay hiện nay là chúng ta nên có cách "trả đũa" một cách khéo léo để TQ thấy rằng những hành động của họ thực chất cũng sẽ gây tổn hại đến chính họ. Một mặt chúng ta đưa thông tin này ra bên ngoài thế giới bằng nhiều hình thức, càng nhiều càng tốt. Mặt khác chúng ta cũng phải kiên quyết bảo vệ các công trình trên biển và bảo đảm an toàn cho ngư dân ra khơi. Bất cứ một hành động thụt lùi nào cũng làm cho TQ nghĩ rằng hành động của họ được "hợp thức hóa" và chắc chắn họ sẽ "thừa thắng xong lên".

Tôi nghĩ nên có một báo tiếng Anh đăng bài này cho kịp Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á IISS (IISS Asia Security Summit) từ 3-5 tháng 6 tại Singapore: http://www.iiss.org/conferences/the-shangri-la-dialogue/shangri-la-dialogue-2011/


12 nhận xét :

  1. Tôi đồng tình với bạn Nguyên Phong, nhất là về ý tưởng tôi tạm gọi là "chiến tranh du kích trên biển", bên cạnh những đầu tư lớn cho hải quân Việt Nam. Tôi nhận thấy rằng Trung Quốc đánh bộ giết dân thường thì giỏi, nhưng hễ đánh những trận thủy chiến lớn là đều nhiều lần thua ta, chứng tỏ dân TQ "sợ nước", so với dân ta vốn quen nghề biển, vì có bờ biển dài.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi cũng rất sợ là vì một lý do nào đó lãnh đạo ta không muốn công bố những vấn đề biển Đông này ra thế giới, cũng như giấu không cho dân chúng biết! Nguy tai, nguy tai!

    Trả lờiXóa
  3. Phó Thường dânlúc 21:56 3 tháng 6, 2011

    Tôi rất đồng tình một điểm trong bài viết của TS.Tô Văn Trường: phải chấp nhận đổi tên gọi "Biển Đông" (East Sea) thành "Biển Đông Nam Á" (South-East Asia Sea, hay Asean Sea)để tranh thủ khối ASEAN. VN có thể đưa vấn đề này ra một Hội nghị cấp cao ASEAN như một sáng kiến, và sau đó tích cực vận động thay đổi tên chính thức trong mọi văn bản của LHQ, các cơ quan tổ chức quốc tế,...

    Trả lờiXóa
  4. Bác Diện ơi, cứu các em nó. Vì tinh thần yêu nước, HSSV trường Đại học Công nghiệp định đi biểu tình chống Trung Quốc thì trường hăm dọa sẽ đuổi học.
    Thế là các em hết đường yêu nước rồi;
    Nếu yêu nước thì đừng học;
    vậy, chỉ mấy người không đi học là yêu nước sao?

    Bất trung thay.

    Trả lờiXóa
  5. Tại sao người ta phân tích quá nhiều, trong khi mọi việc rất đơn giản : đánh hay hòa
    Theo tôi : đánh !
    Lý do : đánh lợi hơn hòa ( phân tích thì dài dòng lắm! )

    Trả lờiXóa
  6. - Nguời dân thì hừng hực yêu nước, ngược lại,lãnh đạo thì sợ run thì cũng uổng công, kể cả sương, máu.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi vẫn thấy nghi hoặc tại sao TQ lại chọn thời điểm này để gây chuyện. Phải chăng họ muốn dân VN k nghĩ CP hiện tại thân TQ như lâu nay vẫn nghĩ. Xem kết quả bầu cử QH thấy hai vị liên quan tới Vinashin đầy tai tiếng trúng cử với trên 95% phiếu bầu. Liệu có phải hành động của họ ngầm ủng hộ một vị tại vị, một vị sẽ nắm QH k?

    Trả lờiXóa
  8. Mấy hôm nay tôi buồn và phân vân quá ! Trong tình hình TQ trắng trợn hà hiếp VN như thế, ngay cả báo chính thống còn đăng ầm ầm như vậy có nghĩa là tình hình rất là khẩn trương THẾ NHƯNG chính phủ ta lại có những hành động rất khó hiểu :

    1. Một ông Phó thủ tướng to đùng lại quan tâm phải quyết hoàn thành một CUNG HỮU NGHI VIỆT- TRUNG hoành tráng ! Tin lại đăng trên các trang Web chính phủ rất trang trọng trong khi mà tin tàu giặc đang hà hiếp nước ta thì chỉ được đăng trên những tờ báo bậc trung, còn những tờ báo to đùng thì im hơi, nhỏ giọt mặc dù các trang mạng như NXD, Bâsam,.... nêu thắc mắc, chất vấn

    2. Một bộ phim tai tiếng, lại căng đã bị gần như toàn bộ nhân dân các tầng lớp lên án, thậm chí phỉ nhổ nhưng lại được thông báo một cách rất hoành tráng sẽ được công chiếu trên đài truyền hình quốc gia LẠI VÀO GIỜ VÀNG trong thời điểm vô cùng nhạy cảm và nguy khốn của tổ quốc !

    Đúng là một sự thách thức lòng căm phẩn của nhân dân, một sự triêu ngươi lòng tự trọng dân tộc, một sự xổ toẹt những hy sinh to lớn với biết bao xương máu của cha anh đã đổ xuống trong hàng ngàn năm qua !

    Trong tình hình nguy khốn này thay vì nhà cầm quyền cần phải có những hành động, những lời nói đoàn kết toàn dân tộc trước họa mất nước, họa nô lệ giặc tàu thì lại làm những hành động ngu xuẩn, tiếp tay G , nó như những nhát dao đâu thấu trái tim của mọi người dân Việt yêu nước. Những hành động mà không ai hiểu nổi nó xuất phát từ một nhà nước từng là nhà nước cách mạng VN.

    Có gì khuất tất ở đây !!!! Liệu nhân dân VN cứ mãi nhẫn nhục như thế này cho đến khi mất nước sao các bạn ! Tủi nhục quá !

    Trả lờiXóa
  9. Tôi nghĩ Chính phủ chẳng phải đau đầu suy nghĩ làm gì, chỉ cần thả ông Cù HUy Hà Vũ và bloger Điếu Cày là Trung Quốc run sợ rồi.

    Trả lờiXóa
  10. Không biết BT Phùng Quang Thanh có phản đối TQ ở hội nghị BTQP tại Singapo không nhỉ? các bạn thử đoán xem tỷ lệ thế nào nhé! tôi cho rằng ông Thanh không dám đả động đến đâu! ha ha!

    Trả lờiXóa
  11. Tôi suy đoán để các vị tham khảo.
    Tập đoàn Dầu khi VN mới mua và trang bị tàu thăm dò 2D ( Bình minh 2)cho việc thăm dò các bể trầm tích tại khu vực Biển đông, tất nhiên là trong vùng biển của VN. Hợp đồng thăm dò này liên doanh với Nga ( trong các gói thầu tất nhiên có cả Mỹ, Úc, Canada...có trị giá 14 tỷ USD) Trung quốc thấy điên lên về việc Petro VN sắp có được mỏ dầu với trữ lượng rất lớn tại đây. Tức mình TQ cho tàu phá đám một cách thô bạo. TQ muốn thâu tóm toàn bộ biển Đông nhằm khai thác các mỏ dầu, nếu VN không cứng rắn, chắc chắn TQ sẽ thôn tính bằng được, bằng chứng là bà Khương Du đại diện cho nhà nước TQ đã tuyên bố cấm VN không được khai thác, thăm dò tại biển Đông nơi có chủ quyền của TQ.
    Về chính trị, đây là bước "đe lẹt" đầu tiên trước khi VN bầu lãnh đạo cấp cao vào tháng 7 tới cũng như kiểm tra thực lực chiến lược phòng thủ biển của VN- Một chỉ dấu cho rằng sẽ có thay đổi ít nhiều trong thể chế chính trị và đường lối kinh tế tại VN trong một ngày không xa,nó đặc biệt gắn liền đến lợi ích của TQ.

    Trả lờiXóa
  12. Lại có cái gọi là " chiến tranh du kích trên biển", bó tay. Bác Giáp chắc cũng không thể nghĩ ra cái này.
    Còn kiện ra Tòa án công lý quốc tế ư? Các ông có biết thủ tục nó thế nào không, tốn kém thế nào không? Mà cho dù có phán quyết mà nó không thực hiện thì đã làm gì được nó. Nó đang ngang nhiên vi phạm luật Biển đấy, có làm gì được nó không?
    Bọn ngu xuẩn đừng làm mọi việc phức tạp hơn!

    Trả lờiXóa