KTS Nguyễn Tuấn Khanh (Vũng Tàu)
Đỗ Mười, một lần biết ông
Khi khoá chúng tôi đang làm đồ án tốt nghiệp thì ông lúc đó là bộ trưởng bộ xây dựng đến thăm. ( trường đại học kiến trúc trực thuộc bộ xây dựng). Lượn một vòng, nhìn đồ án của thằng này thằng kia cái nào cũng khen, ổng nói các cậu vẽ đẹp thế cứ cất đi khi nào nước mình giầu đem ra xây. Rồi ông hỏi ra trường các cậu nguyện vọng gì? Một ông đi bộ đội về làm bí thư đoàn có lẽ được trường phân công ra để trả lời bộ trưởng: chúng cháu học nghề này theo lời Đảng Bác để kiến thiết đất nước, bây giờ đất nước mình khó khăn quá, ăn không đủ nói gì xây dựng, chúng cháu ra trường chắc thất nghiệp. Ông cười nói thiếu gì việc làm, công trường thuỷ điện Sông Đà đang thiếu nhiều lắm ra trường lên đó hết.
Thưa bác, công trường đang thi công họ chỉ cần kỹ sư thuỷ lợi, giao thông, xây dựng... chúng cháu học kiến trúc chỉ biết vẽ thôi lên đó biết làm gì? Cậu kia hồi nhiên hỏi lại.
Thế à, để tôi nói nhà trường dậy lại để các cậu trở thành kỹ sư- ông nói rất chân thành.
Cứ tưởng là chuyện cho có, ai ngờ nhà trường bắt chúng tôi ở lại học thêm một năm nữa để thành kỹ sư xây dựng, tất nhiên là chỉ những thằng không con cháu, không xin được việc về bộ này bộ kia, những thằng con cháu hoặc có quan hệ thì đều đi làm và đa số làm những việc chả liên quan gì đến nghề.
Mình thuộc loại không con cháu cho nên được thêm một cái bằng nữa sau này chả bao giờ dùng, thậm chí còn giấu biến sợ họ đưa lên Sông Đà thì có khi bây giờ thành Đình La Thăng!
Chuyện này đã quên rồi nhưng hôm nay bao nhiêu người khoe kỷ niệm được gặp ông. Tôi cũng khoe, sợ gì!
Vĩnh biệt! See you again!
_________________
Chu Vĩnh Hải (Vũng Tàu):
SAO KHÔNG ĐƯA NHÀ MÁY VÀO TRONG HANG NÚI?
Tôi đã 3-4 lần nhìn thấy ông Đỗ Mười, và đã có một lần tháp tùng ông ấy nguyên cả ngày. Hồi ấy, tôi làm ở báo Bà Rịa- Vũng Tàu. Ông Đỗ Mười dù trong vai trò gì, chủ tịch hội đồng bộ trưởng(thủ tướng bây giờ), tổng bí thư hay cố vấn, đều thích đến Vũng Tàu để nghỉ ngơi. Ông chỉ nghỉ trong hệ thống khách sạn của Công ty du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam( OSC Vietnam). Bao giờ ông cũng mang theo người con trai khù khờ, rụt rè và có vẻ thiểu năng. Cứ đi được khoảng 10 bước chân ông lại ngoảnh nhìn, tìm kiếm người con trai với vẻ lo lắng. Rõ ràng, ông rất yêu quý người con trai này.
Khoảng đầu năm 1998, trong vai trò cố vấn, ông vào Bà Rịa- Vũng Tàu, đi thăm thú và xem xét một số nơi. Vì thiếu người nên tòa soan báo Bà Rịa- Vũng Tàu cử tôi tháp tùng ông Đỗ Mười để làm tin. Đầu tiên, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bố trí ông thăm một hộ nông dân sản xuất giỏi ở huyện Châu Đức. Đoàn xe dừng lại ở một ngôi nhà khá hoành tráng của người nông dân. Tôi nhanh chóng xuống xe, và tiến lại gần ông Đỗ Mười. Ông Đỗ Mười đưa mắt nhìn xung quanh, rồi chợt ông sầm mặt lại. Ông hỏi với giọng gắt gỏng:
-Các ông đưa tôi đi đâu thế này?
Một người tôi không quen biết, có thể là thư ký của ông Đỗ Mười, vội vàng nói:
-Thưa bác, chương trình bố trí đưa bác đến thăm một hộ nông dân sản xuất giỏi ạ.
-Tôi đã đến thăm nhiều nông dân sản xuất giỏi rồi. Các ông thật vớ vẩn.
-Bác thông cảm ạ!
Ông Đỗ Mười dịu khuôn mặt lại, rồi từ tốn đi vào ngôi nhà người nông dân. Khi phía tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giới thiệu rằng người nông dân này trồng mì- sắn để bán cho công ty Vedan của Đài Loan, ông Đỗ Mười chợt bừng tỉnh và hồ hởi. Ông nhanh chóng đặt câu hỏi:
-Công ty Vedan là của nước nào? Là tư bản hay ta?
Một đại diên chính quyền Bà Rịa- Vũng Tàu nói:
-Thưa bác, Công ty Vedan của Đài Loan ạ. Họ mua mì-sắn để làm bột ngọt(mì chính) ạ.
-Tầm bậy tầm bạ. Sao lại để cho nó thoải mái đi lại, mua bán trên đất nước ta? Tình hình đất nước đang rất phức tạp, hãy kiểm soát bọn nước ngoài thật chặt, không được để cho nó muốn làm gì thì làm.
Phía chủ nhà Bà Rịa- Vũng Tàu mặt ngẩn tò te, không dám nói câu nào. Có người còn thẳng thắn bày tỏ cảm xúc ngạc nhiên và thất vọng về cách nhìn của ông Đỗ Mười.
Khi ra đi, ông Đỗ Mười không chào người chủ nhà nông dân.
Sau đó, phía chủ nhà chính quyền Bà Rịa- Vũng Tàu đưa ông Đỗ Mười đi thăm khu công nghiệp khí- điện- đạm Phú Mỹ đang được gấp rút triển khai xây dựng. Đây là khu công nghiệp lớn, quan trọng và có các công nghệ hiện đại chưa từng có ở Việt Nam. Sau khi đi một vòng (ngồi trên xe hơi) và trực tiếp xem mô hình các dự án trên sơ đồ, ông Đỗ Mười thẳng thắn phán:
-Thế này thì hỏng. Các nhà máy lớn như thế này mà nằm chình ình trên đất trống. Nếu có chiến tranh, chỉ mấy quả bom là nhà máy bị phá hủy ngay. Sao các anh không đưa nhà máy vào trong hang núi?
Chẳng có ai trả lời câu hỏi này của ông Đỗ Mười.
Kết thúc ngày tham quan của ông Đỗ Mười, mọi người tháp tùng ông tỏ rõ vẻ mệt mỏi. Tôi nhẹ nhàng nói với mấy người ngồi trên xe:
-Cụ Đỗ Mười Một này có tư duy thời chiến đậm đặc quá, không hề có tư duy thời bình chút nào!
Mọi người cười nhẹ nhàng. Và rồi một giọng nói Nam Bộ vang lên trong xe:
-Có tư duy ấy nên cụ đã hoàn thành xuất sắc việc cải tạo công thương nghiệp miền Nam đấy!
Thành tích lớn nhất của ĐM là phá tan những thành tựu KHKT thời bấy giờ đưa nước ta trở về thời kỳ đồ đá.
Trả lờiXóaNhững nhận xét lẻ tẻ loại này thì có nói đến tết cũng không hết.
Trả lờiXóaÔng Đoàn Duy Thành (nguyên bí thư Hải Phòng) nói hệ thống và đầy đủ nhất về cụ Đố Mười.
Dịp này, nên kiếm co ra và đăng lại Hồi Ký Đoàn Duy Thành.
Nay mai nếu ông "răng chắc" về với cát bụi, có lẽ cũng sẽ có nhiều mẩu chuyện về ông ta mà điển hình là chuyện "trồng cây gì, nuôi con gì".
Trả lờiXóaSao các ông TBT nhà mình có lắm chuyện vui hè!
Xếp của tôi là dân Nam Bộ. Ông có cô cháu gái làm phóng viên đài truyền hình TP HCM. Cô phóng viên này kể cho ông và tôi cùng nghe. Sau năm 1975, thời kinh tế bao cấp, ngăn sông cấm chợ, địa phương nào cũng có trạm gác dọc đường để kiểm tra hàng hóa.
Trả lờiXóaÔng Đỗ Mười đi công tác một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xong trở về TP HCM. Xe ông qua trạm gác và bị nhân viên trạm gác ách lại. Tài xế xuống xe, chạy lại nói với nhân viên trạm gác, đây là xe của ông Đỗ Mười. Nhân viên trạm gác là dân Nam Bộ, ăn nói ồn ào bạt mạng, chẳng biết Đỗ-Mười là ông nào, nên trả lời tài xế, Đỗ Mười hay Đỗ Mười Một tao cũng xét. Nghe nói khi về Hà Nội,ông đã ra lệnh chuyển cả trạm gác đi nơi khác.
Ông Đỗ Mười đã ra đi rồi, không biết ông về cõi nào . Tôi xin góp chuyện nhỏ cho vui.
Năm ấy ô. Đỗ Mười đi thăm tỉnh TG . Lúc về tp HCM, một xe chở toàn đồ đặc sản do tỉnh TG biếu ông như gạo thơm và vài thứ khác qua trạm gác Tân Hương thuộc H. Châu Thành , tỉnh TG . Anh CA Trưởng Trạm vốn là một tay khá sừng sỏ đâu biết là xe của ai, và có lẽ cũng chưa nghe danh ngài PTCT/ HĐBT Đỗ Mười, vẫn cho lệnh khám xét như bình thường . Tài xế xe thấy vậy ngăn cản, nói đây là xe chở đồ cho ông Đỗ Mười.
Trả lờiXóaAnh Trưởng Trạm nói : Mười tính theo Mười, Mười Một tính theo Mười Một, giữ số gạo kia lại . UBND H. Châu Thành được tin vội cho người lên xác minh thì được biết đúng là xe của chở vài thứ đặc sản UBND tỉnh biếu ô. Đỗ Mười , nên lệnh trả lại tất cả cho tài xế tiếp tục chở đi và kêu anh trưởng trạm về Tỉnh trình diện . Khi đó ông Đỗ Mười còn ở lại, nên muốn gặp anh CA này . Ai cũng sợ xanh mặt . Nhưng không phải như mọi người nghĩ . Ô. hỏi anh CA tên gì và khen : Chú làm việc tốt . Và vui vẻ bắt tay anh ta !
Chiến dịch X-3 ở thành phố Hồ Chí Minh do DM chỉ huy đã đánh gục 28.787 nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ buôn bán. Sài gòn hoàn toàn sập đổ từ đây.
Trả lờiXóaCho đến bây giờ báo chi CSVN vẫn ca ngợi DM trong chiến dịch này chứng tỏ đường lối Kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay sẽ vẫn đưa VN đi theo con đường kinh tế nửa tỉnh nửa mê, mà nếu sáng suốt ra, không đánh tư sản X2 và X3 (1978) thì VN sẽ không có nạn ăn bo bo và kinh tế lụn bại suốt 15 năm sau đó. Rồi phải chạy theo Trung cộng để chúng bố thí cho một ít viện trợ và trở thành lệ thuộc hẳn vào Tàu cộng cho đến hôm nay!!!
Đề nghị chú Tễu cho đăng lại những tin này để thấy "thành tích" của ông Đỗ Mười:
Trả lờiXóaChiến dịch cải tại công thương nghiệp X-3, cú đòn trời giáng cuối cùng, biến “Hòn ngọc Viễn Đông” thành “Thành phố chết”, đẩy thêm dòng người bỏ đất nước ra đi bất chấp hiểm nguy, bao nhiêu số phận đã rã rời trên biển sâu. Năm 2005, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhìn nhận: "Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế”.
Có lần chúng tôi hỏi nhà báo Trần Bạch Đằng: “Hình như trong 63 năm tham gia cách mạng và làm lãnh đạo, Đỗ Mười không để lại một tác phẩm nào?”. Ông Trần Bạch Đằng chớp mắt nhếch cái miệng méo xẹo: “Cha ấy để lại cho đời tác phẩm cải tạo công thương nghiệp, biến Sài Gòn và miền Nam thành những vùng đất chết!”.
Ông Đoàn Duy Thành, nguyên Phó Thủ tướng chính phủ kể: "Một lần anh Mười xuống Hải Phòng, tôi và anh Nguyễn Dần dẫn anh ấy đi thăm nhà máy đóng tàu. Đi ngang Quán Toan thấy cái nhà hai tầng, anh Mười hỏi: “Nhà ai đây?” tôi trả lời: “Dạ nhà anh Bút lái xe”, anh Mười nói: “Nếu tôi mà là bí thư, chủ tịch thành phố tôi sẽ tịch thu ngay cái nhà này làm nhà mẫu giáo!”.
Đỗ Mười là người đố kỵ với Võ Nguyên Giáp, không biết vì ghen ghét tài năng hay nguyên nhân gì. Ông Đoàn Duy Thành kể: “Chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, anh Mười gọi tôi tới, nêu vấn đề anh Văn năm 16 tuổi được thực dân Pháp cho sang Pháp học 6 tháng. Rồi anh Mười bảo, về nói cho đoàn đại biểu Hải Phòng biết, và những ai quen biết ở các đoàn khác cũng nói cho các đồng chí ấy biết. Tôi hỏi anh Trường Chinh, anh Trường Chinh bảo: “Võ Nguyên Giáp năm 1941-1942, kể cả việc làm con nuôi Martin trùm mật thám Đông Dương là chuyện bịa hết! Anh Mười, anh ấy rất võ biền. Các cuộc họp tôi nói, anh ta thường chặn lời tôi…” (hồi ký "Làm người là khó").
Ông Nguyễn Văn Linh trong một lần hội nghị ở T78 đã nói thẳng với Đỗ Mười: “Anh Mười tưởng rằng làm Ủy viên Bộ chính trị là to lắm, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, muốn phê bình ai cũng được. Đỗ Mười đứng dậy nói: “Tôi nói đó là tinh thần Bôn-sê-vich” (Làm người là khó).
Ông Đoàn Duy Thành kể tiếp: “Có lần tôi hỏi anh Tô (Phạm Văn Đồng): “Còn Đỗ Mười thì sao?”. Anh Tô suy nghĩ hai ba phút rồi nói: “Chỉ có phá!”.
Tôi có nghe người ta nói về hồi ký của ông Đoàn Duy Thành mà chưa được đọc.
Trả lờiXóaTheo lời bình, nhận xét của bạn Nặc Danh lúc 18:14 ngày 3 tháng 10/ 2018 dựa theo hồi ký của ông Đoàn Duy Thành , tôi nghĩ, chắc ông Đỗ Mười phải có ô dù to lắm nên người ta mới nhận xét ông như vậy.
Thành tích của ông để lại cho đất nước VN là cải tạo công thương nghiệp miền Bắc và sau năm 1975 là ở miền Nam. Thực chất đó là chủ trương diệt tân gốc ngành công, thương nghiệp, nền tảng để xây dựng kinh tế giàu mạnh của mọi quốc gia mà ai cũng biết.
Có rất ít bài viết có vẻ vớt vát “bênh” cho ông Đỗ Mười, nói, đảng lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Ông Đỗ Mười làm theo lệnh của cấp trên.
Tôi lấy thí dụ để so sánh, nếu không thích hợp thì xin lỗi. Một thằng xúi người ta giết người gây tội ác, một thằng là tay sai cầm dao giết người. Chẳng lẽ thằng cầm dao giết người là vô can.
Nhận xét của những người đồng cấp cùng thời.
Trả lờiXóaÔng Đoàn Duy Thành kể: Đỗ Mười là người đố kỵ với Võ Nguyên Giáp, không biết vì ghen ghét tài năng hay nguyên nhân gì.
Phạm Văn Đồng: “Còn Đỗ Mười thì sao?”. Anh Tô suy nghĩ hai ba phút rồi nói: “Chỉ có phá!”.
Trường Chinh bảo: Anh Mười, anh ấy rất võ biền.
Trần Bạch Đằng “Cha ấy để lại cho đời tác phẩm cải tạo công thương nghiệp, biến Sài Gòn và miền Nam thành những vùng đất chết!”
họ đã đánh giá rất đúng về bản chất của ông đỗ mười vốn xuât thân làm nghề hoạn lợn.
Có lẽ quả báo là có thật và nó đến nhanh hơn chúng ta tưởng...
Bao giờ ông cũng mang theo người con trai khù khờ, rụt rè và có vẻ thiểu năng. Cứ đi được khoảng 10 bước chân ông lại ngoảnh nhìn, tìm kiếm người con trai với vẻ lo lắng.
cuộc đời ông hoạn lợn ,học vào lúc nào để mà ĐỖ MƯỜI các bạn nhỉ ? liệu ông ấy có đỗ mười thật không ? với cái tư duy kiểu này riêng tôi ,tôi nghi cái kiến thức đỗ mười của nhà cách mạng này lắm (nhất là cái truyền thống bằng thật , học giả của các nhà lãnh đạo cs VN ngày nay )
Trả lờiXóathôi ông ấy vốn là ĐM thì cứ phải tôn trọng cái ĐM của ông ấy