Hai chiều ý kiến về cựu TBT Đỗ Mười
BBC tiếng Việt
25 -09 -2018
Nhà quan sát nói với BBC rằng ông Đỗ Mười để lại di sản là công cuộc 'cải tạo công thương' khốc liệt trong khi chuyên gia bảo ông Mười "có tính cầu thị".
Ông Đỗ Mười, sinh ngày 2/2/1917), tên thật là Nguyễn Duy Cống. Ông làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997.
Sau đó ông làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Trong lúc mạng xã hội nhôn nhao thắc mắc về sức khỏe của ông Đỗ Mười, thì hôm 21/9, báo Dân Việt đưa tin: "Một thành viên của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, cựu Tổng bí thư Đỗ Mười đang được điều trị tại Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108."
Đánh tư sản mại bản
Về di sản của cựu Tổng bí thư Đỗ Mười, hôm 24/9, trả lời BBC văn phòng Bangkok, Giáo sư, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng, hiện sống ở Hà Nội nói:
"Một trong hai sự kiện nổi trội liên quan đến ông Đỗ Mười (cùng với việc dự Hội nghị Thành Đô) là chủ trương đánh tư sản hay còn gọi là "cải tạo công thương nghiệp".
"Theo như tôi hiểu, ông làm điều này rất hung hăng vì học vấn ít, và cuồng tín cao."
"Hệ lụy của việc cải tạo công thương nghiệp rất bi thảm, khốc liệt, để lại tai họa rất lớn cho dân tộc."
"Nhưng có vẻ là trong nhiều năm ông Đỗ Mười tự hào về mình đã làm được việc kinh thiên động địa."
"Đến lúc cuối đời, ông không có vẻ gì ăn năn, hối cải về sai lầm của mình cả."
Về việc đánh tư sản của Tổng bí thư Đỗ Mười, nhà báo Huy Đức viết trong cuốn Bên Thắng Cuộc:
"Công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh" ở miền Nam, tiến hành từ sau 1975, đã cải tạo 3.560 cơ sở tư bản tư doanh công nghiệp, trong đó có 1.354 cơ sở của tư sản mại bản bị công hữu hóa, tịch thu, 498 cơ sở bị chuyển thành công tư hợp doanh; chuyển 5.000 tư sản thương nghiệp sang sản xuất; chuyển chín vạn tiểu thương sang sản xuất; sử dụng 15.000 người vào mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa."
"Sau Cải tạo, dưới dạng kinh tế quốc doanh và công tư hợp doanh, Nhà nước nắm: 100% ngành năng lượng; 45% ngành cơ khí; 45% ngành xay xát lương thực; 100% ngành bia, nước ngọt, bột ngọt, thuốc lá; 45% trong các ngành chế biến đường, dầu thực vật; 60% ngành dệt; 100% ngành sản xuất giấy; 80% ngành sản xuất bột giặt, xà phòng. Thương nghiệp quốc doanh nắm 80% nguồn hàng công nghiệp; 92% số xã trên toàn miền Nam có hợp tác xã mua bán."
"Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận: "Lúc đầu, tôi cũng cứ tưởng cải tạo tư sản sẽ khác với cải cách ruộng đất, một sai lầm mà những người ở miền Nam chúng tôi nhắc nhau phải tránh. Nhưng, tiến hành rồi mới thấy, cách cải tạo tư sản thương nghiệp mà anh Đỗ Mười làm, cũng không khác gì đánh tư sản mại bản nhưng tràn lan hơn," nhà báo Huy Đức viết trong cuốn sách nêu trên.
.
Cũng trong hôm 24/9, Luật sư Vũ Đức Khanh, nhà hoạt động và quan sát chính trị, xã hội Việt Nam từ Ottawa, Canada, nói với BBC:
"Đối với nhiều người dân thành thị miền Nam, ông Đỗ Mười được nhắc đến như một "hung thần" của tiềm lực kinh tế của xã hội miền Nam trong những năm hậu chiến 1975-1985."
"Từ gốc trung nông, không có trình độ và kiến thức chuyên môn về kinh tế nhưng nhờ tinh thần "đấu tranh giai cấp" cao độ và triệt để, ông đã được cất nhắc vào chức vụ Thứ trưởng và sau đó là Bộ trưởng Bộ Nội thương những năm 1956, 1958."
"Trong suốt trên 20 năm công tác trong lãnh vực kinh tế tài chính, thành tích lớn nhất cũng như có thể tạm gọi là "di sản" của ông là một nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn bị kiệt quệ, lụn bại dẫn đến việc "Đổi mới" năm 1986."
"Đặc biệt, năm 1977, với tư cách phó thủ tướng kiêm nhiệm trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội Chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp tại miền Nam, ông đã giáng một đòn chí tử lên những thành phần tư sản, tiểu tư sản và tiểu thương miền Nam, triệt tiêu mọi tiềm lực kinh tế quốc gia mà phải đợi đến đầu thế kỷ 21 mới lấy lại được phong độ."
"Vụ cải tạo Công thương nghiệp năm 1977 dù là vô tình hay hữu ý nhưng phần nào do, nó đã đưa "Hòn ngọc Viễn Đông" trở về thời kỳ đồ đá, đẩy hàng triệu người dân miền Nam ra biển tìm đường vượt biên để cứu mạng."
"Cũng may là Gorbachev đã quyết định thay đổi làm "perestroika" nên Việt Nam mới "đổi mới" được như hôm nay."
"Đỗ Mười là một trong những khuôn mặt đại diện tiêu biểu nhất của cách mạng Việt Nam "đấu tranh giai cấp" ở cuối thế kỷ trước. Ông cũng có thể được coi như là một nhân vật đối ngược lại với cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, một kiến trúc sư của đổi mới."
'Cầu thị'
Hôm 25/9, chuyên gia Lê Đăng Doanh, người từng làm thư ký kinh tế cho văn phòng của cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, bình luận với BBC:
"Theo như tôi hiểu, ông Đỗ Mười là Đảng viên thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Đảng."
"Chủ trương "cải tạo công thương" là của tập thể lãnh đạo, còn những người khác có chức vụ cao hơn ông ấy trong Đảng."
"Nếu những người này không đồng tình thì mình ông ấy không thể làm gì được."
.
"Ông cũng là lãnh đạo đầu tiên đi Nam Hàn mời gọi đầu tư vào Việt Nam."
"Nói như vậy để thấy không nên quy trách nhiệm cá nhân cho ông Đỗ Mười vì đó là sai lầm của một thời kỳ."
'Giai thoại'
Hồi tháng 4/2018, báo VietnamNet viết: "Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười là cán bộ lão thành cách mạng, đã từng trải qua nhiều cương vị công tác, nhất là được tôi luyện, trưởng thành qua các cuộc kháng chiến cứu nước và các giai đoạn xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tổ quốc."
"Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của mình, dù trong lao tù của thực dân đế quốc hay ngoài chiến trận, dù trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc gian khổ hay giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ở cương vị công tác nào, đồng chí Đỗ Mười luôn hoàn thành xuất sắc trọng trách trước đảng, Nhà nước và nhân dân, luôn giữ vững khí tiết, phẩm chất của người cộng sản, luôn tận tâm, tận lực vì nước, vì dân, vì bạn bè quốc tế. Đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân."
Một bài của nhà báo Huy Đức hồi năm 2013 đăng trên BBC viết:
"Dưới thời Tổng bí thư Đỗ Mười, có những câu chuyện làm nhân sự nghe cứ như giai thoại: Trước Đại hội VIII (1996), ông Đỗ Mười cho gọi một vị phó thủ tướng tới bảo: "Kỳ này tôi nghỉ anh thấy sao?". Vị phó thủ tướng, vốn là một trí thức lịch lãm, chân thành hỏi lại: "Ai sẽ thay anh?".
Kết quả, ông bị loại ra khỏi danh sách tái cử. Ông Đỗ Mười lại cho mời một nhà lý luận bảo thủ tới và khi ông vừa dứt lời thì nhà lý luận này liền đập tay xuống bàn: "Trời ơi, đất nước đang như thế này anh nghỉ làm sao được". Kết quả, nhà lý luận giữ được ghế ủy viên Bộ chính trị.
Ngày 19-6-1996, tại Hội nghị Trung ương 12 (Hội nghị trước khi Đại hội VIII bắt đầu), Tổng bí thư Đỗ Mười đã yêu cầu Trung ương đưa vào danh sách đề cử ủy viên Bộ chính trị hai nhân vật bị Hội nghị Trung ương 11 đưa ra và yêu cầu tái cử thêm hai ủy viên Bộ chính trị quá tuổi, Đoàn Khuê và Nguyễn Đức Bình.
Tuy bị ba uỷ viên trung ương phản ứng, khi ông yêu cầu "giơ tay biểu quyết", đa số Trung ương phải "chấp hành" ý kiến của ông. Sau Đỗ Mười, không có tổng bí thư nào có khả năng thô bạo với Trung ương như thế."
Sau khi csBV đã đánh bại VNCH về mặt quân sự và khai tử chính thể QG , ô. Đỗ Mười làm nhiệm vụ xoá sạch kinh tế VNCH bằng những đợt đánh tư bản mại bản và cải tạo công thương nghiệp . Xoá hết tàn tích VNCH tại miền Nam, đầy đoạ gần một triệu Quân , Cán, Chính dưới tên cải tạo không có ngày về, TBT Lê Duẫn ung dung đưa cả nước tiến mau tiến mạnh lên CNXH . Kết quả bước đầu là ND miền Nam được ăn bo bo của LX vì thiếu gạo . Một món quà chưa từng có . Ô. Đỗ Mười vẫn cứ vững bước tiến tới những chức vị cao hơn trong guồng máy cai trị ! Rất cám ơn ô. Đỗ Mười !
Trả lờiXóaMột việc mà lịch sử không bao giờ quên là Hội nghị Thành đô tháng 9 năm 1990 , lúc ấy Đỗ Mười là thủ tướng ,đi cùng với tổng bí thư Nguyễn văn Linh và cố vấn Phạm văn Đồng . Chỉ riêng việc các ông ấy cố tình bưng bít nội dung sự kiện mấy mươi năm nay đủ thấy nó rất có hại như thế nào .
Trả lờiXóaMột trong những kẻ ký mật ước Thành Đô.
Trả lờiXóaTôi đọc bài này mấy lần. Đã có đôi chữ với ông Nguyễn Khắc Mai về nhận xét của ông cho rằng cuối đời ông Đỗ Mười không băn khoăn. Tôi đặt ở đấy dấu(?).
Trả lờiXóaĐọc bài này của BBC có nhấn mạnh, như một đề bài: "Đánh tư sản mại bản". Tác giả dựa vào đâu mà gán cho ông Đỗ Mười. Tôi không đủ hiều biết để nhận xét và bình phán. Tôi xin được trích đăng dưới đây một đoạn cuốn sách tôi đã viết:
Cải tạo giai đoạn sau 1975 gắn liền với tên tuổi các ông Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười. Các ông lần lượt là Trưởng ban Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Trung ương. Nhưng căn cứ vào tư liệu bút tích, các tiểu di các ông để lại thì linh hồn và quyết định đường hướng vẫn là ông Trường Chinh.
Nguyễn Văn Trân là Trưởng ban theo Nghị quyết số 256 - NQ - TW ngày 25 - 8 - 1975, giai đoạn này chủ yếu là hình thành chính sách và thực thi đánh tư sản mại bản và một vài hoạt động phối hợp khác và cũng có tiến hành cải tạo ở vài ngành.
Nguyễn Văn Linh là Trưởng ban từ ngày 14 - 7 - 1977 đến ngày 16 - 2 - 1978, thời gian ngắn và dấu vết để lại lờ mờ.
Đỗ Mười là Trưởng ban từ ngày 16 - 2 - 1978 đến khi Ban kết thúc nhiệm vụ, là giai đoạn khốc liệt nhất, đánh đòn quyết định cuối cùng làm cho tư sản, doanh nhân tư nhân Việt Nam chết hẳn.
Như vậy không thể gán trách nhiệm chính cho ông Đỗ Mười trong việc đánh Tư sản mại bản.
Năm 1982 trường Đại học MĐC chuyển từ Thái Nguyên về Hà Nội. Một Phó thủ tướng nghe phong thanh tin đó, liền gọi giúp việc căn vặn:
Trả lờiXóa-Trường MĐC về HN bao giờ, về chui hả?
-Thưa thủ trưởng, Phó TT HTP ký cho về, Hà Nội cấp cho họ đất nông nghiệp tại Cổ Nhuế để xây dựng trường ạ.
- Sao lại cấp đất ruộng?
- Vì đất chỗ đó toàn cát do trước đây vỡ đê Liên Mạc, mùa màng kém lắm ạ.
- Hà Nội vẫn có truyền thống vét phù sa sông Hồng để cải tạo ruộng đồng cơ mà.
Và PTT cho đoàn vào trường MĐC kiểm tra.
Đoàn vào đến nơi, thuật lại việc căn vặn của PTT cho ban lãnh đạo trường nghe. Trước khi về lãnh đạo trường MĐC rành rọt:
- Nhờ các đồng chí về báo cáo lại với Phó TT là trường chúng tôi về HN ban ngày, đàng hoàng, về bằng ô tô qua CẦU CHUI, chứ không phải về CHUI ạ.