Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

TPP: VIỆT NAM THẮNG LỚN, TRUNG QUỐC THUA ĐAU?

TPP: Việt Nam thắng lớn, Trung Quốc thua đau?

RFI Việt ngữ 
06-10-2015 

 Một xưởng may mặc ở Sài Đông, ngoại ô Hanoi, Việt Nam.REUTERS/Kham/FilesF

Vào ngày 05/10/2015, 12 nước hai bên bờ Thái Bình Dương đã thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership), được đánh giá là một thỏa thuận tự do mậu dịch lớn nhất trong lịch sử. Ngay sau khi văn kiện được thông qua, giới quan sát đã thử phân tích xem ai được lợi nhiều nhất, và ai sẽ bị thua thiệt nặng nhất. Một trong những câu trả lời lý thú đã được hãng tin Mỹ Bloomberg đưa ra hôm nay : Được lợi nhiều nhất là Việt Nam, trong khi bị thua thiệt nhiều nhất lại là Trung Quốc, một nước không được mời gia nhập khối TPP.


Tầm vóc của khối tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương phải nói là rất lớn, tập trung khoảng 40% kinh tế toàn cầu, với tổng mức GDP lên đến gần 30 ngàn tỷ đô la, trải rộng từ Úc, New Zealand, Nhật Bản, qua Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, để vươn tới Canada, Mỹ, Mêhicô, Chi Lê, Peru.

Theo tính toán từ phía chính quyền Mỹ, một khi Hiệp định TPP bắt đầu có hiệu lực, hơn 18.000 sắc thuế to nhỏ đánh vào hàng hóa do Mỹ sản xuất sẽ bị loại bỏ, trong lúc mọi người, từ giới nuôi tôm Việt Nam cho đến các nhà chăn nuôi bò sữa New Zealand, tất cả đều có quyền tiếp cận dễ dàng các thị trường trên toàn vùng Thái Bình Dương.

Với TPP Việt Nam có thể tăng được 11% GDP và 28% xuất khẩu

Để đạt được kết quả trên, các nước đã phải đàm phán gay go trong suốt 5 năm, và nói đến đàm phán, tức là nói đến mặc cả với kết quả là có được, có mất. Trích dẫn giới chuyên gia phân tích, hãng Bloomberg đã có một nhận xét rõ ràng : Bên cạnh Nhật Bản, Việt Nam nằm trong danh sách các nước được hưởng lợi nhiều nhất với hiệp định TPP.

Theo nhóm nghiên cứu Eurasia, thỏa thuận TPP có tiềm năng giúp GDP Việt Nam tăng thêm được 11% vào năm 2025, với kim ngạch xuất khẩu trong cùng thời điểm tăng 28% nhờ vào việc các công ty xí nghiệp di dời cơ sở sản xuất của họ từ nước khác vào Việt Nam để tranh thủ mức lương còn thấp tại chỗ.

Một cách cụ thể hơn, hai ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam là thủy sản và dệt may sẽ được lợi rõ nét. Việc giảm thuế nhập khẩu ở Mỹ và Nhật Bản sẽ là một hậu thuẫn đáng kể cho ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam, sẽ tranh thủ được lợi thế lương nhân công thấp của mình để giành lấy các thị phần hiện nằm trong tay Trung Quốc…

Bên cạnh đó, ngành xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam chắc chắn sẽ được lợi nhờ việc bãi bỏ thuế nhập khẩu đang đánh vào các sản phẩm như tôm, mực và cá ngừ, hiện đang ở khoảng 6,4% -7,2%.

Toàn cảnh dĩ nhiên không hoàn toàn mầu hồng : Việc Việt Nam phải loại bỏ thuế nhập khẩu (hiện ở khoảng 2,5%) đánh trên dược phẩm, sẽ dẫn tới một tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài. Các quy định bảo vệ bằng sáng chế rất chặt chẽ trong TPP cũng sẽ gây khó khăn cho các công ty dược phẩm Việt Nam trong việc tiếp cận với các sản phẩm mới cũng như sản xuất ra các loại thuốc mới.

Trung Quốc vừa mất thị phần, vừa phải ngồi nhìn Mỹ xoay trục

Điểm rất đáng chú ý trong bài phân tích của Bloomberg tuy nhiên lại liên quan đến Trung Quốc, không thuộc TPP, nhưng lại bị cho là sẽ bị thiệt thòi nhất vì phải đứng bên ngoài khối tự do mậu dịch này. Thiệt thòi đầu tiên đối với Trung Quốc là vì đã lỡ tẩy chay TPP, cho nên giờ đây, Bắc Kinh phải lặng yên ngồi nhìn Washington (và Tokyo) thắt chặt quan hệ với khu vực, và thúc đẩy chính sách « xoay trục » của Tổng thống Mỹ Obama mà Trung Quốc ghét cay ghét đắng.

Trung Quốc như đã nhận thức được sai lầm ban đầu đó, vì thế, trong thời gian gần đây, đã bắt đầu đổi giọng, tung tín hiệu cho biết là họ sẵn sàng gia nhập khối TPP trong tương lai.

Trong lãnh vực thuần túy thương mại, ngành xuất khẩu Trung Quốc được cho là sẽ bị mất một số thị phần ở Mỹ và Nhật Bản vào tay các nước Đông Nam Á trong TPP, đặc biệt là Việt Nam.

Trước mắt, theo một chuyên gia kinh tế của hãng Bloomberg, để hạn chế tác hại đến từ TPP, Trung Quốc sẽ thúc đẩy chiến lược «Con đường tơ lụa mới» của họ, phát huy hoạt động của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á mà họ thành lập, và đàm phán thêm nhiều hiệp định tự do mậu dịch với các nước khác.


Trọng Nghĩa
_____________
.
Tham khảo về "Con đường tơ lụa" của Trung Quốc:

Thứ Hai, ngày 22 tháng 6 năm 2015

THỰC CHẤT DỰ ÁN CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI CỦA TRUNG CỘNG


Bản đồ Con đường tơ lụa trên biển do Trung Quốc đề xuất. Thực chất dự án Con đường tơ lụa mới của TQ?  Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFArfa 2015-06-20Tọa đàm về ‘Con đường tơ lụa của Trung Quốc’ diễn ra hôm nay 20 tháng 6 tại Hà Nội do Trung Tâm Minh Triết tổ chức. Thực chất của dự án này là gì và Việt Nam cần nhin nhận nó ra sao? Trình...
Đọc tiếp...

Chủ Nhật, ngày 21 tháng 6 năm 2015

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI "CON ĐƯỜNG TƠ LỤA" CỦA TQ?


ĐỊNH CHẾ HÓA ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI SREB TS. Đinh Hoàng Thắng Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng cùng lúc với việc Trung Quốc triển khai “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa” (SREB). Điều này đòi hỏi phải sớm định chế hóa cả 5 biện pháp trong mô thức P&DOWN[1]. Kiến nghị đưa ra nhằm xây dựng giải pháp tổng thể để ứng phó...
Đọc tiếp...

Thứ Bảy, ngày 20 tháng 6 năm 2015

HỘI THẢO BÓC TRẦN SỰ THẬT CỦA CÁI GỌI LÀ "CON ĐƯỜNG TƠ LỤA"


Hình ảnh cuộc tọa đàm về Con đường tơ lụa Sáng 20.6.2015, Trung tâm Minh Triết tổ chức tọa đàm khoa học về chủ đề “Con đường tơ lụa trên biển” tại trụ sở Viện SENA, 35 Điện Biên Phủ, với sự hợp tác của một số nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Văn hóa Biển (IMC) và Chương trình Minh triết Làm chủ Biển Đông. Đông đảo các nhà khoa...
Đọc tiếp...

Thứ Hai, ngày 13 tháng 4 năm 2015

ĐẢNG CSVN CẦN THẬN TRỌNG VỚI CÁI GỌI LÀ "CON ĐƯỜNG TƠ LỤA"


No U Hà Nội bày tỏ thái độ đối với "Con đường tơ lụa" Cần thận trọng với sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển của TQ Anh Vũ, thông tín viên RFARFA 2015-04-11Gần đây trong cuộc gặp với TBT Nguyễn Phú Trọng, ông Tập Cận Bình có đề cập tới vấn đề mời VN tham gia sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc. Theo các chuyên gia thì...
Đọc tiếp...

Thứ Bảy, ngày 11 tháng 4 năm 2015

"CON ĐƯỜNG TƠ LỤA" DẪN VIỆT NAM VÀO "CON ĐƯỜNG NÔ LỆ"


. Lợi ích gì khi VN tham gia vào dự án «Con đường tơ lụa trên biển» của Trung Quốc ? Trương Nhân Tuấn  BaSam 10-04-2015 Theo tin tức báo chí, VN vừa tham gia dự án «Con đường tơ lụa trên biển» của TQ. Câu hỏi đặt ra Việt Nam có lợi hay không khi tham gia dự án này ?Dự án « Con đường tơ lụa trên biển » được Tập Cận Bình...
Đọc tiếp...


4 nhận xét :

  1. Nhiều người Việt chúng ta có những giấc mơ "uyên bác và hoành tráng" nhưng không làm gì cả khi tỉnh dậy, chỉ ngồi thừ ra đấy hồi tưởng về giấc mơ qua! Và mãi mãi không "trưởng thành" bác Tễu ạ! Buồn!

    Trả lờiXóa
  2. Đường lối của BK là bành trướng và thâu tóm . Thâu tóm tất cả những gì có lợi cho TQ và không mất gì . Phía đói thì sống chết mặc bay, nhưng hấu như các nước yếu kém như VN , đầu chết dần chết mòn dưới tay BK và trở thành con nợ của BK . Còn Mỹ không giống TQ . Mỹ phát huy quyền lợi của mình và các đối tác . Hai bên cùng có lợi.
    Cái thắng lợi gia nhập TPP ngày hôm nay của VN cần tính đến đường dài . Cơ hội VN thoát Trung là đây . Dĩ nhiên là TQ tìm những cách thế khác để lợi dụng , xâm nhập, giữ lấy thị phần bằng nhiều cách khác nhau . Đối với TQ lợi nhuận cho TQ l2 trên hết . Đề phòng những âm mưu và việc làm thâm hiểm của BK !

    Trả lờiXóa
  3. Tham gia TPP Việt Nam sẽ trở thành Hồng Kông và Singapo Sẽ là thị trường lớn nhất, sôi động nhất Đông nam á...Toàn bộ VN sẽ là hòn ngọc Viễn Đông. Những khu đất hoang, nhà hoang sẽ trở thành các trung tâm thương mại - du lịch và trung tâm Tài chính của thế giới,,,Dân VN thành các ông chủ bà chủ...Dân Trung Quốc Liên xô phải sang Việt Nam Làm Ô Sin - giúp việc và làm những việc nặng nhọc nguy hiểm.
    Hãy đón chờ PPT như con nhỏ mong mẹ đi chợ về...

    Trả lờiXóa
  4. Tham gia TPP ít nhất, đời sống người dân chắc sẽ có cải thiện và doanh nghiệp cũng có thể “làm khó” Nhà nước, yêu cầu Nhà nước phải minh bạch hóa, công khai hóa các quy trình, thủ tục luật lệ; và Nhà nước không được tùy ý ra quy định, thích ban hành văn bản pháp luật thế nào cũng được.Và chúng ta ít nhiều, cũng giảm được áp lực của Trung Quốc đè nặng lên nền kinh tế nước ta, trong gần 20 năm qua. Gia nhập TPP theo tôi vừa là cứu cánh vừa là xu hướng tất yếu của nước ta, cho dù không ít kẽ chống lại từ phía lảnh đạo cao cấp ...

    Trả lờiXóa