Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

LIỆU CÓ THỂ GIÁO DỤC QUAN CHỨC BIẾT THẾ NÀO LÀ VINH LÀ NHỤC?

PGS. TS Ngô Thành Can:
Cần giáo dục ý thức vinh, nhục cho cán bộ

Tiền Phong
06:18 ngày 06 tháng 10 năm 2015

TP - Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Ngô Thành Can - Phó Trưởng khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự (Học viện Hành chính Quốc gia) cho rằng, từ câu chuyện bổ nhiệm giám đốc sở ở tuổi 30 hay đề bạt cán bộ ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội) mà dư luận đang quan tâm, cần giáo dục ý thức Vinh và Nhục của người cán bộ.
 
PGS.TS Ngô Thành Can.PGS.TS Ngô Thành Can.
Theo PGS. TS Ngô Thành Can, câu chuyện “cả họ làm quan” ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã làm nóng dư luận, đến nỗi TP Hà Nội cử hẳn một đoàn công tác về huyện để xem xét thực hư ra làm sao. Câu chuyện này không mới, nhưng tại sao dư luận lại quan tâm. Vấn đề là ở chỗ, có 13 đơn vị, thì có đến 10 đơn vị có “người nhà” nắm vị trí quan trọng. Việc này diễn ra từ lâu rồi, dồn lại từ sau bao thời gian và bây giờ người ta mới nói đến, nên to chuyện. Nếu có những người “họ hàng” đã được bố trí và bây giờ chuyển đi rồi thì làm sao mà tính được...
Câu chuyện về một người làm quan cả họ được nhờ hay chuyện bổ nhiệm con ông cháu cha được ông nhìn nhận như thế nào?
Việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, theo dõi đánh giá đối với cán bộ lãnh đạo quản lý cần quy về một mối, một cơ quan chịu trách nhiệm. Chọn được hiền tài thì địa phương phát triển, quốc gia đi lên. Nếu không chọn đúng người, mà nhầm phải những kẻ tầm tầm, kẻ tiểu nhân hại dân, hại nước thì nguy to...”
PGS.TS Ngô Thành Can
Chuyện bổ nhiệm người nhà, con ông cháu cha là chuyện xưa nay đều có cả. Chúng ta nên nhìn nhận đây là chuyện bình thường. Câu “một người làm quan cả họ được nhờ”, người xưa ám chỉ về khía cạnh tốt nhiều hơn, nhờ danh tiếng quan mà phải có trách nhiệm hơn, gương mẫu hơn, hiểu biết pháp luật hơn để giúp người khác cũng hiểu biết pháp luật hơn, để làm người tốt hơn. Còn khía cạnh xấu là bao che, bè phái ức hiếp người khác.

Người có vị trí xã hội, có chút quyền lực trong hệ thống các cơ quan nhà nước, người ta càng phải gương mẫu, chịu thiệt về mình thì dân mới nể, mới trọng và bản thân mình cũng luôn thấy thanh thản, thấy vinh dự tự hào về mình. 

Việc cả họ làm quan, bổ nhiệm con ông cháu cha từ trước đến nay có thường xảy ra hay không, thưa ông? 

Chuyện này thường xảy ra, trước đây, về sau và ngay bây giờ đều có cả. Trước đây có chuyện “cha truyền con nối”, nay có “truyền thống gia đình”. Cần nhìn nhận đúng, thế hệ sau nối thế hệ trước bằng tài năng được chứng minh thì lưu danh muôn thưở; ngược lại sẽ chỉ làm ô uế gia đình, dòng họ.

Vì vậy, khi tuyển dụng, ngoài công khai minh bạch, đúng quy trình, cần chú ý nhân sự người họ hàng, để tránh dư luận không hay. Người nhà phải có năng lực nổi trội hơn hẳn các nhân sự khác thì mới thuyết phục được dư luận. 

Gần đây dư luận đang quan tâm về việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo giữ chức giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam ở tuổi 30, ông có ý kiến gì về việc này? 

Việc này còn làm dư luận “nóng” hơn nhiều. “Nóng” vì cái “lạ” và cái “độc” của nó. “Lạ” ở chỗ tốc độ thăng tiến rất nhanh, có chức lên trong vài tháng, mà thường chỉ có ở những người có tài năng thuộc diện “hiền tài”. Nếu đúng là hiền tài thì không phải bàn. “Độc” ở chỗ, thời gian thực thi công vụ rất ít, tiêu chuẩn cho vị trí có lẽ còn non chăng. Chắc chưa có ai, trẻ thế mà ở vị trí đó cho đến khi ông này phá vỡ kỷ lục.

Cái lạ và độc này chỉ có ở những người đặc biệt, ví như, một GS trẻ được nhà nước ta phong chức, hàm cao vì đạt được thành tích cao quý mà thế giới công nhận. Điều mà dư luận đặt ra có lẽ là vấn đề con cháu, “hậu duệ” nhà ai đó thôi. 

Theo ông những giải pháp để hạn chế tình trạng bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn như dư luận lo ngại là gì? 

Cần có các quy định luật pháp nghiêm minh. Chẳng hạn không cho cán bộ có vị trí đứng đầu là người địa phương. Người làm quan không nên bổ nhiệm con “cháu gần” họ hàng nhà mình, nếu không chứng minh được năng lực nổi trội của họ. Người tiến cử phải chịu trách nhiệm về người mà mình tiến cử “làm quan”.

Đặc biệt cần giáo dục ý thức “Vinh” và “Nhục” của người làm quan. Vì người có tâm có đức bao giờ thực hành cũng vì dân vì nước, không tơ hào việc cá nhân, làm không minh bạch, cầu lợi cho mình. Công luận chưa bao giờ đánh giá cao những lãnh đạo quản lý nói kiểu: sai là do nhầm lẫn, do anh đánh máy; kết quả dở mà lại nói, quy trình đúng do lỗi khâu thực hiện...
________

Tễu: Thưa ông Can, tâm của ông là tốt, ý kiến thì rất hay nhưng mà không thể giáo dục được cho đám quan chức thế nào là vinh, là nhục đâu ạ! Vì quan chức đều là đảng viên cả, thưa ông!

4 nhận xét :

  1. Sau kết luận của thanh tra chính phủ về việc bổ nhiệm ĐÚNG QUY TRÌNH chức giám đốc sở của ông Hoài Bảo ! tôi nghỉ sẻ thật khó khăn cho ông khi nhận nhiệm sở ! với người trí thức và có nhận thức như ông tôi nghỉ không thể một sớm ,một chiều ngồi bình tâm để điều hành công việc với áp lực của dư luận trong thời gian qua ,"làm quan khó lắm nào phải chuyện đùa ! cả một NGHỆ THUẬT ĐẤY ÔNG Ạ "

    Trả lờiXóa
  2. Ở VN, nếu các quan chức học trọn chữ "Vinh" và "Nhục" thì đã không có chuyện quan tham nhũng, nhận hối lộ hàng triệu đô, mà chẳng ai bị lên đoạn đầu đài, thế vào đó là vài anh tốt thí chịu án "chung thân" nhưng sau 5 năm ra lại tiếp tục làm "đại gia", không có chuyện cán bộ hành dân, không có chuyện con ông cháu cha được bế đặt vào ghế lãnh đạo mà chẳng có gì nổi trội, có khi cách hành xử và nghiệp vụ còn thua kém cả nhân viên và khi thanh tra thì chẳng bao giờ tìm thấy sai sót, mà luôn "đúng qui trình".... Thật nực cười cho cái chế độ này! Chỉ khổ dân mình t̀hôi. Chúng nó thi nhau vơ vét, nên cũng đua nhau đưa người nhà vào cho dễ bao che, lấp liếm

    Trả lờiXóa
  3. Ông GS-TS này nằm mơ rồi, các quan chức nấp đằng sau điều 4 còn biết sợ cái gì nữa đâu mà giáo với chả dục?

    Trả lờiXóa
  4. Các CC đảng viên của VN còn một chút liêm xỉ thôi thì Dân VN đỡ khổ .

    Trả lờiXóa