Ghi chép về Cải cách Ruộng đất ở Bắc Ninh
1955-1956 (Phần 2)
Trần Dần
Xem Phần I
1955-1956 (Phần 2)
Trần Dần
Phạm Thị Hoài biên soạn
22-09-2014
Xem Phần I
Vụ án con giết
bố
Án mạng
Ông Tuân treo cổ
xà nhà bếp. Ngang tai có vết chém. Chân lại chạm đất.
Có trưởng ban
công an Tuế, có phó chủ tịch Hoành làm biên bản. Có anh Thụ, vợ và mẹ (tức là
vợ ông Tuân). Có cả cán bộ đội cải cách vừa mới về xã.
Tuế cứ hỏi: „Mày
giết cha phải không?“
Thụ tái xanh tái
xám vâng vâng dạ dạ.
„Mẹ mày với mày
bàn nhau giết tên Tuân để tránh vạ phải đấu phải không? Bố mày là cường hào ác
bá sắp phải đấu, chúng mày giết đi để mà trốn thoát đấu tranh của nhân dân phải
không?… Chúng mày sợ bị tịch thu trâu bò ruộng đất, sợ bị tù tội liên quan?“
Anh Thụ với người
mẹ nhận hết.
„Nếu mà nhận thì
ký vào đây.“
Anh Thụ ký. Người
mẹ điểm chỉ.
Nghi vấn
Ít hôm sau cán bộ
cũng coi nhẹ chuyện đó. Cho là gia đình ông Tuân sợ bị quy là cường hào, nên
thủ tiêu ông Tuân đi cho xong.
Nhưng án mạng có
nhiều cái vô lý:
Vết chém ở tai
đúng là do anh Thụ. Nhưng nguyên vết chém ấy không chết được. Vậy nên mới đem
treo cổ, nhưng treo cổ chân chạm đất thì cũng không chết được. Vậy thì tính ra chết
vì cái gì?
Bức thư trong túi
ông Tuân: „Tôi chết đi để cho nhân dân đừng có nghe bọn thằng Tố, thằng Hồ,
thằng Sang chúng nó vu sằng vu bậy.“
Vậy là ông Tuân
tự vẫn.
Nhưng nếu vậy sao
lại có vết chém của anh Thụ? Hay không phải anh Thụ chém? Hay bức thư là viết
trá?
Nếu bảo ông Tuân
tự tử vì lý do sợ bị quy là cường hào thì cũng còn hơi có lý. Nhưng nếu thế sao
lại có vết chém? Không phải anh Thụ chém thì ai? Mà tại sao anh Thụ lại nhận
tội giết cha?
Nếu bảo anh Thụ
giết cha thì chém cũng chưa đủ chết, treo cổ chân chạm đất thì cũng không đủ
chết. Mà vì sao lại giết cha? Anh ta khai là vì „căm thù“, nghe nó vô lý lắm.
Hay là sợ bị đấu thì bố chết đi cho rảnh để khỏi bị đấu? Hay là vì gia tài?
Nhiều giả thuyết. Nhiều uẩn khúc.
Kết luận
Đây là một án
mạng mờ ám. Anh Thụ cũng có dính tay vào, nhưng còn nhiều đứa khác nữa.
Chưa
biết đứa nào là thủ phạm, là tòng phạm v.v… Nhất định có vấn đề chính trị ở
trong.
Dư luận nhân
dân
- Nó là cường hào
nên nó chết thôi.
- Bố nó hung tinh
chiếu mệnh.
- Nó sợ bị đấu
nên nó chết.
- Vợ con nó sợ
liên quan nên giết nó đi để tránh vạ…
Phát động anh
Mang
Trước có đi ngụy.
Có khổ có thù.
Cán bộ tới hôm
đầu, anh ta đang ngồi trong nhà. Cán bộ hỏi, anh ta chỉ đáp gióng từng câu một.
Cán bộ nói đả thông về „liên quan“, „ngụy binh“ v.v… Anh kêu: „Ruộng cạn rồi em
phải đi tát nước.“…
Đi.
Hôm sau anh ta
đang nấu cơm, con đang băm bèo cho lợn. Đổ bèo nấu bị vương ra ngoài, anh ta
mắng. Cán bộ giúp đứa bé.
„Sớm anh đi đâu?“
„Em đi tát nước
về. Bây giờ thủi cơm ăn…“
Câu chuyện một
lúc về địch trước kia giết hại dân làng, anh bắt chuyện. Nó đánh người này,
giết người kia. Bỗng có nói tới ông Tuân. Cán bộ bắt lấy: „Ông Tuân làm gì mà
Tây nó cũng bắt?“
„Ông ấy trước có
giấu cán bộ đấy.“
„Giấu thế nào?“
„Nhà ông ấy có
cái hầm cho cán bộ ở.“
„Ông ấy có đi báo
Tây bắt cán bộ bao giờ không?“
„Không. Ông ấy
giấu cán bộ tốt lắm, Tây bắt cán bộ được ở đâu thì bắt, chứ chưa bao giờ bắt
được ở nhà ông ta. Ông ấy nhường hầm cho cán bộ rồi bố con lại lủi đi kiếm hầm
khác.“
„Trước ông Tuân
có bao nhiêu ruộng?“
„Trước chả có gì,
sau hai vợ chồng với đứa con đi mãi đâu làm trại gì, về mới được 7 sào. Bây giờ
thêm ruộng làng cho với người chị nào, nên tất cả có hơn 2 mẫu.“
Cán bộ đặt vấn
đề: 2 mẫu! Vậy có thể ông Tuân không phải là địa chủ.
Mãi một hôm cán
bộ đi về, anh Mang chạy theo chân ra. Tới chỗ giàn bí rất dày, anh Mang kéo cán
bộ lại. Cán bộ theo anh ta vào một quãng kín ở giàn bầu.
„Bây giờ em mới
dám nói, em nghi ông Hoành lắm. Vì em đang ở ngoài đồng thì ông ta bảo em là du
kích mà chẳng biết gì. Em bảo biết gì cơ? Ông ấy bảo sao làm du kích mà không
ngăn thằng Tuân nó chết rồi. Em sửng sốt nó chết làm sao? Em làm du kích làm sao
biết được mà ngăn nó? Ông Hoành nói nó là cường hào, nó chết là nó trốn khỏi sự
đấu tranh của nhân dân rồi. Du kích thế là khuyết điểm. Em nghi ông Hoành lắm.
Việc gì là ông ấy cũng biết cả.“
Cán bộ hỏi: „Tuân
hắn chết ai mà chả biết?“
Anh Mang nói:
„Nhưng em vẫn nghi ông Hoành lắm, vì ông Tuân chết lúc 1 giờ chiều. Mà khi đó
đang trưa, trời chưa đứng bóng, chưa đến 12 giờ. Vậy mà sao ông ta lại biết
trước?“
Cán bộ thấy có
lý. Hỏi thêm anh Mang về Hoành. Anh Mang không nói được gì, cán bộ lại biết là
anh ta lo liên quan. Sau cán bộ hẹn đến mai và bảo anh Mang nghĩ xem có những
ai biết rõ về ông Hoành thì giới thiệu ra. Anh Mang nói một số người, bà Bít, anh
Diễm v.v… Bảo: bà Bít ở cạnh nhà đấy, biết rõ chuyện tên Hoành, nhưng bà ấy có
dây dưa liên quan gì ấy. Cán bộ biết anh Mang vẫn bị ám ảnh điểm liên quan…
Phát động bà
Bít
Bà Bít ở gần nhà
Hoành. Cán bộ đến một lát thấy bà biến mất. Lại đến…
„Chúng em sắp sửa
dâng sao!“
„Vì sao phải dâng
sao hử bà?“
„Thày Ngô bảo
thế. Làng độ này động đất vì đội cải cách về, đất đá cứ tung lên bôm bốp cả
ngày cả đêm, không cúng rồi thì sụp đất chết cả.“
„Thế trước kia có
dâng sao không?“
„Trước kia thằng
Tây còn đóng thì chỉ lo chạy là hết năm hết tháng, còn thì giờ đâu mà cúng lễ.“
„Thế trước có
động đất không?“
„Không có bao
giờ.“
Thế là phát hiện
vấn đề thày Ngô. Biết thêm Hoành trước kia hay đi Hà Nội, ông Thiệu gì đó, ông
Hoành thì bạn bè nhiều lắm, ông quan hai nọ, ông đồn trưởng kia… Ăn uống, vặn
kèn hát.
Nòng cốt
Tiến tới một loạt
rễ, chuỗi. Quần chúng nói nhiều về Hoành, Tuế. Hoành nó hung hăng, Tuế nó thâm
hiểm hơn.
Xác định được:
ông Tuân là trung nông.
Phát động anh
Thụ
Anh Thụ bị giam ở
công an Bắc Ninh, chân bị cùm. Cán bộ tới giải thích mãi. Anh cứ bảo vì em căm
thù nên em giết bố. Bố là cường hào gian ác. Cán bộ giải thích: Nhất định nhà
anh là thành phần trung nông, nhân dân xác định rõ ràng rồi. Nhất định cái việc
giết ông cụ đây không phải là do anh, mà là anh mắc mưu bọn địa chủ. Chúng nó
lừa gạt, bắt ép anh, đó là tội của chúng nó. Anh căm thù thì nói hết ra, đấy là
căm thù, trả thù cho bố, vạch bọn phản động ra, sẽ trừng trị chúng nó. Còn anh
thì kiên quyết tha bổng, chỉ vì anh mắc mưu chúng nó thôi. Không sợ nó trả thù,
vì mình trừng trị nó rồi thì còn sợ gì! Anh có nói ra thì mới trả thù được cho
cha, lại gỡ được tiếng giết bố…
Thụ gục đầu lên
bàn khóc. Ối trời ơi. Không nói gì cả.
Bỏ cùm xích cho
Thụ.
Hôm sau lại khêu
gợi tình cha con, tình vợ chồng (trừng trị được bọn phản động anh lại về được
với vợ, cùng sum họp, anh Thụ rất yêu vợ, vợ chồng trẻ). Lại nhấn mạnh: khoan
hồng, không sợ trả thù…
Mãi sau Thụ nói:
„Chính thằng Hoành nó xui tôi giết bố tôi.“
Thụ đang ngoài
đồng, Hoành gặp, nói chuyện: „Cậu đã biết gia đình cậu thế nào chưa?“
„Chưa, thế nào?“
„Hôm qua họp cán
bộ đã xác định bố cậu là cường hào gian ác, nay mai sẽ đem ra đấu. Tớ thương
cậu lắm. Cậu đã ở vùng tự do cậu biết chứ gì. Địa chủ thì gặp từ đứa bé con
cũng phải gọi là ông. Vợ cậu nó sẽ bỏ cậu nó đi. Trâu bò ruộng đất tịch thu
hết. Cậu sẽ khổ lắm.“
„Trời, thế làm
thế nào?“
„Bây giờ chỉ có
một cách là làm thế nào bố cậu chết đi, thế thì chẳng còn đấu chẳng còn truy gì
nữa. Chết rồi thì còn đấu ai?… Nhưng mà cậu vẫn còn bị liên quan… Nếu mà cậu tự
tay giết bố đi thì mới tỏ ra căm thù địa chủ, dứt khoát đấu tranh, đứng về với
nhân dân. Tớ thương cậu lắm tớ mới bầy cách cho…“
Cách mấy hôm, Thụ
gặp Hoành đầu nhà.
„Hôm nay chuyển
kho thóc đây. Chuyển xong, mai là đấu. Cậu về phải làm ngay đi, không có thì
chậm hỏng cả. Nếu tự cậu làm không xong đã có chúng tớ giúp.“
Thụ cầm con dao
10 lần buông ra, nước mắt ròng ròng. Bố đau bụng nằm trong nhà quay mặt vào.
Thụ chém một nhát, buông dao chạy đi.
(Chưa rõ: sao lại
treo cổ?)
Lần khác, Thụ lại
nói thêm: Không rõ ai treo cổ. Thụ chạy lên nhà trên ôm mẹ khóc. Còn nghe tiếng
bố: „Không phải giết tao nữa, tao sẽ chết thôi. Không phải mày giết tao đâu, con
đừng sợ.“ Không biết ai treo cổ. Chỉ thấy vụt một cái quần đen ra cửa sau
chuồng trâu.
Tất cả 4 lần mới
khai được thế. (Chưa rõ: lý do nào giết bố…)
Cán bộ
Được đến thế cán
bộ đội đã thú vị, thoả mãn. Đề nghị trên cho bắt Hoành, tấp tểnh đem đấu. Đoàn ủy
đồng ý cho bắt, nhưng còn tiếp tục chuẩn bị. Nòng cốt chưa vững, chưa xâu chuỗi
ra quần chúng rộng rãi. Vụ án chưa điều tra minh bạch. Đội phải tiếp tục điều
tra thêm, và phát động quần chúng rộng nữa.
Nhiều cán bộ lảu
bảu, còn minh bạch thế nào nữa?
Phát động vợ
Thụ
Vợ Thụ lại về với
chồng. Cán bộ giải thích, định dùng vợ Thụ để phát động chồng.
Hôm hai vợ chồng
gặp nhau (đội đã xin công an cho Thụ về xã), cứ vợ ra chồng lại vào, vợ vào
chồng lại ra. Cứ tránh mặt vòng quanh như đèn cù. Cán bộ thân mật: „Vợ chồng
bây giờ chị ấy về rồi thì phải hỏi han chuyện trò chứ lại cứ thế thì còn ra làm
sao nữa?“ (Nói thân mật như anh em vậy.)
Sau hai vợ chồng
ngồi trong nhà, vợ thủ thỉ: „Em xin lỗi vì em ngỡ bố là cường hào nên em bỏ em
về, bây giờ mới vỡ lẽ là không phải, thì ra là âm mưu địa chủ nó chia rẽ gia
đình ta, em lại về với anh. Thì anh có những điều gì bí ẩn nên nói ra cả đi,
cho vợ chồng lại sum họp một gia đình, trung nông thôi chứ có phải cường hào ác
bá gì mà cứ im đi là mất lập trường, bênh cho chúng nó chẳng có lợi gì mà chỉ
hại cho mình, thù cha không trả được, vợ chồng không được sum họp làm ăn. Cái
tiếng giết cha bao giờ rửa được, vợ chồng xa cách em khổ tâm lắm.“
„Nhà mày biết gì,
thôi đi, có gì tao nói với cán bộ cả rồi. Mi cứ kệ tao…“
Về sau Thụ cũng
nói được thêm: Trước kia, bố Thụ bắt Thụ đi học ở trường huyện. Thụ không thích
học, cứ bét lớp, khổ lắm, học dốt, xa vợ. Sau Thụ xếp quần áo lên Hà Nội tìm
đến tên Thiệu là chú xa xin việc. Thiệu làm ở Phòng Nhì. Thiệu bảo cứ ở xã, có gì
thì báo: du kích, Việt Minh, là có ăn. Thụ bảo mỗi lần biết lại lên Hà Nội báo
thì xa quá. Hắn bảo, ở xã cũng có, cứ báo cho Tuế, Hoành, cũng là người của ta
cả đấy. Thụ về làng, nhảy xuống ruộng lấm bết, nói dối bố là bị Tây càn nên
chạy về. Hôm sau ra đồng thì gặp Hoành toe toét: „Hôm qua cu cậu xin việc ông
Thiệu được chưa?“
„Sao ông biết?
„Việc gì tao chả
biết, bây giờ mày có tên đây cả rồi nhé. Phải bí mật không có mất mạng toi.“
Về sau Thụ cũng
không có hoạt động gì.
Cán bộ hỏi: „Vậy
khi nó xui cậu giết ông cụ thì nó có đem chuyện ấy ra doạ ép không?“
„Có, nó bảo mày
không giết bố mày không thoát được. Bố mày là cường hào, người ta đấu sẽ lòi cả
mày ra có ghi tên ở Phòng Nhì thì mày chết…“
Như thế là về Thụ
đã khá minh bạch. Bản thân Thụ có yếu điểm ấy nên mới bị chúng nắm lấy doạ nạt,
cưỡng ép làm điều bất nhẫn.
Phát động bà
Tuân
Cúng 3 ngày ông
Tuân. Cán bộ đến đang cúng Ớ nhà trên. Bà Tuân với họ hàng vội kéo nhau xuống
bếp ngồi lo xo với nhau. Cán bộ giải thích cứ cúng chứ không sợ gì. Chuyện này
xảy ra thực là khổ, không những là một cái tang của gia đình mà cả làng cả đội ai
cũng thương xót.
Bà Tuân cho biết:
„Trước khi đội về mấy ngày, tên Hoành có đến với nhà tôi. Ở nhà trên nói chuyện
những gì tôi cũng ở đó. Tên Hoành bảo là kiểm thảo thành khẩn đi. Còn những
đoạn bóc lột, tội ác sao không ghi vào. Ông nhà tôi cứ vùng vằng, bảo rằng thế này
thì ức nhau nhiều quá. Xong Hoành bảo đi nhà khác cho dễ, chỗ này đàn bà… Đêm
về cứ thấy ông nhà tôi thở dài… Nước mắt ràn rụa. Ức quá ức quá… Loáy hoáy
viết. Khéo tao chết mất thôi mẹ mày ạ…“
Mở rộng ra
trung nông
Họp nòng cốt mở
rộng trung nông. Công việc CCRĐ cứ tiến hành, không phải vì vụ án mà ngừng lại.
Mà cũng không quên vụ án, cứ phát động quần chúng lên, làm cả hai việc điều tra
vụ án và CCRĐ.
Hoành bị bắt,
phong trào đã lên một ít. Nòng cán vững, tích cực nhiều, trung nông nhiều.
Trong cuộc họp một ông cụ cho biết: người con đánh giậm có vớt đưọc 2 bộ quần
áo dính máu đem chôn rồi.
Trong cuộc họp
tên Vịnh, mù mắt ngồi dưới ngọn đèn bão sáng, nghển cổ vểnh tai về từng phía
từng người phát biểu. Cuối cùng lão đứng lên: „Phen này bà con ta cương quyết
đoàn kết đánh đổ hết bọn địa chủ đi, giành lại ruộng đất về ta bà con ta.“
Chỉ thấy lẹt đẹt
mấy bàn tay vỗ, còn cả hội nghị không ai hưởng ứng.
Anh Mang: „Ông
nói thế thì hỏi ông ai là người đi lĩnh canh 36 mẫu, cho quá điền 20 mẫu, còn
16 mẫu tự làm. Vậy là đánh đổ ai?“
Anh Diển: „Chính
ông là Vịnh lĩnh canh 36 mẫu còn ai? Vậy mà còn hô hào được ai nữa?“
Phát hiện ra tên
Vịnh địa chủ quá điền. Quyết nghị: Khai trừ Vịnh, không cho đi họp với bà con.
Về sau lại phát hiện ra địa chủ Dương, thày cúng Ngô. Nhân dân đề nghị khai trừ
cả hai khỏi cuộc họp. Cán bộ nghiên cứu đồng ý khai trừ Dương. Còn thày Ngô thì
đem ra nhận xét.
Bà con tố: Hắn đi
lại làm tay sai cho bọn Hoành, Tuế. Hắn bày những trò dâng sao, động đất. Hắn
lấy một người mẹ xong lại ngủ với cả con, lấy cả hai mẹ con. Về sau, theo đề
nghị của cán bộ thì vẫn cho tên Ngô họp với bà con, vì hắn chỉ là tay sai, để
mở đường cho hắn ăn năn hối lỗi, nếu hắn đấu tranh tích cực vạch tội bọn kia
thì nhân dân sẽ tha thứ, bằng không sẽ xử trí sau. [...]
Phân hóa tên
Ngô
Cán bộ biết hôm
sau thế nào Ngô cũng đến. Quả nhiên. Mời ngồi ghế, uống nước tử tế. Giải thích
chính sách khoan hồng. Vạch đường cho hắn, không sợ trả thù, biết điều gì thì
tố ra. Đảm bảo cho hắn là sẽ không phải tội gì.
Mất một buổi sớm.
Sau hắn nói: „Tôi nói liệu có phải tội không?“
„Nói thực thì tha
cho.“
Hắn khai: Tuế,
Hoành, Dương, Ích v.v… là cả một bọn Quốc dân Đảng. Trước khi đội về, chúng
họp, có gọi Ngô đến. Ngô đến chúng đã họp rồi.
Đến mục Ích nói:
„Tôi sợ phen này tôi thế nào cũng bị địa chủ rồi. Ruộng sờ sờ chứ không như các
bác. Tôi sẽ bị đấu thôi.“
Tuế bảo: „Không lo.
Hãy về xem còn mấy thằng thiếu thóc tô thì thí cho chúng nó. Xem ra cũng chả có
mấy thằng. Một mặt ta lên Đồng Nang tháo nước cho ruộng cạn, chúng phải đi tát không
còn thì giờ họp hành. Chú Hồ thì cố lấy cắp thóc gạo, cho chúng hết gạo, lo mất
gạo ăn thì cũng lơ là họp hành, hoặc chúng đi họp ít đi, nhà có hai đứa phải
một đứa gác nhà, một đứa đi thôi. Rồi ném đất ném đá, tung tin động đất, chú
Ngô bày việc cúng tế. Một mặt giết tên Tuân, nó già rồi chết cũng đáng, để nó
sợ nó tố, em nó đi cải cách về anh em thì thụt thì nó nói lộ hết. Xong ta quy
nó là cường hào. Như vậy cũng chả lo gì. Cái bọn cán bộ, như cái thằng gì bụ
sữa hôm qua họp sản xuất với nhân dân chẳng nói ra lời, ngữ chúng chẳng lo gì.
Cứ vậy mà làm…“
Một lần khác, sau
khi giết ông Tuân được 2 ngày, chúng lại họp một lần nữa. Bàn thêm: Giết Thụ,
giết Diệm, Mang. Mày không dám giết Thụ thì tự tao giết cho.
Phân hoá thêm mãi
Ngô lại khai: Hôm đó Ngô đến Tuế than phiền ông Sang bảo đem tiền vàng hương
mãi chưa thấy. Nói chuyện loanh quanh, Ngô bảo, quái, sao Thụ nó chém có một
nhát vậy mà ông Tuân chết? Tuế cuời: „Thụ chém nó có chết đâu. Mình phải ra tay
đấy…“
Đào đất tìm 2 bộ
quần áo đẫm máu. Phân hoá nữa, tên Hoành thú nhận. Bắt Tuế.
Diễn lại vụ án
Thụ chém xong,
Hoành, Sang nhảy vào đè ông Tuân xuống, thọc con dao nhọn vào vết chém đâm sâu
vào thái dương, ông Tuân ọc ọc rồi chết. Hoành, Sang khiêng xuống bếp, treo cổ.
Hoành chạy đi.
Sang chạy ra cản nhân dân, xem giấy không cho vào.
(còn tiếp)
© 2014 pro&contra
Trời ơi, ccrđ làm nát cả luân thường đạo lí!
Trả lờiXóa