Sao ông Vũ Khiêu lại nối giáo cho việc
sửa Truyện Kiều vô lối?
sửa Truyện Kiều vô lối?
Thế Anh
Có một việc mà giới văn nghệ sỹ, cũng như những người yêu văn thơ bức xúc, đó là truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du gần đây đã bị xâm hại, mà người khuyến khích cho việc làm hỗn hào này, tiếc thay lại chính là ông Vũ Khiêu – giáo sư, Anh hùng lao động, nguyênPhó viện trưởng Phó chủ nhiệm UBKHXH Việt Nam (nay là Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), vẫn được tiếng (hão?) là nhà văn hóa.
Có một việc mà giới văn nghệ sỹ, cũng như những người yêu văn thơ bức xúc, đó là truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du gần đây đã bị xâm hại, mà người khuyến khích cho việc làm hỗn hào này, tiếc thay lại chính là ông Vũ Khiêu – giáo sư, Anh hùng lao động, nguyên
Xin đừng dung tục và hạ thấp văn chương Truyện Kiều
Trong cuộc hội thảo về Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ Mới tổ chức tại Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân – Hà Tĩnh), mỗi đại biểu tham dự được tặng một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do KS. Đỗ Minh Xuân khảo dịch – Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin in năm 2012 và có lời Đề tựa của GS. Vũ Khiêu:
“Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, ông tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…
Không hiểu cuốn sách này đã được Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin in và phát hành chưa, vì chúng tôi không thấy xuất hiện trên thị trường sách ở Hà Nội, vả lại cách bố cục của cuốn sách cũng có những nét đặc biệt khác với thông lệ của một ấn phẩm văn chương, chẳng hạn trong lời mở đầu cuốn sách tác giả đã có lời Kính cáo cụ Nguyễn Du và xin phép cụ để xuất bản bản khảo dịch Truyện Kiều này vì ông cho rằng người đọc Truyện Kiều ngày nay, không còn thịnh như trước đây do rào cản về điển tích, từ Hán, từ cổ, từ địa phương… Tiếp theo là Lời nói đầu (16 trang) và cuối mỗi trang đều có một câu Lời nói đầu, Truyện Kiều với tiếng Việt hiện đại (Đánh dấu tuổi 80, bản in 15-11-2012). Sau đó là văn bản Truyện Kiều thì lại đánh số trang bằng tiếng Pháp (từ page 1 đến page 109 và cuối cùng là lời Tự bạch cho Truyện Kiều 15-11-2012 (16 trang) nhưng thực chất là bản tự thuật của tác giả theo kiểu liệt kê trong gia phả và kể lể công lao thành tích trong quá trình hoạt động Cách mạng mà chẳng có gì liên quan đến vấn đề nghiên cứu Truyện Kiều cả.
Trong cuốn sách tác giả có nhắc đi nhắc lại hai lần Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du, UNESCO đã công nhận Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới. Điều này không đúng, Nguyễn Du chỉ mới được Hội đồng hòa bình thế giới quyết định kỷ niệm 200 năm (1965) ngày sinh của ông cùng với 8 danh nhân văn hóa khác của thế giới trong đó có nhà thơ La Mã Horace, nhà thơ Ý Dante, nhà bác học và là nhà thơ Nga Lômônôxôp… chứ chưa được UNESCO công nhận.
Khái niệm khảo dịch của tác giả cuốn sách cũng không chính xác, vì thực chất ông đâu có dịch mà chỉ chữa lại văn của Nguyễn Du một cách vụng về. Chẳng hạn ông đã thay chữ nghĩ trong 4 câu Kiều bằng những chữ khác:
Câu 12: Gia tư ông cũng thường thường bậc trung
Câu 610: Vì nàng ông cũng thương thầm xót vay
Câu 894: Phía ngoài cũng đã giục liền ruổi xe
Câu 1182: Dơ tuồng hắn mới kiếm đường tháo lui
Ông cho rằng những chữ vừa thay đã làm cho 4 câu thơ trên được nâng lên một tầm cao mới (!?).
Câu 2042: Lạ lùng nàng vẫn tìm đường nói quanh được chữa lại là Lạ lùng Kiều tạm tìm đường nói quanh rồi tự khen chữ “tạm” của mình hay hơn chữ “vẫn” của Nguyễn Du (!).
Ông còn dùng từ đơn và lẻ thay cho từ chiếc trong các câu sau đây:
Câu 1523: Người về chiếc bóng năm canh (Nguyễn Du)
Người về đơn bóng năm canh (Đỗ Minh Xuân)
Người về đơn bóng năm canh (Đỗ Minh Xuân)
Câu 1526: Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường (Nguyễn Du)
Nửa in gối lẻ nửa soi dặm trường (Đỗ Minh Xuân)
Nửa in gối lẻ nửa soi dặm trường (Đỗ Minh Xuân)
Câu 1627: Kiều từ chiếc bóng song the (Nguyễn Du)
Kiều từ đơn bóng song the (Đỗ Minh Xuân)
Kiều từ đơn bóng song the (Đỗ Minh Xuân)
Câu 1792: Buồng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân (Nguyễn Du)
Buồng không thương kẻ tháng ngày đơn thân (Đỗ Minh Xuân)
Buồng không thương kẻ tháng ngày đơn thân (Đỗ Minh Xuân)
Câu 2231: Kiều từ chiếc bóng song mai (Nguyễn Du)
Kiều từ đơn bóng song mai (Đỗ Minh Xuân)
Kiều từ đơn bóng song mai (Đỗ Minh Xuân)
Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã dùng nhiều từ Hán – Việt và
điển cố, tác giả cuốn sách đã mạnh tay (nếu không nói là liều lĩnh) gạt
bỏ và thay vào đó những từ mà ông cho là rõ nghĩa hơn và lột tả được nội
dung điển tích và ý của Nguyễn Du. Chẳng hạn cha thay cho xuân, mẹ thay cho huyên, cha mẹ thay cho xuân huyên, phụ đường hay phủ đường (!) thay cho xuân đường.
Để bạn đọc có thể hình dung được một cách cụ thể hơn, chúng tôi xin
nêu lên sau đây một số trường hợp (trong gần 1000 đơn vị từ) mà tác giả
đã chữa lại văn của cụ Nguyễn Du:
.
.
Câu | Chữ của Nguyễn Du | Chữ thay thế của ông Đỗ Minh Xuân |
5 | Lạ gì bỉ sắc tư phong | Mõi người thứ có thứ không |
136 | Tay khấu | cương ngựa |
156 | Một nền Đồng Tước | Buồng đào nơi tạm |
208 | Giá đành tú khẩu | Lời vàng ý ngọc |
233 | mộng triệu | mộng ấy |
235 | mộng triệu | mộng mị |
238 | đã dào mạch Tương | đã chào vừng dương |
266 | Lam Kiều | đánh liều |
280 | Lãm Thúy | kiểu dáng |
306 | Hợp Phố | chủ cũ |
377 | (thì) thời trân | quả ngon |
sẵn bày | xách tay | |
Thời trân thức thức sẵn bày | Quả ngon thức thức xách tay (!) | |
406 | Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này | Xưa nay hiếm thấy tài đâu thế này |
439 | đỉnh Giáp, non Thần | tiên nữ giáng trần |
464 | Chung Kỳ | ngưỡng vì |
507 | (trên) Bộc | (trên) cỏ |
512 | Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi – Trương | Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang |
1458 | Châu – Trần còn có Châu – Trần nào hơn | Lứa đôi còn có gì cần nhiều hơn |
1638 | Liệu như cung Quảng ả Hằng nghĩ nao? | Liệu người ngoài cuộc khác vòng nghĩ sao? |
1988 | thiếp Lan Đình | thiếp xem tình |
3200 | Ấy là Hồ Điệp hay là Trang Sinh | Ấy là trong mộng hay là thực sinh |
v.v…và v.v… |
Trên đây chúng tôi chỉ mới nêu lên một số trường hợp làm dẫn chứng,
còn thực tế trên cuốn sách ông Đỗ Minh Xuân đã sửa chữa thay thế khoảng
1/3 chữ nghĩa của Truyện Kiều mà ông cho là rườm rà, trùng lặp,
không hay, thiếu logic, trái văn cảnh… Ông còn bắt bẻ cụ Nguyễn Du trong
nhiều trường hợp chẳng hạn:
Khi cụ viết: Trải qua một cuộc bể dâu (câu 3). Ông phân tích: Trong đời người, đâu chỉ có một cuộc bể dâu? Phải dùng “mỗi” mới hợp.
Câu 935 cụ Nguyễn Du viết: Trên treo một tượng trắng đôi lông mày, ông cho rằng tượng không treo được và phải viết Trên treo thần ảnh trắng đôi lông mày.
Câu 2973: Cơ duyên đâu bỗng lạ sao, ông chữa lại là Cơ duyên tác hợp khéo sao và tự cho là hay hơn (!).
Câu 2062: Bóng hoa rợp đất, vẻ ngân ngang trời, ông chữa lại: Bóng hoa rợp đất, ve ngân ngang trời mới hợp với thực tế v.v…và v.v…
Về vấn đề phân tích và lập luận của tác giả đôi khi cũng có thể làm đề tài mua vui, chẳng hạn câu 39: Tiết vừa con én đưa thoi, ông hỏi vặn lại chẳng lẽ cứ tiết trời có én bay là mùa xuân? Như thế, ngoài mùa xuân ra thì én đi bằng hai chân để kiếm sống à?
Câu 57 – 58 theo ông Xuân phải đọc là:
Se se (chứ không phải sè sè) nấm đất bên đường Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Ông phân tích đó là nấm mồ vừa mới đắp, đất hơi se se, cỏ chưa hồi phục hẳn, nên đang còn nửa vàng nửa xanh.
Câu 77: Sắm sanh nếp tử xe châu, ông cho rằng đây không phải là quan tài bằng gỗ thị như nhiều người giải thích, mà chữ “tử “ ở đây phải hiểu là “chết“ mới đúng, tức là nếp dành cho người chết.
Có lẽ không cần phải dẫn chứng và bình luận gì thêm, bạn đọc cũng đã hình dung được công trình khảo dịch Truyện Kiều này của ông Đỗ Minh Xuân và liệu có phải như ông khẳng định cách làm này của ông là một cuộc cách mạng (đại ngôn vô lối) mở đầu cho việc dịch Truyện Kiều sang tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng, trong sáng và nó sẽ là cơ sở ban đầu cho các thế hệ kế tiếp hoàn thiện cho việc dịch Truyện Kiều sang tiếng Việt hiện đại hay không? Ông tin rằng việc dịch Truyện Kiều ra tiếng nước ngoài cũng sẽ thuận lợi hơn và ông tự thưởng cho mình một lời khen của cụ Tố Như cũng đầy vẻ hài hước: “… Nguyễn Du có sống lại cũng phải thốt lên hậu sinh khả úy” (nguyên văn lời của ông viết ở trang 15).
Riêng suy nghĩ của chúng tôi thì văn chương của Nguyễn Du nói chung và tiêu biểu là kiệt tác Truyện Kiều đã được nhân dân ta thưởng thức và ngưỡng mộ qua nhiều thế hệ, từ những bậc thức giả đến các tầng lớp bình dân kể cả những người không biết chữ và bạn bè quốc tế cũng dành cho nhà thơ những tình cảm tốt đẹp để ca ngợi và tôn vinh. Không hiểu với tác phẩm khảo dịch này có làm cho Truyện Kiều của Nguyễn Du được nâng lên một tầm cao mới như tác giả khẳng định hay không, hay chỉ là những câu vần vè ngây ngô làm cho văn chương Truyện Kiều bị hạ thấp và dung tục hóa đến mức khôi hài.
Thế Anh
Đôi điều nhắn nhủ ông Vũ Khiêu:
Người xưa nói “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” để thấy con người ta phấn đấu để có được cái danh khó lắm thay, nhưng để mất danh thì dễ lắm thay. Ông đã có được chút danh (dù hiện nay tôi biết rất nhiều người chửi ông là hữu danh vô thực, kiến thức lỗ mỗ, chỉ giỏi xào xáo), vậy thì càng nên gắng giữ gìn. Tôi thấy dạo này ông làm nhiều việc ảnh hưởng đến danh quá, như cái vụ “giáng bút” ở Bình Đà (tìm đọc bài: “Ô hô, giáo sư AHLĐ Vũ Khiêu từ cõi tiên về giáng bút” trên blog Tễu thì rõ). Chữ nghĩa viết lời bạt in vào sách nó như văn bia ấy. Xưa cụ Nguyễn Khuyến từng cảnh báo: “Văn bia không đốt như văn tế”, vì thế khi viết lách cái gì phải hết sức cẩn trọng. Chê sai còn xin lỗi, đính chính được, chứ khen sai thì biết làm thế nào mà sửa đây. Ông hãy tìm đọc truyện ngắn “Bút máu” của nhà văn Vũ Hạnh để mà thấy cái việc cầm bút phải như thế nào.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Khi cụ viết: Trải qua một cuộc bể dâu (câu 3). Ông phân tích: Trong đời người, đâu chỉ có một cuộc bể dâu? Phải dùng “mỗi” mới hợp.
Câu 935 cụ Nguyễn Du viết: Trên treo một tượng trắng đôi lông mày, ông cho rằng tượng không treo được và phải viết Trên treo thần ảnh trắng đôi lông mày.
Câu 2973: Cơ duyên đâu bỗng lạ sao, ông chữa lại là Cơ duyên tác hợp khéo sao và tự cho là hay hơn (!).
Câu 2062: Bóng hoa rợp đất, vẻ ngân ngang trời, ông chữa lại: Bóng hoa rợp đất, ve ngân ngang trời mới hợp với thực tế v.v…và v.v…
Về vấn đề phân tích và lập luận của tác giả đôi khi cũng có thể làm đề tài mua vui, chẳng hạn câu 39: Tiết vừa con én đưa thoi, ông hỏi vặn lại chẳng lẽ cứ tiết trời có én bay là mùa xuân? Như thế, ngoài mùa xuân ra thì én đi bằng hai chân để kiếm sống à?
Câu 57 – 58 theo ông Xuân phải đọc là:
Se se (chứ không phải sè sè) nấm đất bên đường Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Ông phân tích đó là nấm mồ vừa mới đắp, đất hơi se se, cỏ chưa hồi phục hẳn, nên đang còn nửa vàng nửa xanh.
Câu 77: Sắm sanh nếp tử xe châu, ông cho rằng đây không phải là quan tài bằng gỗ thị như nhiều người giải thích, mà chữ “tử “ ở đây phải hiểu là “chết“ mới đúng, tức là nếp dành cho người chết.
Có lẽ không cần phải dẫn chứng và bình luận gì thêm, bạn đọc cũng đã hình dung được công trình khảo dịch Truyện Kiều này của ông Đỗ Minh Xuân và liệu có phải như ông khẳng định cách làm này của ông là một cuộc cách mạng (đại ngôn vô lối) mở đầu cho việc dịch Truyện Kiều sang tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng, trong sáng và nó sẽ là cơ sở ban đầu cho các thế hệ kế tiếp hoàn thiện cho việc dịch Truyện Kiều sang tiếng Việt hiện đại hay không? Ông tin rằng việc dịch Truyện Kiều ra tiếng nước ngoài cũng sẽ thuận lợi hơn và ông tự thưởng cho mình một lời khen của cụ Tố Như cũng đầy vẻ hài hước: “… Nguyễn Du có sống lại cũng phải thốt lên hậu sinh khả úy” (nguyên văn lời của ông viết ở trang 15).
Riêng suy nghĩ của chúng tôi thì văn chương của Nguyễn Du nói chung và tiêu biểu là kiệt tác Truyện Kiều đã được nhân dân ta thưởng thức và ngưỡng mộ qua nhiều thế hệ, từ những bậc thức giả đến các tầng lớp bình dân kể cả những người không biết chữ và bạn bè quốc tế cũng dành cho nhà thơ những tình cảm tốt đẹp để ca ngợi và tôn vinh. Không hiểu với tác phẩm khảo dịch này có làm cho Truyện Kiều của Nguyễn Du được nâng lên một tầm cao mới như tác giả khẳng định hay không, hay chỉ là những câu vần vè ngây ngô làm cho văn chương Truyện Kiều bị hạ thấp và dung tục hóa đến mức khôi hài.
Thế Anh
Đôi điều nhắn nhủ ông Vũ Khiêu:
Người xưa nói “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” để thấy con người ta phấn đấu để có được cái danh khó lắm thay, nhưng để mất danh thì dễ lắm thay. Ông đã có được chút danh (dù hiện nay tôi biết rất nhiều người chửi ông là hữu danh vô thực, kiến thức lỗ mỗ, chỉ giỏi xào xáo), vậy thì càng nên gắng giữ gìn. Tôi thấy dạo này ông làm nhiều việc ảnh hưởng đến danh quá, như cái vụ “giáng bút” ở Bình Đà (tìm đọc bài: “Ô hô, giáo sư AHLĐ Vũ Khiêu từ cõi tiên về giáng bút” trên blog Tễu thì rõ). Chữ nghĩa viết lời bạt in vào sách nó như văn bia ấy. Xưa cụ Nguyễn Khuyến từng cảnh báo: “Văn bia không đốt như văn tế”, vì thế khi viết lách cái gì phải hết sức cẩn trọng. Chê sai còn xin lỗi, đính chính được, chứ khen sai thì biết làm thế nào mà sửa đây. Ông hãy tìm đọc truyện ngắn “Bút máu” của nhà văn Vũ Hạnh để mà thấy cái việc cầm bút phải như thế nào.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Nguồn: Văn Việt.
Trước ấn tượng VTV mô tả cái ông Vũ - Khiêu này khiêu vũ ra vài (mươi) cuốn sách không bằng tự mình cầm bút mà... đọc để (các) cô thư ký chép ra :))
Trả lờiXóaNgười sửa Truyện Kiều hình như không có kiến thức văn học cơ bản.
Trả lờiXóaRõ là "không có kiến thức văn học cơ bản" rồi, đâu "hình như" gì.
XóaPhải nhìn nhận TRUYỆN KIỀU LÀ MỘT DI SẢN VĂN HÓA CỦA NHÂN LOẠI. Mọi hình thức xâm phạm truyện kiều là xâm phạm di sản văn hóa. Vì vậy NHỮNG AI XÂM PHẠM HOẶC CỔ SÚY CHO VIỆC XÂM PHẠM DI SẢN VĂN HÓA ĐỀU PHẢI BỊ TRUY TỐ THEO LUẬT DI SẢN !
XóaTruyện Kiều đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới,nước nào người đọc cũng bái phục cụ Nguyễn Du mà trong đó chắc chắn một phần là tài "dùng chữ" của cụ.Vây mà hai ông này định láo lếu.Nếu các ông cho rằng ngày nay truyện Kiều không đến được nhiều với công chúng vì có nhiều từ Hán ,điển cố (người ta khó hiểu) là ông lại càng láo.Ông nên nhớ vì sách giáo khoa bây giờ ông giành hết cho những nhà văn cách mạng ,còn truyện Kiều, các ông chỉ đưa vào quá ít ỏi, học sinh không hiểu cách giáo dục "cắt đầu cắt đuôi" của mấy ông thì làm sao có hứng mà đọc.
Trả lờiXóaTóm lại,Để Ông Đỗ Minh Xuân và Vũ Khiêu làm văn hóa thế này thì dẹp môn văn trong trường phổ thông luôn đi nhé, còn không tôi lại sợ như môn lịch sử í.
Văn hóa DÂN TỘC VIỆT ngày một mất dần BẢN SẮC .
Trả lờiXóaThằng nhóc Xuân kia giở rói ra
Trả lờiXóaLàm cho liên lụy đến Khiêu già.
Đến hôm nay thú thật tôi chán với hai ông đã lừng danh một thời vì tính uyên bác của hai ông: Ông Khiêu vũ (Vũ Khiêu) và ông Lẫn Nguyên (Nguyễn Lân ). Sự đời hóa ra như câu nói của tiền nhân: Sống trong chăn mới biết chăn có rận. Đúng thế.
Trả lờiXóaKhông chừng lão Khiêu Vũ này lại có ngày ra tượng đài Lý Thái Tổ nhảy con Bướm xinh nữa đây.Thần kinh mẹ nó rồi! (Xin lỗi Tễu cho tôi thô tục tí) hết đục bia rồi giáng bút rồi nay lại tựa tựa như thần kinh vậy
Trả lờiXóaCám ơn tác giả bài viết!
Trả lờiXóaMọi người nên chăng cần góp tay truyền, phổ biến rộng rãi bài viết này, để cho tất cả mọi người dân Việt Nam được đọc, biết và nhận chân về...cái "công trình" quá bôi bác này!
vậy ông VMX tự làm thơ cho dân đọc đi, sao lại đi sửa thơ của thi hào, hay muốn nổi tiếng phải dựa hơi vào ND. Những kẻ ngồi đáy giếng cứ ngỡ mình khả úy. Đọc những lời sửa thấy các từ mà VMX dùng như thằng trẻ con. Khi xưa tôi cũng từng sửa thơ ND nhưng để cho vui thôi .
Trả lờiXóaVd : Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang thì tôi sửa thành : khuôn trong đầy đăn, nét ngoài nở nang. Haha
Kẻ muốn dung tục hoá Truyện Kiều, kẻ hợm mình đề dẫn. Cái thứ danh hiệu đỉnh cao trí tuệ tự phong sẽ không tồn tại được lâu. Có lẽ cách đáp trả đích đáng là tảng lờ, không đếm xỉa đến nhà tuyên giáo hợm hĩnh.
Trả lờiXóaMột việc làm bậy bạ của 1 lũ ngu xuẩn chẳng còn gì để nói nữa, đây là hậu quả của mấy mươi năm nền giáo dục " tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
Trả lờiXóaThối quá
Trả lờiXóaKhi cụ Vũ Khiêu lại đi cổ vũ tuyên dương "lên trời" một bản sửa thơ trruyện Kiều một cách vô văn hóa đến mức hỗn láo và bậy bạ của ông KS Xuân thì có 2 khả năng xảy ra :1- Cụ đã quá lẩn thẩn ,xem "gà hóa cuốc"nên bị KS Xuân lừa cho một vố cuối đời bằng nhân danh Cụ .. 2- Thực chất kiến thức của cụ Khiêu là lổ mổ,chắp vá;thậm chí hơi tệ so với danh xưng một giáo sư ngành xã hội học mà lâu nay không mấy ai biết (hoặc biết mà không dám nói) nên nhầm tưởng việc sửa thơ Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là công trình Khoa hoc có "đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu truyện Kiều" (như cụ khẳng định)
Trả lờiXóaNhưng khả năng nào thì cũng đáng buồn ghê gớm cho nền tri thức và văn hóa Viêt Nam!
Xuân bậy một, Khiêu bậy mười. Đúng là một lũ ngu ! Đọc mà thấy phẫn uất, thấy đau thương cho văn hóa nước nhà ...
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả bài viết và Xuân Diện.
Trả lờiXóaÔng VK lẩm cẩm quá rồi!
Không những Từ Hải, mà chúng ta cũng chết đứng vì bọn ngu lâu hay làm bậy đó!
Trả lờiXóaHai lão vô văn hóa bôi bẩn Truyện Kiều!
Trả lờiXóaLúc nào rãnh tôi cũng sửa truyện Kiều thành "Rock Kiều" nghe cho sướng.
Trả lờiXóaVũ Khiêu và Đỗ Minh Xuân đúng là hợm hĩnh thật.
Trả lờiXóaNói luôn đây:
1. Vũ Khiêu đã từng bị dòng họ Vũ - Võ ném đá rất nhiều về cái thói kiêu ngạo...
2. Còn đôi câu đối bằng chữ Hán ở đình làng Mông Phụ ( Làng cổ Đường Lâm ), dám đạo 1 phần vế đối của người khác và dòng lạc khoản ghi sai ngữ pháp.
Xuân Diện người làng Đường Lâm có biết chuyện vế đối này không?????
XóaHì hì, đôi câu đối ấy là do ông Khiêu viết ra, ông bạn chí cốt của ông ấy là PKA bán nhà của người bạn được mấy chục tỷ nên bỏ ra vài triệu thuê làm nên treo ở đình. Tôi chưa ngó qua. Bác đã đọc rồi ư? Bác cho thêm thông tin đi, cảm ơn bác!
XóaCụ Vũ Khiêu ơi, cụ sắp hai năm mươi rồi, lại cứ thích khiêu vũ, làm "cặp đôi hoàn hảo" với kẻ háo danh, tô danh bằng việc chỉnh sửa cả thơ của Đại thi hào Nguyễn Du thì thật là hết biết.
XóaCụ Khiêu ơi, cụ có danh rồi: giáo sư, anh hùng lao động, phó này phó kia, mới rồi lại còn "giáng bút" ở Bình Đà nữa. Bây giờ cụ lại nhảy cặp đôi với anh Xuân, coi văn chương, văn hóa văn hóa nước Việt như đất sét, muốn nhào muốn nặn sao cũng được.
Xin cụ dừng lại cho hậu sinh nhờ.
Bọn lợn muốn kiếm tiền của dân, muốn danh hão cũng không biết đường. Đúng là trí ngắn, đức thấp. Các bậc tiền bối uyên thâm đã dịch rõ ràng vậy mà còn bôi bác thêm vào mất hết tinh túy của Truyện Kiều.
Trả lờiXóaĐồng ý với ý kiến này : Hai lão vô văn hóa bôi bẩn Truyện Kiều!
Trả lờiXóaDạo này lắm kẻ du côn
Trả lờiXóaThêm phần thư giãn. Lại thêm lần nữa Tễu khéo hài.
Trả lờiXóaCái danh Vũ Khiêu bán rẻ quá . Ba đồng chẳng ai mua !
Trả lờiXóaNếu anh Diện có nguyên bản bài viết của tay đỗ minh xuân này mong anh đăng lên. Tôi cũng muốn viết một bài phản đối nhưng không có tư liệu Mà tôi lại không thể viết chỉ theo những trích dẫn của người khác vì sợ có sai lạc gì chăng. Xin cám ơn anh truốc
Trả lờiXóaKính
Nguyễn thế Duyên
Con đường đi tới tương lai của dân văn học Việt Nam là vậy, phải được "định hướng" mà ...
Trả lờiXóaKhốn khổ cho dân ta, dưới lăng kính ý thức hệ ...
Tố Như sống lại : kêu trời !
Trả lờiXóaTrần gian nay lại có người "chơi" ta ! Ở đời sao lắm chuyện oái oăm thế. Trách thằng thợ thơ họ Đỗ thì ít, trách lão già hồ đồ Vũ Khiêu thì nhiều. 1 người chưa hiểu về truyện Kiều mà lại có chức là Giáo asu7, Viện trưởng Viện hàn lâm cơ chứ. Nền học vấn VN khốn khổ mấy mươi năm qua là tại chổ nầy !
Tay thợ thơ Đổ minh Xuân này quả ngông cuồng nên mới làm cái chuyện rị mọ sửa Truyện Kiều từ văn vần ra văn xuôi! Tôi còn nhớ trước năm 1975 học sinh trung học ở miền nam phải học cổ văn trong đó có Truyện Kiều , thầy cô phân tích nội dung, giải thích điển cố... rất hay, rất sống động. Nay ông Xuân tính simply Truyện Kiều thì thế hệ người Việt nam kế tiếp sẽ không còn biết cổ văn ra sao nữa.
Trả lờiXóaNhân chuyện cụ Vũ khiêu nối giáo cho thợ Xuân làm công việc đồ tể , thời gian gần đây đã nghe ( tai) tiếng của cụ trên văn đàn trong một số chuyện , té ra tuổi hạc đã cao tỉ lệ thuận với lòng ham muốn bả công danh cũng lắm mới khiến cụ lảo đảo quàng xiên như vậy. Đồng bệnh với cụ cũng có bà giáo gian ái nữ của nhà văn Đặng thái Mai, cũng cao cao tuổi hạc , cũng đã từ quan qui ẩn không biết ăn trúng thứ gì mà cũng dám nhảy xổ vào cái hội đồng kiểm dịch luận văn Nhã Thuyên để tham gia thề thốt rằng các thành viên chết cũng không được khai danh tánh hành vi cho thiên hạ biết! Nên rất xin lỗi, trí thức cở đó thì đúng là nên đeo mo vào mặt khi ra đường!
Thân thế sự nghiệp của GS cách mạng Vũ khiêu: Tốt nghiệp trường "Đại học cách mạng", chuyên nghành "phá hoại", luận văn tốt nghiệp "Chủ nghĩa cơ hội" , các tác phẩm; chỗ nào cũng có nhưng không có tên.
Trả lờiXóaÔ hô, Đúng là mua danh ba vạn, bán danh ba đồng. Nhưng có khi cũng chỉ là "thùng rỗng kêu to" mà thôi.
Trả lờiXóaLàm nghề chữ nghĩa chắc phải biết rằng: “Học giả hoặc nhà văn, dù đã quá cố, vẫn phải vĩnh viễn chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết" (Học giả An Chi)
Thật là
"Vũ cậy khỏe Vũ ra Vũ múa
Gặp trời mưa, Vũ ướt hết lông"
Khốn nạn cho các bọn GS này (VK NL và cả PHL nữa)
Đúng là thời đại nhà TÔM!!!
Tục ngữ có câu:"Tre càng già càng tốt,người càng già càng hư" trong trường hợp này cấm có sai !!!
Trả lờiXóaTôi nhớ đã từng có thầy giáo đại học bình văn của Nguyễn Khuyến " cá đâu đớp động dưới chân bèo" nghĩa là cá không ăn mồi! Hoặc " lá vàng trước gió sẻ đưa vèo" thì chứ sẻ phải là " sẽ" mới đúng!
Trả lờiXóaNay kỹ sư Đổ minh Xuân cờ lê mỏ lếch hì hụi sử thơ Kiều dạng"" sè sè nắm đất bên đàng" phải là "se se nắm đất bên đàng" mới có nghĩa thì phải kêu ối làng nước ôi đứa nào đọc thơ Kiều version me xừ Xuân nó phải chết! Đành bắt chước truyện tiếu lâm VN , toi chắc phải sắm quan tài cho mình đây vì trót đọc mấy câu thơ Kiều của Xuán rồi!
Sao hắn không sửa thế này cho hiện đại:
Xóa"Chình ình lô đất quy hoạch!"
Truyện Kiều đã trở thành di sản văn hóa của tổ quốc ta được các nhà văn hóa thế giới ngưởng mộ và tổ chức UNESCO kỹ niệm 200 năm ngày sinh của Cụ(1965). Đây là vinh quang của bao thế hệ người Việt trong nước và nước ngoài thừa hưởng từ tài năng ở đỉnh cao của Cụ được cả thế giới chấp nhận.
Trả lờiXóaLà những học sinh được học các trích đoạn tiêu biểu và nghe bình giảng của các thầy dạy văn học ở cấp 3 từ những năm sau tiếp quản thủ đô đến nay tôi vẫn cảm thấy say mê và đến nay tôi chưa thấy ai bình thơ hay như cái thời kỳ ấy.
Tôi phản đối bất kỳ một thay đổi nào trong bản gốc được các nhà văn lão thành đã quá cố thừa nhận. Mỗi câu mỗi chữ được ai đó cho dù là anh hùng đồng tình tự tâng bốc công kênh nhau lên là không thể chấp nhận được.
Sự việc xảy ra từ cuối năm 2012, cho đến nay có bác nào nhìn thấy quyển Kiều tại các nhà sách không? Tôi thì tìm mãi nhưng không thấy.
Trả lờiXóaTay Đỗ Xuân Minh này còn tự làm 1 trang web để PR bản thân, đọc tiểu sử của gã tôi thấy gã có vấn đề về thần kinh.
Tay Xuân này có phải Xuân Tóc Đỏ không hả quý vị, sao nghe na ná vậy !!!
Trả lờiXóaCháu gọi Tóc Đỏ bằng cụ nội. Xuân
XóaUi mẹ ơi tôi năm nay 34 tuổi đọc truyện Kiều từ bé, cấp 2 học cấp 3 học, tôi không nhớ được hết truyện Kiều, nhưng thuộc lòng khoảng 1/3 truyện thì chắc là được. Bây giờ mỗi lần ru con ngủ tôi đều hát ru bằng truyện Kiều, hôm nay lên mạng ngâu nhiên lại tìm được tít bố Vũ Khiêu với tay kỹ sư Đỗ Xuân Minh lại dám sửa truyện Kiều. Khen chê thì cứ việc nhưng xin 2 bố (xin phép được goi như thế) đừng tính chuyện sửa (giỏi giang thì hãy tự mình sáng tác ra một tác phẩm của mình nhé). Xin phép được lấy mấy ví dụ: Hợp Phố sao tay Xuân lại dám sửa rằng chủ cũ, Hợp Phố nó là cả một câu chuyện về bọn tham quan ô lại bắt dân chúng mò vét ngọc trai, nên trai ngọc bỏ đi hết; đến khi quan tốt về mưu lợi cho dân thì trai ngọc lại tìm về. "Thoa này bắt được hư không. Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về." Câu ướm hỏi tỏ tình thăm dò nàng Kiều xem có cảm tình với mình hay không, lời đẹp ý hay thế mà bố sửa thành : Biết đâu chủ cũ mà mong châu về... thật không thể tưởng tượng được. Thực tình khi biết tin GS Vũ Khiêu và Ks Xuân sửa truyện Kiều tôi vừa kinh ngạc vừa phẫn nộ ... nếu được gặp hai vị này xin lạy 2 vị 10 lạy về độ ngông cuồng và hài ước của 2 vị ...
Trả lờiXóa