Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA SẼ CHỈ ĐẠO XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO VỀ VỤ NÀY?

Hôm nay (18.2.2014) chúng tôi đi thăm chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Khi đến tòa Đại hùng bảo điện, còn gọi là Tam bảo hậu thì thực sự choáng váng vì ở đây có một pho tượng "lạ" chễm chệ ngay sau bức tượng cổ thuần Việt.

Hà Nội đã dẹp được pho tượng Tàu ở chùa Bà Đá. Vậy ngành văn hóa tỉnh Bắc Ninh có làm được điều tương tự là đưa pho tượng này ra khỏi chùa, hoặc cất giữ trong kho của chùa để trả lại vẻ đẹp thuần khiết và cổ kính cho chùa Dâu - ngôi chùa cổ nhất Việt Nam? 
 
 Ban thờ Tam Bảo hậu, hoành phi có bốn chữ "Đại Hùng Bảo Điện", 
và là nơi bài trí những pho tượng cổ.
.

 Bỗng nhiên xen vào một pho tượng "lạ"


 
  Pho tượng lạ, chất liệu nhựa tổng hợp đưa về từ Đài Loan


Chúng tôi ngay lập tức vào gặp sư bà trụ trì Thích Đàm Tùy để góp ý là không nên bài trí pho tượng này trong một ngôi chùa cổ kính như thế này, nhưng sư bà lúc đó đang nghỉ trưa. 

Rời khỏi chùa, đi thăm vài nơi khác nữa, rồi về chiều chúng tôi cử một người quay lại chùa Dâu và gặp sư bà để trình bày ý kiến góp ý. 

Nhưng sư bà Thích Đàm Tùy lại nổi cáu và mắng té tát: "Tôi không nói chuyện. Tôi bận lắm. Không có thời gian. À, đây là tượng Đài Loan, chứ không phải tượng Tàu nhé. Có một Phật tử người ta cúng 2 năm nay rồi.  Nhà báo nhà Đài cứ làm to chuyện ! Nhà đài nói láo, nhà báo nói phét. Thấy chùa Bà Đá có pho tượng Tàu, lại cứ đến chùa nào cũng soi, cũng bảo là Tàu. Cái gì cũng Tàu, thế mà đồ Tàu gì cũng mua, cũng dùng!".

Ai cho phép đưa pho tượng này vào tòa Tam Bảo chùa Dâu? Tại sao pho tượng được đưa vào đây từ hai năm nay mà Phòng Văn hóa huyện Thuận Thành và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Bắc Ninh không ai biết?

Chúng tôi có người giám sát sẽ mỗi tuần đều có mặt tại Chùa Dâu để xem ngành văn hóa Bắc Ninh thực hiện Luật Di sản như thế nào, đặc biệt là với di tích đặc biệt quan trọng này!
__________________

Theo Wikipedia: Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.

Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, "mây pháp"), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (法雨寺, "mưa pháp"), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, "sấm pháp"), chùa Dàn thờ Pháp Điện (法電報寺 "chớp pháp") và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần.

Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu được thờ chung trong chùa Dâu. 

Lịch sử 

Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962.

Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn, Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km.

Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê. 

Kiến trúc 

Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính.

Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ. Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2 m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá, tương truyền là em út của Tứ Pháp.

Do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị Pháp phá hủy, nên tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) cũng được đưa về thờ ở chùa Dâu. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Những tượng này đều có niên đại thế kỷ 18.

Bên trái của thượng điện có pho tượng thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, tượng được đặt trên một bệ gỗ hình sư tử đội tòa sen, có thể có niên đại thế kỷ 14.

Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33m, cao 0,8 m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.

Có câu thơ lưu truyền dân gian:
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
Ngày hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô, tuyến hành hương về nơi đất Phật còn mở rộng tới chùa Phúc Nghiêm - chùa Tổ - nơi thờ Phật Mẫu Man Nương. (Wikipedia - Chùa Dâu).


39 nhận xét :

  1. "À, đây là tượng Đài Loan, chứ không phải tượng Tàu nhé...."

    Quả là thông thái. Tôi không ngạc nhiên nếu sư bà có bằng tiến sĩ!

    Thằng con tôi, hồi 13 tuổi, về VN được (bị?) bà dì dẫn đi cái gọi là "Du lịch văn hóa" Suối Tiên. Cháu phê bình: "Cái đó giống như là ông Tàu nào có dư plastic và một số sơn, không biết làm gì, mở ra cái chỗ vẽ lung tung cho đỡ buồn." Từ đó trở đi, hễ ai rủ đi đâu, cháu hỏi: "Thế ở đấy có giống Suối Tiên không?" Hễ câu trả lời là có, thì cháu xin... ở nhà đọc sách.

    Cái tượng Phật này chắc được làm ở cùng chỗ với những "đồ vật" ở Suối Tiên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sư bà thô lỗ quá, hay công an giả tu?

      Xóa
  2. Có lẽ bọn Tàu đã có cả một chiến dịch tấn công, yểm bùa nhằm triệt thóai dân tộc ta chăng? Khắp nới đâu đâu cũng chùa Tàu, tượng Tàu. Chính quyền biết không? Chắc chắn biết! Nhưng tại sao bọn Tàu cứ thản nhiên, muốn làm gì cũng được?

    Trả lờiXóa
  3. Mua thần bán thánh tinh vi thật . Đài Loan khác Tầu ở chỗ nào , nhờ sư bà chỉ giùm ?

    Trả lờiXóa
  4. Thời này chùa chiền làm gì có người chân tu, càng những chốn đó càng tập trung những kẻ gian, ác, tham, sân, si nhất. Người tốt thì tu tại gia chả cần vào những chỗ đó. Sư sãi toàn bọn buôn thần bán thánh, lừa đảo những người nhẹ dạ. Chỉ đau xót bao nhiêu danh lam thắng cảnh ông cha để lại chúng phá hết. Nhưng gieo nhân nào sẽ gặt hái quả đó thôi.

    Trả lờiXóa
  5. bức tượng này , từ hao văn đến mầu sắc , nó hoàn toàn mang mầu sắc văn hóa tầu ( nó hào nhoáng theo kiểu đời mới )

    Trả lờiXóa
  6. Trong hang động tại vịnh Hạ Long, đèn ống (Néon) hoàn toàn nhập từ TQ.
    Vào trong, người tinh mắt cứ ngỡ mình đang đi xem thắng cảnh bên TQ

    Buồn ghê !



    Trả lờiXóa
  7. hàng -vàng -tiền -gái là con đường Tàu khựa đang ngày càng len lỏi vào mọi ngõ ngách Việt nam .mong rằng mọi người háy cảnh giác và phát hiện đẻ loại trừ ra khỏi đời sống người viets -nếu du nhập có là tinh hoa thế isthif cũng giành ra một chỗ khiêm tốn

    Trả lờiXóa
  8. Ở chùa Bái đính tôi thấy có rất nhiều tượng vạn Phật . Nếu tôi nhớ không nhầm thì trên vỏ hộp các tông để quanh đó có ghi . "Tượng vạn Phật" xuất sứ Đài loan .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kiến trúc chùa Bái Đính cũng nhái chùa tàu. Thật chả ra sao cả

      Xóa
  9. Sao một Sư bà lại ăn nói như vậy nhỉ??? Thật là vô văn hóa. Thật đau đớn khi chính những nơi linh thiêng nhất, cần văn hóa nhất lại có những người vô văn hóa như vậy. Cùng với sự hiểu biết hạn chế (ngu dốt) của những "kẻ quản lý" làm cho méo mó văn hóa Việt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà này ăn nói như chợ búa , đúng đồ mất dạy !

      Xóa
  10. "Tính Tàu" đã ăn sâu vào mọi ngóc ngách của đời sống thời đại "MỚI" vậy nên chốn linh thiêng cũng phải có Tàu mới "tòan diện", "triệt để" chứ?

    Trả lờiXóa
  11. hỏi bà sư này, Đài nói tiếng gì và Tàu nói tiếng gì, có giống nhau không?

    Trả lờiXóa
  12. Chùa Dâu gần chục năm nay được trùng tu lại do Sở văn hoá Bắc Ninh chủ trương. Nhưng trùng tu không đúng phương pháp, không đúng quy trình. Thành ra làm mới gần như toàn bộ. Họ san nền làm mới từ nền cho đến nóc mái, đau xót lắm. Chúng ta phá hại nhiều quá. Đó là sự bất cập của cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát, phản biện cũng như cơ chế dân chủ hình thức của chúng ta đã tạo điều kiện cho bọn cơ hội trên lĩnh vực quản lý văn hoá, lịch sử thực hiện. Điều này đề nghị cần chấn chỉnh ngay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chùa Dâu học tập Bái đính đấy : đúc toàn bằng bê tông cốt thép cho bền và rẻ. Thế mà dân ta khấn vái đông hơn quân Nguyên! Thời buổi nhiễu nhương này , "bọ" cứ bàn thờ tổ tiên mà chăm chỉ khấn vái vẫn hơn , phải không chú Tễu!

      Xóa
  13. Bác Tễu ơi ! Bác muốn trục xuất pho tượng Tàu nầy, em bày cách nhé : Bác len lén nhét vào tay pho tượng nầy quyển Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, xong, cho người báo Công An ... bảo đảm với Bác, pho tượng nầy sẽ rời Chùa về tạm trú trong đồn công an ngay . Bác thấy sao ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Kim thuan Trinh , quả là đầu óc của bác là đỉnh cao trí tuệ !

      Xóa
    2. Cám ơn ! lời khen, kế nầy được chứ bác ?

      Xóa
  14. Đến đạo Phật cũng thực hiện nghiêm chỉ thị "bạn vàng" "4 tốt" ....của Ban tuyên giáo TW đấy chứ nhẩy!!!

    Trả lờiXóa
  15. Pho tượng về đồn công an thì "sư" cũng phải :"bắt" về đồn công an thôi !!!

    Trả lờiXóa
  16. Bọn buôn thần bán thánh chứ tu cái khỉ gió gì.

    Trả lờiXóa
  17. Đem Tượng Phật kiểu Tầu vào VN thời hiện đại chẳng qua là để làm mới cái Hán hóa đó thôi . Cha ông ta vất vả cả ngàn năm để xây dựng nền Văn Hóa Dân tộc , nay các con cháu bảo vệ nền Văn Hóa đó lại âm thầm xóa bỏ thay thế bằng văn hóa Hán tặc. Những ngừoi này chắc được mời qua học tập tại TQ, Đài Loan về Phật giáo, đi thăm các chùa thấy các tượng Phật đời mới rất đẹp, nên về nước cứ thay dần tượng cũ bằng tượng mới. Lần đầu là một pho cho khách thập phương quen mắt rồi dần dần thay hết . Nhưng còn cái thâm độc bên trong, các thương lái đồ cổ TQ, Đài Loan sẽ mua các tượng Phật cổ VN với giá thật cao như họ đã từng làm với những thứ khác, rồi bán cho các chùa VN các tượng Phật vừa đẹp vừa rẻ . Thế là họ được lợi cả hai bề, vừa bán được hàng , vừa phổ biến văn hóa , lại chiếm lĩnh được khi tàng tượng cổ vô giá của VN . Đề nghị Bộ VHTT&DL thường xuyên cử người kiểm tra. Nhưng tôi nghĩ có kiểm tra cũng chỉ hạn chế phần nào, vì kẻ gian kiểu Trọng Thủy đã nằm sẵn trong chùa rồi !

    Trả lờiXóa
  18. Khốn nạn thật! Hàng tàu, quan tàu, tượng tàu, giờ thì... sư tàu!

    Trả lờiXóa
  19. tôi thì nghĩ khác; Phật là của nhân loại , nơi nào có tượng thì phật tử thờ.phật tử tôn kính.chúng ta không nên phân biệt một cách quá đáng.tôi đã xem kỹ bức tượng này thấy cũng không có gì khác lạ
    với các tượng phật truyền thống mà dân ta đang thờ cúng.chúng ta thờ phụng tượng phật do người tầu sx chứ có thờ chủ nghĩa tầu đâu mà lên án. xuất xứ các tổ tu hành truyền pháp còn có cả 5 vị sư tổ là người trung hoa mà vị tổ cuối cùng là ngài huệ năng sư tổ. nam mô a di đà Phật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thì lại nghĩ khác bác Người tử tế ạ.
      Chùa Việt không chỉ là nơi linh thiêng đối với tâm hồn Việt mà chùa chiền còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa và truyền thống của người Việt. Trả thế mà các nhà khoa học hiện đại đi tìm những nét đẹp văn hóa Việt xưa thông qua đình, chùa, miếu mạo để từ đó khẳng định đanh thép rằng Người Việt Nam chúng ta có một nền văn hóa riêng biệt không hề xuất thân từ phương bắc, cũng chính từ những pho tượng tại đình chùa mà ngày nay chúng ta vẫn nói rằng kỹ thuật mạ vàng, kỹ thuật đúc đồng ...của chúng ta có từ thời A,B,C đó sao. Tôi còn chưa nói đến hậu quả về mặt xâm lăng văn hóa trong tín ngưỡng đâu nhé; một nền văn hóa sẽ mất đi vĩnh viễn nếu nó không còn chỗ đứng trong thế giới tâm linh, sông có thể cạn - núi có thể mòn - ngôn ngữ có thể bị lai căng sau nhiều nhiều năm nhưng văn hóa Việt nếu hòa quyện trong thế giới tâm linh sẽ trường tồn mãi theo thời gian.

      Xóa
    2. Rất tán đồng ý kiến với bác CỰUCHIẾNBINHGIÀ . Đình, chùa, miếu , mạo của VN không những là nơi bảo tồn tín ngưỡng dân gian VN từ bao đời . Nó chưa đựng cái linh hồn của ngừoi Việt ta . Chùa VN không phải chỉ thờ các vị Phật tổ mà còn thờ các bậc tiên hiền, các bậc có công với non sông đất nước, với nhân dân với đồng bào từ thời vua Hùng đến nay . Chùa VN khác với chùa Tầu tuy cùng thờ vị Phật Tổ Thích Ca Mầu Ni vì chùa Việt còn có các Danh Nhân , Bồ Tát, Quan Âm ngừoi Việt hay người nước ngoài nhưng lại phù hộ cho ngừoi Việt . Các vị sư sãi giữ chùa, nhất là các chùa cổ, là các vị trụ rì, bảo tồn tín ngưỡng, kinh kệ thay cho nhân gian, đóng mở cửa chùa, dùng những công đức của bá tánh để tu bổ chùa, giữ cho chùa luôn được vẻ trang nghiêm, thanh tĩnh vô vi. Các vị giữ chùa thì được ăn oản, được bá tánh yêu mến , nuôi dưỡng bao bọc , hiến cuộc đời cho việc tín ngưỡng, chứ các vị đó không phải là người sáng lập ra chùa, nhất là các chùa cổ có từ hàng ngàn , hàng trăm năm, để bảo rằng chùa là của riêng tôi, tôi có quyền trên các tài sản của tôi .
      Tuy cũng có những chùa do một vị sáng lập, nhưng chùa tồn tại được hay không là nhờ bá tánh . Khi vị sáng lập viên tịch thì chùa trở nên của chung, có ban trị sự quản lí dưới sự giám sát của lãnh đạo chung của toàn hệ thống GHPG .

      Xóa
    3. Cảm ơn bác "người tử tế", tôi hoàn toàn không đồng ý và đồng cảm nhận với bác.Xin cảm ơn "cuuchienbinhgia" và "@nambo" đã nói hộ tôi
      Một sinh viên năm hai 19 tuổi

      Xóa
  20. Sư chủ trì muốn làm gì thì làm , không có " cấp trên " nào qủan lý à ? .Nào là đưa đá yểm bùa , nào là đưa tượng lạ vào chùa ; Thậm chí đưa cả ảnh gia đình vào chỗ trang trọng nhất để mọi người phải thờ cúng ( do đóng góp tiền công đức vào chùa ) !!! Loạn ( văn hóa ) thật rồi .!
    Sư trụ trì mà phát ngôn như lưu manh . chả có sắc thái ngôn ngữ của nhà tu hành .
    Khốn nạn thay . Khốn nạn thay !

    Trả lờiXóa
  21. Nhà nhà tu hành mà ăn nói kiểu người đầu đường xó chợ thế. Giáo hội Phật giáo Việt Nam thể hiện trách nhiệm của mình đến đâu?

    Trả lờiXóa
  22. Không biết trước khi đưa tượng Tầu vào thi cai tượng việt ở vị trí đó là tượng gì và tri gia bao nhiêu.

    Trả lờiXóa
  23. Tôi thấy mái ngói hầu hết các chùa,phủ cổ ở miền bắc vn đều dùng loại ngói vảy cá nhưng đầu năm nay tôi đi phủ dầy nam định lại thấy mái ngói làm chủ yếu là hình ống.Ai am hiểu về lĩnh vực này tư vấn dùm nhé.cảm ơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phát hiện của bạn rất đáng quan tâm!
      Đề nghị bác TÊU cho ý kiến.

      Xóa
  24. Mái ngói cổ ở miền bắc vùng đồng bằng châu thổ sông hồng thường dùng hình vảy cá kiến trúc mái ngói phủ dầy mới nhìn giống những ngôi nhà trong phim ảnh trung quốc nhiều hơn

    Trả lờiXóa
  25. Quản mà không quản, quản nhưng không hiểu, không biết hoặc vì lý do gì tiếp tay cho gián điệp văn hóa? Như vậy rất nhiều chùa bị thế tượng "ngoại" gốc từ Tàu từ Đài mà không biết, sau này bằng chứng đó cãi thế nào về lịch sử, hay là công nhận cho họ?
    Việc này không đơn giản chỉ là pho tượng Tàu, Đài mà nguy cơ từng bước của bọn gián điệp Văn Hóa đã gài sâu, dân cũng thấy nguy cơ phá hoại về kinh tế, văn hóa đang diễn ra vậy mà, chính quyền sao thờ ơ vậy?

    Trả lờiXóa
  26. Việt Nam đang " Tàu hóa" ở mọi lĩnh vực, theo 16 chữ "vàng" và 4 "tốt".....

    Trả lờiXóa
  27. Chán mớ đời vì các quan văn hóa VN!

    Trả lờiXóa