Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Thư giãn cuối tuần: NGÀY XUÂN, RƯỚC ÔNG CỤ ĐI XEM CHÉM LỢN

Lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Khắc Niệm, Bắc Ninh) được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng hàng năm. Dân làng rước ông cụ ra xem chém lợn:

Lễ hội chém lợn gây tranh cãi ở làng Ném Thượng

Lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Khắc Niệm, Bắc Ninh) luôn gây tranh cãi. Dân làng muốn duy trì nguyên sơ những nghi thức truyền thống, còn dư luận cảm thấy quá bạo lực.

Lễ hội làng Ném Thượng, Khắc Niệm, Bắc Ninh, được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng hàng năm, trong đó phần lễ rước và tế  "Ông Ỉ" là thu hút sự quan tâm của đông đảo dân làng cũng như du khách gần xa. Phần đông dư luận chứng kiến trực tiếp màn tế lễ hoặc qua ảnh, phim quay đều cảm thấy lễ hội mang tính bạo lực và có phần man rợ. 
Các bô lão ở trong Đình làng Ném Thượng đợi đến giờ làm lễ cúng tế.
Thanh niên chơi trò chơi dân gian phía bên ngoài đình làng.
Đoàn rước lễ đi quanh làng.
Các cháu thiếu nhi và các Cựu chiến binh tham gia đoàn rước lễ.
Theo tục lệ, nhiều người dân cúng tiền lễ cho 2 "Ông Ỉ" - là 2 con lợn nặng khoảng tạ rưỡi, được 2 gia đình của 2 người đàn ông thành đạt, uy tín ở độ tuổi 49 nuôi theo chế độ chăm sóc đặc biệt trong suốt 1 năm qua.
Người dân làng mang bánh kẹo ra mừng cho đoàn rước lễ.
Đội múa lân đi đầu đoàn rước "Ông Ỉ".
Trên ao làng ngay trước cửa đình là thuyền hát quan họ phục vụ lễ hội.
"Ông Ỉ" được cho ăn trước khi bị tế.  Năm nay, do có nhiều phản ứng, nên làng Ném Thượng không chém phanh thây lợn thành 2 mảnh như trước nữa.
"Ông Ỉ" nặng 152kg được sơn phẩm màu đỏ sẽ được tế bằng đao to do 2 người thủ đao 47 tuổi được chọn lựa trong làng.
Thủ đao chém "Ông Ỉ" tế lễ. 
Năm nay các "Ông Ỉ" không tế lễ bằng cách chém đứt ngang thân mà chỉ cắt cổ một nửa. 
Dân làng từ già trẻ lớn bé lấy tiền quệt vào máu "Ông Ỉ". Tục lệ quệt tiền vào máu "Ông Ỉ" mang về thờ cho may mắn đã có từ lâu đời ở làng Ném Thượng. Lễ hội làng Ném Thượng gần đây bị nhiều dư luận cho rằng nhuốm màu bạo lực, nhất là màn chém lợn tế, là một hủ tục không nên khuyến khích tiếp tục duy trì vì tính chất ghê rợn, máu me.
Theo Màn Ảnh Sân Khấu
(*) Tiêu đề đã được Zing.vn đặt lại.


47 nhận xét :

  1. Sao ở xứ ngoài Bắc nhiều trò vậy nhỉ!? như ở miền Trung quê tôi đây rất ít các trò, mà có chăng cũng chỉ là những trò chơi rất đậm nét văn hóa miền quê thôn dã.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi nghỉ VN không thiếu nhửng lể hội mang đậm tính dân gian ! việc nầy dù là lệ làng củng không nên giử vì mang tính chất sát sing hại vật ,theo 1 số tôn giáo như phái Nam tông ,Phật giáo nguyên thủy ,nhửng con vật bị giết như thế nầy là không được ăn ,vì nghe tiếng kêu thảm thiết của nó

    Trả lờiXóa
  3. Hủ tục, phản văn hóa. Lại công kênh cả ảnh Cụ đi dự chém lợn thế này thì là văn hóa truyền thống gì đây? Đậm đà bản sắc dân tộc ư? Đảng ủy, UBND xã chắc đã thấm nhần cái "bản sắc" sắt máu này?

    Trả lờiXóa
  4. Chả biết tại sao ngành văn hóa lại có chủ trương khôi phục những thứ tục lệ "chém giết súc vật" ghê sợ thế, chỉ tổ cho bọn trẻ dễ bắt chước, kích động, nhìn mà khiếp, nào là đâm trâu, chọi trâu, chọi chó, máu me bê bết? Đã chém xong lại còn lấy máu bôi vào tiền mang về thờ cúng sao mà tanh tưởi vậy? Có hội lại bày trò đánh nhau bê bết máu lấy may? Nếu người nước ngoài nhìn thấy họ nghĩ gì nhỉ, ôi văn hóa sao lại như vậy?

    Trả lờiXóa
  5. Thôn, Bản, Làng, Tổ dân phố, Cụm dân cư... mỗi nơi có nét văn hoá riêng, xong tựu trung theo các văn bản định hướng, quản lý, hướng dẫn...và quan trọng là nhận thức của Nhân dân Làng Ném Thượng( Bắc Ninh có xa Hà Nội mấy đâu) đến thời điểm hiện tại thì theo cá nhân tôi có lẽ nên dần không cổ xuý và bãi bỏ nghi lễ này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. quê tôi xua nay vẫn thế .không chém thì không vui;không chém thì ăn uống không ngon bạn ạ

      Xóa
    2. Có những niềm vui mang ít tính "Người" quá thì không nên cổ võ, duy trì nó. có vẻ Nó được duy trì theo bản năng bầy đàn, nghi thức tế lễ chỉ cũng cố và làm người ta dễ dàng quên đi tính thiện trong bản năng, cổ vũ cho sự hung hăng giết chóc. Ở Khỉ ăn trái cây, chồi, lá, thông thường rất sợ máu...Trẻ em hầu hết sợ thấy cảnh giết thịt vật nuôi. Rất nhiều người sợ máu, có người ngất xỉu, đó là bản năng tốt giúp tránh xa nguy hiểm, chết chóc. Người da đỏ xin lỗi con vật trước khi giết thịt, có tôn giáo cầu nguyện trước khi giết vật nuôi, đó là nét văn hóa rất "Người ", rất khoa học. Không tàn ác với súc vật với thiên nhiên, và như thế cũng hạn chế sự tàn ác giữa con người với nhau. Việc làm cho con vật thoảng sợ, đau đớn khi giết thịt được cố gắng giảm nhẹ ở quốc gia văn minh, vì khi con vật thoảng sợ đau đớn trong cơ thể sẽ theo cơ chế tự nhiên sản sinh những hóa chất giúp con vật đương đầu với nguy hiểm, đau đớn. Những chất ấy còn lại trong cơ thể con vật bị giết thịt, người ăn những con vật ấy sẽ hấp thu, chịu tác động bởi các chất kích thích đó chắc chắn sẽ nóng nảy hơn, dễ sinh hận thù hơn, dễ có khuynh hướng sử dụng vũ khí chém giết nhau khi có mâu thuẩn, dù chỉ mâu thuẩn nhỏ ....

      Xóa
  6. Lễ hội này dã man quá. Theo tôi không nên cho trẻ em coi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. người lớn coi mà còn thấy ớn nữa là

      Xóa
    2. cứ tưởng tượng con lợn là một tên xâm lược biển đảo là được

      Xóa
  7. Không biết lợn cái hay lợn đực

    Trả lờiXóa
  8. Người ta có thể giết lợn ở lò mổ, gia đình nhưng không thể mang vào lễ hội khi đó hành vi này thành 1 thứ văn hóa tàn bạo, cổ súy cho bạo lực.

    Trả lờiXóa
  9. Lễ rước nhìn cụ cười tươi

    Trả lờiXóa
  10. Đoàn trẻ con mặc áo đỏ,hiện thân những Hồng vệ binh,lực lượng của những"trận đánh đẹp"trong tương lai đang được cho làm quen với máu và bạo lực để phục vụ cho giai cấp thống trị.Sự nghiệp trồng người bước đầu đã thành công !

    Trả lờiXóa
  11. Ngu tối tàn bạolúc 05:01 9 tháng 2, 2014

    Qua đây cũng trả lời được một phần cho câu hỏi tại sao ở Việt Nam ta bây giờ có nhiều "Lê Văn Luyện" đến thế !

    Trả lờiXóa
  12. Hết rước Ông Cụ đi xem dánh cờ nay lại rước Ông đi xem chém lợn . Còn phong tục hay nài ngày Tết nữa không để rước Ông đi xem cho hết. Nghe đâu có làng thần hoàng là tên ăn trộm bị đánh nhảy xuống sông chết đuối sau đó hóa linh thành thần, mỗi năm tới ngàt kị của thần , dân làng diễn lại cảnh tên trôm chui qua cái lỗ ( ngạch )của đình đưa thần qua sau đó bị phát hiện chạy trốn ra bờ sông và bị đánh chết. Có làng lại thờ thần ăn trộm tình, ban đêm đi mò gái , bị phát hiện , nhảy xuống sông trốn rồi bị chết đuối cũng hóa linh thành thần . Ngày kị của thần lại còn diễn lại cảnh trộm tình . Những ngày lễ hội như thế lại rước Ông đi dự chắc là vui lắm !

    Trả lờiXóa
  13. Thỏa mãn tính bạo lực trong tâm khảm của dân làng và người xem

    Trả lờiXóa
  14. Nên rước cụ đi xem lễ Mật làng Trám ở Lâm Thao-Phú Thọ nữa.
    Trò này mới hay.

    Trả lờiXóa
  15. Thời nào mà đình làng, miếu mã, chùa chiền, các phong tục văn hóa tâm linh bị đem đi xử hết!? Rồi cho đến khi kêu ca rằng đạo đức đã suy đồi xuống cấp thì vội vã đi tìm lại bản sắc văn hóa!?
    Mà khi đi tìm lại cái cũ thì đào bới, nhào nặn, sáng tạo thêm...một số hủ tục!? Cái này là do ai !? tại ai!? các vị quá rõ chứ!!!???

    Trả lờiXóa
  16. Đây là hủ tục. Chém Lợn trông “dã man” quá.

    Trả lờiXóa
  17. hết chuyện để nói

    Trả lờiXóa
  18. Cần phải loại bỏ hủ thục phản văn hóa, vô nhân đạo như những trò đâm trâu, chém lợn này. Nếu ở nước ngoài đây sẽ là hành vi phạm pháp. Người dân VN thường tự hào là nhân văn và mạnh mẽ nhưng họ không dám đấu với những bò tót hung dữ như người châu Âu mà chỉ thích đâm những con trâu, chém những con lợn đáng thương khi đã bị trói chặt...

    Trả lờiXóa
  19. Ghê quá,nên bỏ đi bà con ạ ! Giống giặc Tàu đấy !

    Trả lờiXóa
  20. Nên bỏ ngay trò chơi man rợ này.

    Trả lờiXóa
  21. Đừng giáo dục trẻ em bằng văn hoá nhuốm máu này,kẻo có ngày chúng kề"đao to"vào cổ người đấy.Đất nước giờ này đâu đâu cũng thấy các vụ án chém giết đầy rẫy rồi mà chưa thấy ớn sao?

    Trả lờiXóa
  22. Tôi cũng không thích gì cảnh dã man nhưng đấy là sự kiện tín ngưỡng được người dân duy trì nhiều đời. Chúng ta không nên áp đặt và sửa lại văn hóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy cũng nên cổ vũ tục dùng người sống tế thần ở một số dân tộc? Vì "Chúng ta không nên áp đặt và sửa lại văn hóa."?!

      Xóa
  23. Thế này, trẻ con sẽ thi nhau bày trò chém lợn. Chẳng may mang bạn hoặc em bé ra làm mẫu thì bỏ mịa. Ghê quá. Bạo lực sẽ tăng lên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồi tôi còn bé đã từng có chuyện này .Mấy cậu bạn cùng lứa rủ nhau chơi trò "giết lợn" . Nhân vật trong vai "lợn" vẫn còn sẹo trên mặt . May mà con dao là dao đồ chơi (gọi là dao "men" một chi tiết trong máy dệt) . Bây giờ U40 cả rồi .

      Xóa
  24. Đây không thể gọi là một nền văn hóa "đậm đà bản sắc dân tộc" được. Chỉ có thể nói đó là hành động bạo lực, kém văn minh, vô văn hóa, hành động của những người nguyên thủy.
    Mà cũng lạ! Sao họ lại nghĩ Ông Cụ thích xem cảnh "máu chảy đầu rơi" thế này cơ chứ. Hãy đem chém đầu kẻ nào đầu têu dám rước Ông Cụ ra những nơi như thế!

    Trả lờiXóa
  25. Dã man nhưng nên "bảo tồn" để "phát triển du lịch". Giống như duy trì nhà sàn-nhà trình tường "có từ hàng trăm năm" để dụ khách du lịch ấy mà!
    Thử để các quan chức ở kiểu đó một tuần xem các quan nói gì!?

    Trả lờiXóa
  26. Không đâu trên thế giới này có cảnh man rợ tàn ác như ở VN. Đạo đức, Văn hóa của người Việt bắc bộ được xây dựng từ những lễ hội đẫm máu phi nhân tính này đây, khủng khiếp quá.
    May thay tôi không phải là người bắc Việt .

    Trả lờiXóa
  27. Sao mà niền bắc có nhiều lể hội man rợ đến thề,máu người,máu trâu,máu lợn......còn máu gì nửa đây hở trời?

    Trả lờiXóa
  28. Sao không phục hồi nốt cái nghi lễ chọn một cô gái trong làng thật đẹp để vứt xuống sông để làm vợ cho Hà Bá khỏi gây lụt lội cho dân làng...
    Ôi văn hóa Việt thật thảm hại trước cơn lốc độc hại Tây - Tầu như một nồi lẩu trước nền văn minh nhân loại...

    Trả lờiXóa
  29. Đây là hủ tục cần phải dẹp bỏ vì tính man rợ, tàn bạo của nó. Khuyến khích bạo lực, sát sinh thì càng nuôi thêm hận thù, làm sao mà phát triển được lòng từ bi, làm sao mà xây dựng được hòa bình.

    Trả lờiXóa
  30. Tháng Giêng là tháng ăn chơi / Tháng Hai cờ bạc , tháng Ba rượu chè . Liệi NCQ cứ khuyến khích ND chơi cho hết quí 1 với hết lễ hội này đến lễ hội kia . Nhìn vào những Lễ Hội thu hút đông người , những nhà xã hội học thấy cái gì là tinh hoa, là đậm đà bản sắc dân tộc có trổi vượt và đem lại lợi ích tâm linh cho người đi dự Lễ hội, cho tâm hồn những ngừoi dự lễ hội phấn khởi bước vào những ngày lao động của năm mới, với niềm hi vọng Năm Mới làm ăn phát đạt hơn Năm cũ .
    Những niềm hi vọng tốt đẹp bị bóp chết bởi những trò lừa bịp : cờ bạc, ăn xin , móc túi , buôn thành bán thánh, buôn bán lễ vật . Lễ hội biến thành cơ hội làm ăn bất chính cho một số kẻ lợi dụng . Những kẻ này làm vẩn đục truyền thống tốt đẹp và thương mại hóa truyền thống ấy . Sau những lễ hội đời sống nhân dân chẳng khá lên mà còn lụn bại thêm , bởi lễ hội không phát huy cái tốt cái đẹp . Chẳng ai làm gì để tôn vinh cái tốt cái đẹp . Cái xấu thì nhờ cơ hội này phát triển thêm . Chỉ thấy lộn xôn và lộn xộn. Những nhà chủ lễ hội cũng chẳng có một bài bản nào để tổ chức cho nó thành qui củ, cho tính thiêng liêng nổi bật lên , mà cứ để những thói quen cũ cộng thêm thói quen mới chẳng tốt đẹp gì phát triển . Cần phải có bài bản cho lễ hội. Bài bản nêu bật được tính thiêng liệng , tinh hoa của dân tộc, tâm linh và tín ngưỡng dân gian làm thành những món ăn tinh thần bổ dưỡng cho đời sống xã hội . Để người đi dự lễ hội về cảm thấy được an vui trong tâm hồn , phấn khởi trong thể xác và nhìn thấy cái hay cái đẹp, chứ không còn lại những dư vị rhất vọng , chán nản . Nếu không có cái hồn của lễ hội thì lễ hội chỉ là cơ hội ăn chơi phung phí những ngày lao động quí giá, chẳng bổ ích gì cho xã hội, chẳng mang lại cái gì hữu ích cho quốc gia, chỉ làm thuốc giảm đau để tạm quên những bất mãn chính trị tiềm ẩn . .

    Trả lờiXóa
  31. Thay con heo bằng một tên Việt gian bán nước cho giặc Tàu thì nên lắm,tôi hết sức ủng hộ !

    Trả lờiXóa
  32. Đừng nên mang ảnh Cụ
    Để ra làm cái bia.
    Cứ tưởng thế là nhất.
    Đó chỉ là trò hề

    Trả lờiXóa
  33. Hôm xem vụ dân chặt phăng đầu con lợn và chế biến món tế thần trong 2 phút trong một lễ hội ở Hà Tây mà bác Diện đăng cũng kinh sợ không kém.
    Hôm đó tôi không dám nói về sự man rợ đó. Chỉ cứ băn khoăn mãi về "tính dân tộc" trong lễ hội này là ở điểm gì. Mãi vẫn không hiểu. Phải chăng vì nước ta giặc giã liên miên nên triều đình phong kiến muốn "lên dây cót tinh thần" cho trai tráng trước khi lâm trận đánh giặc?
    Nhưng nếu vậy tại sao triều đình hiện giờ lại tổ chức phá rối biểu tình yêu nước chống ngoại xâm, vụ mới nhất là tổ chức xẻ đá tại vườn hoa Lý Thái Tổ?
    Có bác nào hiểu biết gốc rễ của vấn đề trong lễ hội này chăng? Có ai dân Khắc Niệm - Bắc Ninh giải thích cho bà con hiểu chăng?
    Thanks

    Trả lờiXóa
  34. Nhìn chung mình không thích những lễ hội chém giết. Dù là giết động vật. Nhưng đây là lễ hội của địa phương, mong sao nó không nên được tuyên truyền, phổ biến rộng. Mình đã có 1 bài viết về Lễ hội đâm trâu, bạn nào quan tâm, nhấn vào đường link để đọc: http://blogtiengviet.net/Tranthiem/2013/06/11/ca_na_n_quaocng_ba_nharrng_lar_har_i_nha

    Trả lờiXóa
  35. Sao không có lễ hội chém đứt lưỡi bò nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  36. Sao không có lễ hội "GIẾT SÂU" vậy! Chắc cả nước hoan nghinh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 16:54 11 tháng 2, 2014

      Tết Đoan Ngọ ( 5 tháng 5 ÂL ) ăn cơm rượu gọi là giết sâu bọ .

      Xóa
    2. Sâu đó là sâu lẻ tẻ, sâu bầy ăn hết của cải dân, ăn rừng, ăn bê tông, ăn xương máu mới đáng kể ạ !

      Xóa