Hôm nay, Giới thiệu sách:
DENIS
DIDEROT – TỪ MỸ HỌC ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
Diễn giả: Phùng Văn Tửu, Trần Đình Sử
14:00, thứ Sáu, ngày 06 tháng Chín năm 2013,
Thư viện L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội
14:00, thứ Sáu, ngày 06 tháng Chín năm 2013,
Thư viện L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội
Chỉ còn ít ngày nữa là tròn ba trăm năm ngày sinh
Diderot (1713 – 1784), kiến trúc sư của công trìnhBách khoa toàn thư đồ
sộ, nhà văn có nhiều đóng góp độc đáo, nhà triết học duy vật, sôi nổi “lòng yêu
chân lý và chính nghĩa” nhà mỹ học, nhà lý luận và phê bình nghệ thuật nổi
tiếng ở Pháp. Ông là “nhà thơ lớn, họa sĩ lớn, nhà điêu khắc lớn, nhạc sĩ lớn…
tuy chưa từng bao giờ làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, nặn tượng”. Tuy ông sống
cách chúng ta đã lâu, thời đại của ông khác xa với thời đại bây giờ, nhưng sự
nghiệp của ông nói chung, các công trình mỹ học và lý luận phê bình nghệ thuật
của ông nói riêng, vẫn là những đóng góp quý báu để thế hệ chúng ta ngày nay
sàng lọc, rút ra những điều bổ ích.
Cuốn
“DENIS DIDEROT Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật” được dịch giả Phùng Văn
Tửu lựa chọn, tổng hợp trong khuôn khổ bảy công trình quan trọng bàn về mỹ học
và văn học nghệ thuật của Diderot:Luận về cái đẹp (Traité du
beau), Về những tác giả và các nhà phê bình (Des auteurs et
des critiques), Những tùy bút về hội họa (Essais sur la
peinture), Châm biếm 1 (Satire I), Tán dương
Richardson ((Éloge de Richardson), Trò chuyện với Dorval về đứa con
hoang (Entretien sur Le Fils naturel), Ý kiến ngược đời về diễn viên
(Paradoxe sur le comédien).
Nhân
dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh Diderot (1713 – 1784), Nhà xuất bản Tri thức
vàTrung tâm văn hóa Pháp tổ chức buổi giới thiệu sách “DENIS DIDEROT Từ mỹ học
đến các loại hình nghệ thuật” tại thư viện L’espace vào hồi 14h, thứ Sáu ngày
06 tháng 09 năm 2013. Cuốn sách đặt ra nhiều vấn đề về mối quan hệ giữa cái
thật, cái tốt và cái đẹp, về phong cách phê bình, về hội họa và kiến trúc, về
diễn xuất của diễn viên trên sân khấu,…
Thông tin về diễn giả
GS Phùng Văn Tửu nguyên giáo sư Khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm
Hà Nội, là nhà giáo, dịch giả, nhà nghiên cứu phê bình văn học Pháp và văn học
phương Tây.
GS Trần Đình Sử nguyên giáo sư Khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm
Hà Nội chuyên về lý luận văn học.
____________________
Các hội thảo - tọa đàm khác, cùng trong tháng 09:
NGÀY 10.9:
NGÀY 10.9:
Hội thảo: Lịch
sử trang phục Việt Nam
qua “Ngàn Năm Áo Mũ”
Với
sự tham gia của các nhà nghiên cứu: Trịnh Bách, Phạm Văn Ánh, tác giả Trần
Quang Đức, và MC Nguyễn Hoàng Diệu Thủy
Thời
gian: 18h00 tại Hội trường TT Văn Hóa Pháp
NGÀY 19.9:
Tọa đàm MƯỜI THẾ
KỶ MỘT HÀNH TRÌNH VĂN HỌC.
Diễn
giả: GS. Nguyễn Huệ Chi, tác giả cuốn sách Văn
học cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật; cùng GS. Nguyễn Khắc Phi, GS. Chu Hảo và TS Đặng Thị Hảo.
Bàn
luận trao đổi 4 vấn đề chính: Chủ nghĩa nhân văn trong văn học cổ Việt Nam,
khát vọng tự do và khát vọng giải phóng dân tộc, các trường phái và các tiến
trình phát triển của văn học Việt Nam, tư duy nghệ thuật phương Đông trong mối
quan hệ so sánh giữa Đông và Tây.
Thời
gian: 14h00 tại Hội trường TT Văn hóa Pháp.
Nước Pháp có một trường Đại Học mang tên D. Diderot ở Aubervilliers, một Tp vệ tinh của Paris do ĐCS nắm chính quyền !
Trả lờiXóaBa Cầu Muối nếu biết rõ chuyện nói trên thì xin BCM giải trình tách bạch rõ hơn nữa được không?
Trả lờiXóa"một Tp vệ tinh của Paris do ĐCS nắm chính quyền": ça veut dire ce que cela veut dire, c'est à dire peut être n'importe quoi comme "cầu ba cẳng".
Theo lời kể của con gái tôi , một công dân Pháp đang sinh sống ở Aubervilliers !
XóaThị trưởng Aubervilliers qua mấy nhiệm kì là một đảng viên CS Pháp ! Aubervilliers có rất nhiều người nhập cư gốc Bắc Phi, ĐCS bênh vực người nhập cư và đã thắng trong các cuộc bầu cử địa phương !
XóaĐảng Cộng sản Pháp (PCF) có trụ sở tại Aubervillers (PCF Aubervilliers, 35 rue Heurtault, 93300 Aubervilliers, ĐT : +33148346530) chứ không phải là cái thành phố này được ĐCS nắm chính quyền. Và các đảng phái chính trị khác cũng có trụ sở chính ở các thành phố khác, cũng không đồng nghĩa với việc có trụ sở ở thành phố nào thì đảng đó nắm chính quyền ở thành phố đó.
XóaTrên thực tế, có thể ông thị trưởng ở một thành phố nào đó là người thuộc đảng này hay đảng khác, tùy từng nhiệm kì lãnh đạo. Nhưng cho dù là bất cứ ai làm thị trưởng, hoạt động của chính quyền thành phố cũng phải theo luật pháp duy nhất do nền Cộng hòa Pháp quy định. Và do vậy nếu nói thành phố A, B hay C nào đó ở Pháp do Đảng nào đó nắm chính quyền là không chính xác, dễ gây hiểu lầm đến sự cát cứ, bất thống nhất trong một chính thể cộng hòa duy nhất trong một quốc gia, nổi tiếng là dân chủ và có sức mạnh như nền Cộng hòa Pháp (République française).
Xin được hỏi làm thế nào để có thể liên hệ/email với tác giả của blog ạ?
Trả lờiXóaTheo thông tin từ NXB Tri Thức,dịch phẩm này cũng sẽ được giới thiệu vào tháng 10 tại IDECAF TP HCM do nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn phụ trách (GS Tửu, vì lý do sức khỏe, không vào được). Bạn đọc TP HCM sẽ có cơ hội nghe giới thiệu từ tác giả của Lời Bạt nỗi tiếng viết cho dịch phẩm trước đây của GS Tửu: "Cháu ông Rameau" cũng của Diderot.
Trả lờiXóa