Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

DÂN KHỔ LẮM RỒI! BỘ CÔNG AN BỎ CÁI HỘ KHẨU ĐI CHO DÂN NHỜ!

Bỏ cái hộ khẩu đi cho dân nhờ!

Chủ Nhật, 26/05/2013 21:46 

(NLĐO) - Tại sao không nghĩ theo hướng bỏ hộ khẩu thì người dân sẽ thuận lợi như thế nào mà cứ nghĩ các cơ quan chức năng sẽ khó khăn như thế nào?
.

Tư duy bao cấp
“Có ai ở ngành công an giải thích giùm vì sao hộ khẩu lại cần thiết như vậy, trong khi người dân đã nhiều năm chỉ rõ những lạc hậu của nó. Mỗi lần có ý kiến đề nghị bỏ hộ khẩu là ngành công an lại phản đối. Tại sao không so sánh bỏ hộ khẩu thì người dân sẽ thuận lợi như thế nào mà cứ nghĩ ngành công an sẽ khó khăn như thế nào? Hộ khẩu là tư duy quản lý "thời bao cấp", hiện tại có lẽ nó không còn phù hợp với thực tế xã hội” - bạn đọc Phạm Trung.

Nỗi khổ về hộ khẩu thì ai cũng biết và đã kéo dài nhiều năm rồi. Thời gian qua, rất nhiều cơ quan, ban ngành, người dân và cả đại biểu quốc hội nêu ý kiến phải bỏ hộ khẩu nhưng một số cơ quan vẫn “kiên quyết” giữ. Vấn đề là không nên vì những vướng mắc của ngành mình mà phủ nhận quyền lợi của số đông người dân. Chính sách nào cũng có thể thay đổi theo tình hình thực tế và đà phát triển của xã hội. 

“Phân loại” cư dân 

Cái hộ khẩu nó ám ảnh người dân từ rất lâu, nhất là ở các thành phố lớn. Nhiều bạn đọc cho biết, dù nhiều năm ở TPHCM nhưng lúc nào họ cũng có cảm giác mình là “công dân hạng hai”. Cứ đến kỳ phải ra công an phường làm lại giấy tạm trú, rồi các quyền lợi khác như chuyện học hành của con cái, xin việc, làm giấy tờ nhà, giấy tờ xe… đều rất khó khăn.

Sự phân biệt hộ khẩu ở TP và các tỉnh đã ăn sâu vào sinh hoạt, cách đối xử với nhau của cư dân. “Lúc học đại học, lúc nào cũng có sự phân biệt giữa người thành phố và người tỉnh lẻ trong sinh viên. Khi đi làm việc cũng vậy, sự phân biệt đôi khi không nói ra bằng lời nhưng nó vẫn tồn tại trong tâm tưởng nhiều người”, bạn đọc Thành Tâm bộc bạch.
.Hàng triệu người nhập cư đóng góp công sức cho sự phát triển của TP nhưng quyền lợi
vẫn bị thiệt thòi do không có hộ khẩu. Ảnh: Tấn Thạnh

Là người đã từng chịu khổ nhiều về cái hộ khẩu, bạn đọc Phan Hùng, bức xúc: “Tôi làm việc ở TPHCM đã 20 năm, mua nhà riêng đã 15 năm. Thế nhưng quyền lợi của gia đình tôi bị hạn chế đủ điều: Con tôi không thể học đúng tuyến; xe máy của tôi, vợ và của con tôi cũng phải nhờ người bà con xa đứng tên hộ… Nói thẳng, lương của hai vợ chồng tôi khoảng 40 triệu đồng/tháng, đóng thuế nghiêm túc và cao hơn rất nhiều người có hộ khẩu ở thành phố này, tham gia đầy đủ các khoản đóng góp của tổ dân phố, phường, quận và của TP nhưng quyền lợi của tôi sao bị hạn chế nhiều vậy? Vô tình, cái hộ khẩu trở thành một thứ giấy tờ “phân loại” dân cư”.

Cùng bức xúc này, bạn đọc Kha Kha, nói thẳng: “Hộ khẩu như "nhát dao" phân loại người dân. Đơn cử như ở Hà Nội thì có hộ khẩu Hà Nội là “công dân hạng 1”, còn ở Hà Nội nhưng có hộ khẩu từ các tỉnh lân cận chỉ là “người nhà quê”. Là công dân Việt Nam tôi nghĩ chỉ cần CMND, muốn đi đâu, sống ở đâu trên đất nước cũng đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau mới công bằng và thực sự là tự do cư trú”. 

Bất lợi cho dân thì nên bỏ 

Bạn đọc Lê Quang, cho biết: “Tôi sinh sống ở nước ngoài mấy chục năm nay, thay đổi cư trú vài chục lần nhưng chẳng thấy nơi nào đòi hộ khẩu cả. Chỉ có bằng lái xe và số an sinh xã hội thì anh có thể sống ở bất cứ đâu và cảnh sát sẽ dễ dàng biết tất cả lý lịch, quá trình sinh sống của anh trước đó. Tại sao nước ta còn lòng vòng ba cái hộ khẩu chi cho nó phiền phức vậy”.

Nhiều bạn đọc cho rằng: Hội nhập lâu rồi sao không chịu học hỏi các nước tiên tiến. Khi bàn về luật thì cứ “đào xới” câu chữ nhưng khi đưa vào thực tế thì cứ “hớ hênh” cả ra. Nên học các nước đi: Quản dân cách nào, quản đất đai ra sao, kiểm soát nguồn thuế như thế nào… họ đều làm rất tốt. Các cơ quan quản lý của chúng ta quá lỗi thời, cứ bắt dân “ôm” cái hộ khẩu cả mấy chục năm nay rất khổ. Bỏ cái hộ khẩu đi cho dân nhờ!”.
.
Rất nhiều người dân không thể làm được hộ khẩu vì vướng quy hoạc "treo".
Một khu quy hoạch treo ở quận Bình Thạnh - TPHCM. Ảnh: Tấn Thạnh
 
Bạn đọc Bùi Tuấn Chung, chỉ rõ: “Nỗi khổ vì hộ khẩu của người dân đã được các phương tiện thông tin đại chúng nói quá nhiều rồi nhưng gần như mọi sự chưa có chuyển biến gì đáng kể. Hộ khẩu đã và đang tiếp tục dồn ép rất nhiều người dân vào tình trạng dở khóc, dở cười: Nhiều người sinh ra không được khai sinh vì bố mẹ không có hộ khẩu; nhiều người không thể đi học trường công lập, không thể xin việc được tại các cơ quan nhà nước; cũng có người chết không được khai tử cũng vì... không có hộ khẩu. Đất nước ta đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước sẽ phát triển rất nhanh trong những năm tới. Nếu chúng ta không nhìn thấy trước vấn đề và bắt tay làm ngay từ bây giờ thì sẽ mãi tụt hậu”.

Bạn đọc Bùi Tuấn Chung góp ý thêm: “Hai chữ “hộ khẩu” là nỗi ám ảnh của người dân, bởi nó từng gắn với quá nhiều nhiêu khê, bức xúc, nhũng nhiễu, hành hạ, kể cả nỗi sợ hãi. Phát biểu tại buổi thảo luận về dự thảo luật này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nêu quan điểm: “Cơ quan quản lý không nên chỉ nghĩ theo hướng có lợi cho mình mà làm khó người dân. Luật ban hành là để đảm bảo quyền lợi và tạo thuận lợi cho người dân”. Thay vì nghĩ cách siết hộ khẩu thì hãy dành trí tuệ và tâm huyết để tìm ra cách hợp lý loại trừ hộ khẩu ra khỏi đời sống và thay bằng phương thức quản lý như các nước tiên tiến”.
Phạm Hồ

20 nhận xét :

  1. Thời đại hiện nay thì HK là chuyện lạ đời.

    VN chuyên làm ngược với phần còn lại của thế giới mà.

    Thế mới anh hùng chứ.

    Trả lờiXóa
  2. Bỏ hộ khẩu thì các đồng chí công an hộ khẩu thất nghiệp à?.
    Bỏ hộ khẩu ngành công an mất khoản màu to lớn?
    Bỏ hộ khẩu ai quản lý thế lực thù địch?
    Công an là mèo, dân là chuột. Nói bỏ hộ khẩu chẳng khác nào chuột bảo mèo đừng ăn thịt chuột nữa?
    Ôi khốn khổ cái hộ khẩu!
    Ôi dân Việt sao mà khốn nạn thế nay!

    Trả lờiXóa
  3. Đồng ý với tác giả bài viết.

    Trả lờiXóa
  4. Phát biểu tại buổi thảo luận về dự thảo luật này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nêu quan điểm: “Cơ quan quản lý KHÔNG NÊN chỉ nghĩ theo hướng có lợi cho mình mà làm khó người dân. Luật ban hành là để đảm bảo quyền lợi và tạo thuận lợi cho người dân”

    Xin bác Nguyễn Sinh Hùng và các vị đại biểu Quốc hội đừng chỉ "nêu quan điểm". Hãy mạnh mẽ đổi chữ KHÔNG NÊN thành KHÔNG ĐƯỢC, và ra tay hành động theo đúng chức năng của mình mà bỏ cái luật hộ khẩu đi, có thế dân mới thoát khỏi cái gánh nặng ngàn cân vô lý này, các bác ôi!

    Mà cái gốc của vấn đề là ở chỗ hãy tách bạch Hành pháp và Lập pháp, mỗi bên có thẩm quyền khác nhau. Làm luật mà giao cho mấy bác Hành pháp thì mấy bác ấy lo cái tiện lợi cho mình trước tiên là dễ hiểu rồi!

    Trả lờiXóa
  5. Hộ khẩu: Tư duy an ninh thời chiến, miễn bàn.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi thì không rõ lắm nhưng nếu không có hộ khẩu thì quản lí dân sống trong khu vực như thế nào. Bọn tội phạm có cơ hội sống chui lũi hay không nếu không có hộ khẩu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. BCA đã có dự án QL công dân bằng công nghệ số hóa. Mỗi người có 1 con số đặc trưng, có chạy đi đàng trời!
      Không hiểu sao cũng BCA lại đẻ ra cái "tối kiến, cải lùi" QL hộ khẩu nhỉ?

      Xóa
  7. Thời VNCH mỗi gia đình chỉ có cái Sổ Gia Đình , mổi CD có cái thẻ căn cước, quân nhân thì thêm cái thẻ quân nhân, công chức có thẻ công chức, HSSV có hẻ HSSV, chẳng có cái sổ hộ khẩu nào cả ! Ở đâu thì ở, có tiền mua nhà ở đâu thì mua .

    Trả lờiXóa
  8. Xin mời các độc giả so sánh:
    Ở thiên đường XHCN Việt Nam tốt rợp, người dân chỉ cần đi từ xã này qua xã khác qua 9 h đêm mà không khai báo và công an không ưng ý muốn làm khó là họ sẽ bắt lên xã hoặc làm biên bản, tịch thu giấy CMND mời lên xã làm biên bản, xuống kho bạc nộp phạt ít nhất là 150.000 đ, rồi lại lên xã lấy lại CMND.
    Ở các nước tư bản dãy chết tại Châu Âu người dân có thể cư trú ở bất kỳ nơi nào mà không ai lập biên bản và nộp phạt.

    Trả lờiXóa
  9. Vài ý trao đổi với bạn Lê Đình Thach 20.27 Ngày 27/ 5/2013
    Bạn hãy xem ,cuộc sống của bạn và gia đình bạn có nhất thiết cần có chính quyền khu vực quản lý không ?Không có sự quản ấy bạn vẫn đi làm ,con bạn vẫn đi học ,vợ bạn vẫn đi siêu thị ...chẳng có gì xẩy ra .Tất nhiên cũng cần có giấy chứng minh hay thẻ công dân ,trong đó có ghi ngày sinh .Hoàn toàn không cần một quyển SỔ HỘ KHẨU .Người dân có quyền ở đâu thuận lợi cho đời sống thì ở ,không thích thì chuyển đi nơi khác .Còn bạn lo bọn tội phạm có cơ hội sống chui lủi ư ?Không có ai bắt được tội phạm nhờ cái sổ hộ khẩu đâu ban ạ /

    Trả lờiXóa
  10. Dân tỉnh lẻ mặc dù có đủ điều kiện để nhập hộ khẩu ở thành phố cũng phải chi ra vài triệu mới được cấp cho cái hộ khẩu. Bây giờ các bác bảo bỏ hộ khẩu mà họ chịu bỏ theo lời các bác hả? Các bác nghĩ họ hâm à? Bỏ đi thì có mà ăn cám à?

    Trả lờiXóa
  11. Nguồn gốc "hộ khẩu" bắt nguồn từ thời Xuân Thu Chiến quốc ở bên Trung Quốc. Hiện nay trên thế giới còn 3 quốc gia duy trì chế độ Hộ khẩu đó là: Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.

    Bác Diện và mọi người có thể tham khảo thông tin tại đây:

    http://nld.com.vn/20130525104625929p1002c1003/chuyen-ho-khau.htm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao cái gì chúng ta cũng bắt chước theo Trung Quốc nhỉ? Cách quản lý theo hộ khẩu là cách quản lý của thời trung cổ mà giờ này là thế kỷ 21 rồi vẫn còn ôm khư khư lấy nó, không chịu bỏ. Tôi không hiểu nổi "văn minh, tiến bộ" ở chỗ nào. Có ai giải thích giùm cho?

      Xóa
  12. Cứ rêu rao hội nhập. Hãy thực hiện hội nhập ngay trong nước mình đi đã!

    Một ĐV nhưng mà tốt nói.

    Trả lờiXóa
  13. Nước ta vẫn đang chiến tranh thì phải duy trì hộ khẩu chứ!
    Trước đây kẻ thù là ngoại xâm, rồi bọn ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. Bây giờ kẻ thù là "bọn phản động trong nước câu kết với các thế lực thù địch ở nước ngoài". Mà bọn này nó cứ từ trong dân mà ra, thế mới chết! Kẻ địch nằm trong dân, nằm ngay trong "Hộ khẩu", thì phải duy trì quản lý bằng hộ khẩu là đúng rồi còn gì.

    Trả lờiXóa
  14. Các bác lói thế lào ấy chứ , nếu bỏ hộ khảu thì iem , vợ con iem , cấp trên iem...sống bằng cài dề???
    CA Hộ tịch!

    Trả lờiXóa
  15. Khi thảo luận sửa đổi Luật Cư trú, nhiều vị đại biểu QH dùng từ “NHẬP CƯ” đối với người dân từ các tỉnh khác đến cư trú ở các thành phố lớn.
    Từ “NHẬP CƯ” không dùng cho công dân một nước di chuyển chỗ cư trú trên lãnh thổ nước mình. Nó chỉ được dùng cho công dân của nước này đến định cư ở một quốc gia khác. Ngày xưa, từ “nhập cư” (immigrate) được dùng có tính cách miệt thị.
    Các vị đại biểu QH dùng từ “nhập cư” đối với người các tỉnh đến thành phố lớn làm ăn sinh sống là không đúng. Quý vị do không hiểu biết nên đã vô tình miệt thị dân ta, vô tình tạo ra “đẳng cấp” đối với công dân cùng một quốc gia.
    NHẬP CƯ – IMMIGRATE (v) IMMIGRATION (n): theo từ điển tiếng Việt là: đến định cư ở một nước khác” . Theo từ điển tiếng Anh là: “come from your own country to live in another country”
    Đề nghị quý vị vị không nói từ “NHẬP CƯ” đối với việc di chuyển chỗ ở, nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam của công dân VN nữa.


    Trả lờiXóa
  16. Hộ khẩu là cách quản lý xã hội theo cơ chế nhà nước CHXHCN. Nó chỉ là sản phẩm phụ của thể chế và luôn gắn liền với thể chế.
    Nếu không sử dụng hộ khẩu, đúng là với dân thì nhẹ nhưng với quản lý an ninh trật tự xã hội thật là khó.
    Đơn cử: ở 1 khu vực có nhiều nhà cho thuê, các người đến thuê nhà thường gây nhiều rắc rối và phức tạp cho khu phố, trong tình huống xấu họ rời đi thế là xong, chẳng ai tìm được họ ở đâu cả.
    Bỏ HK cũng được, nhưng chỉ khi việc quản lý con người đã được nâng lên một tầm mới tương đương với các nước "không dùng HK".
    Còn hiện giờ thì không thể bỏ HK được, xin bà con ráng chịu nghen.

    Trả lờiXóa
  17. Suốt 30 năm gia đình tôi không có hộ khẩu ở bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam, được hưởng thụ quá dư thừa vô số những hành vi bỉ ổi - đê tiện - dã man nhất trong thế giới của người Việt Nam... tôi nhận ra rằng hộ khẩu là lý do chính đáng duy nhất để duy trì sự tồn tại của Nhà nước Việt Nam, nếu bỏ hộ khẩu thì hàng triệu Công an Việt Nam bất ngờ thất nghiệp... mà Công an bị thất nghiệp thì chỉ làm được nghề đâm thuê - chém mướn - cướp giật hoặc ai đó còn có chút nhân tính thì sẽ vướng nghiệp ăn mày... bạn có đang tâm nhìn hàng triệu Công an Việt Nam đi hành nghề đâm thuê - chém mướn - cướp giật hay ăn mày không... mà bạn đòi xóa bỏ hộ khẩu? Vì bạn biết rất rõ là nghề Công an chính là môi trường tốt nhất cho những học trò kém xuất sắc nhất có cơ hội tiến thân nhanh nhất... họ không có đủ tri thức để xã hội đào tạo lại các loại hình lao động lương thiện khác ngành Công an! Hãy vì một Nhà nước Việt Nam vinh quang - vĩ đại nhất - nhân tính bao la nhất trong thế giới loài người... mà học cách nhịn nhục như tôi đẩy 6 người trong gia đình là vợ - con - cháu vào kiếp sống 30 năm không có hộ khẩu. Khi và chỉ khi tôi chấp nhận bị đánh cướp hết tất cả tài sản - danh dự con người thì... có hộ khẩu ở TpHCM, việc đó đối với bạn cũng dễ dàng như tôi

    Trả lờiXóa
  18. Không có cách gì để xóa bỏ hộ khẩu, vì hộ khẩu là linh hồn của Nhà nước Việt Nam... đành rằng linh hồn đó phải thực hiện vô số những hành vi dã man với một số người hoặc vô số người Việt Nam để linh hồn đó có lý do tồn tại. Nếu xóa bỏ hộ khẩu thì Nhà nước Việt Nam chỉ còn là xác chết vô hồn... đồng thời lại biến hàng triệu người Công an Việt Nam trở thành những người thất nghiệp - ăn bám xã hội

    Trả lờiXóa