Ca trù trước ngã ba đường: Phục sinh hay mai một
Hát ca trù - tranh sơn dầu Phạm Công Thành (2005)
Ảnh: N.X.D
Ảnh: N.X.D
Ca trù - môn nghệ thuật cổ truyền độc đáo của Việt Nam - ngày
càng được công chúng trong nước và quốc tế biết đến. Năm 2009, ca trù
được Unesco công nhận là một “di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
cần được bảo vệ khẩn cấp”. Điều bất ngờ là, trong thời gian gần đây,
càng lúc càng có những tiếng nói trong nước báo động về nguy cơ mai một
của ca trù.
Tại Việt Nam, về mặt số lượng, các nhóm ca trù địa phương dưới hình thức câu lạc bộ đang nở rộ. Nếu như trước năm 2005, cả nước chỉ có khoảng 20 câu lạc bộ, thì nay đã tăng lên gấp ba lần. Các câu lạc bộ ca trù có mặt tại khoảng 15 tỉnh và thành phố Việt Nam. Một số khóa truyền nghề của các nghệ nhân “đầu ngành” cho thế hệ trẻ đã được thực hiện, một số liên hoan ca trù toàn quốc đã được tổ chức, một số sinh hoạt ca trù gắn với các lề thói xưa đang bắt đầu được phục hồi, các phương tiện truyền thông chú ý nhiều hơn đến ca trù…
Tại Việt Nam, về mặt số lượng, các nhóm ca trù địa phương dưới hình thức câu lạc bộ đang nở rộ. Nếu như trước năm 2005, cả nước chỉ có khoảng 20 câu lạc bộ, thì nay đã tăng lên gấp ba lần. Các câu lạc bộ ca trù có mặt tại khoảng 15 tỉnh và thành phố Việt Nam. Một số khóa truyền nghề của các nghệ nhân “đầu ngành” cho thế hệ trẻ đã được thực hiện, một số liên hoan ca trù toàn quốc đã được tổ chức, một số sinh hoạt ca trù gắn với các lề thói xưa đang bắt đầu được phục hồi, các phương tiện truyền thông chú ý nhiều hơn đến ca trù…
Mời quý vị nghe toàn bộ các phỏng vấn: .
Tuy nhiên, điều bất ngờ là, trong thời gian gần đây, càng lúc càng có
những tiếng nói trong nước cất lên báo động về nguy cơ mai một của ca
trù. Thậm chí, một số ý kiến nhắc đến khả năng Unesco rút danh hiệu “di sản văn hóa nhân loại” mà môn nghệ thuật quý báu này vừa được trao tặng.
Tạp chí Cộng đồng của RFI tuần này xin chuyển đến quý vị tiếng nói
của một số nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà tổ chức, chuyên gia hàng đầu về ca
trù tại Việt Nam, những người tích cực hoạt động để cổ vũ cho sự phục
hồi/phổ biến nghệ thuật ca trù, với hy vọng tiếng nói của các vị khách
mời sẽ mang đến cho quý vị những góc nhìn khác nhau, góp phần vào việc
soi tỏ thực tại nhiều nghịch lý kể trên.
Các khách mời của chúng ta hôm nay là các nghệ sĩ, nghệ nhân Nguyễn
Thúy Hòa, Bạch Vân, Phạm Thị Huệ và Nguyễn Văn Khuê, những người trực
tiếp bảo tồn/phổ biến di sản nghệ thuật này ; giáo sư Tô Ngọc Thanh và
nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, những người có trọng trách trong việc lập hồ sơ
ca trù gửi Unesco, và tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, tác giả một số công
trình nghiên cứu về lịch sử ca trù, đặc biệt qua di sản Hán-Nôm.
Lo lắng, nhưng lạc quan về tương lai của ca trù
Mở đầu tạp chí là tiếng nói của nhà nghiên cứu âm nhạc học dân
tộc Tô Ngọc Thanh, chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, một người
nhiều năm đóng góp cho quá trình phục hồi di sản ca trù.
Trong hồ sơ mà chúng tôi gửi đi, thì bao giờ cũng có phần rất là quan trọng, gọi là "chương trình hành động",
để nếu như được vinh danh rồi, thì chúng tôi phải làm gì để xứng với
tầm cỡ của nó. Thì sau khi được vinh danh rồi, trong chương trình hành
động, chúng tôi cũng đề ra khá nhiều. Như thế đã trải qua ba năm rồi,
cái chương trình ấy chưa được cụ thể hóa.
Anh cũng biết, trước kia nó là của dân, nó được truyền nghề theo kiểu
cha truyền con nối, theo kiểu phường hội. Còn bây giờ nó không thể thế
được, thế bây giờ chúng tôi cần những kinh phí để truyền dạy. Cũng xin
nói thật là Hội Văn nghệ Dân gian của chúng tôi cũng đã tổ chức được 4, 5
lớp. Tức là từ những nghệ nhân truyền thẳng xuống cho lớp trẻ, mà thông
qua phương thức như ngày xưa, tức là truyền miệng, truyền nghề. Chúng
tôi cho rằng, đây là hình mẫu chúng tôi làm, để mai kia nếu có được kinh
phí của nhà nước, thì mô hình ấy có thể giúp cho ca trù được đứng hơn.
Vậy thì, nói với nhà báo thế này : Mọi người không quên, nhưng mà nó
đang ở bước đầu. Tôi hy vọng rằng, nó sẽ được hiện thực với một tốc độ
cũng không nhanh lắm đâu. Nó chưa thật là vui lắm, nhưng cũng không đến
mức phải buồn.
Con đường gìn giữ và phổ cập ca trù trong đời sống đương đại
Tiếp theo đây là một số nhận xét của nhạc sĩ Đặng Hoành Loan,
người phụ trách khoa học của Hồ sơ quốc gia về "Nghệ thuật ca trù của
người Việt" trình Unesco trước đây, về một số điều ông tâm đắc trong quá
trình đưa ca trù đến với đời sống đương đại, bên cạnh việc phục dựng
lại một số sinh hoạt cổ.
Đặng Hoành Loan : Về việc bảo tồn vốn cổ ca trù đúng
như nó có là điều khó khăn trong xã hội hiện đại. Vì ca trù hiện nay nó
mất mất cái môi trường sinh hoạt của nó. Cho nên là, việc giữ gìn nó
trong đời sống hiện nay, thì đương nhiên là nó vấp phải một số khó khăn
nhất định. Nhưng điều quan trọng là : Con người ngày nay, nhất là sau ba
năm được Unesco công nhận là di sản, thì giới yêu thích ca trù Việt Nam
đang làm được một số việc quan trọng.
Tôi cho rằng đây chỉ là việc tái hồi lại những bài ca đã có, những
bài thơ đã có. Và nó đang dần dần trở lại các sinh hoạt trong các tập
tục ngày xưa ở đình làng. Ta biết ca trù có các địa điểm trình diễn ở
đình làng, trong tư gia, cung đình và các lối chơi của các nhà nho. Thì
hiện nay cái đang có thể trở lại được,và đã trở lại là sinh hoạt ca trù
trong một số đình làng.
Thứ hai là ở các phố thị, các thành phố hiện nay, ca trù ngày nay
trình diễn lại các điệu hát trong cái sinh hoạt ngày xưa, bằng cách thức
tổ chức các câu lạc bộ. Tôi thấy rằng, hiện nay rất nhiều câu lạc bộ
rất tốt, đặc biệt là Hà Nội đang trở thành một trung tâm khá lớn, thu
hút lực lượng trẻ. Tôi nói như vậy là tôi dựa vào cuộc liên hoan ca trù
tháng 11/2011. Cuộc liên hoan này đánh dấu cuộc chuyển mình rất lớn, ca
trù sống lại, tái sinh lại trong xã hội hiện đại. Nhưng chúng ta đang hy
vọng phục hồi lại được những bài bản cũ, chứ còn chúng ta chưa hy vọng
được là có những sinh hoạt như truyền thống ngày xưa, như rất nhiều
người thường nói, là những lối ca trong gia đình, những lối ca thân
thiện, những lối ca sáng tác tại chỗ.
Đào nương – linh hồn của nghệ thuật ca trù
Là một nghệ thuật gắn liền với lịch sử Việt Nam hàng trăm, thậm chí
nghìn năm nay, ca trù chứa đựng nhiều tinh hoa của dân tộc Việt. Điều
đặc biệt đáng chú ý trong ca trù được nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh, đó
là sự phối kết linh diệu giữa các thể cách âm nhạc và sáng tạo thơ ca,
qua những mối giao hòa giữa đào nương và văn nhân, thi sĩ.
Thông thường trong nghệ thuật ca trù, người thưởng thức chính là các
văn nhân, đặc biệt trong vị trí quan viên giữ trống chầu, trong khi đó,
ca nương là người trình diễn.
Nhắc đến ca trù đương đại không thể không dừng lại để nhớ về ca nương
Quách Thị Hồ. Di sản ca trù của Việt Nam được thế giới biết đến ngày
hôm nay, một phần rất lớn nhờ công lao của bà và giáo sư Trần Văn Khê,
thông qua mối duyên kỳ ngộ giữa hai người, cách đây đã gần 40 năm (năm
1976, giáo sư Trần Văn Khê ghi âm giọng hát ca trù của bà Quách Thị Hồ
để giới thiệu ra thế giới qua đĩa hát mang nhãn hiệu Unesco).
"Tiếng hát của Quách Thị Hồ đẹp và tráng lệ như một
tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy, mà mỗi một tiếng luyến láy cao siêu tinh
tế của bà là một mảng chạm kỳ khu của một bức cửa võng trong cái tòa
lâu đài ấy. Tiếng hát ấy vừa cao sang bác học, vừa mê hoặc ám ảnh, diễn
tả ở mức tuyệt đỉnh nhất các ý tứ của các văn nhân thi sĩ gửi gắm trong
các bài thơ" (Nguyễn Xuân Diện).
Người ca nữ ngày nay sống như thế nào với những bài thơ mà họ hát
lên? Chúng tôi có may mắn được nghệ sĩ Nguyễn Thúy Hòa (CLB Thái Hà),
người đã từng theo học với nghệ nhân Quách Thị Hồ, chia sẻ :
Nguyễn Thúy Hòa : Cái quan trọng mà thầy tôi dậy tôi
là, khi mình đọc cái bài thơ trước khi mình hát, thì mình phải có cái
cảm xúc thật của mình. Khi mình thể hiện, thì mình thể hiện bằng cái cảm
xúc đó. Cho nên, mỗi lần hát không một lần nào giống lần nào cả.
Tôi nhớ một lần hát bài "Tỳ bà hành". Tôi thể hiện nhiều lần bài hát này. Nhưng lần đó, không hiểu sao, cảm xúc của tôi quá mạnh, nó bị đong đầy quá. Và tôi đã không thể ngừng được, và tôi đã khóc rất là nhiều. Tôi vừa khóc, tôi vừa hát và tôi nức nở. Bởi vì, tôi rất nhớ đến thầy của tôi. Chỉ vì một câu hát thôi. Nội dung của bài hát không liên quan đến thầy của mình. Nhưng mà từ một câu, một chữ nào đấy, tất cả những hình bóng của thầy, những lời nói, tự nhiên nó ùa về.
Tôi nhớ một lần hát bài "Tỳ bà hành". Tôi thể hiện nhiều lần bài hát này. Nhưng lần đó, không hiểu sao, cảm xúc của tôi quá mạnh, nó bị đong đầy quá. Và tôi đã không thể ngừng được, và tôi đã khóc rất là nhiều. Tôi vừa khóc, tôi vừa hát và tôi nức nở. Bởi vì, tôi rất nhớ đến thầy của tôi. Chỉ vì một câu hát thôi. Nội dung của bài hát không liên quan đến thầy của mình. Nhưng mà từ một câu, một chữ nào đấy, tất cả những hình bóng của thầy, những lời nói, tự nhiên nó ùa về.
Lúc ấy cái tâm trạng của mình nó không kìm được. Cái điều đó cũng là điều không nên đối với một người nghệ sĩ. Mình phải biết kìm hãm cảm xúc của mình. Nhưng mà khi khán giả thấy như thế, họ thấy là vô cùng hay. Và họ cảm nhận được cả cái bài hát, cả cái cảm xúc của mình. Cái hình ảnh đó, cái bài hát đó, cái ngày hôm đó luôn luôn ở trong tâm trí của mình.
Giây phút tri âm
Người ca nương là cả một thế giới riêng. Trước đây, phần lớn nếu
không nói là hầu hết các bài thơ được hát trong ca trù, đều do các tác
giả là đàn ông viết. Và như vậy rất thường khi tâm sự của người phụ nữ
được thể hiện qua cảm nhận của nam văn sĩ. Người ca nữ ngày nay nhìn về
vẻ đẹp của ca trù như thế nào ? Sau đây là tiếng nói của nghệ sĩ Bạch
Vân (CLB Ca trù Hà Nội - CLB đầu tiên về ca trù, thành lập năm 1991) :
Bạch Vân : Những người đến với ca trù phải là những
người có một tính cách thâm trầm, sâu sắc, thì anh mới có thể thả hồn
mình vào đấy. Thứ hai là người hát cũng phải là người có những tâm
trạng. Cuộc đời thăng trầm thì hát hay hơn nhiều. Chẳng hạn như tác phẩm
nước ngoài, thì Bạch Vân thích nhất "Tỳ bà hành". Và Bạch Vân
thấy rất là quý nể bà Quách Thị Hồ cái bài ấy. Bạch Vân cũng đắm chìm
trong nó. Bạch Vân cảm thấy cái thân phận của người phụ nữ, đặc biệt
người ca nữ nó đau đớn, nhiều khi nó trần trụi, mình cảm thấy mình đúng
là cái thân phận như vậy.
Những người khách đến nghe rồi họ lại ra đi. Những khách tình cờ gặp gỡ cũng phải để lại cảm xúc chứ. «Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ », « Vô duyên đối diện bất tương phùng», «Đã từng khen chén rượu câu thơ, lòng riêng những đợi chờ tri kỷ mãi ».
Một giây phút nào đấy người ta cô đơn, người ta cảm thấy rằng đấy cũng là mình tìm được một người bạn tri kỷ, tri âm. Cái thân phận của người phụ nữ, cái thân phận của người ca nữ, nó buồn lắm, buồn sâu thẳm và nhiều khi nó đau đớn đến tột cùng. Bạch Vân cứ ngồi hát là cảm thấy Bạch Vân ở trong không gian ấy, trong nhân vật ấy và Bạch Vân đắm chìm trong câu hát ấy. Và nhiều khi mình bay lên chín tầng mây, mình hòa chung với nó, và mình không còn biết mình là ai nữa.
Đến bây giờ Bạch Vân cũng đã suýt soát gần 30 năm đam mê với nó, và
Bạch Vân thấy rằng là, những lúc mình buồn bã nhất, có thể mình muốn
chết, thì mình lại vào hát và mình cảm thấy mình lại bay bổng, mình lại
thăng hoa, mình lại giải thoát khỏi nỗi cô đơn và mình sẽ gặp tri âm,
tri kỷ trong câu hát của mình, và mình lại trở về một cách bình yên, và
mình lại sáng tạo, lại sống, mình lại yêu đời hơn.
Tất nhiên là, đến với ca trù, Bạch Vân phải trả giá cho tuổi thanh
xuân, trả giá cho hạnh phúc của mình. Nhưng mà, có những lúc mình đau
xót, buồn thấu xương, thấu thịt, buồn thấm đẫm một sự cô đơn khủng
khiếp, thì Bạch Vân lại lấy bộ phách ra và đắm chìm trong Tỳ bà hành,
trong "Cuốn chiếu nhân tình", trong "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ"…
Một thưở huy hoàng
Ca trù là một nghệ thuật đã có thời hết sức phổ biến trong xã hội
Việt Nam, từ nơi thôn dã cho đến chốn thị thành. Nghệ thuật ấy đã để
lại những đỉnh cao của nó, mà người nghệ sĩ ngày nay không dễ gì mà vươn
đến được. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhận xét :
Thế thì, tìm lại cái hào quang của dĩ vãng vàng son như vậy ở trong
ca trù thì không thể có được. Và vì vậy, có lẽ chỉ giữ được ca trù trong
một khuôn khổ nào đó nhất định thôi. Nhưng chúng tôi cũng có thể hy
vọng là, khoảng mươi, mười lăm năm nữa thì may chăng là sẽ tìm lại được
chăng ?
Trọn vẹn trả lời của Nguyễn Xuân Diện
Sự mong manh của một di sản nghìn năm
Sự phục hồi di sản ca trù không chỉ khó vì những đỉnh cao của môn nghệ thuật cổ xưa này, mà còn vì sự mong manh của các nghệ nhân đầu đàn, tất cả đều đã tuổi cao sức yếu. “Có lẽ không loại hình nghệ thuật nào như ca trù, luôn gắn với hình ảnh những người biểu diễn ở vào độ tuổi cực cao, mắt mờ chân chậm, răng lợi móm mém, mỗi khi lên xuống sân khấu phải có người dìu. Họ nói run run yếu ớt, nhưng (lạ thay) mỗi khi cất giọng hát, thì trong vắt thanh tân, nghe như rút hết chút sức tàn còn lại... » (theo Hồng Minh, trang mạng nhandan.com.vn).
Trọn vẹn trả lời của Nguyễn Xuân Diện
Sự mong manh của một di sản nghìn năm
Sự phục hồi di sản ca trù không chỉ khó vì những đỉnh cao của môn nghệ thuật cổ xưa này, mà còn vì sự mong manh của các nghệ nhân đầu đàn, tất cả đều đã tuổi cao sức yếu. “Có lẽ không loại hình nghệ thuật nào như ca trù, luôn gắn với hình ảnh những người biểu diễn ở vào độ tuổi cực cao, mắt mờ chân chậm, răng lợi móm mém, mỗi khi lên xuống sân khấu phải có người dìu. Họ nói run run yếu ớt, nhưng (lạ thay) mỗi khi cất giọng hát, thì trong vắt thanh tân, nghe như rút hết chút sức tàn còn lại... » (theo Hồng Minh, trang mạng nhandan.com.vn).
Người nghệ nhân không được chú trọng và trân trọng thực sự đã
khiến cho có rất nhiều lo ngại rằng nghệ thuật này có thể thất truyền.
Sau đây là tiếng nói của nghệ sĩ Phạm Thị Huệ, phụ trách CLB Ca trù
Thăng Long :
Phạm Thị Huệ : Chúng tôi cũng có những khó khăn như
là : Trước khi kêu gọi các nghệ nhân làm hồ sơ, thì (cơ quan hữu trách)
luôn luôn đề cao rằng, sau khi chúng ta được (Unesco) phong tặng, thì
nghệ nhân cũng sẽ có những ưu đãi đặc biệt để giúp cho họ. Cho tới giờ,
các nghệ nhân cũng chưa nhận được một sự ưu ái nào.
Đấy là cái điều tôi cảm thấy rất xót xa. Không biết là cho đến bao
giờ. Vì các cụ đều ở cái tuổi 88, gần 90 rồi. Ở cái tuổi đó, thì cũng
không còn ở gần chúng ta được bao lâu nữa. Và cái di sản mà các nghệ
nhân đang gìn giữ ở trong chính tâm hồn và tài năng của họ rất là khó có
thể nắm bắt được. Kể cả chúng ta có ghi âm hay học đi chăng nữa. Cái
việc ghi âm thì chỉ đơn thuần là cái máy hát lại thôi, không thể truyền
được cái hồn giống như chúng ta được học trực tiếp. Còn cái việc học
trực tiếp, thì chúng ta cũng phải thường xuyên được ở bên cạnh nghệ
nhân, sống cùng nghệ nhân, và phải có một chiều dài từ 3 năm đến 7 năm,
chứ không thể gỏn gọn trong vài chục ngày, vài tháng.
Đấy là những cái mà chúng tôi cảm thấy cái sự mong manh. Trong tương lai, ca trù rất có thể sẽ lại chìm vào quên lãng.
Thời buổi phấn vôi lẫn lộn
Thái độ đối xử đúng đắn với nghệ nhân, không chỉ là qua các đãi
ngộ vật chất, mà đặc biệt đáng lưu ý là sự trân trọng đối với năng lực
nghệ thuật đích thực của những người đầu đàn hiếm hoi còn sống. Được gọi
trân trọng là “các di sản sống”, nhưng điều mà một bộ phận công luận
tại Việt Nam rất phàn nàn rằng, các cơ quan hữu trách, trước hết là
những người có thẩm quyền trong lĩnh vực nghệ thuật, lại không hợp tác
thực sự với giới nghệ nhân đầu ngành, gây ra tình trạng nhiễu loạn chuẩn
mực hiện nay trong môn nghệ thuật đang trong quá trình hồi sinh. Sau
đây là một tâm sự của nghệ sĩ đàn đáy Nguyễn Văn Khuê, thuộc CLB Ca trù
Thái Hà, sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời tiếp nối ca trù.
Nguyễn Văn Khuê : Tôi thấy, như hiện nay tôi rất là
lo lắng. Làm ca trù xấu đi, và không có gì là mang đúng tính bác học của
nó. Hiện nay, (tôi rất lo lắng về) cách bảo tồn ca trù của bên Viện Âm
nhạc. Bây giờ, cứ ca nương mới học được một, hai năm đã có rất nhiều
thành tích các thứ.
Bình thường cái tiếng đàn của người ta phải tạo ra một con rồng, có
đường nét và vô cùng uyển chuyển, thì họ chỉ dậy như một con giun thôi.
Bản thân người đến với ca trù, người ta nghe, người ta chán.
Điều quan trọng nhất là : Thế nào thì được gọi là nghệ nhân ? Ai là
người để sát hạch đấy là nghệ nhân đích thực, có đủ tài năng, thẩm mỹ để
dạy cho lớp trẻ bây giờ. Khi mà thầy không đạt được tầm nghệ nhân mà
dạy, thì nó sẽ dễ làm mất hết cả cái chất của ca trù, và dễ làm lệch lạc
hướng đi.
Nếu cứ để như thế này, đào tạo theo phương thức này, mặc dù rất nhiều
tiền của nhà nước bỏ ra, rất nhiều tiền của các ban ngành vào rồi,
nhưng bây giờ thực ra phấn cũng như vôi. Không ai biết được là, người
nào đích thực là nghệ nhân, đích thức là người có tài thực sự.
Một nghệ nhân đầu ngành, không công bố danh tính, cho biết, bà
không đồng tình với những trắng đen lẫn lộn trong việc thẩm định chất
lượng trình diễn ca trù, cũng như chất lượng dạy nghề. Tuy nhiên, dù
không hợp tác với các cơ quan quản lý nghệ thuật, nghệ nhân đã ngoài 80
tuổi này cũng như một số người khác, vẫn âm thầm dạy nghề trong môi
trường gia đình, thân hữu, soạn sách hướng dẫn, hầu truyền lại những giá
trị đích thực của ca trù.
***
Trong vài thập niên trở lại đây, ca trù, một trong những loại hình
nghệ thuật được coi là vi diệu nhất của văn hóa Việt Nam, đang trở lại
với công chúng. Sự công nhận quốc tế, cũng như sự tôn vinh ngày càng
mạnh mẽ trong nước đối với ca trù là điều rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá
trình hồi sinh ấy, ca trù đang đứng trước một ngã ba đường, giữa sự phục
sinh - thăng hoa của những gì là di sản đích thực và sự lẫn lộn trắng
đen, trong đó những giá trị nghệ thuật thực sự bị rẻ rúng và chìm trong
quên lãng.
“Ca trù có một truyền thuyết rất đẹp và lung linh huyền thoại về
sự ra đời. (...) các vị tổ ca trù đã được chính các vị tiên xui khiến
chế tác ra cây đàn đáy, mà tiếng đàn này có thể giải mọi phiền muộn,
chữa được bệnh cho mọi người. Tiếng đàn ấy còn se duyên cho hai vị tổ ca
trù thành đôi lứa... “ (theo Nguyễn Xuân Diện).
Mong sao sự khởi đầu rất thi vị ấy của ca trù vẫn còn sức mạnh để đưa
ca trù tiếp tục cuộc hành trình xuyên qua thời gian, đưa những gì tinh
túy nhất của các thế hệ đi trước đến với mai sau.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nghệ sĩ Nguyễn Văn Khuê, Bạch
Vân, Nguyễn Thúy Hòa và Phạm Thị Huệ, các nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân
Diện, Đặng Hoành Loan và Tô Ngọc Thanh đã dành thời gian cho tạp chí hôm
nay. Trong thời gian thực hiện tạp chí này, chúng tôi đã nhận được
nhiều chỉ dẫn của giáo sư Trần Quang Hải, người tham gia lập hồ sơ ca
trù trình Unesco và có một số khảo cứu về âm thanh học của ca trù. Nhân
dịp này chúng tôi xin gửi lời tri ân tới giáo sư.
Trong tạp chí lần này, chúng tôi không có dịp nhắc đến nhiều người đã
có những đóng góp quan trọng cho công cuộc khôi phục và nghiên cứu về
ca trù (như nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, tiến sĩ Alienor Anisensel,
người Pháp - tác giả một luận án về nhạc ngữ ca trù...) hay một số khía
cạnh đặc biệt khác cho thấy những biến chuyển của ca trù ngày hôm nay,
như các sáng tác mới trong thơ hát nói. Hy vọng sẽ có dịp trở lại với quý vị trong đề tài này vào một dịp tới.
Các bài liên quan
Nếu có ý định phục hồi xin đừng giao cho món trùng tu chùa Trăm gian nhé kẻo không thành ra món Rốc Ráp làm cho cổ nhân chết thêm lần nữa đới
Trả lờiXóaTôi thấy GS. Tô Ngọc Thanh quá lạc quan. Không phải do được UNESCO công nhận, không phải do được nhà nước chú trọng mà đã đem lại lai tốt đẹp cho ca trù đâu. Đôi khi lại là ngược lại. Giống như nhiều di tích, chưa trùng tu thì tuy sập xệ vẫn còn là di tích; nhà nước đổ tiền vào trùng tu thì di tích biến mất. Tuần trước tôi có việc lên Tuyên Quang, nhân đó rủ một thầy giáo là giảng viên sử của Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang đi thăm lại thành nhà Mạc (mới trùng tu cách đây mới 1 - 2 năm gì đó). Đau lòng về tình cảnh cái cổng thành sau khi trùng tu đã đành, mà đau lòng hơn khi có đám thanh niên đi qua thấy hai anh em chụp ảnh, họ bảo nhau: "Cái lò gạch chứ có cái gì mà chụp ảnh".
Trả lờiXóaTôi nghĩ khó nhất cho ca trù hiện nay là cái "khí quyển văn hoá" cho ca trù. Những bài ca trù hay là những bài có nội dung hoặc cảm thông về kiếp người, kiếp nghệ sỹ, hoặc thưởng thức thú tiêu dao "cầm kỳ thi tửu", hoặc ca ngợi những lý tưởng cao cả. Tất cả những cái đó bây giờ là xa xỉ.
Viết tiếp:
Trả lờiXóaNếu coi ca trù là một thú chơi (yếu tố giải trí luôn có trong mọi loại hình nghệ thuật) thì ca trù là một kiểu chơi cao cấp, phải có tài và có tình mới chơi được. Hãy nghe nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ nói về thú chơi của người xưa:
Ông Tô Tử qua chơi sông Xích Bích
Một con thuyền với một túi thơ.
Tư thế "Một con thuyền với một túi thơ" so với con người ngày nay, tiếng là đi chơi nhưng kỳ thực là để mua sắm hàng hay vào đền chùa sì sụp "cầu tài") thì thấy các cụ xưa SANG quá.
Thế đấy, ca trù cũng như bất cứ di sản văn hoá nào bây giờ nếu được gọi là "quan tâm", thì cả người quan tâm và người được quan tâm đều chỉ nhăm nhăm vào mục đích DANH và LỢI. Đấy là đầu mối giết chết mọi di sản văn hoá.