Nhân tròn 01 năm, buổi thuyết trình của TS. Nguyễn Nhã bị khủng bố
TS NGUYỄN NHÃ THUYẾT TRÌNH VỀ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TẠI HS - TS
Nhân
dịp có chuyến công tác tại Hà Nội, TS Nguyễn Nhã - chủ nhiệm của Tập
san Văn Sử Địa nổi tiếng hồi trước năm 1975, người đầu tiên ở VN bảo vệ
thành công luận án Tiến sĩ Sử học về chủ quyền VN tại HS - TS đã có buổi
gặp gỡ giao lưu với anh chị em đã từng tham gia biểu tình yêu nước tại
Hn trong thời gian qua.
Hôm nay, TS Nguyễn Nhã thuyết trình về chủ đề:
CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
QUA HỒ SƠ TƯ LIỆU CỦA NGUYỄN NHÃ
Thời gian bắt đầu: 15h00
Với sự tham dự của TS Nguyễn Hồng Kiên, TS Nguyễn Xuân Diện và đông đảo các bác, các anh chị em.
Sau lời giới thiệu của TS Nguyễn Xuân Diện về diễn giả, TS Nguyễn Nhã (mặc áo phông lưỡi bò) đã bắt đầu nói những lời đầu tiên. Ông nói, năm 27 tuổi, ông bắt đầu làm tờ tập san Sử Địa. Ông muốn một bạn trẻ năm nay tròn 27 tuổi lên để ông tặng một món quà. Món quà ấy là tài liệu Luận án TS Sử học của ông. Một SV năm nay tròn 27 tuổi, vinh dự được nhận món quà của ông.
15h04, ông nói về một số lần ông thuyết trình tại nước ngoài về chủ quyền Việt Nam tại HS - TS. Ông nói về sự tự cường của mỗi người dân và cả dân tộc.
Khi ông cất lời được ít phút thì đèn và máy chiếu phụt tắt. Được biết, cơ quan an ninh đã gọi điện và đến yêu cầu chủ quán cắt điện và ngưng phục vụ cuộc thuyết trình này.
Mặc dù vậy, buổi thuyết trình vẫn tiếp tục. TS Nguyễn Nhã 72 tuổi đã đến bên mọi người và tiếp tục câu chuyện. Ông đang nói về tư liệu chữ Hán Nôm và chữ la- tinh về chủ quyền của VN tại Hoàng Sa - Trường Sa, một cách vắn tắt, rồi chuyển sang nói về sự vô lý của đường lưỡi bò mà Trung Quốc muốn áp đặt lên Biển Đông.
16h, ông nói về công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký. Mọi người say sưa lắng nghe ý kiến của một nhà sử học nhiều kinh nghiệm và điềm tĩnh.
Với sự tham dự của TS Nguyễn Hồng Kiên, TS Nguyễn Xuân Diện và đông đảo các bác, các anh chị em.
Sau lời giới thiệu của TS Nguyễn Xuân Diện về diễn giả, TS Nguyễn Nhã (mặc áo phông lưỡi bò) đã bắt đầu nói những lời đầu tiên. Ông nói, năm 27 tuổi, ông bắt đầu làm tờ tập san Sử Địa. Ông muốn một bạn trẻ năm nay tròn 27 tuổi lên để ông tặng một món quà. Món quà ấy là tài liệu Luận án TS Sử học của ông. Một SV năm nay tròn 27 tuổi, vinh dự được nhận món quà của ông.
15h04, ông nói về một số lần ông thuyết trình tại nước ngoài về chủ quyền Việt Nam tại HS - TS. Ông nói về sự tự cường của mỗi người dân và cả dân tộc.
Khi ông cất lời được ít phút thì đèn và máy chiếu phụt tắt. Được biết, cơ quan an ninh đã gọi điện và đến yêu cầu chủ quán cắt điện và ngưng phục vụ cuộc thuyết trình này.
Mặc dù vậy, buổi thuyết trình vẫn tiếp tục. TS Nguyễn Nhã 72 tuổi đã đến bên mọi người và tiếp tục câu chuyện. Ông đang nói về tư liệu chữ Hán Nôm và chữ la- tinh về chủ quyền của VN tại Hoàng Sa - Trường Sa, một cách vắn tắt, rồi chuyển sang nói về sự vô lý của đường lưỡi bò mà Trung Quốc muốn áp đặt lên Biển Đông.
16h, ông nói về công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký. Mọi người say sưa lắng nghe ý kiến của một nhà sử học nhiều kinh nghiệm và điềm tĩnh.
TS. Nguyễn Nhã điềm tĩnh trả lời các câu hỏi về quan điểm của ông về lịch sử và trách nhiệm của nhà sử học trước lịch sử.
Ông cho biết, Trung Quốc đã cử hàng trăm trí thức trẻ nghiên cứu về Biển Đông và có hàng chục luận án Tiến sĩ về Biển Đông.
Ông cho biết, Trung Quốc đã cử hàng trăm trí thức trẻ nghiên cứu về Biển Đông và có hàng chục luận án Tiến sĩ về Biển Đông.
Các tin bài liên quan:
Gửi Nguyễn Nhã,
Trả lờiXóaNhớ 1974, máu SQ và binh sĩ HQ/VNCH nhuộm đỏ Hoàng Sa . Tr/tá Ngụy văn Thà hi sinh đền nợ nước . TQ xâm lăng biển đảo VN. Lại nhớ năm 1988, TQ xâm lăng, máu chiến sĩ QĐNDVN đổ ở bãi đá Gac-Ma. TQ chiếm 7 đảo nhỏ của Trường Sa . Máu của thanh niên hai miền đã cùng đổ ra vì biển đảo, máu thịt của Tổ Quốc thân yêu. Máu ấy chẳng phân biệt chế độ. Máu ấy là máu và là sinh mạng của con dân VN. Kẻ xâm lược cũng chẳng hỏi mà chỉ bắn , giết và chiếm đất, chiếm đảo .
Năm 1974, tập san Sử Địa của Nguyễn Nhã 7 tuổi, sinh viên Saigon và giới nghiên cứu trong chờ. Năm 1988, Nguyễn Nhã đi đâu mất ? Hay âm thầm thu gom tài liệu, kiên trì cho luận án tiến sĩ ?
Nguyễn Nhã không đổ máu cho Hoàng Sa, Trường Sa, cho biển đảo của Tổ Quốc nhưng Nguyễn Nhã đổ mồ hôi, vắt chất xám cho Tổ Quốc thân yêu. Nguyễn Nhã chẳng làm được tất cả nhưng góp mồ hôi , công sức vì tổ quốc . Rất đáng trân trọng .
Người đồng thời với Nguyễn Nhã ở Saigon