Kính thưa Anh
Bùi Công Tự
Kính thưa anh! Em hay gặp anh trên truyền hình, những lúc ấy em thường lặng lẽ ngắm dung nhan anh và chăm chú nghe nuốt từng lời anh nói. Nhất là từ ngày anh triển khai nghị quyết IV, tuy anh có vẻ đăm chiêu nhưng giọng nói có sắc thái kiên quyết, dứt khoát, em mừng lắm. Nhân dân ta ai chẳng căm ghét bọn tham nhũng, anh chủ trương tiêu diệt chúng nó là được lòng dân lắm.
Hôm nay em có câu chuyện nhỏ nhặt này muốn thưa với anh.
Số là hôm 5/9/2012 anh về thăm cán bộ và nhân dân xã Môn Sơn (huyện Con Cuông, Nghệ An) một xã miền núi biên giới. Xã này có nhiều thành tích, bình quân thu nhập 10 triệu đồng/người/năm; mỗi hecta canh tác đạt 80 triệu đồng/năm. Tuy thế xã Môn Sơn vẫn còn hơn 60% hộ nghèo. Xem chương trình thời sự VTV1 lúc 19h hôm đó em thấy anh phát biểu đầy vẻ ngạc nhiên và phấn khởi như sau, em xin chép nguyên văn:
“Bất ngờ ở chỗ tôi đi nhiều nơi nói là nơi nghèo nơi khổ vùng cao vùng núi nhưng mà về đây thấy thì nó hoàn toàn nó không phải thế, đường đi thì rất là tốt, trên đường đi thì đồng lúa đẹp, các vườn cam bà con đâng chuyển đổi mô hình trồng cây tập trung, hỏi đồng chí bí thư huyện thì bảo tiêu thụ rất tốt, đến đây là mua sản phẩm, bây giờ bà con dùng cái máy để hái quả, không phải bằng tay. Đi hai bên đường kể cả khu cũ khu mới nhà cửa rất đẹp, khang trang, nhà sàn đẹp, rất nhiều trường học mọc lên, nhìn vào tôi nói còn hơn cả một số nơi ở đồng bằng. Tôi nghĩ bảo như thế này mà còn là nghèo thì mình mừng quá, chứng tỏ ta còn nhiều tiềm năng để phát triển.” (Theo VTV1)
Anh ạ, em thấy anh thỏa mãn quá. Tự nhiên em thốt lên câu: “Ới anh Trọng ơi”.
Em thấy hôm ấy anh phấn khởi quá. Nhưng em thấy lạ, có gì đâu mà phấn khởi hả anh? Bình quân thu nhập 10 triệu đồng/người/năm quy ra chưa được 500 USD, tức là mới bằng 40% bình quân thu nhập cả nước. Thế thì có gì đáng mừng? Con số 80 triệu đồng/hecta/năm liệu có đủ tin cậy không? Ở nơi bờ xôi ruộng mật chưa chắc đã đạt được như thế, huống hồ là miền núi? Rồi con số hiện còn hơn 60% hộ nghèo nữa là đáng buôn chứ? Sao anh lại nói: “Bảo như thế này mà còn là nghèo thì mình mừng quá”. Còn những ngôi nhà mà anh nói khang trang kia, anh đã vào xem trong đó có những tài sản gì chưa? Hay chỉ là mấy cái vại sành, cái chảo gang? Chắc cũng có tivi, xe máy nhưng đáng mấy đồng? Ấy là chưa nói đến đời sống tinh thần ra sao?
Thời bao cấp em có anh bạn làm thư ký cho một đồng chí bí thư tỉnh ủy. Anh bạn em đi công tác cơ sở về báo cáo bà con bị đói. Đồng chí bí thư tỉnh đập bàn:
- Ai bảo nhân dân ta bị đói?
- Thưa anh bà con xã viên bảo đã hết sạch gạo ăn.
- Chúng nó nói thế mà anh cũng nghe à? Anh phải có quan điểm của mình chứ!
Lại nhớ cũng thời ấy, có hợp tác xã tiên tiền xây khu chuồng trại chăn nuôi hoành tráng lắm. Nhưng rồi chuồng bỏ trống vì chăn nuôi lỗ mất hêt vốn. Nghe tin có đồng chí cấp cao về thăm, chủ nhiệm ra lệnh đi mượn lợn của các gia đình xã viên đem về thả vào chuồng tập thể. Cấp cao về khen ngợi hết lời.
Những chuyện ấy bây giờ thấy thật ấu trĩ. Tuy nhiên cái bệnh thành tích, bệnh quan liêu, bệnh lừa dối thì vẫn còn nguyên, thậm chí trầm trọng hơn anh ạ.
Thưa anh, anh nghe em, lần sau nếu về địa phương anh nên vi hành như các bậc minh quân ngày trước. Lúc ấy anh sẽ được tận mắt nhìn thấy những ngôi nhà xệp xệ, những em bé đói ăn, những cảnh nghèo nàn không kể xiết của nhân dân ở nhiều nơi, nhất là vùng sâu vùng xa.
Những nơi hoành tráng lộng lẫy ở các đô thị kia đều là của các quan chức trục lợi, của các doanh nhân trúng quả, của số ít người may mắn … Chứ công nhân, nông dân, trí thức quèn ai được bén mảng vào đấy.
Vả lại đời người không chỉ cần cơm ăn áo mặc, cái xe để cưỡi, cái nhà để chui ra chui vào. Ngay cả khi ăn đã ngon, mặc đã đẹp, nhà cửa đã khang trang nhưng chưa có những quyền tự do dân chủ thì cuộc sống vẫn là bất hạnh. Làm lãnh đạo như anh chắc chưa thể an tâm?
B.C.T
SG 6/9/2012.
Phụ lục:
Trong các bức ảnh dưới đây là những căn lều do người dân ở xã Bảo Thắng và xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An dựng cho con em họ đến trọ học. Những căn lều tạm bợ, ẩm thấp, rách nát, nằm chênh vênh bên dốc rừng. Mùa nắng, lều như những cái lò hấp. Mùa đông, gió núi thốc vào lạnh buốt. Bọn trẻ ở đây đứa nào cũng gầy nhẳng, mang những bộ quần áo màu đất, quanh năm chỉ có cơm với muối. Thịt, trứng là xa xỉ phẩm, các em không dám mơ tới. Nhưng đói chưa phải là khổ nhất vì các em đã quen! Các giáo viên nói ở đây các em sợ nhất khi mùa đông đến. Cái lạnh đã thành nỗi ám ảnh kinh hãi đối với những cơ thể gầy nhăng vì thiếu ăn khi những cái chăn cũ mỏng tang không thể chống được cái lạnh buốt giá trong những căn lều thốc gió. Vào những đêm giá lạnh, những cái thân gầy của các em không trụ được với rét, không có chăn đủ ấm để đắp nên không thể ngủ được. Đám trẻ phải rủ nhau dậy đốt lửa lên, cả đêm ngồi vây quanh cho ấm. Anh Lê Đình Hùng, hiệu phó trường cấp 2 Mường Ải, bạn tôi, nói ở đây học sinh các bản xa đến đây trọ học, có nhiều khi cả cơm cũng không có mà ăn. Giáo viên phải góp gạo, mỗi tuần mỗi người vài kí lô cho các em ăn đỡ khi hết gạo. Những đêm quá lạnh, thương các em, giáo viên phải mở cửa nhà/phòng mình rồi gọi các em vào tá túc qua đêm vì biết các em không thể trụ nổi trong những cái chòi gió lùa ấy.
.
Phụ lục:
Hãy rủ lòng thương lấy các em, dù chỉ 1% thôi
Bài và ảnh Khánh Hoan
Bài và ảnh Khánh Hoan
(PV báo Thanh Niên thường trú tại Nghệ An)
Trong các bức ảnh dưới đây là những căn lều do người dân ở xã Bảo Thắng và xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An dựng cho con em họ đến trọ học. Những căn lều tạm bợ, ẩm thấp, rách nát, nằm chênh vênh bên dốc rừng. Mùa nắng, lều như những cái lò hấp. Mùa đông, gió núi thốc vào lạnh buốt. Bọn trẻ ở đây đứa nào cũng gầy nhẳng, mang những bộ quần áo màu đất, quanh năm chỉ có cơm với muối. Thịt, trứng là xa xỉ phẩm, các em không dám mơ tới. Nhưng đói chưa phải là khổ nhất vì các em đã quen! Các giáo viên nói ở đây các em sợ nhất khi mùa đông đến. Cái lạnh đã thành nỗi ám ảnh kinh hãi đối với những cơ thể gầy nhăng vì thiếu ăn khi những cái chăn cũ mỏng tang không thể chống được cái lạnh buốt giá trong những căn lều thốc gió. Vào những đêm giá lạnh, những cái thân gầy của các em không trụ được với rét, không có chăn đủ ấm để đắp nên không thể ngủ được. Đám trẻ phải rủ nhau dậy đốt lửa lên, cả đêm ngồi vây quanh cho ấm. Anh Lê Đình Hùng, hiệu phó trường cấp 2 Mường Ải, bạn tôi, nói ở đây học sinh các bản xa đến đây trọ học, có nhiều khi cả cơm cũng không có mà ăn. Giáo viên phải góp gạo, mỗi tuần mỗi người vài kí lô cho các em ăn đỡ khi hết gạo. Những đêm quá lạnh, thương các em, giáo viên phải mở cửa nhà/phòng mình rồi gọi các em vào tá túc qua đêm vì biết các em không thể trụ nổi trong những cái chòi gió lùa ấy.
.
Bùi công Tự viết bài nào cũng hay-Chúc tốt đẹp.
Trả lờiXóaHic, bác Tự ơi, em thì em muốn thưa với bác Trọng rằng: ... "Kính lạy anh!"
Trả lờiXóaMới đọc phần đầu tôi đã có những suy nghĩ sao mà giống Anh thế liền thốt lên"Ối anh Tự ơi,cảm ơn Anh đã nói hộ lòng tôi".Đọc tiếp đoạn nữa,mấy người bạn ngồi quanh tôi cùng thốt lên"Ơi anh Tự ơi cảm ơn anh đã nói hộ cho chúng tôi".Mong sao những lần sau anh Trọng ơi đi vi hành đừng ngồi xe đếm cua nữa anh ạ.Nếu còn thế thì Dân còn khổ dài,Anh bị lừa,Dân bị biến thành Lừa mất anh ơi
Trả lờiXóaSao anh Trọng không mặc quần tây sơ mi , đội nón kết sụp , leo xe buýt xe ôm mà về với dân hả anh ? Bọn báo cáo láo thì chúng nhiều thủ đoạn lắm . Chúng cho anh đi con đường đẹp , nhà đẹp ... Anh lại cưỡi ngựa xem hoa nữa rồi , mất thời gian , tốn tiền thuế của dân rồi anh Trọng ơi !
Trả lờiXóaAnh Trọng ơi sao anh không học vua Khang hy vi hành khắp đất nước này một vòng coi sao . Dân chúng đói ăn khốn khổ khắp nơi anh không thấy sao , mới đầu măm nay Chính phủ phải bỏ ra hơn 30 ngàn tấn gạo cứu đói mùa giáp hạt đó anh . Đợt sau anh có đi thì đi giống như Khang Hy vua Thanh nhé , cứ bắt xe ôm , nhảy xe đò mà đi , chứ đừng đi kiểu có người che ô , thắt cà vạt và báo trước để cơ sở đón rước như vậy coi phản cảm lắm . Anh vào nghệ an , Hà Tĩnh sao không ở lại thêm vài ngày để xem bà con đang khốn khổ khốn nạn vì lũ lụt đó anh à .
Trả lờiXóaNgày xưa Bác Hồ còn không đi lối của chính đón tiếp long trọng mà đi lối sau thì mới biết được đời sông thực của người dân chứ. Những bài học của tiền bối rất nhiều nhưng hậu duệ thì lâu ngày quên sạch. Thế nên bệnh quan liêu mới có đất để mà lộng hành.
Trả lờiXóacảm ơn trang báo đẻ có thể biết được nhiều suy nghĩ của dân. rất đúng. tôi nhớ cách đây 3,4 năm khi còn cụ Nông về Ninh binh đithawm NT Đồng giao đã bị lóa mắt vì cảnh dàn dựng:Trước đó bà con cn thu dúa từ diên tích của NT thậm trí huy động thu từ các nơi về xếp đống dài tại nhà máy chế biến cho cụ xem, cụ dược đưa đi đến nhũng ruộng dứa đẹp, nhunwgx khu dân cư gồm các quan, các nhà kinh doanh, buôn bán.... và cụ bị ngợp, cụ khen.. sau mấy tháng thì sảy ra vụ bí thư tỉnh bị dụng, còn thực tế đời sống việc làm của CN đồng giao nói riêng, dân NB nói chung vô cùng vất vả. Thế mà các cụ cứ hò hết dân học và làm theo Bác Hồ,thật lố bịch. Than ôi!!!
XóaNgười ta cưỡi ngựa xem hoa, thấy hai bên đường đầy hoa thơm cỏ lạ. Ai đi sâu sát quần chúng làm gì cho mệt. Lại toàn nghe cán bộ địa phương "làm thì láo, báo cáo thì hay" mà !
Trả lờiXóaNam 2005, O NDManh ve lam viec voi nganh XDung. Truoc buoi lam viec duoc di tham cong trinh xay dung ban dao Linh Dam( cua Tong cty HUD), cong nhan duoc bo tri truoc va dan la thu nhap 2 trieu.
Trả lờiXóaVo tinh Ong Manh chon khu nha khong duoc bo tri, hoi cong nhan thu nhap bao nhieu: Da, 900 ngan.
Ca dam xanh mat vi cau tra loi vi cau cong nhan noi la chau lam ben B phay chu khong phai cong nhan nha nuoc a.
hôm xem anh trọng phát biểu trên TV ,mình đang ăn cơm mà muốn ói ....
Trả lờiXóaCũng đang xem ông TBT đang "đánh" mấy "nhóm lợi ích" , nay đọc bài này thì hình dung ra ông TBT cũng quan liêu lắm. Ông cứ tin mấy tay CB địa phương , chúng chỉ vào mấy khu biệt thự nhà vườn của các đại gia ở Hà lội thi thoảng cuối tần về nghỉ , bảo đây là vườn của LÔNG DÂN, thế là bác Tổng ta mừng lắm. Bác Tổng ơi , bác xem xét kỹ đi , có khi đấy là nhà vườn của "đại gia" Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn đấy!
Trả lờiXóaChính trị mà thư giãn ,viết khéo thật .
Trả lờiXóaỚi ông Trọng ơi! Ông bị lạc đường rồi, lần sau đi thăm dân miền núi thì đi với chúng cháu nhé. Nhà cháu cũng vừa đem gạo của một số người dân nghèo ở Hà Nội mang cho học sinh trường Bán trú dân nuôi miền núi về đây.
Trả lờiXóaThật lòng không biết phải nói làm sao đối với phát biểu của các quan chức VN. Thôi, nói ngắn gọn và có văn hóa thế này: CÁC QUAN CHỨC VN TA THẬT HỒN NHIÊN... hồn nhiên gấp vạn lần dân thường...
Trả lờiXóaBác Tổng đã già rồi, anh Tự thông cảm nên để bác vui với niềm vui lãng mạn cách mạng cùng với cuộc sống mộc mạc của bà con ta 1 tí. 10 triệu 1 năm là đã to vì BÁc tháy kinh tế ta quá gieo neo, đồng tiền kiếm ra rất là khó. Ngay cả các đại gia và chân dài ở thủ đô còn nợ hàng trăm hay hàng ngàn tỉ đồng tiền thuế,mà sở thuế cũng chưa nỡ đòi, hàng tồn kho ế ẩm bán chẳng ai mua, chính phủ đang còn muốn giúp thêm vốn giải cứu. Bác sống thanh bần nên nghe bà con được tiền triệu là mừng. Vì lương cán bộ chân chính cấp cao cũng có hơn gì bà con đâu. Đồng tiền Việt nam đang dần có giá trị vì sau đợt lạm phát thì khó kiếm quá, chả biết nó chui tọt vào đâu hết cả dồi.
Trả lờiXóa