Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

TRỞ LẠI VỤ UBND TP HÀ NỘI "XỬ LÝ" BÀ BÙI THỊ MINH HẰNG


UBND CẤP TỈNH KHÔNG CÓ QUYỀN HẠN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Hồ Quang Huy

Thông qua các phương tiện truyền thông, mọi người đều biết, ngày 08 tháng 11 năm 2011 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5225/QĐ-UBND về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với chị Bùi Thị Minh Hằng.

Tôi cũng đã thảo bức thư gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu thả chị Bùi Thị Minh Hằng mà chưa kịp gửi thì đọc trên blog Nguyễn Xuân Diện biết được đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thả chị.

Sau khi chị Hằng ra trại vài ngày tôi có gọi điện hỏi thăm thì được biết chị được thả ra trong trường hợp “miễn chấp hành phần thời gian còn lại” được quy định tại điều 90 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sữa đổi, bổ sung năm 2008.  Đối chiếu các điều kiện để được “miễn chấp hành phần thời gian còn lại” tại điều 90 nói trên với trường hợp của chị Hằng thì thấy chị Hằng không thuộc diện được “miễn chấp hành phần thời gian còn lại”.

Dù vì lý do gì thì việc làm nói trên cũng là một việc sữa sai đáng hoan nghênh cho dù mới sữa sai được một phần.

Tuy nhiên theo tôi, UBND TP Hà Nội nói riêng và UBND cấp tỉnh nói chung không có quyền đưa người vi phạm hành chính vào cơ sở giáo dục.

Thật vậy:

Quyết định 5225 nói trên có viện dẫn Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 để làm căn cứ pháp lý, tuy nhiên nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp tỉnh và TP thuộc trung ương (sau đây gọi là UBND) được quy định từ điều 82 đến điều 96 hoàn toàn không có câu nào quy định UBND có nhiệm vụ, quyền hạn xử lý vi phạm hành chính nói chung và áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục nói riêng đối với người vi phạm hành chính.. Mặc dù PLXLVPHC có quy định chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với người vi phạm hành chính nhưng Luật tổ chức HĐND và UBND không quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND về vấn đề này thì đương nhiên PLXLVPHC không có giá trị thi hành (đối với vấn đề này).

Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định như sau:

Nguyên văn điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008:

“Điều 83. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.”

Rõ ràng Luật tổ chức HĐND và UBND có giá trị pháp lý cao hơn PLXLVPHC; Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội không phải cùng một cơ quan, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ là cơ quan thường trực của Quốc hội, thuộc Quốc hội. Do đó thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với người vi phạm hành chính của chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định trong PLXLVPHC không có giá trị thi hành. Chẳng lẻ UBND lại thi hành một việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình?

Những gì tôi đã trình bày trên đây đã chứng minh rất rỏ ràng, việc UBND TP Hà Nội đưa chị Bùi Thị Minh Hằng vào cơ sở giáo dục là hoàn toàn trái pháp luật.

Rất mong nhận được phản biện của mọi độc giả, đặc biệt là các luật gia, luật sư, giới trí thức và những người khác am hiểu pháp luật.

Khánh Hòa, ngày 05  tháng 5 năm 2012
Hồ Quang Huy
ĐT 0905029813
        

29 nhận xét :

  1. Luật pháp của chế độ xhcn VN nó tùm lum vậy đấy, vông vênh, cái này đá cái kia, cái kia đá cái nọ, có lẽ không phải là ngu xuẩn, mà là có ý như vậy, ghét thì áp dụng điều này, thương thì áp dụng điều kia ..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ba Lúa Hốc Mônlúc 07:48 6 tháng 5, 2012

      Hiểu đúng nghĩa là : Luật RỪNG đó bạn .

      Xóa
    2. Se co ngay dua Nguyen the Thao ve trai Thanh Ha ! Ngay do khong xa dau !

      Xóa
  2. Đề nghị các vị am hiểu pháp luật tiếp tục làm sáng tỏ vấn đề này để rồi yêu cầu UBND TP Hà Nội phải xin lỗi và bồi thường danh dự cho công dân Bùi Thị Minh Hằng.
    Không thể để họ muốn tùy tiện làm thế nào thì làm, vi phạm nghiêm trọng pháp luật được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kẻ nào sai trong vụ này thì phải bỏ tù ngay không được khoan nhượng vì khoan nhượng sẽ lũng đoạn guồng máy của chính phủ

      Xóa
  3. Tiễu quá Bác Hồ Quang Huy ơi ! Bác phải hiểu rằng LP hiện hành của VN hiện nay là của những người đang nắm quyền lực trong tay...!!!

    Trả lờiXóa
  4. Vui-buồn lẫn lộnlúc 07:56 6 tháng 5, 2012

    Anh Huy ơi : " Chính quyền HN , mà chẳng riêng gì CQ HN đâu Anh , Họ xử theo LUẬT RỪNG mà ,còn những điều ghi trong luật chủ yếu là mỹ phẩm làm cho MẶT ĐẸP thôi Anh Ạ . "

    Trả lờiXóa
  5. Chính quyền hãy hành xử công việc theo đúng khẩu hiệu mình thường rao giảng "sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật"...
    Vậy ông Hồ Quang Huy đưa ra vấn đề đó, hãy tranh luận đi ?
    Đừng để người dân ngày càng coi khinh cái sự hiểu biết của những người đại diện chính quyền, làm càn, bất chấp luật pháp.

    TH

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Huy có sự nhầm lẫn khi nói: "Rõ ràng Luật tổ chức HĐND và UBND có giá trị pháp lý cao hơn PLXLVPHC"...
      Ai cũng biết là Luật thì địa vị Pháp lý cao hơn Pháp Lệnh. Nhưng không phải ai cũng biết Luật và Pháp lệnh phải có cùng một nội dung, đối tượng điều chỉnh thì mới so sánh như thế được. Bác Huy chỉ có thể nói:"Rõ ràng Luật xử lý vi phạm hành chính có giá trị pháp lý cao hơn Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính".
      Khi có Luật thì đương nhiên Pháp lệnh có cùng nội dung, đối tượng điều chỉnh hết hiệu lực. Hai văn bản bác Huy nêu ( Luật Tổ chức HĐND &UBND và Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính) có đối tượng, nội dung điều chỉnh khác nhau, hai văn bản Pháp luật này độc lập với nhau trong Hệ thống Pháp luật Việt Nam nên không thể so sánh theo kiểu: lấy râu xanh ông nọ bảo là râu bạc bà kia được.
      Khi Luật xử lý vi phạm hành chính chưa ra đời thì Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính là văn bản Pháp luật có giá trị cao nhất để áp dụng xử phạt vi phạm Hành chính rr nước ta chứ không phải áp dụng Luật Tổ chức HĐND-UBND như cách hiểu của bác Huy.

      Xóa
  6. Người muốn bảo vệ chính nghĩalúc 08:53 6 tháng 5, 2012

    Vào ngày chị Hằng có hành động cắt ven tay phản đối trong trại , Sau khi nghe báo cáo của cơ sở Thanh Hà thì lãnh đạo có cho biết như sau:
    "Công an Hà Nội sắp tới sẽ phải thả CON HẰNG" (Trích nguyên văn lời nói)
    Như thế tùy các quý vị phân tích , Tôi chỉ được quyền nói như thế và chắc chắn điều tôi thông báo có ít nhất trên 5 người khác xác nhận

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cẩu đầu trảm ngay vị nào có lời xúc phạm đến chị Bùi Hằng. "CON HẰNG" là thế nào. tư cách lãnh đạo thế chỉ bằng chó thôi...ché é é é m....

      Xóa
    2. Hình như Bác là Vị thầy thuốc ở Trại Thanh Hà đã anh dũng lột áo mũ từ quan. Cảm phục Bác!

      Xóa
  7. Tuy các bạn biết rằng chính quyền VN nhiều khi hành xử trái với luật pháp nhưng không phải mọi người đều biết như vậy.
    Càng nhiều ý kiến phản đối chính quyền thì càng thức tỉnh nhiều người biết được những quyền lới hiến định của mình hơn, càng có nhiều người có lương tri trong bộ máy nhà nước dám đứng về phía nhân dân hơn, càng làm cô lập bọn ngang nhiên ngồi trên luật pháp hơn; nghĩa là xã hội sẽ càng dân chủ hơn.

    Trả lờiXóa
  8. Nếu đúng như tác giả bài báo nêu thì chị Bùi Hằng nên viết đơn khởi kiện
    UBND Hà Nội ra Tòa vì hành vi bắt giũ người trái pháp luật. Đề nghị các chuyên
    gia Luật tư vấn và giúp chị Bùi Hằng sớm đưa vụ này ra trước ánh sáng công lý
    và đòi kẻ gây ra vụ bắt bớ chị Hằng phải bồi hoàn danh dự, nhân phẩm và tổn hại sức khỏe, vật chất mà chị đã phải gánh chịu một cách oan ức và thô bạo mà
    chính quyền Hà Nội đã gây ra!...

    Trả lờiXóa
  9. Anh Diện xem lại bài này đi, Bác Huy không hiểu Luật

    Trả lờiXóa
  10. Tôi có một thắc mắc xin được mọi người thông cảm:Tại sao lệnh của UBND TP Hà nội bắt giam MH thời hạn hai năm trong khi MH không tích cực"cải tao" như tuyệt thực phản đối,cắt ven tự sát...mà mới giam được năm tháng lại ra lệnh thả.Như vậy là không thích thì bắt,thích thì thả phải chăng UB HN cậy có quyền lực trong tay muốn làm sao thì làm không đếm xỉa gì PL sao?Một CQ như vậy phải gọi đó là CQ bất minh là đúng nghĩa,quản lý điều hành theo kiểu cảm hứng cá nhân như vậy liệu có xứng đáng với đồng lương bát gạo của dân hay không?Những người mang danh Lãnh đạo CQ như thế có nên ôm ghế nữa không?

    Trả lờiXóa
  11. Gửi bạn Nặc danh May 5, 2012 11:08 PM
    Nghe qua bạn nói thì cũng có lý, nhưng tôi xin trao đổi với bạn như sau:
    - Tại sao trong các quyết định hành chính, phần căn cứ pháp lý thì đầu tiên phải là căn cứ quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức (đối với chính quyền thì căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND), họ căn cứ cái gì trong đó? Rỏ ràng là căn cứ vào NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN. Muốn làm gì thì anh cũng phải căn cứ vào NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN của mình, chứ không thể cứ giao là làm mà không cần biết mình có NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN đó hay không.
    - Mặc dù đối tượng điều chỉnh của Luật tổ chức HĐND và UBND và PLXLVPHC là khác nhau, nhưng 2 văn bản này có phần quy định về cùng 1 vấn đề, cụ thể đó là NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN của UBND. Do đó căn cứ điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hoàn toàn đúng.
    Điều 83 nói trên, không nói chỉ áp dụng cho các văn bản có cùng ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH như bạn hiểu.
    Nếu bạn thấy chưa thỏa mãn tôi xin tranh luận tiếp, mà tốt hơn là bạn nên công khai danh tính, tôi vẫn nghi bạn là CA HN hoặc bộ phận nào có liên quan đến vụ này thì phải.
    Chfo bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1. Hình như bác Huy có sự luẩn quẩn gì đó. Nếu bác nghĩ bác đúng thì bác cứ kiện cho chúng nó chết.
      2. Em mà công an thì em chả cần nói đi nói lại làm gì cho mệt. Ý em là muốn trao đổi cho nó sáng vấn đề, chứ theo bác cứ ai nói trái ý mình thì bác chụp mũ Công an, an ninh mạng à? Cái gì đang suy nghĩ thì đừng nói ra.
      3.Bác đọc lại kết cấu của một văn bản hành chính cho kỹ đi.
      Quyết định hành chính nào cũng có phần viện dẫn cơ Sở Pháp lý. Và hầu như tất cả các Quyết định hành chính 4 cấp chính quyền đều viện dẫn Luật Tổ chức HĐND-UBND để xác tín vị trí pháp lý của Cơ quan ra Quyết định, chứ không phải là căn cứ để điều chỉnh sự việc cụ thể.

      Xóa
    2. Em thấy bác hông được bình tỉnh, bai bác luôn bác Huy ạ. Gãy đàn tai trâu.

      Xóa
    3. Gửi Nặc danhMay 6, 2012 03:01 AM
      Cảm ơn bạn đã phê bình tôi chụp mũ, việc này tôi cần rút KN. Xin lỗi bác "Nặc danhMay 5, 2012 11:08 PM"
      Bạn nói: "hầu như tất cả các Quyết định hành chính 4 cấp chính quyền đều viện dẫn Luật Tổ chức HĐND-UBND để xác tín vị trí pháp lý của Cơ quan ra Quyết định". Vậy bạn hãy giải thích thuật ngữ "VỊ TRÍ PHÁP LÝ" trong trường hợp này là gì? Nó không là NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN thì là gì. Tôi đâu có nói Luật Tổ chức HĐND-UBND là căn cứ để điều chỉnh sự việc cụ thể đâu?

      Xóa
  12. Gửi bạn Nặc danh May 5, 2012 11:08 PM
    Tôi cứ tưởng bạn nói 2 văn bản phải có cùng đối tượng thì mới áp dụng điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thực ra ý bạn là phải hai văn bản quy phạm pháp luật có cùng nội dung và đối tượng điều chỉnh thì mới so sánh về giá trị pháp lý cao hay thấp.
    Như vậy thì bạn không hiểu về hệ thống pháp luật rồi, nếu như bạn nói thì giữa 2 luật hoặc bộ luật cũng không thể so sánh, giữa Hiến pháp và luật cũng không thể so sánh, giữa Hiến pháp và nghị định cũng không thể so sánh…

    Trả lờiXóa
  13. Kính gửi bạn Nặc danhMay 5, 2012 11:08 PM
    Tuy Luật Tổ chức HĐND và UBND có đối tượng điều chỉnh khác nhau, nhưng trong cả 2 văn bản đều có phần quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp tỉnh (điều 127 Luật Tổ chức HĐND và UBND; điều 25 PLXLVPHC). Do đó khi nói giá trị pháp lý của 2 văn bản là nói về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch cấp tỉnh vì vậy hoàn toàn tương đồng chứ không phải “râu xanh ông nọ bảo là râu bạc bà kia” như bạn hiểu.
    Còn hiểu như bạn thì khoản 2 điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không có ý nghĩa gì.
    Thật vậy:
    Theo bạn là 2 văn bản phải cùng điều chỉnh một đối tượng (đối tượng chịu tác động trực tiếp) và cùng một phạm vi điều chỉnh (điều chỉnh cái gì) thì mới so sánh được. Điều đó không đúng, vì chẳng bao giờ tồn tại 2 văn bản như vậy để so sánh, vì: Chẳng có 2 văn bản nào cùng loại ( VD 2 luật hoặc 2 nghị định chẳng hạn) lại có cùng 1 đối tượng và phạm vi điều chỉnh, còn nếu 2 văn bản khác loại có cùng 1 đối tượng và phạm vi điều chỉnh thì văn bản sau phủ nhận văn bản trước (được nâng cấp, VD từ PL lên luật).
    Vậy, nếu đúng như bạn hiểu thì khoản 2 điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật vô nghĩa.

    Trả lờiXóa
  14. Việc của bác bác cứ mần. Nhưng biết địch biết ta mới thắng.

    Trả lờiXóa
  15. nguyễn văn tất thắnglúc 17:57 6 tháng 5, 2012

    Anh Hồ Quang Huy: Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
    Anh Hồ Quang Huy có sự nhầm lẫn. Cụ thể, Luật tổ chức tổ chức HĐND và UBND “không quy định” chứ không phải “quy định khác nhau” so với Pháp lệnh XLVPHC về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của UBND cấp tỉnh.
    Anh Hồ Quang Huy: Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
    Quy định nêu trên không liên quan đến vụ việc chị Bùi Thị Minh Hằng.
    Tuy nhiên, có thể khẳng định Quyết định số 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội hoàn toàn trái pháp luật. Về vấn đề này, Luật sư Hà Huy Sơn đã phân tích một cách thuyết phục: Bà Bùi Thị Minh Hằng có nơi cư trú tại số 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nên không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. Bởi vì, khoản 1, điều 3 của Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/06/2003 và Nghị định số 125/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 sửa đổi, bổ sung, quy định:
    “Đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục :
    Người có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây có tính chất thường xuyên (có từ hai lần vi phạm trở lên thời hạn 12 tháng), nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú nhất định” . Toàn văn ý kiến luật sư Hà Huy Sơn:
    http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/12/on-khieu-nai-cua-ba-bui-thi-minh-hang.html

    Trả lờiXóa
  16. Nguyễn Văn Tất Thắnglúc 20:18 6 tháng 5, 2012

    Tâm huyết cuả anh Huy thật đáng hoan nghênh, nhưng bình luận về các tình huống pháp lý là việc cần vô cùng thận trọng. Nếu mình nói không chuẩn xác, có thể sẽ phản tác dụng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với anh Thắng

      Xóa
    2. Gửi bạn Nguyễn Văn Tất Thắng
      Lập luận của LS Hà Huy Sơn là thuyết phục, tuy nhiên giữa LS Sơn và tôi có 2 cách nhìn của 2 khía cạnh khác nhau của cùng 1 vấn đề.
      Bạn nói rằng: "Luật tổ chức HĐND và UBND “không quy định” chứ không phải “quy định khác nhau” so với Pháp lệnh XLVPHC về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của UBND cấp tỉnh." Thực ra thì tôi cũng đã đặt ra trường hợp này và tự phản biện trước khi viết bài. Bạn nên hiểu rằng Luật tổ chức HĐND và UBND có quy định "nhiệm vụ, quyền hạn" của UBND và CT UBND đồng thời PLXLVPHC cũng có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của CT UBND (điều 25). Như vậy là 2 VB đã quy định về cùng 1 vấn đề rồi. Bạn nên hiểu sự khác nhau về cùng 1 vấn đề trong trường hợp này là sự khác nhau về "nhiệm vụ", chứ bạn đừng nghĩ cả 2 văn bản phải QĐ về 1 nhiệm vụ cụ thể nhưng lại nói khác nhau ( Ý bạn là 2 VB nói trên phải cùng quy định nhiệm vụ xử lý VPHC của CT tỉnh, nhưng 2 VB quy định khác nhau về nhiệm vụ này thì mới áp dụng điều 83. Tôi không đồng ý với cách hiểu này). Nếu hiểu như bạn nói thì các VB QPPL khác có thể giao cho UBND rất nhiều nhiệm vụ khác không có trong phần NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN của UBND, như vậy phần này trong Luật Tổ chức HĐND và UBND vô nghĩa và sẽ hết sức lộn xộn

      Xóa
  17. Tôi thấy những tranh luận ở trên rất hay, hết sức hòa nhã bảo vệ luận cứ của mỗi người, góp phần nâng cao hiểu biết về Pháp luật của mọi công dân có quan tâm.
    Tôi đề nghị TS N.X.Diện nên nhờ một vị vững vàng kết lại vấn đề để cùng nhau hiểu lấy cái đúng tránh hiểu hoặc suy diễn chủ quan mà áp dụng sai cho bản thân, gia đình sau này khi có việc.
    Cảm ơn trước.

    TH

    Trả lờiXóa