Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

PHÁT HIỆN THÊM MỘT TÀI LIỆU CỔ VIẾT VỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

 MỘT TÀI LIỆU HÁN NÔM VIẾT VỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA
THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM
Trịnh Khắc Mạnh

Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo nằm ở Biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam. Hai quần đảo này từ rất lâu đã trở thành địa điểm của cư dân Việt Nam sinh sống và khai thác sản vật, thành đối tượng ghi chép và nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Căn cứ vào các tài liệu Hán Nôm và những ghi chép của người nước ngoài, các nhà khoa học đã chứng minh chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, đây là những căn cứ vững chắc về khoa học và pháp lý. Xin nêu một số công trình như: 
- Từ Đặng Minh Thu: Cuộc tranh chấp về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Các vấn đề pháp lý, Trường Đại học Luật, Kinh tế và Khoa học xã hội Paris (chưa rõ năm). 
- Đinh Phan Cư: Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Học viện Quốc gia Hành chính, Luận văn tốt nghiệp, Sài Gòn, năm 1972. 
- Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa (gồm các bài viết của Hoàng Xuân Hãn, Trịnh Tuấn Anh, Lãng Hồ, Nguyễn Nhã,... gồm 13 tác giả), Tập san Sử Địa, số 29/1975. 
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: Lãnh thổ Việt Nam, Bộ Ngoại giao Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. KHXH, H. 1984. 
- Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Bộ phận lãnh thổ Việt Nam, Nxb. Quân đội Nhân dân, H., 1988. 
- Lưu Văn Lợi: Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb. Công an Nhân dân, H.1995.
- Nguyễn Nhã: Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, bảo vệ tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, năm 2002.
- Nguyễn Q. Thắng: Hoàng Sa Trường Sa lãnh thổ Việt Nam - Nhìn từ công ước quốc tế, Nxb. Tri thức, 2008.
- Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (gồm các bài viết của Nguyễn Nhã, Nguyễn Đỉnh Đầu, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt), Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2008.
Nhưng các công trình trên đều không nêu dẫn một tác phẩm Hán Nôm có ghi chép về Hoàng Sa, đó là bộ Đại Việt sử kí tục biên 大越史記續編 (còn có tên Hậu Lê thời sự kỷ lược 後黎時事紀略). Để bổ sung tư liệu quan trọng có giá trị khoa học về lịch sử, pháp lý và thực tế để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, chúng tôi xin trích giới thiệu đoạn văn ghi chép về Hoàng Sa - Trường Sa trongĐại Việt sử kí tục biên (Hậu Lê thời sự kỷ lược).
Đại Việt sử kí tục biên là bộ sử viết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1676 - 1789, và được chúa Trịnh Sâm sai biên soạn vào năm 1775, chính trong tác phẩm đã ghi rõ điều này: “Chúa sai làm quốc sử. Từ năm Vĩnh Trị thứ nhất (1676) về sau chưa có tục biên. Chúa sai Nguyễn Hoãn, Lê Quí Đôn, Vũ Miên kiêm chức Tổng tài và các Nho thần làm Toản tu như: Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du, Ninh Tốn, Nguyễn Sá đều dự làm quốc sử”(1). Điều này cũng được ghi trong mục Văn tịch chí bộ Lịch triều hiến chương loại chí(2) của Phan Huy Chú và bộ Việt sử thông giám cương mục(3) của Quốc sử quán triều Nguyễn.
Nhưng Đại Việt sử kí tục biên, trong quá trình lưu truyền văn bản đã bị thất lạc, lý do: vào năm 1838, vua Minh Mệnh ban đạo dụ cấm ban hành bộ sử Lê sử bản kỉ tục biên vì đã viết ca ngợi công lao họ Trịnh, đạo dụ viết: “Trong các sách An Nam lịch đại sử kí (Sử kí các đời của An Nam) có nhiều chỗ văn nghĩa sự tích giản lược. Đến giai đoạn từ đời Lê Trung hưng trở về sau, họ Trịnh nắm hết chính quyền, vua Lê chỉ ngồi bị vị, cho nên những chuyện chép trong Bản kỉ tục biên đều là việc tôn họ Trịnh dìm vua Lê. Thậm chí, những việc họ Trịnh bội nghịch với vua Lê cũng đều chép sai lạc để ngợi khen nhau. Tình trạng trái ngược như mũ giầy điên đảo, không lúc nào tệ bằng lúc ấy. Do đó có những người biên soạn sử sách thời bấy giờ đều là người riêng của họ Trịnh, điều mà sách chép không phải là lời nói theo công nghị. Đến nay tuy những ván khắc cũ [của sách Lê sử tục biên] đã bị tán lạc; nhưng những bản sách đã in, do sĩ dân tàng trữ, há lại không còn hay sao? Nếu còn để sách ấy lại, người nọ truyền riêng cho người kia xem thì nó sẽ làm hãm đắm lòng người, không thể không một phen thu sách ấy lại mà tiêu hủy đi, để tính kế tốt nhất cho phong tục thế đạo. Vậy truyền dụ các quan đầu các địa phương, thông sức cho quan lại sĩ dân trong hạt mình cai trị, nếu còn có nhà nào chứa chấp sách Lê sử bản kỉ tục biên, thì bất cứ sách in hay sách viết, đều nộp lên quan ngay, do quan đầu địa phương đệ nạp tại Bộ. Khi sách đã đến Bộ, Bộ sẽ tâu xin trên hủy đi”(4). Như vậy, Lê sử bản kỉ tục biên hay Bản kỉ tục biên chính là Đại Việt sử kí tục biên đã từng được khắc in, chỉ từ sau năm 1838 trở đi mới bị thất lạc, hiện trong các kho Hán Nôm chúng tôi chưa tìm thấy bản khắc in nào.
Theo điều tra của Ngô Thế Long và Nguyễn Kim Hưng, cùng sự đối chiếu trong kho sách Hán Nôm, Đại Việt sử kí tục biên hiện còn 9 bản đều dưới dạng viết tay và có các tên gọi khác nhau, như Đại Việt sử kí tục biên, Việt sử tục biên 越史續編, Lê hoàng triều kỷ 黎皇朝紀, Hậu Lê thời sự kỷ lược hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Sử học(5).
Sau đây chúng tôi xin công bố đoạn trích viết về Hoàng Sa vào năm Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng thứ 15 (1754) trong Đại Việt sử ký tục biên, bản HV.119 của Viện Sử học với tên sách là Hậu Lê thời sự kỷ lược(6).
Phần chữ Hán: 簿[.](7)��(8) - (Xem ảnh chụp bản gốc ở cuối bài viết).
Dịch nghĩa:Tám người thuộc đội Hoàng Sa xã An Vĩnh huyện Bình Sơn phủ Quảng Ngãi đi thuyền nhỏ vào bãi Hoàng Sa giữa hải đảo tìm lấy hóa vật, bị gió dạt vào cửa sông Thanh Lan huyện Văn Xương phủ Lô Châu (nước Thanh). Quan địa phương đó xét hỏi đúng sự thực rồi đưa trả về nguyên quán. Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng đế ta(9) sai Cai bạ Thuận Hóa là Thức Lượng hầu(10) viết thư đáp lại nước Thanh. Ngoài biển xã An Vĩnh có nhiều đảo lớn gồm hơn 130 đảo, cách nhau hoặc một ngày đi thuyền, hoặc vài canh giờ. Trên đảo có chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng(11) (Hoàng Sa) dài ước hơn 30 dặm, bãi phẳng nước trong. Đảo có vô số tổ yến, ở bãi cát lại có ốc vằn, tục gọi là ốc tai voi, ốc xà cừ, ốc hương và hải trùng, hải sâm, đồi mồi, v.v... Đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào đội ấy, cắt lượt nhau đi thuyền đến đảo mò tìm sản vật. Mỗi năm cứ tháng 3 ra đi, mang lương ăn 6 tháng, đi thuyền ra biển 3 ngày 3 đêm mới đến đảo. Ở đấy tha hồ tìm nhặt, được sản vật gì, bao nhiêu, đến kì tháng 8 thuyền về cửa Eo(12), đem đến Phú Xuân nộp. Trong khoảng ấy cũng có người mò được tiền bạc, chì, thiếc, nồi đồng, súng, khí giới, ngà voi, bát bằng đá, v.v..”(13)
Như vậy tư liệu Hán Nôm viết về Hoàng Sa - Trường Sa khẳng định chủ quyền lãnh thổ thuộc Việt Nam cần được bổ sung tác phẩm Đại Việt sử kí tục biên (Hậu Lê thời kỉ lược) một bộ tín sử Việt Nam (giai đoạn 1676-1789) viết nối tiếp Đại Việt Sử kí toàn thư ghi chép lịch sử Việt Nam từ họ Hồng Bàng đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông.

Chú thích:
(1) Đại Việt sử kí tục biên, Ngô Thế Long - Nguyễn Kim Hưng dịch và khảo chứng, Nguyễn Đổng Chi hiệu đính, Nxb. KHXH, H. 1991, tr.397.
(2) Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch, tập III, Nxb. KHXH, H. 1992, tr.72-73.
(3) Việt sử thông giám cương mục, bản dịch, tập XIX, Nxb. Sử học, H. 1960, tr.46.
(4) Trần Văn Giáp: Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb. KHXH, H. 2003, tr.148.
(5) Về văn bản Đại Việt sử kí tục biên, chi tiết xin xem Lời giới thiệu do Nguyễn Kim Hưng viết, in trong Đại Việt sử kí tục biên, Ngô Thế Long - Nguyễn Kim Hưng dịch và khảo chứng, Nguyễn Đổng Chi hiệu đính, Nxb. KHXH, H. 1991, tr.5-14.
(6) Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hữu Tâm, Giám đốc Thư viện Viện Sử học đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi.
(7) Chữ chưa khôi phục được.
(8) 後黎時事紀略, Viện Sử học, HV.119, Phần: Hiển Tông Vĩnh Hoàng đế (Q.3), Mục: Giáp Tuất Cảnh Hưng thứ 15 (1754), tờ 3a.
(9) Chỉ chúa Nguyễn Phúc Khoát. Sách do các học giả thời Nguyễn sao chép lại, nên viết nhà Lê là Hậu Lê và ghi tên hiệu chúa Nguyễn Phúc Khoát được các Hoàng đế nhà Nguyễn truy phong. Vấn đề văn bản tác phẩm chúng tôi sẽ nghiên cứu và giới thiệu vào dịp khác.
(10) Thức Lượng hầu: tước của Trần Đình Hỷ.
(11) Trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ 天南四至hay Thiên hạ bản đồ 天下本圖có ghi chữ Bãi Cát Vàng.
(12) Cửa Eo: tức Cửa Thuận (Thuận An hải khẩu). Tên này được đổi từ năm Gia Long thứ 13 (1814).
(13) Bản dịch: Đại Việt sử kí tục biên, Ngô Thế Long - Nguyễn Kim Hưng dịch và khảo chứng, Nguyễn Đổng Chi hiệu đính, Nxb. KHXH, H. 1991, tr.243-244. Chúng tôi có sửa chữa đôi chỗ.

Tư liệu tham khảo
- Monique Chemillier - Gendreau: Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bản dịch, Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 1998.
- http://www.google.com.vn / Hoàng Sa Trường Sa. Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa. Tủ sách Hoàng Sa Trường Sa../.
Nguồn: Tạp chí Hán Nôm; Số 4 (94) 2009; Tr.79-82
*Tác giả Trịnh Khắc Mạnh là PGS.TS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Đọc tiếp...

THƯ NGỎ GỬI ÔNG ĐINH THẾ HUYNH


Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2011

Kính gửi: Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, 
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam. 

Hôm qua, ngày 28/6/2011 cơ quan thông tấn Tân Hoa xã Trung Quốc đã ra tuyên bố thúc dục sự đàm phán tay đôi với Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Trong bản tuyên bố đó có nhắc tới công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thông tin này của Tân Hoa xã không thấy xuất hiện trong hệ thống báo chí của nhà nước ta, nhưng lại xuất hiện đầy trên mạng thông tin đang được gọi là “lề trái”. 

Tôi cũng hiểu là có thể nhà nước ta chưa tìm ra cách giải thích có tình, có lý về nội dung công hàm năm 1958 đó. Xin mách có một ông nặc danh nào đó đã có ý kiến bình luận trên mạng Block, giải thích về bức công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng nghe thấy rất xuôi tai, có tình, có lý. Xin trình nguyên văn lời bình luận của ông nặc danh như sau:

Đã có hướng xử lý đối với công hàm 1958 của TT PVĐ.

TQ đã mắc lỗi trong việc ra công bố thúc giục sự đồng thuận với Việt nam ngày 28/6/2011. Bằng chứng là Tân Hoa xã đã phát biểu: "Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố về chủ quyền không thể tranh cãi của mình tại các hòn đảo trên biển Hoa Nam [Biển Đông] và những vùng biển xung quanh các hòn đảo này. 

Những hồ sơ lịch sử của Trung Quốc đã cho thấy rằng năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã khẳng định các hòn đảo trên biển Hoa Nam [Biển Đông] như là bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc, và kế đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao ngắn của mình gửi tới Thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai. 

Chưa từng có sự bất đồng nào từ bất cứ quốc gia nào đối với chủ quyền của Trung Quốc trên khu vực này cho tới những năm 1970, khi các nước bao gồm Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền từng phần ở đây".
 
[Nếu] Đồng ý như Tân Hoa xã đã tuyên bố ngày hôm qua 28/6/2011 là: "chưa từng có sự bất đồng nào từ bất cứ quốc gia nào đối với chủ quyền của Trung quốc trên khu vực này cho tới những năm 1970, khi các nước bao gồm Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền từng phần ở đây" - Nghĩa là chủ quyền các hòn đảo trên Biển Đông thuộc TQ kể từ năm 1970 trở về trước là đúng . Thế thì sự việc 4 năm sau, đến năm 1974 TQ mang quân đi đánh chiếm đảo Hoàng Sa, lúc đó Hoàng Sa thuộc chủ quyền của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (miền Nam Việt Nam) là bất hợp pháp. Từ trước năm 1970 có thể đúng là chủ quyền các hòn đảo tại Biển Đông (không bao hàm Hoàng Sa và Trường Sa, vì lúc đó chúng thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa) thuộc TQ là "không thể tranh cãi", nhưng từ năm 1974 trở đi tuyên bố về chủ quyền các hòn đảo của TQ không còn là "không thể tranh cãi" nữa, mà là phải tranh cãi trắng đen rõ ràng. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (miền Bắc Việt Nam) lúc đó không có chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và tôn trọng hiệp định Giơ-ne-vơ đã ký để chính quyền Việt Nam Cộng hoà (miền Nam Việt nam) làm chủ quyền nên không thể tuyên bố chủ quyền từng phần ở đây vào thời điểm đó. Do đó đúng như Tân Hoa xã đã tuyên bố: “chưa từng có sự bất đồng nào từ bất cứ quốc gia nào đối với chủ quyền của Trung Quốc trên khu vực này cho tới những năm 1970”. Đề nghị Bộ Ngoại giao và chính phủ CHXHCN Việt Nam dùng chứng cứ do chính TQ công bố này để yêu cầu TQ trả lại phần đã chiếm của Việt Nam. Mặc nhiên Công hàm năm 1958 của cố TT PVĐ đã chứng minh: chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lúc đó chỉ tán đồng các hòn đảo trên Biển Đông thuộc TQ tới vĩ tuyến 17 trở lại phía Bắc, không bao hàm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì Hoàng Sa và Trường Sa nằm ngoài vĩ tuyến 17 về phía Nam và thuộc chủ quyền của chính quyền Việt Nam Cộng hoà như hiệp định Giơ-ne-vơ đã ký kết”.

Lý luận của ông nặc danh chỉ ra bức công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng chỉ tán đồng với chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo trên Biển Đông giới hạn từ vĩ tuyến 17 trở lại phía Bắc, không bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa là đúng và phù hợp với thực tế của lịch sử. Việc Tân Hoa xã Trung Quốc lấy công hàm năm 1958 đó ra làm bằng chứng cho rằng Việt Nam cũng công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc là sự ấu trĩ, không tôn trọng hiệp ước quốc tế, và mâu thuẫn lủng củng ai cũng thấy trong chính bài tuyên bố đó như ông nặc danh đã phân tích. Chính quyền Trung Quốc cứ cố tình cho là Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của mình, nghĩa là Trung Quốc đã tự phơi bày sự bóp méo lịch sử, lấy sức mạnh chiến tranh để chiếm đoạt đất đai bất chấp luật lệ quốc tế như thực tế đã làm trong năm 1974. Ý kiến này chứng tỏ rằng trong nhân dân có rất nhiều ý kiến tốt và rất bổ ích cho nhà nước cũng như cho cộng đồng xã hội nếu họ được tự do ngôn luận không phải lén lút trên các trang mạng “lề trái”. 

Nhớ lại khi xưa, năm 1973, Hội nghị Pa-ri chỉ thành công khi nhà nước ta đã sáng suốt với chiến lược “vừa đánh vừa đàm”. Thực tế có thắng lợi trên các mặt trận chiến trường thì mới có thắng lợi trên bàn hội nghị. Tôi rất tán thành với việc Việt Nam và Trung Quốc giải quyết các mâu thuẫn trên Biển Đông bằng con đường ngoại giao đàm thoại, tránh xung đột vũ trang đổ máu. Để việc ngoại giao đàm thoại có nhiều thuận lợi, cũng nên áp dụng kinh nghiệm sáng suốt và quý báu: “vừa đánh vừa đàm”. Ý tôi muốn nói việc “đánh” ở đây có nghĩa vũ khí là ngòi bút và chiến sĩ là những nhà báo, những nhà trí thức có tâm huyết “vào trận địa” trên các phương tiện thông tin đại chúng phân tích những điều hay lẽ phải, hợp lý, hợp tình, những tài liệu, thông tin ý kiến quý giá... 

Vì vậy tôi viết thư ngỏ này đề nghị ông bật “đèn xanh” cho các nhà trí thức và các nhà báo có trình độ lý luận của trên 700 các báo đài thuộc sự quản lý của nhà nước được bình luận, phân tích làm rõ nội dung công hàm năm 1958 của cố TT Phạm Văn Đồng trong chính bài viết của Tân Hoa xã công bố ngày 28/6/2011.

Về vấn đề biểu tình tỏ rõ lòng yêu nước, ôn hoà có văn hoá của nhân dân trong nước cũng nằm trong phạm vi ông phụ trách, tôi nghĩ rằng ông cũng nên xem xét và xử lý sao cho thật hài hoà. Nhân dân bày tỏ lòng yêu nước và đã đi biểu tình thể hiện tinh thần đó là điều rất đáng mừng. Cái đáng sợ là khi toàn thể nhân dân đều lãnh đạm, hoặc sợ hãi, không ai thèm hoặc không ai dám biểu lộ lòng yêu nước nữa, mặc kệ chính quyền muốn làm gì thì làm. Và như vậy khi có chuyện cần phải huy động tới sức lực của toàn dân thì nhân dân cũng vẫn với thái độ sợ hãi hoặc lãnh đạm mặc kệ nhà nước, thì quả là rất nguy hiểm. Đừng sợ là có “thế lực thù địch” nào lợi dụng kích động nhân dân đi biểu tình để gây rối. Tổ chức nào hoặc người nào đó vận động được nhiều người dân đi biểu tình đòi chủ quyền về biển đảo của tổ quốc không đáng sợ và nguy hiểm bằng tổ chức nào hay người nào doạ nạt được hoặc vận động được tất cả người dân thờ ơ mặc kệ chính quyền muốn làm gì thì làm, không dám hoặc không thèm lên tiếng đòi chủ quyền công lý cho tổ quốc. Tổ chức nào hay người nào làm cái việc “vận động” nhân dân không thèm đi biểu tình, không thèm biểu lộ yêu nước nữa đó mới là “thế lực thù địch” của chính quyền.

Xin gửi tới ông vài lời tâm huyết và đề nghị như trên. Chúc ông khoẻ!

Trân trọng,
Lê Văn Cường
Kỹ sư Xây dựng
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Đọc tiếp...

LỜI CẢM ƠN VÀ THÔNG BÁO NGƯNG TIẾP NHẬN


Thưa chư vị,

Thật quá vui mừng và xúc động khi lời đề nghị của tôi về việc chúng ta cùng góp tiền mua tặng nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc một chiếc máy tính xách tay, và 1 máy scan ảnh và tài liệu để ông tiến hành công việc được thuận lợi hơn đã được sự hưởng ứng của đông đảo quý vị.

Đến lúc này, chúng tôi đã nhận được đủ số tiền để mua sắm những phương tiện trên. Vì vậy, chúng tôi (Nguyễn Xuân Diện và Hoàng Việt) trước là cảm tạ chư vị xa gần, sau là để thưa với chư vị cho phép chúng tôi ngừng tiếp nhận tiền. Dưới đây là phương danh của quý vị:

DANH SÁCH CÁC VỊ GỬI TIỀN MUA PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC
TẶNG NHÀ NGHIÊN CỨU ĐINH KIM PHÚC

STT
NGƯỜI GỬI VÀ THỜI ĐIỂM NHẬN TIỀN

ĐỊA CHỈ
SỔ TIỀN (Đ)
LỜI NHẮN


  1.  
Nguyễn Xuân Diện và Trang Thanh Hiền
Hà Nội
1.000.000


  1.  
Ẩn danh
14h18’(29.6.2011)

2.000.000
nhờ anh chuyển 01 tr đồng góp mua bộ máy tặng bác Đ.K.P và 01 tr gửi bác gái Đ.K.P

  1.  
Do Hoang Diep
14h30 (29.6.2011)

500.000
Ủng hộ việc làm của bác Phúc

  1.  
Trương Quynh Van
14h45 (29.6.2011)

10.000.000


  1.  
Ẩn danh
14h54 (29.6.2011)

100.000


  1.  
Ẩn danh
15h23 (29.6.2011)

500.000
Một chút đóng góp với bác Phúc

  1.  
Nguyễn Anh Phương
15h26 (29.6.2011)

500.000


  1.  
Nguyen Ngoc Hien
16h12 (29.6.2011)

200.000
Ủng hộ việc làm của NNC Đ.K.P

  1.  
Huu Nguyen
09h17 (30.6.2011)

500.000


  1.  
Tran Thi Tuyet Dung
09h53 (30.6.2011)

500.000


  1.  
Ẩn danh
10h30 (30.6.2011)

500.000


  1.  
Một người bạn ở vịnh Vân Phong (Nha Trang)
14h (30.6.2011)

2.000.000


  1.  
Huynh Ba Dung
14h11 (30.6.2011)

1.000.000


  1.  
Hoang Nguyen T...
14h40 (30.6.2011)

500.000
Chuyển đến anh Đ.K.P

  1.  
To Quang Ha
14h40 (30.6.2011)

2.000.000
Góp tiền mua dụng cụ cho nhà nghiên cứu Đ.K.P

  1.  
Phan Duy Linh
09h01 (1.7.2011)

2.000.000


  1.  
Ẩn danh
11h02 (1.7.2011)

500.000


11h45 ngày 30 tháng 6 năm 2011, Bạn đọc Nguyễn Đắc Chiến đã mang đến tận nhà Thạc sĩ Hoàng Việt để nhờ chuyển tặng Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc 01 máy scan mới để ông Đinh Kim Phúc có thêm phương tiện làm việc. Chiếc máy scan là phần thưởng của con trai anh. Vì gia đình anh đã có máy scan nên hai cha con anh quyết định tặng Bác Phúc.

Chúng tôi gồm Nguyễn Xuân Diện, Hoàng Việt, Đinh Kim Phúc có mong muốn tặng mỗi vị có tên trong danh sách trên 01 cuốn sách "Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần đào Hoàng Sa - Trường Sa"(do Đinh Kim Phúc chủ biên), với chữ ký của cả ba chúng tôi, để kỷ niệm và gọi là đáp đền trong muôn một tấm lòng của quý vị. Xin quý vị cho biết địa chỉ gửi thư để gửi tặng đến tận nhà, thông qua việc comments ngay dưới bài này - comments có địa chỉ sẽ không hiển thị). Vì hai anh ở Sài Gòn còn tôi thì ở Hà Nội, nên việc có đủ cả 3 chữ ký cần có thời gian, vì vậy sách chưa thể đến tay ngay chư vị, mong được thông cảm.

Xin cầu chúc Tổ tiên ngàn đời phù hộ cho anh em chúng ta khỏe về cơ bắp, vững về tinh thần, giàu về của cải, mạnh về trí tuệ để cùng nhau gìn giữ cơ đồ của Tổ tiên để lại!

Nguyễn Xuân Diện và Hoàng Việt kính trình!

20h30 ngày 01.07.2011:

Sau 14h22, tức là sau khi thông báo ngưng tiếp nhận, 
chúng tôi vẫn tiếp tục thấy chư vị gửi tiền đến.

STT
NGƯỜI GỬI VÀ THỜI ĐIỂM NHẬN TIỀN

ĐỊA CHỈ
SỔ TIỀN
LỜI NHẮN

1
Tran Duc Truong
14h14 (1.7.2011)

200.000
Ủng hộ NNC Đ.K.P
2
Cao Thị Vũ Hương
16h00 (1.7.2011)

2.000.000

3
Ẩn danh
16h05 (1.7.2011)

1.000.000
Ủng hộ anh Đ.K.P
4
Nguyen Van Bay
16h06 (1.7.2011)

1.000.000

5
Ẩn danh
16h31 (1.7.2011)

500.000


Đọc tiếp...