Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2011
Kính gửi: Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị,
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam.
Hôm qua, ngày 28/6/2011 cơ quan thông tấn Tân Hoa xã Trung Quốc đã ra tuyên bố thúc dục sự đàm phán tay đôi với Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Trong bản tuyên bố đó có nhắc tới công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thông tin này của Tân Hoa xã không thấy xuất hiện trong hệ thống báo chí của nhà nước ta, nhưng lại xuất hiện đầy trên mạng thông tin đang được gọi là “lề trái”.
Tôi cũng hiểu là có thể nhà nước ta chưa tìm ra cách giải thích có tình, có lý về nội dung công hàm năm 1958 đó. Xin mách có một ông nặc danh nào đó đã có ý kiến bình luận trên mạng Block, giải thích về bức công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng nghe thấy rất xuôi tai, có tình, có lý. Xin trình nguyên văn lời bình luận của ông nặc danh như sau:
Đã có hướng xử lý đối với công hàm 1958 của TT PVĐ.
TQ đã mắc lỗi trong việc ra công bố thúc giục sự đồng thuận với Việt nam ngày 28/6/2011. Bằng chứng là Tân Hoa xã đã phát biểu: "Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố về chủ quyền không thể tranh cãi của mình tại các hòn đảo trên biển Hoa Nam [Biển Đông] và những vùng biển xung quanh các hòn đảo này.
Những hồ sơ lịch sử của Trung Quốc đã cho thấy rằng năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã khẳng định các hòn đảo trên biển Hoa Nam [Biển Đông] như là bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc, và kế đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao ngắn của mình gửi tới Thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai.
Chưa từng có sự bất đồng nào từ bất cứ quốc gia nào đối với chủ quyền của Trung Quốc trên khu vực này cho tới những năm 1970, khi các nước bao gồm Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền từng phần ở đây".
[Nếu] Đồng ý như Tân Hoa xã đã tuyên bố ngày hôm qua 28/6/2011 là: "chưa từng có sự bất đồng nào từ bất cứ quốc gia nào đối với chủ quyền của Trung quốc trên khu vực này cho tới những năm 1970, khi các nước bao gồm Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền từng phần ở đây" - Nghĩa là chủ quyền các hòn đảo trên Biển Đông thuộc TQ kể từ năm 1970 trở về trước là đúng . Thế thì sự việc 4 năm sau, đến năm 1974 TQ mang quân đi đánh chiếm đảo Hoàng Sa, lúc đó Hoàng Sa thuộc chủ quyền của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (miền Nam Việt Nam) là bất hợp pháp. Từ trước năm 1970 có thể đúng là chủ quyền các hòn đảo tại Biển Đông (không bao hàm Hoàng Sa và Trường Sa, vì lúc đó chúng thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa) thuộc TQ là "không thể tranh cãi", nhưng từ năm 1974 trở đi tuyên bố về chủ quyền các hòn đảo của TQ không còn là "không thể tranh cãi" nữa, mà là phải tranh cãi trắng đen rõ ràng. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (miền Bắc Việt Nam) lúc đó không có chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và tôn trọng hiệp định Giơ-ne-vơ đã ký để chính quyền Việt Nam Cộng hoà (miền Nam Việt nam) làm chủ quyền nên không thể tuyên bố chủ quyền từng phần ở đây vào thời điểm đó. Do đó đúng như Tân Hoa xã đã tuyên bố: “chưa từng có sự bất đồng nào từ bất cứ quốc gia nào đối với chủ quyền của Trung Quốc trên khu vực này cho tới những năm 1970”. Đề nghị Bộ Ngoại giao và chính phủ CHXHCN Việt Nam dùng chứng cứ do chính TQ công bố này để yêu cầu TQ trả lại phần đã chiếm của Việt Nam. Mặc nhiên Công hàm năm 1958 của cố TT PVĐ đã chứng minh: chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lúc đó chỉ tán đồng các hòn đảo trên Biển Đông thuộc TQ tới vĩ tuyến 17 trở lại phía Bắc, không bao hàm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì Hoàng Sa và Trường Sa nằm ngoài vĩ tuyến 17 về phía Nam và thuộc chủ quyền của chính quyền Việt Nam Cộng hoà như hiệp định Giơ-ne-vơ đã ký kết”.
Lý luận của ông nặc danh chỉ ra bức công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng chỉ tán đồng với chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo trên Biển Đông giới hạn từ vĩ tuyến 17 trở lại phía Bắc, không bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa là đúng và phù hợp với thực tế của lịch sử. Việc Tân Hoa xã Trung Quốc lấy công hàm năm 1958 đó ra làm bằng chứng cho rằng Việt Nam cũng công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc là sự ấu trĩ, không tôn trọng hiệp ước quốc tế, và mâu thuẫn lủng củng ai cũng thấy trong chính bài tuyên bố đó như ông nặc danh đã phân tích. Chính quyền Trung Quốc cứ cố tình cho là Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của mình, nghĩa là Trung Quốc đã tự phơi bày sự bóp méo lịch sử, lấy sức mạnh chiến tranh để chiếm đoạt đất đai bất chấp luật lệ quốc tế như thực tế đã làm trong năm 1974. Ý kiến này chứng tỏ rằng trong nhân dân có rất nhiều ý kiến tốt và rất bổ ích cho nhà nước cũng như cho cộng đồng xã hội nếu họ được tự do ngôn luận không phải lén lút trên các trang mạng “lề trái”.
Nhớ lại khi xưa, năm 1973, Hội nghị Pa-ri chỉ thành công khi nhà nước ta đã sáng suốt với chiến lược “vừa đánh vừa đàm”. Thực tế có thắng lợi trên các mặt trận chiến trường thì mới có thắng lợi trên bàn hội nghị. Tôi rất tán thành với việc Việt Nam và Trung Quốc giải quyết các mâu thuẫn trên Biển Đông bằng con đường ngoại giao đàm thoại, tránh xung đột vũ trang đổ máu. Để việc ngoại giao đàm thoại có nhiều thuận lợi, cũng nên áp dụng kinh nghiệm sáng suốt và quý báu: “vừa đánh vừa đàm”. Ý tôi muốn nói việc “đánh” ở đây có nghĩa vũ khí là ngòi bút và chiến sĩ là những nhà báo, những nhà trí thức có tâm huyết “vào trận địa” trên các phương tiện thông tin đại chúng phân tích những điều hay lẽ phải, hợp lý, hợp tình, những tài liệu, thông tin ý kiến quý giá...
Vì vậy tôi viết thư ngỏ này đề nghị ông bật “đèn xanh” cho các nhà trí thức và các nhà báo có trình độ lý luận của trên 700 các báo đài thuộc sự quản lý của nhà nước được bình luận, phân tích làm rõ nội dung công hàm năm 1958 của cố TT Phạm Văn Đồng trong chính bài viết của Tân Hoa xã công bố ngày 28/6/2011.
Về vấn đề biểu tình tỏ rõ lòng yêu nước, ôn hoà có văn hoá của nhân dân trong nước cũng nằm trong phạm vi ông phụ trách, tôi nghĩ rằng ông cũng nên xem xét và xử lý sao cho thật hài hoà. Nhân dân bày tỏ lòng yêu nước và đã đi biểu tình thể hiện tinh thần đó là điều rất đáng mừng. Cái đáng sợ là khi toàn thể nhân dân đều lãnh đạm, hoặc sợ hãi, không ai thèm hoặc không ai dám biểu lộ lòng yêu nước nữa, mặc kệ chính quyền muốn làm gì thì làm. Và như vậy khi có chuyện cần phải huy động tới sức lực của toàn dân thì nhân dân cũng vẫn với thái độ sợ hãi hoặc lãnh đạm mặc kệ nhà nước, thì quả là rất nguy hiểm. Đừng sợ là có “thế lực thù địch” nào lợi dụng kích động nhân dân đi biểu tình để gây rối. Tổ chức nào hoặc người nào đó vận động được nhiều người dân đi biểu tình đòi chủ quyền về biển đảo của tổ quốc không đáng sợ và nguy hiểm bằng tổ chức nào hay người nào doạ nạt được hoặc vận động được tất cả người dân thờ ơ mặc kệ chính quyền muốn làm gì thì làm, không dám hoặc không thèm lên tiếng đòi chủ quyền công lý cho tổ quốc. Tổ chức nào hay người nào làm cái việc “vận động” nhân dân không thèm đi biểu tình, không thèm biểu lộ yêu nước nữa đó mới là “thế lực thù địch” của chính quyền.
Xin gửi tới ông vài lời tâm huyết và đề nghị như trên. Chúc ông khoẻ!
Trân trọng,
Lê Văn Cường
Kỹ sư Xây dựng
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Nguồn: Bauxite Việt Nam.
Cảm ơn KS Lê Văn Cường , một con người có tâm, có tài và rất dũng cảm. Kỹ sư xây dựng mà sắc sảo đến GS ngủ gật phải "gọi bằng Cụ". Chỉ mong sao những người có trách nhiệm, phụ tá, thậm chí là bè bạn, con cháu của Ông Đinh Thế Huynh đọc bài này thì chuyển ngay cho ông ấy. Và mong sao ông Huynh xem xét và hành động tương xứng với trong trách mà Đảng CSVN giao cho ông. Mà Đảng CSVN lại là người tự nguyện nhận trọng trách lãnh đạo đất nước...
Trả lờiXóaChuẩn không cần chỉnh
Trả lờiXóaVề mặt trí xảo, TQ rất khôn ngoan mà thực ra cũng đầy sơ hở. Bác nặc danh nào đó chỉ ra cái chỗ sơ hở ấy quả là giỏi. Đấy có thể mới chỉ là trí tuệ đơn lẻ trong thôn dã. Còn bao nhiêu bộ óc uyên bác, khôn ngoan, có rất nhiều tư liệu và lý lẽ nhưng không được huy động? Trí tuệ của họ nhiều khi bị vung phí vào những việc tầm thường như tranh ngôi thứ chiếu trên chiếu dưới. Lại có cả những quyền lợi nhỏ tí mà tranh nhau đến mất cả nhân cách. Có một nguyên nhân là "thừa chất xám".
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaĐúng quá, đúng quá, rất cám ơn bác KS Lê Văn Cường đã dày công "đãi cát tìm vàng" với một tâm huyết bằng vàng mười đối với vận mệnh Tổ Quốc! Tôi rất có niềm tin rằng đảng và chính phủ- dù chưa tuyên bố chính thức ra công luận- luôn luôn tin tưởng nhân dân theo đúng lời dạy của Hồ Chủ Tịch rằng phải "lấy dân làm gốc" hay "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong"! Tôi nghĩ với tầm vóc của mình, các vị lãnh đạo của ta sẽ biết chọn lựa nào là tốt nhất cho Tổ Quốc (cũng là cho chính bản thân các vị ấy), vì làm vua một nước nhỏ vẫn hơn làm tôi một nước dù lớn đến đâu! Mong lắm thay!
Trả lờiXóanếu tôi không nhầm thì có lỗi chính tả ở chỗ "thúc giục" chứ không phải "thúc dục"
Trả lờiXóaKhách ẩn danh nói...
Trả lờiXóaXin bày tỏ lòng ngưỡng mộ KS Cường.
Tuy nhiên tôi nghĩ vấn đề này không phải Đảng và nhà Nước ta không biết, nhưng ...sợ phải đương đầu với một Trung hoa quá mạnh, quá bẩn thỉu và thâm hiểm
Ai sẽ đứng ra bảo vệ Việt nam về mặt pháp lý? Tòa án Quốc tế ư? Không chắc vì chân lý luôn thuộc về kẻ mạnh
Ai sẽ đồng minh với VN nếu có chiến tranh? Lào hay Cuba? Chưa chắc và cũng không là đối thủ của Tàu Cộng
Vậy chỉ có cách là [...] cầu an thôi
20:47 Ngày 01 tháng 7 năm 2011
Xin được bày tỏ sự ngưỡng mộ về bạn, Ks. Lê Văn Cường. Làm được việc này, bạn đã phải có trí tuệ, nhiệt huyết lẫn sự can đảm để đưa một ý kiến 'gai góc', có độ nhạy cảm cao cho lãnh đạo chúng ta xem xét. Một tiếng nói, lá chưa lay chuyển nhưng góp nhặt nhiều tiếng nói sẽ thành 'sóng giăng chớp giật'. Mong rằng bản thân chúng ta và xã hội chúng ta sẽ chuyển mình ươm mầm cho nhiều tiếng nói ích nước, lợi dân hơn nữa. "Sợ tức là sẽ mất, không sợ thì có khả năng giữ được" (Lê Đức Anh).
Trả lờiXóaHay quá! nghe thật sướng! Chúng ta sẽ cần phân tích kỹ hơn nữa và chúng ta sẽ dùng cách của Trung Quốc về "đường lưỡi con bò" là quốc tế hóa cho thế giới thấy sự hợp lý ở những điểm này. Dần dần thế giới sẽ thấy cái gì sai, cái gì đúng. Chiến lược về lâu về dài là sẽ đấu tranh đến ngọn khi gặp thời điểm chín muồi ( có thể là khi thế giới hiểu và nghiêng về phía cta).
Trả lờiXóaVấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề hệ trọng. Do vậy, việc phân định, công nhận chủ quyền...phải thông qua đàm phán và ký hiệp định. Hiệp định về biên giới bao giờ cũng phải thông qua thủ tục đặc biệt; phê chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thường là Quốc hội, Nghị viện. Thậm chí hiệp định đã được ký kết mà không được phê chuẩn thì hiệp định ấy cũng không có hiệu lực. Việc Trung Quốc dưa vào Công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng chứng tỏ phớt lờ quy định của luật quốc tế. Hơn thế nữa, từ thời cổ đại, luật la mã đã thịnh hành nguyên tắc được thừa nhận chung:"Không ai có thể cho người khác hơn cái mà mình có". Có nghĩa, nếu tôi chỉ có quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đối với vật nào đó, nếu tôi không có quyền sở hữu thì tôi không có quyền định đoạt, không được cho, tặng, bán cho người khác- là quyền mà chỉ có chủ sở hữu mới có. Khi Hoàng Sa và Trường Sa đang do Chính quyền Sài gòn chiếm giữ, tuyên bố của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng sẽ không liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa. Hơn nữa, nếu đọc kỹ Công hàm này, Cố thủ tướng chỉ ủng hộ tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý - khi đó đã phù hợp với Công ước Giơ-ne-vơ năm 1958 về lãnh hải. Nếu Trung Quốc dựa vào Công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì đương nhiên Trung Quốc tự phủ nhận đường lưỡi bò đầy tham vọng.
Trả lờiXóaXin mời mọi người đọc hoặc tải về toàn văn Công ước của Liên hợp quốc về luật biển- Bản bằng tiếng Việt hoàn chỉnh: http://vea.gov.vn/SiteCollectionDocuments/cong%20uoc%20LHQ%20ve%20luat%20bient%201982.pdf
Trả lờiXóaCác bác vào bauxiteVN xem bài viết của Đoàn Nam Sinh: Cảng Liên hợp Mũi Điện - Khe Gà hay gạch nối đất liền với “đường lưỡi bò” trên Biển Đông?
Trả lờiXóaViệc gì người Tàu cũng nhằm hai, ba mục đích, trong đó đó không bao giờ quên mục đích còn VN mình quân sự, lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải. Còn các đồng chí nhà mình hình như có mỗi mục đích là "hữu nghị", đã hữu nghị ưu tiên bằng mọi giá.
"Ai sẽ đồng minh với VN nếu có chiến tranh? Lào hay Cuba? Chưa chắc và cũng không là đối thủ của Tàu Cộng".
Trả lờiXóaVấn đề không phải là đối thủ hay không (nếu họ ủng hộ ta, cũng là một lực lượng đáng kể lắm) mà là họ cũng cùng thể chế, cùng nằm trong hệ thống XHCN với TQ (ngày nay được gọi là "các nước XHCN còn lại). Chính họ cũng như ta, đang cần TQ làm hậu thuẫn cho công cuộc xây dựng CNXH và chống "các thế lực thù địch".
Hãy xem lại nhận định của bác Tống Văn Công (bài Bản điều trần cứu nước): Hỏi khắp mọi người trên thế giới, hiện nay ai là bạn thân nhất của VN? Câu trả lời nhận được sẽ là: Trung Quốc!
Một mặt khác nhà nước nên lam công tác truyền thông khu vực và quốc tế (thay từ tuyên truyền định hướng )để họ cùng nhận thức rằng nếu TQ thực hiện đường lưỡi bò và thôn tính Đông dương thì ĐNA và Châu á không thể sống yên ổn !
Trả lờiXóaChuyện này xưa như trái đất rồi các ngài bành trướng ơi, không có cái gì mới sao cứ bổn cũ soạn lại thế.
Trả lờiXóaXem WIKI tổng kết rồi:
Chính phủ Trung Quốc ra Tuyên bố về lãnh hải 12 hải lý ngày 4 tháng 9 năm 1958[6]. Phạm Văn Đồng sau đó đã viết một Công hàm gửi cho thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958[6] và sau đó cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 năm 1958, trong đó có đoạn:
Năm 1958, Công hàm của Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai
Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Phạm Văn Đồng gửi thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc về hải phận.
Theo quan điểm của Trung Quốc, công hàm của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Phạm Văn Đồng đương nhiên công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Đông vì trước đó trong số báo ngày 6 tháng 9 báo Nhân Dân đã đăng chi tiết về Tuyên bố Lãnh hải của chính phủ Trung Quốc với những khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trong biển Đông[6].
Theo Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 7 tháng 8 năm 1979 thì: Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phía Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn trên tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc. (Nguồn: Việt Weekly)[cần dẫn nguồn]
Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á, cho rằng công hàm không có sức nặng ràng buộc pháp lý và nếu khi đó Hà Nội có phản đối tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải thì cũng không ngăn được Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.[7]
Phân Tích trên Tạp chí Thời Đại:
Những lời tuyên bố trên không có hiệu lực vì trước năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý những đảo này. Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hoà; mà các chính phủ Việt Nam Cộng hoà luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Còn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng không tuyên bố điều gì có thể làm hại đến chủ quyền này cả. Tác giả Monique Chemillier-Gendreau đã viết như sau:
“Dans ce contexte, les declarations ou prise de position éventuelles des autorités du Nord Vietnam sont sans consequences sur le titre de souveraineté. Il ne s’agit pas du gouvernement territorialement competent à l’égard des archipels. On ne peut renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité…”
(Có thể dịch là: “Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được…”).
Một lý lẽ thứ hai nữa là đứng trên phương diện thuần pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hoà và Philippin. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.
Trả lờiXóaNếu đặt giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thì dựa trên luật quốc tế, những lời tuyên bố đó cũng không có hiệu lực. Tuy nhiên, có tác giả đã nêu thuyết “estoppel” để khẳng định những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam, và Việt Nam bây giờ không có quyền nói ngược lại.
Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết “estoppel”. Điều 38 Quy chế Toà án Quốc tế không liệt kê những lời tuyên bố đơn phương trong danh sách những nguồn gốc của luật pháp quốc tế. Estoppel là một nguyên tắc theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hoạt động ngược lại với những gì mình đã nói hoặc hoạt động trước kia. Câu tục ngữ thường dùng để định nghĩa nó là “one cannot at the same time blow hot and cold.”[72] Nhưng thuyết estoppel không có nghĩa là cứ tuyên bố một điều gì đó thì quốc gia tuyên bố phải bị ràng buộc bởi lời tuyên bố đó.
Thuyết estoppel bắt nguồn từ hệ thống luật quốc nội của Anh, được thâu nhập vào luật quốc tế. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác.Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:
1. Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách minh bạch (clair et non equivoque).
2. Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động. Yếu tố này trong luật quốc nội Anh-Mỹ gọi là “reliance”.
3. Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó.
4. Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và trường kỳ. Thí dụ: bản án “Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án “Ngôi đền Preah Vihear”,…
Ngoài ra, nếu lời tuyên bố đơn phương có tính chất một lời hứa, nghĩa là quốc gia tuyên bố mình sẽ làm hoặc không làm một việc gì, thì quốc gia phải thực sự có ý định muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó, thực sự muốn thi hành lời hứa đó.
Thuyết estoppel với những điều kiện trên đã được án lệ quốc tế áp dụng rất nhiều. Trong bản án “Thềm lục địa vùng Biển Bắc” giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Đan Mạch/Hà Lan, Toà án quốc tế đã phán quyết rằng estoppel không áp dụng cho Cộng hòa Liên bang Đức, mặc dù quốc gia này đã có những lời tuyên bố trong quá khứ nhằm công nhận nội dung của Công ước Genève 1958 về thềm lục địa, vì Đan Mạch và Hà Lan đã không bị thiệt hại khi dựa vào những lời tuyên bố đó.
Trả lờiXóaTrong bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua” giữa Nicaragua và Mỹ, Toà đã phán quyết như sau: “… ‘Estoppel’ có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia, nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được phát biểu một cách rõ rệt và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động, và do đó phải chịu thiệt hại”.
Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2/ và 3/ đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó. Lúc đó hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa rất thân thiện, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Những lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn do tình hữu nghị Hoa-Việt. Hơn nữa, lời văn của bản tuyên bố không hề nói rõ ràng minh bạch là công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa. Bức công hàm chỉ nói: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy (quyết định ấn định lãnh hải 12 dặm của Trung Quốc), và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc…”.
Lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có thể hiểu là một lời hứa đơn phương, một lời tuyên bố ý định sẽ làm một việc gì (declaration d’intention). Thật vậy, đây là một lời hứa sẽ tôn trọng quyết định của Trung Quốc trong việc ấn định lãnh hải của Trung Quốc, và một lời hứa sẽ ra lệnh cho cơ quan công quyền của mình tôn trọng lãnh hải đó của Trung Quốc.
Một lời hứa thì lại càng khó ràng buộc quốc gia đã hứa. Toà án Quốc tế đã ra thêm một điều kiện nữa để ràng buộc một lời hứa: đó là ý chí thực sự của một quốc gia đã hứa. Nghĩa là quốc gia đó có thực sự muốn bị ràng buộc bởi lời hứa của mình hay không. Để xác định yếu tố “ý chí” (intention de se lier), Toà xét tất cả những dữ kiện xung quanh lời tuyên bố đó, xem nó đã được phát biểu trong bối cảnh, trong những điều kiện nào (circonstances). Hơn nữa, nếu thấy quốc gia đó có thể tự ràng buộc mình bằng cách ký thoả ước với quốc gia kia, thì lời tuyên bố đó là thừa, và Toà sẽ kết luận là quốc gia phát biểu không thực tình có ý muốn bị ràng buộc khi phát biểu lời tuyên bố đó. Vì vậy, lời tuyên bố đó không có tính chất ràng buộc.
Trong bản án “Những cuộc thí nghiệm nguyên tử” giữa Úc/Tân Tây Lan và Pháp, Pháp đã tuyên bố là sẽ ngừng thí nghiệm nguyên tử. Toà án đã phán quyết rằng Pháp bị ràng buộc bởi lời hứa vì Pháp thực sự có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó.
Trong trường hợp Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi tuyên bố sẽ tôn trọng lãnh hải của Trung Quốc, không hề có ý định nói đến vấn đề chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Ông đã phát biểu những lời tuyên bố trên trong tình trạng khẩn trương, chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe doạ Trung Quốc. Ông đã phải lập tức lên tiếng để ủng hộ Trung Quốc nhằm gây một lực lượng chống đối lại với mối đe doạ của Mỹ.
Lời tuyên bố năm 1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như vậy. Động lực của lời tuyên bố đó là tình trạng khẩn trương, nguy ngập ở Việt Nam. Đây là những lời tuyên bố có tính chính trị, chứ không phải pháp lý.
Nếu xét yếu tố liên tục và trường kỳ thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không hội đủ tiêu chuẩn này. Estoppel chỉ đặt ra nếu chấp nhận giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một; và cả Pháp trong thời kỳ thuộc địa, và Việt Nam Cộng hoà trước năm 1975 cũng là một đối với Việt Nam hiện thời. Nếu xem như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia riêng biệt với Việt Nam hiện thời, thì estoppel không áp dụng, vì như đã nói ở trên, lời tuyên bố sẽ được xem như lời tuyên bố của một quốc gia không có quyền kiểm soát trên lãnh thổ tranh chấp. Như vậy, nếu xem Việt Nam nói chung như một chủ thể duy nhất từ xưa đến nay, thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ là một sự phát biểu có ý nghĩa chính trị trong đoản kỳ thời chiến, so với lập trường và thái độ của Việt Nam nói chung từ thế kỷ XVII đến nay.
Trả lờiXóaTóm lại, những lời tuyên bố mà chúng ta đang phân tích thiếu nhiều yếu tố để có thể áp dụng thuyết estoppel. Yếu tố “reliance” (tức là quốc gia kia có dựa vào lời tuyên bố của quốc gia này mà bị thiệt hại), và yếu tố “ý chí” (tức là quốc gia phát biểu lời hứa có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó) rất quan trọng. Không có “reliance” để giới hạn sự áp dụng của estoppel thì các quốc gia sẽ bị cản trở trong việc hoạch định chính sách ngoại giao. Các quốc gia sẽ phải tự ép buộc cố thủ trong những chính sách ngoại giao lỗi thời. Khi điều kiện chung quanh thay đổi, chính sách ngoại giao của quốc gia kia thay đổi, thì chính sách ngoại giao của quốc gia này cũng phải thay đổi. Các quốc ga đổi bạn thành thù và đổi thù thành bạn là chuyện thường.
Còn những lời hứa đơn phương trong đó quốc gia không thật tình có ý muốn bị ràng buộc, thì nó chẳng khác gì những lời hứa vô tội vạ, những lời hứa suông của các chính khách, các ứng cử viên trong cuộc tranh cử. Trong môi trường quốc tế, nguyên tắc “chủ quyền quốc gia” (état souverain) rất quan trọng. Ngoại trừ tục lệ quốc tế và những điều luật của Jus Congens, không có luật nào ràng buộc quốc gia ngoài ý muốn của mình, khi mà quốc gia này không gây thiệt hại cho quốc gia nào khác. Vì vậy ý chí của quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định tính chất ràng buộc của một lời hứa đơn phương
Vài lời từ Trung Tâm Dữ Liệu Hoàng Sa:
Chúng tôi đã rất đắn đo khi đưa công hàm này vào Hoàng Sa Wiki, tuy nhiên do vấn đề này là một phần của lịch sử về Hoàng Sa nên không thể né tránh được. Chúng tôi mong muốn các bạn thanh niên trong và ngoài nước không nên dùng vấn đề này để bới móc lẫn nhau,cái cần của chúng ta là hiểu rõ vấn đề này để đối phó với Trung Quốc. Cũng hy vọng rằng qua vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, tất cả chúng ta có thể ngồi xuống với nhau, và tạo hơn nữa sự đoàn kết để tất cả vì tương lai của đất nước Việt Nam.
Mời các bạn xem bản Tiếng Anh về tuyên bố chủ quyền: Chúng không hề dùng thuật ngữ PARACEL và SPRATLY như quốc tế quy định. Còn trong bản tiếng Việt nó dùng Tây Sa, Trung Sa, và Nam Sa. Như vậy về lý đảo ta là Hoàng Sa ta có công nhận HS là lãnh thổ của nó đâu. Lẽ ra nó phải minh định rõ Tây Sa, Trung Sa, và Nam Sa. Nếu nó không làm ta chẳng dại gì mà công nhận
Trả lờiXóaDECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA
(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People's Congress on 4th September, 1958)
The People's Republic of China hereby announces:
(1) This width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
(2) The straight lines linking each basic point at the mainland's coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China's territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China's inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China's inland sea islands.
(3) Without the permit of the government of the People's Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China's territorial sea and the sky above the territorial sea.
Any foreign vessel sailing in China's territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People's Republic of China.
(4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People's Republic of China's territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People's Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China's internal affairs which should not be interfered by any foreign country.
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải
Trả lờiXóa(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc
(Bản dịch của Trung Tâm Dữ Kiện)
Theo tôi, công hàm mà ông Phạm Văn Đồng đã ký với TQ năm 1958 với nội dung công nhận lãnh hải của TQ trên biển Đông chưa chắc đã là bán nước. Vì trong đó không hề có một câu từ nào công nhận 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc cả, mà chỉ có nói là chính phủ Việt Nam DCCH công nhận lãnh hải 12 hải lý của CHND Trung Hoa tính từ đất liền ra thôi. Theo tôi được biết 1 hải lý có độ dài chỉ tương đương với 1.8km. Như vậy, 12 hải lý chỉ tương đương với 21.6km. Khoảng cách chừng đó không thể vươn ra được Hoàng Sa chứ đừng nói tới Trường Sa. (Theo thông tin trong Wikipedia Tiếng Việt thì khoảng cách từ cực nam đảo Hải Nam của Trung Quốc đến đảo gần nhất của quần đảo Hoàng Sa tối thiểu đã là 235 hải lý rồi, còn Trường Sa thì khỏi nói cũng biết là xa nhiều hơn nữa). Thế thì sao có thể nói ông Phạm Văn Đồng công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc chứ?
Trả lờiXóaMặt khác, nếu ông PVĐ thực sự có ý đồ bán 2 quần đảo của ta cho Tàu thì tại sao ông ấy không nói thẳng ra trong công hàm là "Chúng tôi công nhận 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh hải Trung Quốc" luôn đi, mà lại đi viết một cách mập mờ, úp mở là "công nhận lãnh hải 12 hải lý của TQ", khiến cho bàn dân thiên hạ khó hiểu rồi lại tranh cãi nhau ầm ỹ cả lên??? Rõ ràng là ở đây có sự mâu thuẫn trong câu từ của ông ấy. Không biết có ai nhận ra điều này không?
Nhưng điều quan trọng nhất tôi muốn đề cập ở đây là chúng ta đã bao giờ đặt mình vào hoàn cảnh của ông Đồng lúc đó mà suy ngẫm chưa? Nếu ta là ông ấy thì lúc đó liệu ta có thể làm gì khác được không? Các bạn nên biết là lúc bấy giờ mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam DCCH và Trung Quốc còn đang rất nồng ấm, vì nó mới đang ở giai đoạn đầu thôi. Mới chơi với nhau thì không thể hiểu rõ hết bản chất đối phương được. Chính quyền miền Bắc khi ấy đang rất cần viện trợ của các nước XHCN khác để xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó tạm thời không thuộc tầm kiểm soát của họ mà của VNCH, nên về lý thì họ không thể làm gì được. Nếu như ra mặt phản đối công hàm của Trung Quốc, thì Trung Quốc có thể lợi dụng cớ này mà cắt hết viện trợ cho họ về vật chất và tinh thần, thì vô hình chung họ sẽ bị mất một nguồn lực quan trọng để thực hiện mục tiêu của mình. Nếu không thống nhất được đất nước thì họ cũng không bao giờ giành được quyền kiểm soát cả 2 quần đảo ấy, nên nếu bị TQ lấy mất thì họ cũng không thể lên tiếng đòi lại được. Còn nếu công nhận công hàm của Tàu thì lại bị cho là bán nước. Vậy nếu bạn là ông ấy, ở tình huống này bạn sẽ giải quyết thế nào đây???
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaMời đọc bài của Lữ Giang:"Vấn đề ngày càng sáng tỏ", 28-06-2011
Trả lờiXóaĐề nghị khách ẩn danh 21:47 cẩn trọng lời nói và bác Diện nên quản lý comment kỹ hơn. Người Việt Nam yêu nước chân chính không bao giờ chấp nhận mất một phần lãnh thổ nào vào tay bất kỳ nước nào. Sao lại đặt vấn đề một cách ấu trĩ là thà mất nước vào tay Mỹ như vậy được. D9a62t nước Việt Nam là của dân tộc Việt Nam và của người Việt Nam, mãi mãi là như thế!
Trả lờiXóaKTS. Cao Tuấn Minh
Các bạn cứ thử nhìn cái "lưỡi bò" trên bản đồ mà TQ tuyên bố chủ quyền trên biển đông xem. Nếu chấp nhận "lưỡi bò" đó, coi như ngư dân VN không thể ra biển đánh cá, bỏ nghề "đánh bắt cá xa bờ" đi và tầu thuyền của VN phải vứt đi hoặc chữa lại thành ô tô cho đỡ phí sắt thép. Vì Tầu thuyền VN có ra đứoc biển khơi đâu, VN ra biển khơi là xâm phạm chủ quyền của TQ ? Và ngược lại tầu bè của các nước cũng không thể vào biển đông, dĩ nhiên là không thể cập bến tại các hải cảng của VN. Muốn đi bằng tầu thuyền trên biển đông hoặc vào hoặc ra thì phải xin phép TQ cấp Visa. VN đất nước có biển đảo bỗng dưng biến thành Căm pu chia hay Lào không có biển. Không thể tưởng tượng được tại sao TQ lại có thể vẽ được ra cái chủ quyền "lưỡi bò" chắn tại biển đông như vậy được? Chấp nhận cái "lưỡi bò" như thế chỉ có thể VN là "một bộ phận không thể tách rời" của TQ thì VN mới có biển đảo. Không thì thôi, đừng có lằng nhằng quan hệ với các nước thế giới! Chỉ biết là: Âm mưu bá chủ thế giới của TQ thể hiện ở cái "lưỡi bò" này đã bị bại lộ. Các nước phương tây đã hiểu hết ý đồ của TQ rồi. Bởi vậy chỉ cần VN hô lên một tiếng là cả thế giới ủng hộ ngay. Vấn đề là VN có ai có trí tuệ xứng đáng là học trò của chủ tịch Hồ chí Minh và "dám" hô lên hay không thôi!
Trả lờiXóaÝ đồ thâm độc của Mao Trạch Đông trong việc thôn tính Hoàng Sa và Trường Sa đã có từ trước 1954, chính họ đã ký vào hiệp định Geneve với Pháp, với nội dung tạm thời chia đôi nước Việt Nam chờ tổng tuyển cử thống nhất,và điều này cho thấy họ mặc nhiên công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc quyền quản lý của VNCH vì hai quần đảo này nằm dưới vĩ tuyến 17(Mỹ không ký hiệp định này).
Trả lờiXóaCũng cần nhắc lại là năm 1951, Thủ Tướng Trần Văn Hữu của chính phủ quốc gia Việt Nam (trên danh nghĩa thời điểm này thực dân Pháp đã trao trả độc lập cho chính phủ quốc gia do Bảo Đại làm Quốc Trưởng) đã tuyên bố chủ quyền với 2 quần đảo này trước Liên Hiệp Quốc và đã được đại hội đồng liên hiệp quốc lúc đó thông qua.
Nhưng với âm mưu đã có từ trước, năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi VN theo hiệp định Geneve,mà Mỹ thì chưa viện trợ gì nhiều cho VNCH, Tàu đã đem quân chiếm cứ một số đảo nhỏ phía đông bắc của quần đảo Hoàng Sa. Lúc đó do lệ thuộc viện trợ của Tàu nên VNDCCH đã không lên tiếng gì về mặt ngoại giao, mặt khác điều này cũng đúng về lý vì quần đảo Hoàng Sa là lảnh thổ của VNCH chứ không phải của VNDCCH.
Đề nghị bác Diện xóa ý kiến của Khách ẩn danh 21:47 Ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Trả lờiXóaNói như thế không được! Tức thì tức chứ không nên thái quá!
Vâng! Thưa bác Khách Ẩn danh trên (18:33, ngày 2.7.2011),
Trả lờiXóaTôi đã xóa đi rồi, và tất nhiên cũng phải xóa các comments liên quan, vì nếu không như vậy sẽ chẳng ai hiểu ra sao cả.
Cám ơn bác!
NXD
Công hàm của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là tiên tri, là sáng suốt. Tại sao? Ngay từ năm 1958 Trung Quốc đã tuyên bố lãnh hải rộng 12 hải lý, cố Thủ tướng của ta gửi công hàm công nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc và đây là minh chứng hùng hồn bác bỏ đường lưỡi bò tham lam, bành trướng. Đây là thế lợi của ta. Trung Quốc nhắc tới công hàm đó là thất sách, tự mình phủ nhận tham vọng lưỡi bò!
Trả lờiXóaBác Diện thật là quá vất vả.Phải kiểm soát từng câu từng chữ. Nhưng phải vậy thôi. Phải làm sao các vị có trách nhiệm giám sát và nhân dân yêu nước hiểu tin Blog Lâm Khang và bà con thường vào đây là Chân chính, có ích cho Nhà nước, nhân dân...Mong sao bà con ta com. thật cẩn trọng để Hiên trà tồn tại và phát triển, để TS Diện đỡ vất vả và làm được nhiều việc tốt hơn .Bà con à, tôi viết rất nhiều com., có com. tới hơn 4.000 ký tự( hơn 4.000 ký tự phải lược bớt mới đăng được ), nhưng được TS Diên đăng 100%. Có thể com. chưa hay, chưa đúng lắm nhưng tôi thường chữa đi chữa lại ý và câu chữ để diễn đạt được ý mình mà không làm phiền TS Diện, ai giám sát blog cũng khó bắt bẻ...Kính )
Trả lờiXóa