Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

BẠN ĐỌC CHIA SẺ VỚI TS TÔ VĂN TRƯỜNG

Hôm nay, Nguyễn Xuân Diện đăng tải bài viết "Ai đang làm nổi sóng Biển Đông" của Tiến sĩ TÔ VĂN TRƯỜNG. Bài viết nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả. Chúng tôi chọn đăng một số ý kiến của bạn đọc, gửi tới qua đường thư điện tử:

Bài viết rất hay.
Lê Nhân Tâm

Rất vui vì được đọc bài viết rất sâu sắc, khí phách của người VN chúng ta. Một làn gió nhẹ thoảng qua, nhiều loàn gió góp lại cũng tạo thành bão dữ cuốn trôi những phi lý, bất công anh ạ. Như truyền thông đã đưa tinTrung Quoc đúng là một nước xấu chơi thực sự. Nước ta có lịch sử " 1000 năm nô lệ giặc Tàu, 100 năm nô lệ giặc Tây, hơn 20 năm nội chiến từng ngày, gia tài của mẹ để lại cho những đứa con cũng là một nước VN vẹn toàn" (lời bài hát Trịnh Công Sơn) Hi Hi Hi

Đúng như tác giả phân tích rất thuyết phục, không sợ TQ đâu. Cùng lắm là chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng cho tổ quốc quyết sinh mà.
Lê Thị Siêng

Cá nhân tôi mong muốn nếu tác giả có thể tiếp cận các vị lãnh đạo cấp cao, đề nghị nhà nước mình chính thức kiện vụ tàu TQ phá hoại vừa rồi, bởi vì:

1) TQ đang thử ta và ta cũng phải lấy ngay vụ việc này để thử liệu chuyện xẩy ra ngay trong vùng biển của ta thì tòa quốc tế có phán cho ta thắng không? Vì nếu không thắng (có thể hồ sơ chủ quyền chưa đủ thuyết phục hay luật sư của ta và người được mời chưa giỏi vân vân) thì đừng nói chuyện lớn hơn về chủ quyền của cả Hoàng Sa và Trường Sa

2) Nếu ta không kiện, thì TQ sẽ có tiền lệ và sau này khi ta đưa ra tòa hay đàm phán họ sẽ có thể nói rằng đó là vùng biển của họ. Nếu vùng của ta mà ta là nước nhỏ, hải quân chưa đủ mạnh tại sao không nhờ tòa quốc tế can thiệp.

Hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và chứng cứ và mời các luật sư giỏi, danh tiếng trên thế giới tham gia đoàn của ta. Hãy xem chuyện tranh chấp ngôi đền cổ giữa Thái và Campuchia làm ví dụ.

Tôi  hoàn toàn ủng hộ việc ta phải dứt khoát, dũng cảm đối mặt với tất cả thách thức từ 'ông láng giềng gian tham, thâm hiểm, độc ác, bất nhân, lật lọng' .

- việc tẩy chay hàng Trung Quốc: nên làm, nhưng làm thế nào khi mà phần lớn hàng hóa tiêu dùng, nguyên vật liệu máy móc... của ta đang nhập của 'họ'. Nói cách khác thì cuộc sống hàng ngày và nền kinh tế sản xuất của ta đang bị ảnh hưởng rất nhiều, nếu ta làm không khéo sẽ 'lợi bất cập hại', ảnh hưởng rất lớn, gây bất ổn đến cả nền kinh tế cũng như đời sống hàng ngày (sinh hoạt ngày càng đắt hơn, hàng khan hiếm, sản xuất đình đốn hoặc đội chi phí lên cao hơn nữa- dù hiện nay chi phí sản xuất của VN đã tăng cao rồi và sức cạnh tranh với hàng TQ còn thấp!...) Thiển ý của tôi thì cái gì của họ thất sự tốt và rẻ ta vẫn mua vẫn dùng nhưng đừng tung hô khen = quảng cáo thay họ (lẳng lặng mà làm, 'ăn cắp công nghệ kỹ thuật nếu cần và nếu ta đủ khả năng). những mặt hàng tồi, ta cố gắng tìm chứng cớ để hợp pháp hóa, công khai hóa việc tẩy chay, tránh bị TQ tạo cớ gây 'chiến tranh' thương mại chưa đúng lúc khi ta còn non yếu.

 - Dùng chính bài của họ để chống lại họ: VN ta đã từng có kinh nghiệm rồi, 'Vừa đánh vừa đàm' hay như TQ đang dụ dỗ các nước ĐNA làm là 'gác tranh chấp để cùng khai thác" ở vị trí ngoài vùng 200 hải lý từ đường cơ sở của ta. Ví dụ đóng tàu đánh cá vỏ thép chuyên dùng như kiểu tàu "nautiluyt" của nê-mô ngoài nghề cá còn chuyên dùng đâm phá tàu của TQ, dùng dân sự đối dân sự ... bào vệ chủ quyền và vùng đánh bắt của ngư dân ta, trong quá trình đánh bắt ngư dân cần được huấn luyện quân sự, đội hình chiến thuật, trang bị thiết bị liên lạc ra đa định vị tài địch và có kế hoạch phối hợp với cảnh sát biển và hải quân đối phó với các hải đội đánh cá trộm của TQ, nếu cần dùng tàu 'nautiluyt' đâm chìm tàu TQ (nều cần và ở những thời điểm phù hợp). Nếu tiên lượng địch quá đông, mạnh và có ý đồ khiêu khích thì ta biết trước để tránh, khi địch phân tán thì ta 'xuất kỳ bất ý' đánh tan từng đội nhỏ của chúng một cách bí mật, và phải triệt để, ko để chúng  kịp quay phim chụp ảnh lấy cớ mở rộng xung đột, bản thân ta cũng phải đề phòng chúng cũng đang dùng chiến thuật đó để khiêu khích...

- Để tất cả các biện pháp thành công, điều gốc rễ là mỗi người VN cần ý thức về hiểm họa TQ, làm việc hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ bản thân đối với gia đình và xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ và kỹ thuật, có tiềm lực kinh tế, tài chính lớn, toàn dân đoàn kết cố gắng mới mong phát triển và phát huy sức mạnh quốc phòng được. 
Nguyễn Quốc Công


Tôi nghĩ thực sự TQ chẳng hữu nghị gì voi VN cả, chỉ là danh từ ngoài mặt thôi, trước năm 1975, TQ dùng và xúi dục hai miền nam bắc VN đánh nhau để TQ rảnh tay ơ phía nam thôi chứ chẳng có ý tốt gì cả, dùng VN để bảo vệ biên cương phía nam và làm suy yếu VN để dễ bề khống chế lâu dài...va không chế cả vùng Đông Nam A. Các mỹ từ TQ đưa ra chỉ để ru ngủ những người VN cả tin thôi.
Nguyen Phong


Dân VN bắt đầu có phong trào tẩy chay hàng TQ rồi, cụ thể có công ty du lịch đã ngừng bán tour đi TQ. http://www.cana.vn/index.php
Hãy bắt đầu bằng hành động cụ thể, hy vọng phong trào này sẽ được nhân rộng. Và có lẽ cũng nên ngừng xuất khảu khoáng sản sang TQ, Than, clinker, sắn, Boxit... việc đó trong tầm tay của các tập đoàn lớn tại VN.

Vài ý kiến nhỏ góp phần vào bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ VN.
Tô Mạnh Hà

Về giải pháp:

Tôi thấy cần nhấn mạnh thêm về việc tẩy chay dùng hàng kém phẩm chất, hàng hoá độc hại (thực phẩm, các loại thuốc thực vật...), các công trình sử dụng máy móc lạc hậu... của Trung Quốc, đòi hỏi thành một tiêu chí chung của các quan chức (ngành đầu tư, hải quan, quản lý thị trường) cũng như người dân mình, thành một phong trào, vừa nhân dịp tẩy chay vừa nâng thêm nhận thức của dân ta (Nếu cần thiết huy động quân đội ngăn chặn nạn buôn bán trái phép qua biên giới và kiểm tra gắt gao các chợ đầu mối ở các thành phố lớn, phạt thật nặng các hộ kinh doanh buôn bán trái phép các mặt hàng không rõ xuất xứ, không đăng ký chất lượng sản phẩm).   

Về quân sự, ta nên phát triển loại tầu nhỏ, tốc độ cao, linh hoạt, trang bị vũ khí không cần nhiều để đánh tầm xa, rút nhanh, giá thành hạ, để có thể sản xuất được nhiều, mới rải ra bờ biển dài của ta. Trong sử sách của ta,  có ghi một vị nào đó chế ra loại tầu ngầm nhỏ mà hồi đó bọn Hán rất sợ. Bọn nó muốn tỏ ra hoành tráng thì ta chơi kiểu đó. Cần phải xem lại về mấy vụ Bôxít, Inovgreen. Trên thông tin đại chúng, không nên nói, viết cái gì có lợi cho bọn HÁN. Trong mục dự báo thời tiết, áp thấp đã tan ở Đài Loan thì cô phát thanh viên nói "áp thấp đã tan ở Đài Loan của TRUNG QUỐC'. Trời ơi, cái cô này, hay các anh biên tập, không có ý thức chính trị, dân tộc gì cả, lại vào đúng lúc này, nói Đài Loan là đủ rồi, còn "nháy" của TRUNG QUỐC vào nữa. Sao cô ý và ban biên tập thời tiết, mỗi khi nói HOANG SA, TRƯÒNG SA không "nháy" thêm vào "CỦA VIỆT NAM" thì tốt biết bao. Đấy, người có học vấn và làm ở Truyền hình còn như vậy, thì hỏi gì mấy anh chị em, bà con không tiếp xúc hàng ngày thông tin thì sao đây. Vậy nên, những Hội quần chúng như Hội Trương Sa, Hoàng Sa.... nên có những hoạt động để dân mình thấm hơn trong suy nghĩ và hành vi...

Rất cảm ơn tác giả vì bài viết sâu sắc và rất có giá trị. Theo tôi ghĩ cái cần thiết hiện nay là chúng ta phải tìm cách tự bảo vệ mình trước khi vấn đề được đưa ra thế giới, và ít nhất chúng ta phải "trụ vững" trước khi người khác tới cứu. Vì sống chung với thiên tai, địch họa nên chúng ta phải hiểu được bản chất của nó để mà cùng tồn tại. Thực ra, cuộc chiến mà người TQ gây ra với VN chưa bao giờ chấm dứt trong suốt chiều dài lịch sử trên các mặt trận văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự. Cái gọi là "giáng giềng hữu hảo" thực chất chỉ là một trò lừa kiểu Mỵ Châu - Trọng Thủy nhằm làm mất cảnh giác của chúng ta mà thôi. Mà trong một cuộc chiến người ta có thể sử dụng bất cứ thủ đoạn nào miễn sao đạt được mục đích cuối cùng là chiến thắng.

Về đối sách chiến lược của chúng ta nên xem mặt Đông là vấn đề sống còn để có những đầu tư thích hợp. Quả đất ngày càng hẹp nên thực chất mặt Đông sẽ là cửa ngỏ để VN phát triển trong tương lai vì hành lang phía Tây thực chất không phồn thịnh bằng. Công việc cần làm ngay hiện nay là chúng ta nên có cách "trả đũa" một cách khéo léo để TQ thấy rằng những hành động của họ thực chất cũng sẽ gây tổn hại đến chính họ. Một mặt chúng ta đưa thông tin này ra bên ngoài thế giới bằng nhiều hình thức, càng nhiều càng tốt. Mặt khác chúng ta cũng phải kiên quyết bảo vệ các công trình trên biển và bảo đảm an toàn cho ngư dân ra khơi. Bất cứ một hành động thụt lùi nào cũng làm cho TQ nghĩ rằng hành động của họ được "hợp thức hóa" và chắc chắn họ sẽ "thừa thắng xong lên".

Tôi nghĩ nên có một báo tiếng Anh đăng bài này cho kịp Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á IISS (IISS Asia Security Summit) từ 3-5 tháng 6 tại Singapore: http://www.iiss.org/conferences/the-shangri-la-dialogue/shangri-la-dialogue-2011/


Đọc tiếp...

GS LÊ VĂN LAN: TÔI KỊCH LIỆT PHẢN ĐỐI CHIẾU PHIM NÀY!

Thưa chư vị,

Được tin Ban Tuyên giáo, Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch đồng ý để Đài Truyền hình quốc gia phát sóng toàn quốc bộ phim "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long", chúng tôi đã liên lạc được với Giáo sư Lê Văn Lan để hỏi ý kiến của ông về bộ phim này. 

Giáo sư Lê Văn Lan cho biết ông kiên quyết phản đối việc phát sóng bộ phim này.

Ông Lê Văn Lan là người đã bị các nhà làm phim đưa tên vào danh sách cố vấn mà chưa được ông đồng ý. Trong rất nhiều cuộc họp của Hội đồng duyệt phim với sự có mặt của ông, ông đều phản đối và cho đến phiên họp cuối, ông vẫn kịch liệt phản đối chiếu phim này trên Đài Truyền hình quốc gia. Được biết, trong Hội đồng duyệt phim (khoảng 10 người), ý kiến của ông chỉ là thiểu số.

Tại cuộc họp của Hội đồng duyệt phim, ông Đỗ Kim Cuông - Vụ trưởng Vụ Văn nghệ của Ban Tuyên giáo trung ương đã nhiều lần lên án và phản bác lại ông Lê Văn Lan.

Giáo sư Lê Văn Lan đề nghị Hội đồng phải trình Bản nhận xét của ông lên Ban Bí thư.

Nguyễn Xuân Diện


Đọc tiếp...

HỌ ĐÃ TÌM ĐƯỢC "ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG" RỒI Ư?

“Đường tới thành Thăng Long” sẽ lên sóng giờ vàng

(Dân trí)- Từng gây xôn xao trên các diễn đàn mạng, bộ phim truyền hình 19 tập Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long đã phải tạm lùi phát sóng dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long. Theo kế hoạch mới, phim sẽ lên sóng VTV3 vào ngày 30/6 tới.

Bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long (đạo diễn Cận Đức Mậu) được dự kiến sẽ là phim chiếu chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Công ty cổ phần Trường Thành đã bỏ ra không ít công sức để thực hiện và hoàn thành19 tập phim. Lẽ ra, phim sẽ lên sóng vào đầu tháng 10/2010- giữa không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm đại lễ.

Tuy nhiên, ngay khi một số hình ảnh của phim lọt ra ngoài. Trên nhiều diễn đàn đã có những ý kiến tranh cãi cho rằng, bộ phim quá giống với những phim lịch sử của Trung Quốc. Chính vì những dư luận khác nhau, bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long đã phải lùi lịch phát sóng dịp kỷ niệm đại lễ. Ông Lê Ngọc Minh- Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh cho rằng “Một bộ phim gây tranh cãi sẽ không phù hợp để chiếu trong dịp trọng đại như kỷ niệm 1000 năm Thăng Long”.

Cảnh trong phim

Để hoàn thiện hơn trước khi ra mắt công chúng, bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long đã chỉnh sửa nhiều lần theo yêu cầu của Cục Điện ảnh và Hội đồng duyệt phim quốc gia. Ngày 20, 21/2/2011, Hội đồng duyệt phim quốc gia đã tiến hành duyệt lần thứ 3 bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long.

Theo công văn Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch gửi Đài THVN ngày 15/3/2011, ghi rõ “Kịch bản phim đã thêm lời dẫn chuyện vào những chỗ cần thiết để làm rõ thông tin muốn chuyển tải cho người xem biết và tự hào về một giai đoạn lịch sử của nước ta, các diễn viên Việt Nam được chọn rất hợp vai, diễn xuất tốt, âm nhạc phù hợp với Việt Nam. Về cơ bản, tinh thần lịch sử trong phim được tôn trọng, không bị bóp méo, luôn đề cao tầm vóc và tình cảm của một vị vua vì dân, thương dân biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân. Nội dung phim không có gì vi phạm chính trị cũng như mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc”…. 

Tạo hình nhân vật của 2 diễn viên chính.


Trên cơ sở đó, Bộ Văn hóa- Thể Thao- Du lịch đã đề nghị Đài THVN xem xét, quyết định việc phát sóng phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long theo quy định của Luật Điện ảnh và Luật Báo chí.

Như vậy, qua một thời gian dài gây tranh cãi, bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long sẽ chính thức lên sóng VTV3 cuối tháng 6. 
L.L


Nguyễn Xuân Diện đã biết chuyện và đưa tin từ tháng 4 rồi:

BAN TUYÊN GIÁO ĐÃ OK BỘ PHIM ĐÓ RỒI Ư?


Theo tin vừa nhận được, vừa qua, Ông Đỗ Kim Cuông, Vụ trưởng Vụ Văn Nghệ, Ban Tuyên giáo trung ương có chuyến công tác tại Miền Trung.

Tại một cuộc họp với giới văn nghệ của 1 tỉnh, ông cho rằng phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long từng bị "dư luận lên án, phê phán, là TQ hoá, là làm theo sự chi phối của một quyền lực nào đó, là công ty riêng bỏ ra cả trăm tỉ để làm, đã được cắt sửa và giờ đã tạm ổn".

Ông cũng yêu cầu công chúng có cái nhìn mới, không nên quy chụp như thế. Ông Đỗ Kim Cuông cũng thông tin rằng, Đài truyền hình đang xếp lịch phát sóng bộ phim này.
Vậy là Ban Tuyên giáo đã ô kê rồi!

Ban Tuyên giáo ô kê là việc của Ban, còn nhân dân thì phải có quan điểm rõ ràng, vì vậy Nguyễn Xuân Diện-Blog đề nghị toàn thể nhân dân Việt Nam yêu nước tẩy chay, không xem bộ phim này!
23.4.2011

Đọc tiếp...

NGUYÊN ỨNG CỬ VIÊN NGHE CHÍNH SỰ SAU RÈM


Phạm Xuân Nguyên "thùy liêm thính chính"(30.5.2011)
(nghe chuyện chính sự sau rèm, không có cơ hội tham gia nữa).
Ảnh: Nguyễn Xuân Diện

Phép thử đã xong
Phạm Xuân Nguyên

Hôm sau bầu cử tôi đi vô Trung. Suốt những ngày tiếp theo bạn bè, người quen, và cả những người không quen, liên tục gọi điện, nhắn tin hỏi tôi đã biết kết quả chưa, kết quả thế nào. Đối với mọi người tôi đều có chung câu trả lời: tôi chưa biết gì cả vì bỏ phiếu xong là tôi đi, tôi không hỏi ai mà cũng không ai báo gì cho tôi, nên cứ đợi đến khi công bố kết quả sẽ biết.

Và kết quả đã được công bố: tôi không trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2011 – 2016. Điều này tôi được biết chiều 27.5.2011 khi đang trên xe từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng, qua tin nhắn của một nữ nhà báo gọi tôi là thầy vừa dự cuộc họp báo công bố kết quả bầu cử của Hà Nội. Nguyên văn tin nhắn trên điện thoại: “27/5/2011, 16:40. Thay yeu! Chuc mung thay nhe. Thay dc khao to chu k fai khao nho. The la lai dc rong choi voi đam tro roi, k fai chien dau voi bay soi hay gat gu cung bay cuu. hehe.”

Từ Đà Nẵng bay ra Hà Nội trong chuyến bay tối 27 ấy, về nhà tôi mở mạng vào blog của mình và đọc được cái “còm” của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh (Ba Tỉnh) dưới bài viết “Thì thử xem sao” như một lời tổng kết cuộc ứng cử làm nghị viên thành phố Hà Nội của tôi như sau:

CÁNH CỬA ĐÃ KHÉP LẠI

Bản tin sớm của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội lúc 18h30 ngày 27 tháng 5 năm 2011 công bố danh sách đại biểu trúng cử HĐND thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử Quận Hai Bà Trưng với 4 người đắc cử, không có tên NPBVH Phạm Xuân Nguyên. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên hoặc bất ngờ vì Phạm Xuân Nguyên đứng vị trí cuối bảng trong danh sách ứng cử, nếu so “thành tích Chính trị” với 4 vị có số thứ tự từ 1 đến 4 thì Nguyên quá “đuối”. Do vậy, ông Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, mặc dù có tới 2 bài phát biểu trước cử tri Quận Hai Bà Trưng trong khi các vị kia chỉ có mỗi một bài, nhưng trên thực tế, có mấy ai để tâm nghe ông Nguyên “phát” mà “động” lòng nên theo tôi, Ông Nguyên rớt là thấu tình đạt lý. Và rất đúng tâm lý người đi bầu - cứ 2 anh rốt bảng, chắc là kém, gạch luôn cho gọn (!) Tôi đã dành một chai Vôt-ca Nga để uống mừng cho “Nguyên Đầu Bạc” người bạn lớn của tôi, ngu ngơ về chính trị, lại khờ khạo sự đời, thật đáng yêu.
(“Comment” này anh đã phát triển thành một “entry” đăng trên trang batinh.com).

Cám ơn họa sĩ Ba Tỉnh đã nói đúng là việc tôi không đắc cử không có gì đáng ngạc nhiên hoặc bất ngờ. Tôi không bất ngờ trước kết quả bầu vì không có gì bất ngờ, vì đã biết là không có gì bất ngờ xảy ra. Ở quận Hai Bà Trưng: bốn người xếp thứ tự từ 1 đến 4 là trúng. Đó không phải là thất bại của tôi, mà là thắng lợi của công tác tổ chức bầu cử của chúng ta. Nhưng anh Ba Tỉnh ơi, em “ngu ngơ về chính trị, lại khờ khạo sự đời” thực, nhưng là ở đâu, chứ không phải trong cuộc bầu cử này. Ngay từ đầu em đã nghĩ đây là một cuộc chơi, thử xem sao. Cố nhiên, dù là chơi thử thì vẫn là cuộc chơi, nghĩa là người chơi vẫn mong được hơn là thua, nhưng thắng thua ở đây không phải cái chính, mà là xem cách chơi cuộc này thế nào, huống nữa đây là một cuộc chơi đặc biệt. Và bây giờ cuộc thử chơi, chơi thử đó đã xong. Cánh cửa đã khép lại về phía chính quyền, chứ không phải khép lại cho tôi và những người tin ở tôi.

Nhiều, khá nhiều người đã động viên, cổ vũ tôi, họ mong muốn và hy vọng tôi trúng cử như lấy đó làm một dấu hiệu cho thấy cuộc bầu bán lớn 5 năm một lần sẽ có sự đổi khác, làm mới, mặc dù trong thâm tâm có lẽ họ cũng biết như tôi là thằng Nguyên khéo chỉ là quân xanh, thằng Nguyên không thể trúng. Tôi xúc động trước tất cả những lời thăm hỏi kết quả, và khi tôi nói là chưa biết kết quả thế nào, thì ai cũng bảo nhất định mày trúng, có thể phiếu không cao lắm nhưng là trúng, mà mày trúng thì là không chỉ mừng riêng cho mày. Khi biết kết quả, điều vui là tôi không buồn, không thất vọng, những người hy vọng, mong mỏi cho tôi cũng không buồn, vì tất cả chúng tôi đều thấy kết quả đó không nằm ngoài điều chúng tôi nghĩ. Tôi trúng mới là bất ngờ. Tôi không trúng mọi người có tiếc nhưng lại chúc mừng tôi vẫn được là tôi.

Neu thay bt thi thoi, con neu co buon chut xiu thi coi nhu trai nghiem tranh cu 1 lan cho biet nhe.” (Tin 17:30, 27/5/2011, của nhà báo Đặng Minh Châu ở Nha Trang, người tái cử vào HĐND tỉnh Khánh Hòa.)

Thoi, dung buon. Xem nhu mot su kien lam phong phu cuoc doi. Lo viec o Hoi. Tap hop bai ra sach.” (Tin 17:55, 27/5/2011, của giáo sư Huỳnh Như Phương.)

Bac Nguyen oi, xem kq bau em buon qua. The la dan Ha Noi lo co hoi co mot cai loa de keu khi can roi. Em la can bo doan, thac sy qtkd nhung cung thay xh ta gio nhieu van de buc xuc qua. Cu hy vong anh trung de thinh thoang co cho chia se. Vay ma, tiec qua!” (Tin 21:58, 27/5/2011, của một người tôi chưa biết.)

«Cha oi, dang cu dan bau nen ket qua moi vay, con song phang tranh cu thi kq lai khac cha a. CHUC CHA KHOE» (Tin 06 :18, 28/5/2011, của một nhà văn trẻ.)

Hihi. Thay quan xanh nhung dau lai bac. Chúc mung thay tro ve hang ngu quan chung lao dong can lao. Thanh ong Nghi thi co khi “hong mat cai doi luong thien” thay nhi?” (Tin 11:18, 28/5/2011, của một học trò làm báo.)

Chuc mung ong suyt nghi. Truot con noi tieng hon trung” (Tin 9:22, 29/5/2011, của nhà thơ Nguyễn Duy.)

Mình không muốn nói lời chia buồn với bác. Chỉ buồn là cái tâm và cái tầm của bác đã bị người ta đem ra đổi chác... Dù sao, qua "cuộc 22/5" này, bác đã biết rằng mình đang ở đâu trong lòng bạn bè, khách văn chương và hàng ngàn người đọc hai bài vận động tranh cử thấu tình đạt lý...” (10:55 PM, 29/5/2011, dntrncao@gmail.com).

Thôi, khép lại chuyện bầu cử ở đây. Tôi viết bài này để tỏ lòng cám ơn đến tất cả mọi người quen biết và không quen biết xa gần đã quan tâm đến tôi từ khi biết tôi được giới thiệu ra ứng cử đại biểu HĐND thành phố Hà Nội. Như trong vài dòng gửi tôi của cử tri An Nguyên đăng trên trannhuong.com: “Đọc những dòng anh viết, tôi có nhiều suy nghĩ lắm, nhưng lại muốn chờ bài viết tiếp của anh, vào cái giờ sau khi công bố kết quả trúng cử phủ kín trên phụ trương đặc biệt của các báo, vì lúc đó, PXN sẽ có thể viết ở trong tư thế: người trúng cử, chứ không phải là người được xếp ở thứ tự 5/6 trong phiếu bầu chỉ được chọn có 4 người. Vài dòng gửi anh, để cám ơn những điều anh đã viết, để cảm ơn nếu anh đọc và đáp ứng nguyện vọng của cá nhân, cho dù cả khi anh im lặng…, vì “lời nói là bạc, IM LẶNG LÀ VÀNG”. Không là ông nghị “là tai, là mắt”, thì làm ngưởi dân “tai thính, mắt tinh” trong tình đổng bào…!” Tôi đã không trúng cử, nhưng tấm lòng của An Nguyên và nhiều cử tri khác dành cho tôi, tôi xin ghi nhớ. Tôi tỏ lòng cám ơn đến các cử tri đã bỏ phiếu và cả không bỏ phiếu cho tôi, mặc dù cho đến giờ này tôi vẫn không được biết tỷ lệ phiếu bầu cho mình là bao nhiêu. Tôi nghĩ, hội đồng bầu cử quận Hai Bà Trưng phải có trách nhiệm thông báo cho tôi và những ứng viên khác ở các đơn vị bầu cử của quận biết kết quả số phiếu được bầu, nhất là những người không trúng cử, để chúng tôi biết mình được cử tri tín nhiệm ra sao. Hiện trên báo chí chỉ công bố tỷ lệ phiếu bầu của những người trúng cử mà thôi. Đây là trách nhiệm của hội đồng bầu cử cấp quận và thành phố, tôi nhấn mạnh, vì chúng ta bầu cử có tổ chức và chỉ đạo, và chúng tôi là những người được cơ quan, đoàn thể giới thiệu ra ứng cử cho nên cần biết mình được bao nhiêu phiếu bầu để còn về báo cáo lại.

Tôi xin mượn những lời sau của một bạn trẻ sinh viên đăng trong phần bình luận bài viết “Thì thử xem sao” của tôi trên trang truongduynhat.vn để kết thúc những ghi chép tản mạn về sự ứng cử của mình trong cuộc bầu cử vừa rồi. Cám ơn người bạn trẻ đã cho tôi thêm niềm tin và hy vọng ở thế hệ mới của đất nước.

Thôi thì vị trí thứ 5 trong danh sách chọn 4/6. Chưa hẳn là vị trí xấu. Thôi thì có lẽ người đời (nhân loại ai cũng thế) thường ghét cái hay cái mới, cái hơn "cái tôi" và cái sắp đè "cái tôi". Con đường đến với "chính trị" lần này của bác Nguyên (cho cháu xin phép), tuy gian nan và nhiều gấp gãy, nhưng đâu đó ta có thể thấy được, tiếng nói của Văn Hóa đang dần dần có tiếng nói trong chính trị. Cho cháu được nói: Đã là con người trong cuộc sống thì phải có văn hóa, chính trị mà không có văn hóa thì sao mà hiểu được tâm tư của con người. Bởi thế lần này, qua những bài viết trên, cháu thấy người Hà Nội tư duy họ vẫn nhìn ra được đâu là "người mình cần". Nhưng mà điều đáng buồn, ngay cả một sinh viên năm 2 như cháu cũng nhận ra. Câu chuyện xếp ghế dường như ngẫu nhiên đứng thứ 5/6? Bác đã "thử xem sao" rồi thì cháu cũng "mặc kệ" như kiểu khi đua xe người ta xếp bác ở làn ngoài cùng rồi. Nhưng ai ở đây, người con Việt Nam nào cũng phải xót chứ, sao mà không xót được, khi mọi việc như "đùa" trước mặt mình.

Nhưng mong bác vui lên, bác Nguyên ơi. Có thể người dân ở Hai Bà Trưng nói riêng, chỉ có ít người lên đọc những tờ báo của bác Nhất và các bác khác, chưa từng được nghe Cương lĩnh của bác. Dù những người biết bác, gọi được và gửi tin ủng hộ bác là con số nhỏ trong số 378.000 dân của Q.HBT.

Hãy tin rằng, những điều bác đã làm, dù là do thiên ý đưa bác đến với "loa của dân". Thì ít ra bác cũng đã tạo nên được lòng tin. Cái lòng tin này hiếm lắm. Vì từ nhỏ đến giờ cháu ít thấy ai làm lớn mà dám nói thẳng cả. Vì nói thẳng thì ít ai lên làm lớn được lắm. Cho dù nhìn hồ sơ bác thì không được giàu "chính trị" nhưng với sự tín nhiệm đông đảo từ cái nôi của sự Văn hóa (HN) thì cháu vẫn tin bác trúng cử.

Có thể 378.000 người đó nhiều người bầu theo "quán triệt", có nhiều người bầu theo cảm tính chọn trên xuống. Thì cho dù phép thử là âm hay dương đi nữa. Thì hy vọng bác vẫn giữ nhiệt huyết, như là cái "loa của dân" nhưng được phát theo góc nhìn "văn hoa và văn hóa".

Có thể bác lạc quan về chuyện "Âm" "Dương" lần này, coi chuyện lần này là thử xem sao. Nhưng cháu nghĩ bác nên và nhất thiết nên buồn nếu không trúng cử.

Bởi vì sao? Bởi vì bác đã được rất nhiều người gửi trọn niềm tin. Bác là một người học thức và là một người yêu nước. Bác là một người có uy tín và đứng ở vị trí cao cả chức vụ lẫn tình cảm tin yêu trong đại gia đình văn hóa, dù nó không hề giống chính trị. Bây giờ là năm 2011 rồi, thời đại mới rồi, mong bác đừng coi chuyện đến với Bầu cử lần này là ngẫu nhiên, nói theo phương đông thì cái này chắc là số trời. Bác phải cố gắng tận dụng cơ hội này. Vì chính bác, gia đình bác, và con cháu bác sau này chứ chưa cần nói xa với cử tri.

Cháu xin dừng bút ở đây. (Dù lời lẽ của cháu mọi người nghe có thể phản cảm, như kiểu dạy đời. Nhưng hãy coi đó là những tiếng lòng của một sinh viên năm 2. Mỗi ngày vẫn thường dành 3h đọc báo, 1h đầu đọc các báo mà "ai cũng hay đọc" và 2h sau là trang cháu đang đọc đây).

Có thể câu chuyện lần này sẽ chỉ là phù du trong dòng chảy của lịch sử chính trị VN, nhưng nó là tiền đề của một sự cải cách trong chính trị. Cho dù lần này phía chúng ta đang đứng về phía thiểu số, nhưng tin rằng rồi cái thiểu số này sẽ là số đông khi mọi người được tiếp xúc thông tin nhiều hơn.

Nguyện ý tâm đắc cháu nói bừa câu này:

"Chính trị thì khó mà đặt trong văn hóa, nhưng văn hóa được đặt trong chính trị, nó sẽ tuyệt vời hơn bao giờ hết." (5:15, 24/5/2011).
PHẠM XUÂN NGUYÊN, Hà Nội 29.5.2011
Đọc tiếp...

NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA ĐÁ BÓNG LÊN TRỜI

NXB Chính trị Quốc gia 'đá bóng trách nhiệm' sang tác giả đạo văn
Thứ sáu, 03 Tháng 6 2011 09:30

(GDVN) - Trong lúc dư luận đang rất bức xúc về cuốn sách “Tài năng và đắc dụng” nhóm biên soạn “đạo văn”,  NXB Chính trị Quốc Gia – Sự thật đã có ý kiến về sự việc này.

Cuốn sách đang gây bức xúc trong dư luận
Cuốn sách đang gây bức xúc trong
dư luận
PGS.TS. Lê Văn Yên - Ủy viên Chuyên trách, Hội đồng Biên tập - Xuất bản Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật cho rằng: "Việc “đạo văn” hay không cần có sự xác minh và có một Hội đồng có thẩm quyền đánh giá. Điều quan trọng là nên trao đổi trực tiếp với nhóm biên soạn để xác định cho rõ.

Nhóm tác giả là người chấp bút, lấy tư liệu, chọn lọc tư liệu và diễn đạt thành nội dung của cuốn sách. Nếu giả thuyết “đạo văn” là đúng thì nhóm tác giả phải chịu trách nhiệm chính. Nhà xuất bản chỉ là "bà đỡ" cho cuốn sách ra đời".

Nhiều năm trong nghề xuất bản, PGS. Yên chia sẻ thật lòng, một cuốn sách xuất bản khó có thể đọc hết những tài liệu mà các tác giả đã sử dụng nghiên cứu, nhất là tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài. Có những cuốn sách lên đến hơn 100 tài liệu tham khảo.

Chính vì thế, để phục vụ cho việc nghiên cứu, tham khảo của bạn đọc và thật sự cầu thị, mỗi khi có cuốn sách ra đời, Nhà xuất bản luôn luôn có dòng chữ ở cuối Lời Nhà xuất bản: “Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị và bạn đọc để lần tái bản sau tốt hơn”.

Giải thích về sự giống nhau đến kì lạ của nhiều đoạn trong cuốn sách và các tác phẩm khác trước đó, PGS. Yên cho rằng: Thứ nhất trong một công trình nghiên cứu khoa học, các tác giả luôn có sự kế thừa kết quả của những người đi trước, những nghiên cứu trước đó để làm tiền đề cho những nghiên cứu của mình. Nhưng điều quan trọng là nhóm nghiên cứu đó kế thừa như thế nào cho đúng. Một công trình nghiên cứu không thể copy nguyên xi của các công trình trước đó, của các tác giả đi trước mà không có tính sáng tạo của nhà nghiên cứu.

Trường hợp thứ hai chúng ta thường gặp nhất là kế thừa những nghiên cứu trước đó để làm tài liệu tham khảo, chắt lọc những tinh túy để đưa ra kết luận của riêng mình, có sáng tạo của nhà nghiên cứu. Khi trình bày nội dung, các tác giả cần ghi cụ thể nguồn trích dẫn.

Mỗi khi nhận được bản thảo để xuất bản sách, nhóm biên tập của Nhà xuất bản muốn sửa chữa đều phải trao đổi, xin ý kiến của tác giả vì bản quyền thuộc về tác giả.

Nếu có trường hợp “đạo văn” xảy ra thì tùy vào mức độ để xem xét. Từ trước đến nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia chưa gặp phải trường hợp nào bị kiện “đạo văn”. Tuy nhiên, để kết luận cuốn sách có “đạo văn” hay không cần phải xem xét thận trọng, cần có một Hội đồng chuyên môn đánh giá.

P.Thúy
Nguồn: GDVN.
Đọc tiếp...

NGƯỜI KHAI MAN HỌC HÀM GIÁO SƯ TRÚNG CỬ ĐẠI BIỂU QH

"Ông Thượng tọa Thích Thanh Quyết đạt tỷ lệ 79,69% số phiếu hợp lệ".

 .

Xin mời chư vị xem lại bài viết dưới đây:

"GIAN DỐI" TRONG DANH SÁCH ỨNG CỬ ĐBQH KHÓA XIII?

.

Mai Thanh Hải Blog - Ngay sau khi Báo Nhân dân số ra sáng nay (29-4-2011) công bố Danh sách những người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã đặt dấu hỏi "Phải chăng là có gian dối trong Danh sách ứng cử ĐBQH" và nêu ra một trường hợp cụ thể: Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết) với "Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sĩ". Mình vào google tra đến toét mắt, mãi mới thấy "Học hàm, học vị" của ứng viên mà Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã đưa ra, tại một VĂN BẢN  ngày 22-02-2011: "Quyết định Bổ sung và điều chỉnh nhân sự Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nhiệm kỳ VI (2007-2012), do Thượng tọa Thích Trí Tịnh ký ban hành. Tại danh sách kèm theo văn bản này, trong đó tên Thượng tọa Thích Thanh Quyết được ghi rất cụ thể "4. Phó Trưởng ban: TT. TS. Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh)"... Mình nghĩ: Chắc ứng viên là Tiến sĩ Phật học. Cụ thể ra sao, có lẽ đọc Blog Nguyễn Xuân Diện mới rõ:



 ---------------------

PHẢI CHĂNG LÀ CÓ GIAN DỐI TRONG DANH SÁCH ỨNG CỬ QH?

.

Sáng nay, Báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam - công bố một phụ trường 40 trang: Danh sách những người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước. (Chư vị có thể xem ở đây).


Tôi lướt qua một lượt, phát hiện thấy ở trang 32, ở Đơn vị Bầu cử số 1 tỉnh Quảng Ninh có ghi danh Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết) [ảnh bên, nguồn: internet], số thứ tự 4,

- Tại cột Trình độ học vấn: Tiến sĩ

- Tại cột Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sĩ.

- Tại cột Nghề nghiệp chức vụ: Thượng tọa, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự Trung ương giáo hội Phật giáo việt Nam, Phó Viện trưởng học viện phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng chùa Đồng và tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Thật kinh hồn! A Di Đà Phật. Theo tôi được biết, Ông Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết) chưa phải là Giáo sư hay Phó Giáo sư. Vậy thì rõ ràng việc ghi như thế, trong một sự kiện chính trị lớn của đất nuớc như thế này là một điều nghiêm trọng.

Vậy thì sự gian dối này là của ai? Của Ông Thích Thanh Quyết, hay là của Hội đồng Bầu cử quốc gia, hay là của Báo Nhân dân?

Hơn nữa, việc đưa thông tin Ông Thích Thanh Quyết là: "Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng chùa Đồng và tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông" vào mục Nghề nghiệp chức vụ đã đúng chưa?

Kính đề nghị Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ Chủ tịch Quốc hội và là Chủ tịch Hội đồng Bầu cử khóa XIII chỉ đạo làm rõ, nếu thấy sai, cần đính chính và thông báo đến rộng rãi cử tri cả nước.


Nguyễn Xuân Diện
Mời chư vị đọc thêm các bài viết có liên quan đến Thượng tọa Thích Thanh Quyết: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4
Đọc tiếp...

NGƯỜI KHAI MAN HỌC VỊ TIẾN SĨ TRÚNG CỬ ĐẠI BIỂU QH

4 người tự ứng cử trúng cử Quốc hội

4 người tự ứng cử trúng cử đại biểu QH khóa mới: 2 người từ Nghệ An, 1 ở Hà Nội và 1 ở TP.HCM. Tất cả đều là doanh nhân.
  • 15 ứng viên do Trung ương giới thiệu không trúng cử
Với 95,51% số phiếu, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng là người có số phiếu bầu cao nhất trúng cử ĐBQH khóa 13.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cử tri Hải Phòng bầu với số phiếu 95,38%.

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều được bầu với tỷ lệ trên 80%, chẳng hạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đạt 85,63%. Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đạt 80,19% số phiếu.

Ảnh: Minh Thăng

Có 4 người tự ứng cử đã trúng cử, nhiều hơn 3 người so với khóa 12. Châu Thị Thu Nga (Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn đầu tư nhà đất, ông  Hoàng Hữu Phước (TP.HCM), Giám đốc Công ty doanh thương Mỹ Á.

Riêng Nghệ An có hai người tự ứng cử trúng cử là ông Nguyễn Minh Hồng (ĐBQH khóa 12) và ông Phan Văn Quý, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thái Bình Dương trụ sở tại Hà Nội.

Có 42 đại biểu ngoài Đảng (8,40%) trúng cử, ít hơn so với dự kiến và giảm 0,32% so với khóa cũ. Có 167 đại biểu tái cử.

15 ứng viên do Trung ương giới thiệu không trúng cử, trong đó có bà Lê Thị Thu Ba (Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội).

Thông tin do Hội đồng bầu cử công bố tại cuộc họp báo công bố kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND sáng nay (3/6).
Hội đồng bầu cử nhận định, cử tri cả nước đã bầu đủ 500 đại biểu. Không có trường hợp phải bầu lại, bầu thêm. 

Thành phần, cơ cấu đại biểu cơ bản phù hợp với dự kiến, phản ánh được tính đại diện rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân. Trong đó có 167 người là đại biểu do Trung ương giới thiệu (33,40%). Có 333 đại biểu địa phương (66,60%).

Về trình độ, Hội đồng bầu cử cho hay, có tới 229 người trình độ trên đại học (45,80%) và 262 người trình độ đại học. 9 người có trình độ dưới đại học (1,80%).

VietNamNet sẽ tiếp tục cập nhật danh sách 500 đại biểu Quốc hội tới bạn đọc.
  • Lê Nhung
Mời chư vị đọc lại Hồ sơ ứng cử của "Tiến sĩ" Châu Thị Thu Nga:

Khai man lí lịch tham gia ứng cử ĐBQH?

Bảng tóm tắt hồ sơ ứng cử ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội của bà Nga tự khai.

Bảng tóm tắt hồ sơ ứng cử ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội của bà Nga tự khai.

Một trong những phẩm chất của ứng cử viên đại biểu Quốc hội để công dân chọn bầu cử vào Cơ quan quyền lực cao nhất Quốc gia là trung thực. Vậy mà khi ngày bầu cử Quốc hội đến gần, người ta phát hiện ra một ứng cử viên không đáp ứng lòng tin cử tri khi không trung thực trong khai hồ sơ thời gian hiệp thương trở thành ứng cử viên. Đó là trường hợp của bà Châu Thị Thu Nga, ứng cử viên khu vực bầu cử số 3 Thành phố Hà Nội.

Trong hồ sơ khai để ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, bà Nga sinh ngày 29/4/1965 tại phường Thuận Thành, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện cư trú tại số 75A9, phố Hồng Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội sử dụng 2 văn bằng Cao học – Thạc sỹ quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Pacific Western (Hoa Kỳ 2003 – 2006) và Nghiên cứu sinh – Tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại ĐHQGHN hợp tác với Đại học Califonia Mirana (Hoa Kỳ, 2006 - 2009).

Tuy nhiên, bà Nga đã khai man trình độ chuyên môn là Tiến sĩ quản trị kinh doanh trong lý lịch của mình.

PGS TS Lê Kim Long trao đổi với phóng viên KTNT ngày 17/5/2011.
PGS – TS Lê Kim Long trao đổi với phóng viên KTNT ngày 17/5/2011.

Phóng viên báo Kinh tế nông thôn đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Kim Long – Phó trưởng ban Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này. Theo ông Long, các trường đại học ở Hoa Kỳ có chất lượng trải trên một phổ khá rộng, tuy nhiên đây là vấn đề nhạy cảm nên theo thông lệ quốc tế không có nước nào có quyền công nhận hoặc không công nhận đại học của nước khác.

Về tấm bằng thạc sĩ của bà Nga là do trường Đại học Pacific Western sau đổi thành Đại học Califonia Mirana cấp. Việc thẩm định cấp bằng cũng do trường Pacific Western thực hiện. Sau khi có tấm bằng Thạc sỹ thì bà này có xin học tiếp chương trình Nghiên cứu sinh – Tiến sĩ nhưng tôi khẳng định rằng, bà Nga không được cấp bằng.

Cũng nội dung trên, ngày 18 tháng 5 năm 2011, Ban biên tập nhận được Công văn số 1447/ĐHQGHN-ĐT của Đại học Quốc gia Hà Nội phúc đáp Công văn số 255/CVBĐ-KTNT ngày 12 tháng 5 năm 2011 của Báo Kinh tế nông thôn về việc liên quan đến bà Châu Thị Thu Nga. Công văn khẳng định, Trung tâm phát triển hệ thống và trường đại học Califonia Mirana (PW) khóa 2006-2009 không hề cấp bằng Tiến sĩ cho bà Châu Thị Thu Nga.

Như vậy, việc khiếu nại và phản ánh của cử tri là có căn cứ, việc khai lý lịch không trung thực của bà Nga đã làm mất lòng tin của bạn đọc và cử tri. Kính đề nghị Hội đồng bầu cử Trung ương và Thành phố Hà Nội xem xét lại tư cách của ứng cử viên Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Châu Thị Thu Nga để lấy lại lòng tin trong bạn đọc và cử tri./.

Công văn số 1447/ĐHQGHN-ĐT của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Công văn số 1447/ĐHQGHN-ĐT của Đại học Quốc gia Hà Nội.
( Theo KTNT ) - Nguồn: Lao Động.vn.
Nguyễn Xuân Diện:

Chết thật! Thế này thì hết chịu nổi! Dối trá trắng trợn! Hết anh chàng khai man học hàm, giờ đến cô ả khai láo học vị!

Chẳng lẽ lại hoãn bầu cử để kiểm tra lại hết các học hàm, học vị của tất cả những người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Đã gian dối ngay từ cửa Quốc hội thế này thì vào đến trong quốc hội còn gian dối đến mức nào nữa! Chẳng lẽ để một Quốc hội dung túng cho sự gian dối ư?

Không biết Chủ tịch Hội đồng bầu cử và Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ xử lý việc ông Lương Công Quyết (Thích Thanh Quyết) và bà Châu Thị Thu Nga này thế nào? 


Nguyễn Xuân Diện:
Đang chờ xem ông Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết) - người khai man học hàm Giáo sư có trúng cử không. 

Đọc tiếp...

TÔ VĂN TRƯỜNG: AI ĐANG LÀM NỔI SÓNG Ở BIỂN ĐÔNG?

AI ĐANG LÀM NỔI SÓNG Ở BIỂN ĐÔNG?
Tô Văn Trường

Bão gió ở Thái Bình Dương là nhiều nhất, dữ dội nhất so với các đại dương khác. Từ  xưa, các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang ở Thái Bình Dương cũng nhiều và ác liệt nhất. Biển Đông, một phần của Thái Bình Dương cũng chẳng mấy khi “sóng yên, biển lặng” và nay thì sóng gió biển Đông có vẻ tăng về cường độ và tần suất bởi những tranh chấp về chủ quyền, mà điển hình là tranh chấp do Trung Quốc chủ ý phát động.

Trong những ngày vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước tràn ngập các bình luận về việc Trung Quốc đưa 3 tầu chiến dưới danh nghĩa tàu hải giám  xâm nhập vào vùng  đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngang ngược hơn cả là 3 tàu hải giám này ngang nhiên cắt cáp thăm dò địa chấn của  chiếc tàu Bình Minh 02 thuộc tập đoàn dầu khí lớn nhất VN, hoành hành suốt hơn 3 tiếng đồng hồ trên lãnh thổ của một nước láng giềng có chủ quyền, quan hệ hữu hảo!  

Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia ký công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS) có nghĩa là đều hiểu và công nhận chủ quyền về biển được dựa trên đường cơ sở (nối các điểm giáp ranh với biển của 1 lãnh thổ quốc gia) tiến ra biển với các khái niệm về chủ quyền như nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế. Một câu hỏi được đặt ra vì sao Trung Quốc lại hành xử bất chấp luật pháp quốc tế và giải pháp nào cho Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài về bài toán biển Đông để Thái Bình Dương thực sự là thái bình?

Quan hệ của nước ta với Trung Quốc ở biển Đông.

Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm hoàn toàn năm 1974 từ tay chế độ Sài gòn. Binh lính và sĩ quan của chế độ Sài gòn thời ấy đã đánh trả rất dũng cảm, nhưng thua, không giữ được quần đảo. Hiện nay, có ý kiến Nhà nước ta nên truy tặng danh hiệu liệt sĩ cho những binh lính và sĩ quan ấy. Đứng về lịch sử và pháp lý, cần tiếp tục nghiên cứu, luận cứ chứng minh một cách thuyết phục cộng đồng quốc tế về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa.

Quần đảo Trường Sa có 5 quốc gia hiện đang chiếm một phần của quần đảo và đòi chủ quyền về phần ấy, có nước đòi chủ quyền toàn quần đảo. 5 nước ấy là Việt Nam, Phi Luật Tân, Malaysia, Đài Loan, và Trung quốc. Đảo lớn nhất, thuận lợi nhất cho việc khai thác vùng biển quanh quần đảo, hiện thuộc về Đài Loan. Việt Nam ta có hơn một chục đảo và bãi san hô. Trung Quốc trình bày rộng rãi và liên tục trên thế giới luận điểm lịch sử và pháp lý biện minh rằng chủ quyền toàn quần đảo Trường Sa là của Trung Quốc. Một số trí thức Việt Nam ở nước ngoài cho biết rằng thế giới nghe nhiều luận điểm của Trung Quốc, ít được nghe luận điểm và lý lẽ của Việt Nam, cả về lịch sử và về pháp lý

Ngoài ra, còn có việc phân chia và tôn trọng ranh giới phần của Viêt Nam và phần của Trung Quốc ở vùng vịnh Hạ Long. Luôn luôn nhiều tranh chấp, nhiều việc làm ngang ngược của Trung Quốc lấn sang phần của nước ta.

Nhìn lại lịch sử quan hệ giữa 2 nước Việt Nam-Trung Quốc, người dân  nhận thấy những lời nói và việc làm của phía Trung Quốc là rất mâu thuẫn. Cấp cao của Trung Quốc luôn có cử chỉ và thái độ lịch thiệp, nhã nhặn, rất hữu nghị với cấp cao của  các nước liên quan, đặc biệt đối với Việt Nam luôn nhắc đến như thuộc lòng phương châm " 16 chữ ” và “tinh thần 4 tốt” rất ngọt ngào để ru ngủ nhằm buộc chặt Việt Nam trong “vòng kim cô” của Trung Quốc.  Việt Nam đang biến thành một thị trường tiêu thụ khổng lồ các sản phẩm “thượng vàng, hạ cám”, kể cả hàng kém chất lượng, hàng giả của Trung Quốc. Còn cấp thấp của Trung Quốc thì hành xử nhiều khi quá khích, thô thiển, manh động bất chấp hậu quả, chẳng đếm xỉa gì đến tình cảm láng giềng hữu nghị.  Tất nhiên, người ta đều hiểu rằng nếu không được cấp trên bật đèn xanh thì cấp dưới của Trung Quốc cũng không dám làm như  thế! Cần phải hiểu đấy chính là dã tâm của họ, có sự dung túng cho những phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung Quốc với nội dung bịa đặt, xuyên tạc, thiếu thiện chí, mang tư tưởng sô vanh nước lớn nhằm vào các nước liên quan, nhất là Việt Nam. Có phát biểu thậm chí láo xược, xúc phạm đến danh dự dân tộc Việt Nam, xúc phạm đến tình hữu nghị giữa 2 nước và gây thù hằn dân tộc. Những hành động mang tính chất khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông không dễ làm dư luận thế giới hiểu lầm tình hình thực tế, nhưng lại làm thế giới hiểu rõ hơn ý đồ chiến lược và các mục tiêu bành trướng của Bắc Kinh.

Chúng ta không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Chúng tôi  thuộc thế hệ U 60-U70 vẫn khắc sâu trong tâm khảm tấm áp phích thời chống Mỹ  đăng trên Nhân Dân Nhật Báo với lời cảnh cáo đanh thép :”Mỹ xâm phạm Việt Nam là xâm phạm Trung Quốc”!  
Nhưng chúng ta cũng không quên và có quyền tự hào rằng sau hơn 1000 năm bị các triều đại phong kiến Trung Hoa đô hộ, dân tộc ta vẫn giữ được tiếng nói, vẫn tồn tại và vươn lên mạnh mẽ để đủ sức lần lượt đánh đuổi các đạo quân hùng mạnh đến từ phương Bắc. Cũng không ai có thể quên rằng xương máu của hàng triệu người dân Việt Nam đổ xuống không chỉ cho nền tự do, độc lập của Việt Nam mà còn góp phần cho cách mạng Trung Quốc, cho một Trung Quốc được như ngày nay!  Chúng ta tin rằng tư tưởng bành trướng, tham vọng lãnh thổ chỉ có ở một bộ phận nhỏ trong cộng đồng hơn 1,3 tỷ người Trung Quốc. Bởi vì chính dân tộc Trung Hoa, đại bộ phận các thế hệ người Trung Quốc đã từng là nạn nhân của tham vọng bành trướng của các thế lực nước ngoài mà trước hết là nạn nhân thường xuyên của chủ nghĩa Đại Hán.

Nhận định về âm mưu, thủ đoạn, hành động của Trung Quốc


Đòi hỏi của Trung Quốc về đường chữ U và biến nó thành một đòi hỏi chính thức bằng cách nộp yêu sách  đến Liên hợp quốc là mối đe dọa cho hoà bình khu vực và hòa bình thế giới. Đây là đòi hỏi không dựa trên luật pháp quốc tế  cho nên dự luận thế giới rất lo ngại về đòi hỏi phi lý này.


Không chỉ đòi hỏi một cách chính thức,  Trung Quốc đang dùng vũ lực một cách giới hạn nhằm ngăn chặn các nước như Việt Nam và  Phi Luật Tân thăm dò địa chất và đánh  bắt thủy sản ở vùng đặc quyền kinh tế theo Luật Biển nhưng có chồng lấn với đường chữ U. Trung Quốc cũng ngang ngược chưa định rõ đường chữ U theo tọa độ nhất định mà chỉ nói về nó một cách mơ hồ.


Theo binh pháp Tôn Tử, khi quân ta bằng quân địch thì chỉ nên "hòa hoãn" và "nghi binh", khi quân ta gấp đôi quân địch thì nên "bao vây" và "cô lập" đối phương, khi quân ta gấp mười lần quân địch thì mới "tấn công" chiếm thành đối phương. Thế trận ở "biển Đông", có lẽ, người Trung Quốc đang chuyển từ trạng thái "hòa hoãn" và "nghi binh" sang "bao vây" và "cô lập" đối với Việt Nam. Hành động khiêu khích ngày càng gia tăng có hệ thống và chiến lược như việc cắt dây cáp thăm dò dầu khí của Petro Việt Nam cách bờ biển Phú Yên 120 hải lý có thể xem là một thế trận bao vây đầy thử thách với khả năng đáp trả về ngoại giao và quân sự của Việt Nam. Cần có nghiên cứu sâu ở cấp chiến lược an ninh quốc gia để có nhận định thật chính xác tình hình của thế trận hiện nay.


Thương lượng: Trung Quốc muốn thương lượng song phương giữa Trung Quốc với từng nước có liên quan. Né tránh giải quyết đa phương, chỉ tìm cách giải quyết song phương để “bẻ từng cái đũa, dễ hơn bẻ cả bó đũa”. Đồng thời Trung Quốc liên tục hành động ngang ngược, xâm phạm chủ quyền nước khác, gây thiệt hại cho tàu bè và công dân của nước khác. Nước ta và nhiều nước khác ở Đông Nam Á muốn thương lương đa phương, quốc tế hóa vấn  đề và giải quyết vấn đề. Đa phương đến đâu, với những ai, quốc tế hóa trong chừng mực và phạm vi nào, đó là những điểm phức tạp, cần cân nhắc thận trọng và nhiều khôn khéo.


Gây sự: Trung Quốc luôn tìm cách gây sự theo kiểu leo thang, thăm dò thái độ  của các cường quốc khác, nhất là Mỹ, nếu thấy ổn thì leo thang tiếp.

Vũ lực: Trung Quốc đã từng dùng vũ lực để thực hiện ý đồ của mình, và sẵn sàng dùng vũ lực như thế, mạnh hơn, rộng hơn, với nhận định rằng họ có thể làm chớp nhoáng, đạt mục đích, tạo "chuyện đã rồi", trước khi bất cứ nước nào, kể cả Mỹ, có thể phản ứng gì. Chuẩn  bị ứng phó với hành động vũ lực này là rất cần thiết và rất không dễ dàng.

Việt Nam cần phải làm gì? Làm như thế nào? Khi nào?

Đối sách của chúng ta cần ghi nhớ lời Hồ Chủ Tịch đã dạy: ”Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trên tinh thần chủ động, sẵn sàng cho mọi tình huống. Các bài học lịch sử  đã cho thấy dù chúng ta có nín nhịn, có ngoan ngoãn phục tùng cũng chẳng thể được yên mà càng mất thể diện quốc gia, và lòng dân phân tán. Đã đến lúc phải mạnh mẽ và kiên quyết hơn trên mặt trận pháp lý, ngoại giao.  Về pháp lý, chuẩn bị tích cực và đầy đủ hơn chứng cứ về chủ quyền biển đảo. Về ngoại giao Việt Nam cần kiên quyết cảnh cáo hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia của Trung Quốc. Nên mang vấn đề này ra các diễn đàn khu vực và Liên hợp quốc.  Báo chí cần được đưa tin rộng rãi hơn về âm mưu và hành động  dã tâm của Trung Quốc, phản ánh dư luận xã hội, tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền của đất nước.
 
Cần cảnh báo cho Trung Quốc hiểu thế giới hiện tại không đơn giản chỉ có mỗi Trung Quốc là cường quốc. Họ chưa đạt mức độ 10 lần hơn đối phương để chủ nghĩa "phiêu lưu" có thể trỗi dậy mà làm một cuộc tấn công bất ngờ nhằm độc chiếm biển Đông. Ngược lại, nếu phải chiến đấu trong thế 1 chọi 10 thì nhân dân Việt Nam cũng cần hiểu rõ và biết trước tình hình để có sự chuẩn bị tốt nhất.
 

Cần nhận định rõ ý đồ của Trung Quốc là xác lập chủ quyền "Biển Đông" là của Trung Quốc - biển "Nam Trung Hoa" hay "vùng nước lịch sử", các quốc gia khác không được tranh chấp và Trung Quốc dứt khoát không thương lượng về chủ quyền này  nhưng Trung Quốc lại nói sẵn sàng "thương lượng" để cùng nhau khai thác!!!

Việt Nam cần quyết liệt chuyển thông điệp cho Trung Quốc hiểu rõ chính sách ngoại giao của Việt Nam là "chung sống hòa bình" và tầm vóc của một cường quốc còn nằm ở khả năng phát triển một cách nhân bản, vị nhân sinh, chứ không phải ở khả năng mở rộng xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia khác. Một cuộc tấn công quân sự vào lúc này là "phiêu lưu" và có thể gây chia rẽ bên trong và tàn phá các quyền lợi của đất nước Trung Quốc , thậm chí sự phiêu lưu hay manh động này có thể làm Trung Quốc vỡ ra nhiều mảnh nếu các cường quốc khác tận dụng cơ hội để "tọa sơn quan hổ đấu" hay "mượn gió bẻ măng" không có lợi cho một nước Trung Quốc đang khao khát phát triển.

Việt Nam và các nước có quyền lợi cần dấy lên một phong trào quốc tế vì hòa bình ở biển Đông Nam Á,  chống đường chữ U phi lý của Trung Quốc giống như phong trào đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam và chấm dứt chiến tranh xâm lược trước đây.  Cần có các liên minh, liên kết với các quốc gia gần xa để tạo thế trận "hợp tung" hay "liên hoành" và tích cực tạo dựng nội lực quốc gia thực sự cả về kinh tế, chính trị và quân sự để chứng tỏ với Trung Quốc rằng đất nước Việt Nam này có đủ ý chí và năng lực chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Cũng cần truyền thông và tăng cường giải thích với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, khối ASEAN rằng nếu chia rẽ sẽ dễ bị "bát nạt" và bẻ gãy dễ dàng.  Cuộc cờ ai thắng lợi chưa hẳn do đông quân hay đông dân mà còn tùy thuộc vào khả năng huy động các "tinh binh" hay đội quân tinh nhuệ và thiện chiến nhất vào đúng lúc và đúng các vị trí chiến lược.

Cần rà soát lại, xây dựng tài lực, nội lực đủ mạnh. Cần tỏ ra nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng hải quân nhằm chống lại các hành động đe dọa của Trung Quốc.  Những hành động mang tính biểu tượng lớn có thể là đóng cửa, chuyển đầu tư  bô xít sang xây dựng hải quân, có chiến lược cùng Nga hay Mỹ hợp tác kỹ thuật thay vì mua tầu thì đóng tầu quân sự ở tại Việt Nam. Củng  cố khối đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng lực lượng, phát huy sức mạnh của chính mình để bảo vệ tổ quốc. Hòa giải, hòa hợp dân tộc để các nhân sĩ trí thức người Việt ở các nước và nhất là những người am hiểu luật pháp quốc tế trải lòng giúp đỡ Việt Nam. Nhiều người nhớ lại những hình ảnh sôi sục của những ngày cuối năm 2007, đầu năm 2008 khi hàng trăm, hàng ngàn sinh viên, học sinh, văn nghệ sĩ biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa - Trường Sa tại Hà Nội và Sài Gòn. Người dân cần được biểu lộ thái độ đối với Bắc Kinh, đó chính là sức mạnh, chỗ dựa vững chắc cho những người có trách nhiệm điều hành quản lý đất nước.  Trên cộng đồng mạng  đã có nhiều lời kêu gọi tẩy chay dùng hàng kém phẩm chất, hàng hoá độc hại (thực phẩm, các loại thuốc thực vật...), các công trình sử dụng máy móc lạc hậu của Trung Quốc để thể hiện lòng yêu nước của người Việt Nam.

Về tên của biển Đông do nước ta đặt, lấy nước ta làm chuẩn, để gọi biển phía đông nước ta là biển Đông. Trung Quốc gọi biển ấy là biền Nam Trung Hoa. Một số trí thức cho rằng ta đặt  tên biển Đông không đúng, và vì thế không đạt được sự đồng tình rộng rãi, nên đề nghị gọi là biển Đông Nam Á, vừa gạt Trung Quốc ra ngoài, vừa tranh thủ được ASEAN. 

Giống như về mọi chuyện khác, điều quyết định là phát huy nội lực của dân tộc ta,điều rất quan trọng là từ phát huy nội lực mà tranh thủ ngoại lực, và biến ngoại lực thành nội lực của dân tộc ta, đất nước ta. Có người nêu phương châm quan hệ với Trung Quốc là : “Không gây sự, nhưng không nhu nhược”. Cần nắm vững hai điều mà Trung Quốc rất ngại : một là phấn đấu đạt những bước thực chất về dân chủ ở nước ta (tác động rất nhanh đến Trung quốc), hai là đoàn kết với các nước trong khu vực có cùng mối quan tâm, mở rộng  quan hệ đích đáng với Mỹ và các cường quốc khác.

Những chuyện về biển Đông chỉ là một phần của quan hệ giữa nước ta với Trung Quốc. Còn nhiều phần, nhiều mặt, nhiều chuyện khác : 1500 kilômét biên giới trên bộ, Lào và Campuchia, toàn bộ phía Tây của nước ta trải từ Bắc vào Nam (chứ không chỉ bô-xít Tây Nguyên), lãnh thổ nội địa của nước ta, từ miền núi, trung du, đồng bằng đến ven biển, những vấn đề trong quan hệ giữa nước ta với Trung Quốc về chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, quan điểm và vai trò của nước ta trong ASEAN, ở Châu Á, trên thế giới (có thể đụng chạm đến quan điểm và vai trò của Trung Quốc).  

Vấn đề chủ quyền biển Đông,  thâm ý của Trung Quốc sẵn sàng bác bỏ tất cả , theo luận thuyết của Lão Tử  “cứ im lặng mà làm”!  Thâm như Tàu, quả là danh bất hư truyền. Các thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc thời hiện đại đã phát triển chủ nghĩa bành trướng, chủ nghĩa đại Hán dưới các dạng tinh vi hơn, thủ đoạn hơn những vị tiền bối.

Trong quan hệ đối ngoại của nước ta, cay đắng nhất, khó nhất và công phạt nhất khi phải sống bên cạnh người láng giềng khổng lồ và xấu chơi Trung Quốc. Cần đoàn kết và phát huy sức mạnh toàn dân tộc, rất vững vàng, tỉnh táo, uyển chuyển, linh hoạt. Người dân Việt Nam luôn nhớ lời Hồ Chủ Tịch: “Dân ta có một truyền thống nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc. Người Việt Nam chỉ muốn biển lặng, sóng êm trên biển Đông để cùng chung hưởng hòa bình và dựng xây tổ quốc yêu dấu.  Ngày 12/1/2010, trong buổi tiếp Giáo sư Joseph Nye (Mỹ), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Mọi hành vi bắt nạt nước khác đã lỗi thời. Bất kỳ quốc gia nào muốn đứng trên bắt nạt dân tộc khác thì thời đại này cũng khó thực hiện được và không có lợi cho bất kỳ ai”.

Quốc hội khóa 13 đang chuẩn bị  phiên họp đầu tiên để thảo luận, bầu những chức danh chủ chốt quản lý lãnh đạo đất nước. Người dân mong các vị công bộc của dân hiểu rằng không ai dại, mạo hiểm tấn công vào một thành trì vững chắc, không quốc gia nào dám tấn công vào một quốc gia dân tộc đoàn kết và chiến đấu vì chính nghĩa, một quốc gia có những người dân sẵn sàng "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Ngược lại, nếu một quốc gia không biết xây dựng và huy động nguồn lực đoàn kết toàn dân tộc, không thể khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần xả thân bảo vệ tổ quốc, các công dân đều bị chia rẽ và thờ ơ với cái chung hay vô cảm với các nỗi đau chung của đất nước dân tộc, các nguy cơ mất nước như "trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan và sĩ phu ngoảnh mặt - Lê Quý Đôn" xuất hiện ngày càng nhiều thì kẻ thù chỉ cần đến trước ngõ và không mất nhiều mũi tên hòn đạn để thôn tính quốc gia đó. Bài học lịch sử nước Đại Việt của nhà Lý xưa, tuy không mạnh nhưng Vua tôi, tướng sĩ đồng lòng nên chiến thắng giặc xâm lăng Đại Tống. Nước Đại Ngu của cha con Hồ Quí Ly tuy binh đông, tướng giỏi (Hồ Nguyên Trừng) nhưng vì "họ Hồ gây chính sự phiền hà" nên lòng dân ly tán phải thua bọn cuồng Minh xâm lược.

Chúng ta thật lòng mong muốn có một nước Trung Quốc láng giềng giầu có, lớn mạnh nhưng thân thiện cùng hợp tác phát triển. Chúng ta mong muốn Thái Bình Dương trong đó có biển Đông thực sự “thái bình” nhưng đồng thời, không thể không suy nghĩ  và cảnh giác về những ý kiến cảnh báo đang xuất hiện trên thế giới về một nguy cơ Trung Quốc nhất là khi Trung Quốc đang làm nổi sóng ở biển Đông!  Có thể nói Mặt trận bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải quốc gia của nước ta ở Biển Đông bắt đầu từ Hà Nội.

*Bài viết do TS Tô Văn Trường gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!


Đọc tiếp...