4 người tự ứng cử trúng cử Quốc hội
Cập nhật lúc 03/06/2011 09:15:10 AM (GMT+7)
4 người tự ứng cử trúng cử đại biểu QH khóa mới: 2 người từ Nghệ An, 1 ở Hà Nội và 1 ở TP.HCM. Tất cả đều là doanh nhân.
- 15 ứng viên do Trung ương giới thiệu không trúng cử
Với 95,51% số phiếu, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng là người có số phiếu bầu cao nhất trúng cử ĐBQH khóa 13.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cử tri Hải Phòng bầu với số phiếu 95,38%.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều được bầu với tỷ lệ trên 80%, chẳng hạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đạt 85,63%. Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đạt 80,19% số phiếu.
Ảnh: Minh Thăng |
Có 4 người tự ứng cử đã trúng cử, nhiều hơn 3 người so với khóa 12. Châu Thị Thu Nga (Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn đầu tư nhà đất, ông Hoàng Hữu Phước (TP.HCM), Giám đốc Công ty doanh thương Mỹ Á.
Riêng Nghệ An có hai người tự ứng cử trúng cử là ông Nguyễn Minh Hồng (ĐBQH khóa 12) và ông Phan Văn Quý, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thái Bình Dương trụ sở tại Hà Nội.
Có 42 đại biểu ngoài Đảng (8,40%) trúng cử, ít hơn so với dự kiến và giảm 0,32% so với khóa cũ. Có 167 đại biểu tái cử.
15 ứng viên do Trung ương giới thiệu không trúng cử, trong đó có bà Lê Thị Thu Ba (Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội).
Thông tin do Hội đồng bầu cử công bố tại cuộc họp báo công bố kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND sáng nay (3/6).
Hội đồng bầu cử nhận định, cử tri cả nước đã bầu đủ 500 đại biểu. Không có trường hợp phải bầu lại, bầu thêm.
Thành phần, cơ cấu đại biểu cơ bản phù hợp với dự kiến, phản ánh được tính đại diện rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân. Trong đó có 167 người là đại biểu do Trung ương giới thiệu (33,40%). Có 333 đại biểu địa phương (66,60%).
Thành phần, cơ cấu đại biểu cơ bản phù hợp với dự kiến, phản ánh được tính đại diện rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân. Trong đó có 167 người là đại biểu do Trung ương giới thiệu (33,40%). Có 333 đại biểu địa phương (66,60%).
Về trình độ, Hội đồng bầu cử cho hay, có tới 229 người trình độ trên đại học (45,80%) và 262 người trình độ đại học. 9 người có trình độ dưới đại học (1,80%).
VietNamNet sẽ tiếp tục cập nhật danh sách 500 đại biểu Quốc hội tới bạn đọc.
- Lê Nhung
Mời chư vị đọc lại Hồ sơ ứng cử của "Tiến sĩ" Châu Thị Thu Nga:
Khai man lí lịch tham gia ứng cử ĐBQH?
Bảng tóm tắt hồ sơ ứng cử ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội của bà Nga tự khai.
Một trong những phẩm chất của ứng cử viên đại biểu Quốc hội để công dân chọn bầu cử vào Cơ quan quyền lực cao nhất Quốc gia là trung thực. Vậy mà khi ngày bầu cử Quốc hội đến gần, người ta phát hiện ra một ứng cử viên không đáp ứng lòng tin cử tri khi không trung thực trong khai hồ sơ thời gian hiệp thương trở thành ứng cử viên. Đó là trường hợp của bà Châu Thị Thu Nga, ứng cử viên khu vực bầu cử số 3 Thành phố Hà Nội.
Trong hồ sơ khai để ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, bà Nga sinh ngày 29/4/1965 tại phường Thuận Thành, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện cư trú tại số 75A9, phố Hồng Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội sử dụng 2 văn bằng Cao học – Thạc sỹ quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Pacific Western (Hoa Kỳ 2003 – 2006) và Nghiên cứu sinh – Tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại ĐHQGHN hợp tác với Đại học Califonia Mirana (Hoa Kỳ, 2006 - 2009).
Tuy nhiên, bà Nga đã khai man trình độ chuyên môn là Tiến sĩ quản trị kinh doanh trong lý lịch của mình.
PGS – TS Lê Kim Long trao đổi với phóng viên KTNT ngày 17/5/2011. |
Phóng viên báo Kinh tế nông thôn đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Kim Long – Phó trưởng ban Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này. Theo ông Long, các trường đại học ở Hoa Kỳ có chất lượng trải trên một phổ khá rộng, tuy nhiên đây là vấn đề nhạy cảm nên theo thông lệ quốc tế không có nước nào có quyền công nhận hoặc không công nhận đại học của nước khác.
Về tấm bằng thạc sĩ của bà Nga là do trường Đại học Pacific Western sau đổi thành Đại học Califonia Mirana cấp. Việc thẩm định cấp bằng cũng do trường Pacific Western thực hiện. Sau khi có tấm bằng Thạc sỹ thì bà này có xin học tiếp chương trình Nghiên cứu sinh – Tiến sĩ nhưng tôi khẳng định rằng, bà Nga không được cấp bằng.
Cũng nội dung trên, ngày 18 tháng 5 năm 2011, Ban biên tập nhận được Công văn số 1447/ĐHQGHN-ĐT của Đại học Quốc gia Hà Nội phúc đáp Công văn số 255/CVBĐ-KTNT ngày 12 tháng 5 năm 2011 của Báo Kinh tế nông thôn về việc liên quan đến bà Châu Thị Thu Nga. Công văn khẳng định, Trung tâm phát triển hệ thống và trường đại học Califonia Mirana (PW) khóa 2006-2009 không hề cấp bằng Tiến sĩ cho bà Châu Thị Thu Nga.
Như vậy, việc khiếu nại và phản ánh của cử tri là có căn cứ, việc khai lý lịch không trung thực của bà Nga đã làm mất lòng tin của bạn đọc và cử tri. Kính đề nghị Hội đồng bầu cử Trung ương và Thành phố Hà Nội xem xét lại tư cách của ứng cử viên Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Châu Thị Thu Nga để lấy lại lòng tin trong bạn đọc và cử tri./.
Về tấm bằng thạc sĩ của bà Nga là do trường Đại học Pacific Western sau đổi thành Đại học Califonia Mirana cấp. Việc thẩm định cấp bằng cũng do trường Pacific Western thực hiện. Sau khi có tấm bằng Thạc sỹ thì bà này có xin học tiếp chương trình Nghiên cứu sinh – Tiến sĩ nhưng tôi khẳng định rằng, bà Nga không được cấp bằng.
Cũng nội dung trên, ngày 18 tháng 5 năm 2011, Ban biên tập nhận được Công văn số 1447/ĐHQGHN-ĐT của Đại học Quốc gia Hà Nội phúc đáp Công văn số 255/CVBĐ-KTNT ngày 12 tháng 5 năm 2011 của Báo Kinh tế nông thôn về việc liên quan đến bà Châu Thị Thu Nga. Công văn khẳng định, Trung tâm phát triển hệ thống và trường đại học Califonia Mirana (PW) khóa 2006-2009 không hề cấp bằng Tiến sĩ cho bà Châu Thị Thu Nga.
Như vậy, việc khiếu nại và phản ánh của cử tri là có căn cứ, việc khai lý lịch không trung thực của bà Nga đã làm mất lòng tin của bạn đọc và cử tri. Kính đề nghị Hội đồng bầu cử Trung ương và Thành phố Hà Nội xem xét lại tư cách của ứng cử viên Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Châu Thị Thu Nga để lấy lại lòng tin trong bạn đọc và cử tri./.
Công văn số 1447/ĐHQGHN-ĐT của Đại học Quốc gia Hà Nội.
( Theo KTNT ) - Nguồn: Lao Động.vn.
Nguyễn Xuân Diện:
Chết thật! Thế này thì hết chịu nổi! Dối trá trắng trợn! Hết anh chàng khai man học hàm, giờ đến cô ả khai láo học vị!
Chẳng lẽ lại hoãn bầu cử để kiểm tra lại hết các học hàm, học vị của tất cả những người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Đã gian dối ngay từ cửa Quốc hội thế này thì vào đến trong quốc hội còn gian dối đến mức nào nữa! Chẳng lẽ để một Quốc hội dung túng cho sự gian dối ư?
Không biết Chủ tịch Hội đồng bầu cử và Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ xử lý việc ông Lương Công Quyết (Thích Thanh Quyết) và bà Châu Thị Thu Nga này thế nào?
Nguyễn Xuân Diện:
Đang chờ xem ông Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết) - người khai man học hàm Giáo sư có trúng cử không.
đố ai lọc được danh sách 15 ủy viên trung ương đảng trượt đại biểu quốc hội lần này
Trả lờiXóa1. lê thị thu ba
Bác Diện đọc câu nguyên văn này: "Ông Thượng tọa Thích Thanh Quyết đạt tỷ lệ 79,69% số phiếu hợp lệ".
Trả lờiXóaCâu nguyên văn này trong văn bản chính thức của QUốc hội tại địa chỉ: http://www.vietnamplus.vn/Home/Cong-bo-danh-sach-dai-bieu-Quoc-hoi-khoa-XIII/20116/92250.vnplus (tại danh sách theo tỉnh thành ấy. xhh
Duyệt hết rồi các bác ơi, có phần có phúc sao trật được. Bầu cử cho dân chủ mà. Chổ nào bầu thì cứ bầu, chổ nào bán thì có người mua. Đời nó thế, lạ gì!
Trả lờiXóaĐã bảo rồi, hình thức thôi mà. Dù có khai man học hàm, học vị hay học gì chăn nữa đã quán triệt bầu rồi làm chắc ăn thôi các bác :-)
Trả lờiXóaKiểm tra lại,khối ông chết :)
Trả lờiXóaVì dân chỉ đi bầu cho xong việc nên chuyện trúng cử hay không có lẽ vừa do sự sắp xếp vừa do yếu tố may mắn nữa , như vị ở Long An thì trượt còn mấy vị này thì trúng .Thật chẳng biết đâu mà lần .
Trả lờiXóaBuôn có bạn,bán có phường.Câu nói đơn giản này phô trần tất cả mọi thứ.Thắc mắc làm gì cho nó mệt người.Đến cơ sự này thì chắc phải"ngủ quách sự đời thây kẻ thức"
Trả lờiXóaMột chuyện hề, xem Xuân Hinh còn hay hơn, xem vở hề này thêm bực mình.
Trả lờiXóaVốn cái kết quả đã ko phản ánh được thực trạng, thì bằng thật hay bằng giả nghĩa lý gì hả bác Diện?
Trả lờiXóaMột người cầm một nắm phiếu trên tay (đi bầu cho cả nhà, cả gia đình...) và cầm gạch bừa cho xong chứ có đọc ai, biết ai mà bầu? Có thể nói trên 80% phiều bầu là do như vậy thì kết quả có phản ảnh cái nghĩa lý gì đâu?
Chưa nói khâu kiểm phiếu bầu (mà bầu cử thì đã như xóc quẻ rồi), còn kiểm phiếu cũng phải lưu ý đến vấn đề cơ cấu và đại biểu cơ cấu, đại biểu không thể không trúng cử...? Ôi Việt Nam!
Tôi cực kỳ bức xúc về việc một trường đại học đầu ngành của nền giáo dục đại học Việt Nam như Đại học Quốc gia Hà Nội mà lại đi liên kết với một "lò bằng cấp" như California Miramar University. Một trường đại học không có cơ sở (campus), đội ngũ giảng dạy lởm khởm, quá trình tuyển sinh quá sơ sài, thư viện không có (phải đi chung chạ với những cơ sở khác cũng không kém phần mờ ám) là những dấu hiệu rõ ràng của một degree mills. ĐHQGHN liên kết với những trường này chẳng khác nào vì tiền mà hạ thấp uy tín học thuật của mình. Các vị là giới học thuật mà còn làm vậy, chẳng trách nào xã hội các ngày càng vô học. Không chấp nhận được!
Trả lờiXóaTôi nói thật nhé : mỗi lần đi bầu cử là tôi cảm thấy bị xúc phạm, vì người ta coi tôi như thằng ngu
Trả lờiXóaCó 15 ứng cử viên do TW giới thiệu về các địa phương (chứ không phải 15 ủy viên TW) không trúng cử. Tôi bận quá, mới tìm được 14 vị : 1) Phạm Văn Tân, Tổng TK Liên hiệp Các hội KHKTVN, ứng cử ở Hà Nội ; 2) Nguyễn Thanh Dương, Vụ trưởng thuộc Bộ Kế hoạch & ĐT, (TP HCM) ; 3)Nguyễn Ngọc Đào, đại biểu QH khóa XII, (TP HCM) ; 4) Bùi Mạnh Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội liên lạc với người VN ở nước ngoài, (TPHCM) ; 5)Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN, (Cần Thơ) ; 6)Lê Văn Minh, Vụ trưởng thuộc TANDTC (Cần Thơ) ; 7) Trịnh Huy Quách, PCN Ủy ban Tài chính - NS QH khóa XII (BBawcs Kanj) ; 8) Lê Thị Thu Ba, Ủy viên TƯ Đảng, CN UB Tư pháp QH khóa XII (Bình Dương); 9) Ngô Tự Nam, PCN UB Pháp luật QH khóa XII (Đồng Tháp) ; 10) Đỗ Hoàng Yến, Vụ trưởng thuộc Bộ Tư pháp (Hải Dương) ; 11) Đào Xuân Cần, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Chủ tịch Liên minh HTXTW (Long An) ; 12) Nguyễn Văn Biên, Phó TGĐ Tập đoàn Than - Khoáng sản VN, quân xanh cho ông Chủ tịch HĐ Thành viên Tập đoàn (Quảng Ninh, đứng cùng bảng với CT HĐTV Tập đoàn và ông NC Thắng luôn); 13) Nguyễn Chiến Thắng, Phó TGĐ Tập đoàn Than - Khoáng sản VN, quân xanh cho ông Chủ tịch HĐ Thành viên Tập đoàn (Quảng Ninh, đứng cùng bảng với CT HĐTV Tập đoàn và ông NV Biên luôn) ; 14_ Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng thuộc Ban Tôn giáo CP (Sóc Trăng).
Trả lờiXóaPhó TGĐ TTXVN cũng rớt luôn.
Trả lờiXóa