Từ liên hoan Ca trù toàn quốc nghĩ về hiện trạng và kỳ vọng
Phạm Quỳnh Hương
Vừa rồi nghe thông tin về Liên hoan ca trù được tổ chức tại Viện Âm nhạc, tôi đã đến để được nghe và tìm hiểu thêm về ca trù. Xin có đôi dòng cảm nhận về ca trù của thời buổi hiện đại.
.
.
Sự phát triển, xâm nhập mọi mặt đời sống
Ca trù đã từng được ca ngợi trong quá khứ như là “một lối chơi tao nhã, lịch lãm, trong đó văn chương, âm nhạc hoà quyện làm một, tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc mà khúc triết tinh tế, dân gian mà bác học, thực mà ảo huyền vi diệu. Ca trù sinh ra trong cái nôi của văn hoá dân gian, lớn lên trong nguồn mạch bất tận ấy và mang trong mình diện mạo của bản sắc văn hóa Việt Nam. Ca trù trở thành một bộ môn nghệ thuật bác học vào bậc nhất của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam”. Theo các nhà nghiên cứu, ca trù được diễn xướng tại rất nhiều không gian. Từ đình miếu, đền đài thâm nghiêm đến các ca quán, và nơi gia đình. Ngay cả nơi giáo đường thênh thang uy nghiêm, các con chiên cũng hát ca trù để ca ngợi Chúa. Trong dân gian, diễn xướng ca trù thể hiện trong rất nhiều sinh hoạt đời sống như ca trù trình diễn tại gia mỗi khi có khao vọng, “cho dù là khao thọ, khao thi đỗ, khao được thăng chức, hay khai trương cửa hiệu, hoặc mừng đón nhau về hoặc mừng tiễn nhau đi. Rồi những khi thư thả việc công, những lúc buồn vui, người ta lại đến các ca quán để thưởng thức ca trù.
Một thời hoa dập, liễu vùi
Một thời hoa dập, liễu vùi
Trước đây, có lẽ từ sau năm 1945, trong một thời gian khá dài sinh hoạt ca trù vốn tao nhã trước đây đã bị hiểu lầm và đánh đồng với các sinh hoạt thiếu lành mạnh ở một số ca quán đô thị, và ca trù đã bị loại ra khỏi đời sống văn hóa. Suốt trong thời gian dài, ca trù đã không được phát triển một cách tự nhiên, phải chịu phê phán, và điều tiếng. Nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ đã phải cố quên đi nghiệp đàn hát và giấu đi lai lịch của mình. Ca trù đã gần như đi vào khúc lụi tàn. Khoảng chục năm trở lại đây, ca trù đang tìm lại cho mình một chỗ đứng trong đời sống văn hóa phong phú đa dạng hôm nay. Và như vậy, sau sáu bảy mươi năm vắng bóng, ca trù lại bắt đầu hồi sinh.
Ca quán Khâm Thiên. Tranh sơn dầu Chu Mạnh Chấn |
Hiện trạng
Sự quan tâm trở lại của nhà nước, các CLB hay là sự kinh doanh méo mó
Những đầu tư, quan tâm của nhà nước quản lý nhà nước với sự đầu tư, bao cấp, tạo nên sự bùng phát của ca trù trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, cũng tạo ra một kiểu ca trù “mậu dịch” cùng các liên hoan toàn quốc đi cùng với bệnh thành tích. Những người trong nghề. Và những nhà nghiên cứu văn hóa đã nói về một hiện thức rằng nhiều đào nương, kép đàn chỉ biết một hai thể cách, đi hát được huy chương tại liên hoan, nhưng thực tế hát chưa đúng giai điệu, phách còn sai lạc. Có người được ca ngợi, đánh giá cao, nhưng vẫn chưa thể hiện được cái chất ca trù. Nhìn chung, phong trào rầm rộ, phát triển, nhưng chất lượng vẫn bị các nhà chuyên môn, và những người trong nghề cho rằng vẫn còn quá non. Câu hỏi của GS. Nguyễn Văn Huy khi nói về văn hóa cồng chiêng, ta cũng có thể đặt câu hỏi tương tự cho ca trù: đầu tư của nhà nước như vậy đã đúng hướng chưa? Nhiều liên hoan các cấp rất hoành tráng, nhưng cộng đồng người hoạt động ca trù được lợi gì?
Song song với việc đầu tư của nhà nước là việc chạy theo kinh doanh, lợi nhuận của các các ca nương, và các CLB. Nó tạo ra sự bùng phát, nhưng cũng tạo nên sự méo mó. Theo các nhà chuyên môn, nhiều ca nương, hoặc thậm chí ca sĩ, nghệ sỹ chèo, cải lương coi Ca trù là một “món ăn” lạ, là một “mốt” để theo họ theo học với thời gian “siêu tốc”. Kết quả là công chúng phải thưởng thức một ca trù chưa thật là ca trù, hoặc lai căng hoặc thậm chí là biến dạng và méo mó. Do tác động của thị trường, nhiều ca nương chỉ nhằm vào việc nhanh thuộc lời và giai điệu, chứ chẳng mấy quan tâm đến ý nghĩa nội dung bài hát, và nguồn gốc xuất xứ. Còn nói đến không gian hát ca trù, hoặc cách lấy hơi nhả chữ thì lại càng không phải là điều đáng quan tâm. Tâm lý ăn sổi thể hiện rất rõ: “Bây giờ thời đại @, chúng tôi bỏ ra vài năm học ca trù để... chết già à?”. Ngay chính nghệ nhân Quách Thị Hồ cũng đã nói về sự học nghề của ca nương thời nay: Này, cậu hỏi tôi sao không truyền nghề ca trù à? Ai mà học? - Thưa bà, có một số ca sĩ nói rằng họ là học trò của bà. - Tôi muốn họ quên tôi đi. Xấu hổ lắm! Bởi mấy anh chị ấy đến tôi chỉ xin học vẹt, học lỏm từng bài, để mà đi khoe, đi diễn, rằng ta hát ca trù, chứ có ai muốn học nghề, học đến nơi đến chốn đâu? Mà học làm gì?
Người trong nghề cũng nhận thấy rằng không chỉ ca nương chạy theo những hợp đồng ở nhà hàng, tiệc cưới hay chương trình nghệ thuật tạp kỹ mà các câu lạc bộ cũng chạy theo thị trường để làm sao vừa có danh vừa có lợi. Họ chạy theo các sô béo bở, nếu nhận được hợp đồng biểu diễn sẽ gọi người đến đàn hát. Điều này cũng làm cho tính nghệ thuật, chất lượng ca trù giảm đi, hoặc biến dạng.
Các chuyên gia cho rằng trong giai đoạn này chưa thể yêu cầu các nghệ nhân, các đào nương tự kiếm sống để truyền nghề, mà cần sự hỗ trợ để họ tổ chức hoạt động và cũng cần có thời gian để tạo ra những khán giả cho loại nghệ thuật này. Để giải bài toán kinh phí cho hoạt động ca trù, đồng thời làm giảm tác động của kinh tế thị trường, GS Nguyễn Văn Huy đã đưa ra một gợi ý. Các quỹ hỗ trợ văn hóa, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và những nhà hảo tâm có thể đóng vai trò hỗ trợ mà GS Huy gọi là “bà đỡ” cho nghệ thuật ca trù. Nhà nước có thể có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tài trợ cho văn hóa, chẳng hạn họ sẽ được miễn giảm thuế một chút. Ở các nước Âu - Mỹ đã có nhiều kinh nghiệm, cũng như có nhiều nghiên cứu về những hoạt động tài trợ văn hóa như thế này. Như vậy, tăng cường vai trò của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đối với hoạt động văn hóa là điều cần khuyến khích hiện nay, đặc biệt đối với ca trù.
Chắc chắn, đến một lúc nào đó, điều kiện kinh tế-xã hội phát triển hơn, ca trù sẽ lại tự sống được bằng chính giá trị nghệ thuật của mình. Còn hiện trạng hiện nay sẽ khiến cho ta nhớ đến một câu của đào nương xưa: “Nào những ông nghè ông cống ở đâu /để cho ông lão móm ngồi câu con trạch vàng”.
Tác động của ngắt quãng về nghề
Song song với việc đầu tư của nhà nước là việc chạy theo kinh doanh, lợi nhuận của các các ca nương, và các CLB. Nó tạo ra sự bùng phát, nhưng cũng tạo nên sự méo mó. Theo các nhà chuyên môn, nhiều ca nương, hoặc thậm chí ca sĩ, nghệ sỹ chèo, cải lương coi Ca trù là một “món ăn” lạ, là một “mốt” để theo họ theo học với thời gian “siêu tốc”. Kết quả là công chúng phải thưởng thức một ca trù chưa thật là ca trù, hoặc lai căng hoặc thậm chí là biến dạng và méo mó. Do tác động của thị trường, nhiều ca nương chỉ nhằm vào việc nhanh thuộc lời và giai điệu, chứ chẳng mấy quan tâm đến ý nghĩa nội dung bài hát, và nguồn gốc xuất xứ. Còn nói đến không gian hát ca trù, hoặc cách lấy hơi nhả chữ thì lại càng không phải là điều đáng quan tâm. Tâm lý ăn sổi thể hiện rất rõ: “Bây giờ thời đại @, chúng tôi bỏ ra vài năm học ca trù để... chết già à?”. Ngay chính nghệ nhân Quách Thị Hồ cũng đã nói về sự học nghề của ca nương thời nay: Này, cậu hỏi tôi sao không truyền nghề ca trù à? Ai mà học? - Thưa bà, có một số ca sĩ nói rằng họ là học trò của bà. - Tôi muốn họ quên tôi đi. Xấu hổ lắm! Bởi mấy anh chị ấy đến tôi chỉ xin học vẹt, học lỏm từng bài, để mà đi khoe, đi diễn, rằng ta hát ca trù, chứ có ai muốn học nghề, học đến nơi đến chốn đâu? Mà học làm gì?
Người trong nghề cũng nhận thấy rằng không chỉ ca nương chạy theo những hợp đồng ở nhà hàng, tiệc cưới hay chương trình nghệ thuật tạp kỹ mà các câu lạc bộ cũng chạy theo thị trường để làm sao vừa có danh vừa có lợi. Họ chạy theo các sô béo bở, nếu nhận được hợp đồng biểu diễn sẽ gọi người đến đàn hát. Điều này cũng làm cho tính nghệ thuật, chất lượng ca trù giảm đi, hoặc biến dạng.
Các chuyên gia cho rằng trong giai đoạn này chưa thể yêu cầu các nghệ nhân, các đào nương tự kiếm sống để truyền nghề, mà cần sự hỗ trợ để họ tổ chức hoạt động và cũng cần có thời gian để tạo ra những khán giả cho loại nghệ thuật này. Để giải bài toán kinh phí cho hoạt động ca trù, đồng thời làm giảm tác động của kinh tế thị trường, GS Nguyễn Văn Huy đã đưa ra một gợi ý. Các quỹ hỗ trợ văn hóa, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và những nhà hảo tâm có thể đóng vai trò hỗ trợ mà GS Huy gọi là “bà đỡ” cho nghệ thuật ca trù. Nhà nước có thể có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tài trợ cho văn hóa, chẳng hạn họ sẽ được miễn giảm thuế một chút. Ở các nước Âu - Mỹ đã có nhiều kinh nghiệm, cũng như có nhiều nghiên cứu về những hoạt động tài trợ văn hóa như thế này. Như vậy, tăng cường vai trò của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đối với hoạt động văn hóa là điều cần khuyến khích hiện nay, đặc biệt đối với ca trù.
Chắc chắn, đến một lúc nào đó, điều kiện kinh tế-xã hội phát triển hơn, ca trù sẽ lại tự sống được bằng chính giá trị nghệ thuật của mình. Còn hiện trạng hiện nay sẽ khiến cho ta nhớ đến một câu của đào nương xưa: “Nào những ông nghè ông cống ở đâu /để cho ông lão móm ngồi câu con trạch vàng”.
Tác động của ngắt quãng về nghề
Sau khi ca trù được UNESCO ghi danh, đã được quốc tế biết đến và nhiều người quan tâm. Các câu lạc bộ, nhóm ca trù đua nhau thành lập. Nhiều người trẻ muốn tham gia học đàn hát. Đó cũng là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, do có sự đứt quãng trong truyền nghề nên hiện nay có tình trạng các nghệ nhân thế hệ trước phần lớn tuổi đã quá cao, sức khỏe yếu nên thời gian dạy trực tiếp cho ca nương trẻ cũng rất ít, trong khi đó các ca nương trẻ thì lại còn rất non yếu trong nghề. Thêm vào đó số lượng thầy dạy còn khá ít, nên việc truyền nghề bị hạn chế. Kết quả là thay vì học trực tiếp từ ca nương, nhiều người đã phải học qua băng đĩa.
Ngoài chuyện thiếu thày, thiếu trò, một thực tế ở hầu hết các địa phương là sự hiểu biết, nhận thức của cán bộ văn hóa còn hạn chế. Dẫn đến gắn, ghép, ca trù với các loại hình dân ca khác. Hoặc thay vì dùng đàn đáy trong ca trù, những nhạc cụ khác như đàn nguyệt, đàn bầu cũng được đem ra sử dụng.
Một khó khăn nữa vẫn được những người trong nghề ca trù nhắc đến, đó là không gian biểu diễn của ca trù đang mất dần đi. Có ý kiến cho rằng chúng ta đang biến ca trù thành một thứ ca múa nhạc khác hẳn với không gian văn hoá sinh ra những bài hát ấy. Ông Nguyễn Quảng Tuân nói: “Ca trù là thú vui tao nhã, trong không gian thính phòng. Không gian thính phòng mà đem ra ngoài sân khấu, đem ra ngoài Văn Miếu thì không phải rồi. Nếu đem ra đại chúng, ra sân khấu ồn ào mà diễn thì không có được”. Tuy nhiên, mọi loại hình văn hóa nghệ thuật đều nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa của con người. Mà xã hội con người luôn biến đổi. Vì vậy, bên cạnh việc khôi phục lại một số những không gian diễn xướng cổ, ca trù cũng cần có không gian mới của nó cho những con người hiện đại.
Không chỉ không có thày, không có sàn diễn mà người học nghề hiện nay còn phải học nghề trong tình trạng môi trường xã hội của nghề lại không có. Điều này giống như ăn phở ở nước ngoài. Chính môi trường xã hội của ca trù là cái tạo cho người nghệ sỹ có cảm nhận về cái hồn của ca trù. Và cái môi trường đó mới giúp cho hồn ca trù thấm vào trong máu của người nghệ sỹ, và người nghe. Nếu không sẽ chỉ là ăn phở ở Cali, Hongkong hay đâu đó, chứ không thể có cái chất phở như Nguyễn Tuân đã tả.
Kỳ vọng
Ngoài chuyện thiếu thày, thiếu trò, một thực tế ở hầu hết các địa phương là sự hiểu biết, nhận thức của cán bộ văn hóa còn hạn chế. Dẫn đến gắn, ghép, ca trù với các loại hình dân ca khác. Hoặc thay vì dùng đàn đáy trong ca trù, những nhạc cụ khác như đàn nguyệt, đàn bầu cũng được đem ra sử dụng.
Một khó khăn nữa vẫn được những người trong nghề ca trù nhắc đến, đó là không gian biểu diễn của ca trù đang mất dần đi. Có ý kiến cho rằng chúng ta đang biến ca trù thành một thứ ca múa nhạc khác hẳn với không gian văn hoá sinh ra những bài hát ấy. Ông Nguyễn Quảng Tuân nói: “Ca trù là thú vui tao nhã, trong không gian thính phòng. Không gian thính phòng mà đem ra ngoài sân khấu, đem ra ngoài Văn Miếu thì không phải rồi. Nếu đem ra đại chúng, ra sân khấu ồn ào mà diễn thì không có được”. Tuy nhiên, mọi loại hình văn hóa nghệ thuật đều nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa của con người. Mà xã hội con người luôn biến đổi. Vì vậy, bên cạnh việc khôi phục lại một số những không gian diễn xướng cổ, ca trù cũng cần có không gian mới của nó cho những con người hiện đại.
Không chỉ không có thày, không có sàn diễn mà người học nghề hiện nay còn phải học nghề trong tình trạng môi trường xã hội của nghề lại không có. Điều này giống như ăn phở ở nước ngoài. Chính môi trường xã hội của ca trù là cái tạo cho người nghệ sỹ có cảm nhận về cái hồn của ca trù. Và cái môi trường đó mới giúp cho hồn ca trù thấm vào trong máu của người nghệ sỹ, và người nghe. Nếu không sẽ chỉ là ăn phở ở Cali, Hongkong hay đâu đó, chứ không thể có cái chất phở như Nguyễn Tuân đã tả.
Kỳ vọng
Trong khi nhiều ý kiến đánh giá của các chuyên gia cho thấy liên hoan ca trù đã thể hiện những bước tiến rõ ràng trong thời gian vừa qua, nhiều người trong nghề vẫn chưa ai thấy hài lòng. Quả thực đó là sự kỳ vọng. Kỳ vọng so với quá khứ huy hoàng. Trước thực tế ca trù bị chèn ép, bị ngắt quãng về thế hệ trong một thời gian dài, nay thực trạng không còn gì nhiều, thì kỳ vọng của những người trong cuộc, dường như là một dạng sức ép đối với thế hệ trẻ.
Đã có đào nương có cách nhìn thực tế hơn khi phần nào giảm bớt yêu cầu của mình, bớt khắt khe đi...
Kinh doanh trong thời buổi thị trường: Từ mọi phía, cả nhà quản lý, cả CLB, cả người biểu diễn đều nhìn ca trù như là một nghề kiếm tiền, chứ chưa nhìn đó như là một loại hình nghệ thuật độc lập, có sức hút, có sức sống riêng. Mặc dù có nơi ca trù được coi là “đặc sản” nhằm thu hút du lịch cho địa phương, ca trù hiện nay vẫn đang ở mức được đầu tư kinh phí, CLB bỏ tiền ra để vận động thanh niên theo học, chứ chưa thể nói là có lượng người đam mê theo đuổi nghệ thuật. Mọi người vẫn nghĩ phục hồi nó dựa vào sự nuôi dưỡng từ bên ngoài, mà chưa nhận thấy cần tìm cách để tiếp sức, để nó tự sống bằng sức sống của chính nó.
Đời sống riêng cho ca trù
Nuôi dưỡng sức sống ca trù
Để có thể tồn tại, và phát triển, hay nói cách khác để có sức sống vươn lên trong môi trường xã hội hiện đại vốn tồn tại rất nhiều loại hình ca nhạc, và giải trí, ca trù cần có những điều kiện nhất định.
Trước hết, ca trù phải đáp ứng nhu cầu của một những nhóm xã hội nhất định. Nếu không ai có nhu cầu thì ca trù sẽ chết. Cái mà ca trù có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại đó là xả xì trét, thư giãn tinh thần. Ca trù vốn được coi là tao nhã, và bác học, vì vậy nó gắn với một tầng lớp xã hội có học vấn, có văn hóa nhất định chứ ko thể là đại chúng. Đây là đặc điểm khiến ca trù tồn tại, nhưng đó cũng chính là cái khó nếu muốn phát triển mở rộng ca trù. Mỗi loại hình văn hóa, nghệ thuật tồn tại được là bởi chính nó có sức hút, chính nó đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của các tầng lớp dân cư. Khi nó còn đáp ứng nhu cầu, khi người dân còn cần đến nó thì nó còn có sức sống.
Thứ hai, khi nhìn thấy xã hội có nhu cầu rồi, thì cũng giống như những loại sản phẩm khác muốn biết đến và sử dụng “sản phẩm” ca trù cần có bước giới thiệu sản phẩm. Ngày xưa, người dân tiếp xúc với ca trù từ khi còn bé. Các cụ ngày xưa khi lớn lên trong môi trường xã hội của ca trù thì con người đương nhiên có được những hiểu biết, khả năng cảm nhận, và thưởng thức ca trù. Còn ngày nay, do đã bị đứt đoạn, chắc chắn phải có giai đoạn “giới thiệu lại sản phẩm”. Thêm vào đó, nghệ thuật ca trù vốn được coi thuộc "đẳng cấp" chuyên nghiệp, không phải ai cũng thấu hiểu. Đặc tính của ca trù có một lượng công chúng có chọn lọc theo niềm đam mê chứ không phải quá đông đảo. Vì vậy, ông Nguyễn Văn Huy cho rằng cái khó của ca trù là phải giới thiệu để nhiều người biết, đến nghe và giúp họ hiểu hơn về nghệ thuật ca trù. Hay nói cách khác, những chương trình truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao khả năng cảm nhận, thưởng thức ca trù sẽ giúp cho mọi người trong xã hội đến gần hơn với ca trù. Ông Nguyễn Quảng Tuân nói: “Cái khó của thưởng thức ca trù là lời của nó thì nhiều người không hiểu. Nghe ca trù là đi thưởng văn. Bây giờ người ta chỉ đang làm cho mọi người thấy ca trù là thế nào. Thế thôi. Chứ không phải là thưởng thức ca trù.” Nhằm quảng bá ca trù, ông Tô Ngọc Thanh gợi ý: các nhà nghiên cứu có thể nói về nhịp phách, về cách “đổ hột” của đào nương”. Tuy nhiên, để ca trù có thể đi vào đời sống của nhiều tầng lớp xã hội khác nhau thì cần nhiều loại hình hoạt động quảng bá khác nhau, chứ chắc không chỉ cần có truyền hình. Cách kết hợp trình diễn, với bình và giảng sẽ giúp người nghe hiểu, và cảm thụ ca trù tốt hơn. Các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa, có thể tham gia trực tiếp vào việc bình giảng, phân tích nét hay, đẹp, tao nhã của ca trù giúp cho người nghe hiểu và cảm thụ được giá trị của cả lời thơ, và giai điệu, cùng với cách biểu diễn của ca nương và kép đàn.
Thứ ba, để nuôi dưỡng ca trù, cần có sự quan tâm và các chính sách của nhà nước, tuy nhiên đó là điều cần thiết quan trọng, chứ nuôi dưỡng ca trù bằng sự quản lý nhà nước thì chắc chắn không đem lại hiệu quả, mà ngược lại sẽ làm ức chế sức sống nội tại của nó.
Sự đa dạng trong thể thức và trong sáng tạo
Trước hết, ca trù phải đáp ứng nhu cầu của một những nhóm xã hội nhất định. Nếu không ai có nhu cầu thì ca trù sẽ chết. Cái mà ca trù có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại đó là xả xì trét, thư giãn tinh thần. Ca trù vốn được coi là tao nhã, và bác học, vì vậy nó gắn với một tầng lớp xã hội có học vấn, có văn hóa nhất định chứ ko thể là đại chúng. Đây là đặc điểm khiến ca trù tồn tại, nhưng đó cũng chính là cái khó nếu muốn phát triển mở rộng ca trù. Mỗi loại hình văn hóa, nghệ thuật tồn tại được là bởi chính nó có sức hút, chính nó đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của các tầng lớp dân cư. Khi nó còn đáp ứng nhu cầu, khi người dân còn cần đến nó thì nó còn có sức sống.
Thứ hai, khi nhìn thấy xã hội có nhu cầu rồi, thì cũng giống như những loại sản phẩm khác muốn biết đến và sử dụng “sản phẩm” ca trù cần có bước giới thiệu sản phẩm. Ngày xưa, người dân tiếp xúc với ca trù từ khi còn bé. Các cụ ngày xưa khi lớn lên trong môi trường xã hội của ca trù thì con người đương nhiên có được những hiểu biết, khả năng cảm nhận, và thưởng thức ca trù. Còn ngày nay, do đã bị đứt đoạn, chắc chắn phải có giai đoạn “giới thiệu lại sản phẩm”. Thêm vào đó, nghệ thuật ca trù vốn được coi thuộc "đẳng cấp" chuyên nghiệp, không phải ai cũng thấu hiểu. Đặc tính của ca trù có một lượng công chúng có chọn lọc theo niềm đam mê chứ không phải quá đông đảo. Vì vậy, ông Nguyễn Văn Huy cho rằng cái khó của ca trù là phải giới thiệu để nhiều người biết, đến nghe và giúp họ hiểu hơn về nghệ thuật ca trù. Hay nói cách khác, những chương trình truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao khả năng cảm nhận, thưởng thức ca trù sẽ giúp cho mọi người trong xã hội đến gần hơn với ca trù. Ông Nguyễn Quảng Tuân nói: “Cái khó của thưởng thức ca trù là lời của nó thì nhiều người không hiểu. Nghe ca trù là đi thưởng văn. Bây giờ người ta chỉ đang làm cho mọi người thấy ca trù là thế nào. Thế thôi. Chứ không phải là thưởng thức ca trù.” Nhằm quảng bá ca trù, ông Tô Ngọc Thanh gợi ý: các nhà nghiên cứu có thể nói về nhịp phách, về cách “đổ hột” của đào nương”. Tuy nhiên, để ca trù có thể đi vào đời sống của nhiều tầng lớp xã hội khác nhau thì cần nhiều loại hình hoạt động quảng bá khác nhau, chứ chắc không chỉ cần có truyền hình. Cách kết hợp trình diễn, với bình và giảng sẽ giúp người nghe hiểu, và cảm thụ ca trù tốt hơn. Các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa, có thể tham gia trực tiếp vào việc bình giảng, phân tích nét hay, đẹp, tao nhã của ca trù giúp cho người nghe hiểu và cảm thụ được giá trị của cả lời thơ, và giai điệu, cùng với cách biểu diễn của ca nương và kép đàn.
Thứ ba, để nuôi dưỡng ca trù, cần có sự quan tâm và các chính sách của nhà nước, tuy nhiên đó là điều cần thiết quan trọng, chứ nuôi dưỡng ca trù bằng sự quản lý nhà nước thì chắc chắn không đem lại hiệu quả, mà ngược lại sẽ làm ức chế sức sống nội tại của nó.
Sự đa dạng trong thể thức và trong sáng tạo
Ca trù, trên thực tế có rất nhiều thể loại trình diễn, theo cách nói trong nghề là “thể cách”. Theo TS. Nguyễn Xuân Diện có nhiều thể thức hát ca trù, chẳng hạn như: Giáo cổ (giáo trống), Thư cách, Hát nam, Thư phòng, Hát giai, Tiến chức, Thăng quan, Nhạc hương, Thét nhạc, Hà nam, Độc phú, Ngâm vọng, Bắc phản, Hát mưỡu, Hát nói, Cung bắc, Dồn đại thạch, Hãm, Dựng, Huỳnh, Bỏ bộ, Dồn dựng…. Sự đa dang về thể cách này thể hiện sự đa dạng của trình diễn, và sự đa dạng của người nghe. Điều này có nghĩa là ca trù sẽ không chỉ có khán giả ở một tầng lớp xã hội mà sẽ từ nhiều tầng lớp khác nhau. Sẽ có các thể thức ca trù khác nhau cho các đối tượng khác nhau về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, văn hóa, lối sống…
Những hoạt động chạy sô, hay kinh doanh của các ca sỹ, CLB là một thực tế mà ta phải thừa nhận. Xét trên một góc độ nào đó, những hoạt động này cũng có tác dụng quảng bá cho ca trù. Cho dù đó là sự quảng bá đem lại sự hiểu sai lệch về ca trù. Tuy nhiên, trong xã hội luôn tồn tại những người biết thưởng thức, hiểu được giá trị nghệ thuật. Bắt đầu từ những tiếp xúc với ca trù đại trà đó, những người biết thưởng thức chắc chắn sẽ tìm đến với ca trù nghệ thuật cao, nếu loại này có tồn tại. Vấn đề là giống như trong một vườn hoa, rừng hoa đua nở, khoe sắc, thế nào người chơi, người thưởng thức cũng sẽ tôn vinh được vẻ đẹp đích thực mà không sợ rằng những xô bồ sẽ che lấp vẻ đẹp đích thực. Đây chính là ý nghĩa của “ngọc càng mài càng sáng”.
Đình, quán - không gian thính phòng, và…
Những hoạt động chạy sô, hay kinh doanh của các ca sỹ, CLB là một thực tế mà ta phải thừa nhận. Xét trên một góc độ nào đó, những hoạt động này cũng có tác dụng quảng bá cho ca trù. Cho dù đó là sự quảng bá đem lại sự hiểu sai lệch về ca trù. Tuy nhiên, trong xã hội luôn tồn tại những người biết thưởng thức, hiểu được giá trị nghệ thuật. Bắt đầu từ những tiếp xúc với ca trù đại trà đó, những người biết thưởng thức chắc chắn sẽ tìm đến với ca trù nghệ thuật cao, nếu loại này có tồn tại. Vấn đề là giống như trong một vườn hoa, rừng hoa đua nở, khoe sắc, thế nào người chơi, người thưởng thức cũng sẽ tôn vinh được vẻ đẹp đích thực mà không sợ rằng những xô bồ sẽ che lấp vẻ đẹp đích thực. Đây chính là ý nghĩa của “ngọc càng mài càng sáng”.
Đình, quán - không gian thính phòng, và…
Sự đa dang về thể thức ca trù có nghĩa là đa dạng về không gian biểu diễn. Những thể thức khác nhau có những không gian diễn xướng khác nhau. Có lẽ đây chính là một lợi thế để ca trù có thể “sống” trong đời sống đa dạng của xã hội hiện đại.
Giống như các loại hình truyền thống khác, bối cảnh môi trường diễn xướng truyền thống của ca trù đã không còn. Để tồn tại trong thời @, ca trù cần có những không gian diễn xướng theo kiểu @. Ca trù cần tự làm mới mình trong thời hiện đại. Để ca trù có đời sống riêng của nó, hơn thế nữa nó phát triển và tỏa hương thì nó cần mang hơi thở của thời đại. Bởi vì nó đáp ứng nhu cầu của con người hiện đại, với những cảm xúc, cảm nhận hiện đại. Nói như học giả Nguyễn Quảng Tuân “những lời hát phải là nửa cổ và nửa kim. Chứ cứ hát những bài cổ quá thì nó không thích hợp nữa. phải làm sao cho nó có tính thời cuộc”. Nguyễn Quảng Tuân đề xuất hướng cho ca trù: “Phải khuyến khích những người hát, những người đàn, những người cầm chầu. Và khuyến khích những người viết ra những lời hát sao cho nó đúng với nhu cầu của thời cuộc. Với lời mới, điệu cũ, người nghe người ta hiểu được. Chứ em bé 8 tuổi hát Hồng Hồng, Tuyết Tuyết thì nó có hiểu gì đâu. Nó không hợp.”
Người xưa đã sáng tạo ra ca trù. Ca trù đã cống hiến cho đời trải mấy trăm năm. Di sản đó là sức sống cho ca trù hiện tại. Ngày nay để ca trù có đời sống riêng của nó thì nó cần được nuôi dưỡng bằng chính những con người hiện tại, đáp ứng nhu cầu của con người hiện tại. Chính những con người hiện đại sẽ khai thác những thể thức truyền thống và không gian diễn xướng truyền thống để sáng tạo ra ca trù thời hiện đại. Người xưa đã cho ca trù một đời sống, có thăng, có trầm. Chính con người hiện đại sẽ lại tiếp tục nuôi dưỡng, tái hiện ca trù. Ca trù cống hiến cho con người, và con người sẽ sáng tạo ra ca trù theo cách hiện đại. đấy mới chính là ca trù hiện đại. đó mới chính là ca trù đang sống, chứ không phải là ăn mày dĩ vãng.
Ông Nguyễn Quảng Tuân nói: “bây giờ bảo là biểu diễn thu vé là không được. Phải làm sao cho các gia đình khá giả, những người thích văn chương, mời người diễn đến biểu diễn ở tư gia, rồi khách nghe cầm chầu để thưởng thức.”
Giống như các loại hình truyền thống khác, bối cảnh môi trường diễn xướng truyền thống của ca trù đã không còn. Để tồn tại trong thời @, ca trù cần có những không gian diễn xướng theo kiểu @. Ca trù cần tự làm mới mình trong thời hiện đại. Để ca trù có đời sống riêng của nó, hơn thế nữa nó phát triển và tỏa hương thì nó cần mang hơi thở của thời đại. Bởi vì nó đáp ứng nhu cầu của con người hiện đại, với những cảm xúc, cảm nhận hiện đại. Nói như học giả Nguyễn Quảng Tuân “những lời hát phải là nửa cổ và nửa kim. Chứ cứ hát những bài cổ quá thì nó không thích hợp nữa. phải làm sao cho nó có tính thời cuộc”. Nguyễn Quảng Tuân đề xuất hướng cho ca trù: “Phải khuyến khích những người hát, những người đàn, những người cầm chầu. Và khuyến khích những người viết ra những lời hát sao cho nó đúng với nhu cầu của thời cuộc. Với lời mới, điệu cũ, người nghe người ta hiểu được. Chứ em bé 8 tuổi hát Hồng Hồng, Tuyết Tuyết thì nó có hiểu gì đâu. Nó không hợp.”
Người xưa đã sáng tạo ra ca trù. Ca trù đã cống hiến cho đời trải mấy trăm năm. Di sản đó là sức sống cho ca trù hiện tại. Ngày nay để ca trù có đời sống riêng của nó thì nó cần được nuôi dưỡng bằng chính những con người hiện tại, đáp ứng nhu cầu của con người hiện tại. Chính những con người hiện đại sẽ khai thác những thể thức truyền thống và không gian diễn xướng truyền thống để sáng tạo ra ca trù thời hiện đại. Người xưa đã cho ca trù một đời sống, có thăng, có trầm. Chính con người hiện đại sẽ lại tiếp tục nuôi dưỡng, tái hiện ca trù. Ca trù cống hiến cho con người, và con người sẽ sáng tạo ra ca trù theo cách hiện đại. đấy mới chính là ca trù hiện đại. đó mới chính là ca trù đang sống, chứ không phải là ăn mày dĩ vãng.
Ông Nguyễn Quảng Tuân nói: “bây giờ bảo là biểu diễn thu vé là không được. Phải làm sao cho các gia đình khá giả, những người thích văn chương, mời người diễn đến biểu diễn ở tư gia, rồi khách nghe cầm chầu để thưởng thức.”
* * *
Tự cổ sầu chung kiếp xướng ca
Tự cổ sầu chung kiếp xướng ca
Mênh mông trời đất vẫn không nhà
Người ơi mưa đấy ? Hay sênh phách
Tay yếu gieo lòng xuống chiếu hoa.
…
Thôi khóc chi ai kiếp đọa đầy
Tỳ bà tâm sự rót nhau say
Thơ ta gửi tặng người ngâm nhé
Cho vút giọng sầu tan bóng mây.
Bài này thi sĩ Trần Huyền Trân tặng bà Quách Thị Hồ khi bà tròn 30 tuổi. Đó có lẽ là thời hoàng kim của ca trù. Nhưng cũng chính là thời mà ca trù bị chen lẫn với loại “ca ôm”.
Và đó cũng là một nguyên nhân khiến ca trù bị vùi dập. Hy vọng ca trù sẽ trở lại được với sự cao sang, trong trẻo khi mà ca nương tài hoa và khách văn tao nhã cùng cống hiến cho đời những giai điệu nhân văn.
Bài này thi sĩ Trần Huyền Trân tặng bà Quách Thị Hồ khi bà tròn 30 tuổi. Đó có lẽ là thời hoàng kim của ca trù. Nhưng cũng chính là thời mà ca trù bị chen lẫn với loại “ca ôm”.
Và đó cũng là một nguyên nhân khiến ca trù bị vùi dập. Hy vọng ca trù sẽ trở lại được với sự cao sang, trong trẻo khi mà ca nương tài hoa và khách văn tao nhã cùng cống hiến cho đời những giai điệu nhân văn.
Hà Nội tháng 11/2011
*Bài viết do nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh Hương, Viện xã hội học (Viện khoa học xã hội Việt Nam) gửi trực tiếp cho NXD-Blog. Xin chân thành cảm ơn tác giả!
Trong quá khứ, người ta vùi dập ca trù là vì dốt nát.
Trả lờiXóaAi cũng biết cụ Đào Duy Từ là nhà thơ và là nhà quân sự đại tài. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã sánh ông với Trương Tử Phòng, Khổng minh ở bên Tàu.Sự nghiệp thi ca của ông đã để lại không ít giá trị nghệ thuật.
Ông là con của bà Vũ Kim Chi, một người hát ả đào.
Một người hát ả đào mà biết nuôi dạy con trở thành anh hùng dân tộc.Thời nay được mấy người như thế?
Văn học sử và Sử học - Thật buồn một bộ phận lớn thanh niên và học sinh không thích tìm hiểu.Đến ông nghị Phước còn :"tìm hiểu sai về lịch sử"?! Thật phí cho một thế hệ một dân tộc....
Trả lờiXóaViện Pasteur Nha Trang bác bỏ cách chữa bệnh của TS Khải
Trả lờiXóahttp://www.thanhnien.com.vn/pages/20111119/vien-pasteur-nha-trang-bac-bo-cach-chua-benh-cua-ts-khai.aspx
Rất tiếc là tôi "dốt" về lĩnh vực này lắm
Trả lờiXóaChỉ nghe Bà ngoại tôi kể lại chuyên ca trù qua câu chuyện của Ông ngoại tôi thích đi nghe hát, nên Bà ngoại tôi mời về nhà hát cho nó "an toàn", Ông cứ tha hô gõ phách, bên cạnh đã có Bà tôi...rồi Bà tủm tỉm cười...
Một nét Văn hóa xưa...
TH
Người ta đã có một thời tiêu diệt nền văn hóa dân tộc.
Trả lờiXóaNếu tiêu diệt ca trù thì nên bỏ, đừng học Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, và bạn của cụ Nguyễn Khuyến là cụ Dương Khuê...vân vân và vân vân..và rất nhiều thi hào của Việt Nam.
Phải nói là người Việt Nam mà không thuộc một vài bài của thi ca Việt nam thì khi trưởng thành chỉ là những con người có tâm hồn què quặt!
Lỗi này do ai?
Sau cách mạng tháng 8/1945 không chỉ ca trù mà mọi hình thức thi ca, văn hóa đều bị cấm đoán, quy tội, lãnh đạo chỉ là thành phân công nông thì làm sao có thể cảm nhận đúng mức giá trị được.
Trả lờiXóaĐình , đền, chùa, nhà thờ các cơ sở tôn giáo đều bị chiếm dụng dưới chiêu bài mượn, rồi không bao giờ trả lại. Đình làng tôi bị mượn và biến thành kho của HTX và đến giờ thì nó đã bị bán đi, người dân sau khi mua cũng phá tan tành để làm nhà ở. Đến cái cổng làng tôi đẹp và duy nhất còn tồn tại ở các xã xung quanh, vậy mà muốn tu sửa, ghi tên "cổng làng Phú Nhai" mà cán bộ xã còn bắt bỏ đi hai chữ "cổng làng". Đau lòng thật