Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

TÌM HIỂU VỀ ĐÔI CÁ CHÉP ĐẮP TRÊN NÓC NHÀ

Ảnh: KTS Hoàng Anh Đức.

CÁ CHÉP TRÊN NÓC NHÀ 
 
Trong kiến trúc cổ Việt Nam, con cá chép thường được đắp trên bờ nóc của mái nhà (nhà dân, bể nước, đền, chùa, đình miếu). 
 
Sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn ở phần Phẩm vật loại, có đoạn: “Sách Loại tụ nói: 'Ở biển Đông, có loài cá, đuôi như đuôi chim cắt, hễ nó phun sóng thì trời mưa; cho nên đời Đường đến nay, hễ làm nhà thì đắp hình con cá ở nóc nhà để trấn hỏa tai'.
 
Cửa Đại Trung môn, Văn Miếu Hà Nội (ảnh) cũng có một đôi cá chép châu tuần về nậm rượu ở giữa, xem thấy thú vị nhưng chưa giải thích được!
 
 Ảnh: Văn Miếu Quốc tử giám Hà Nội.


Hai ảnh trên: FB Cường Đại Bàng cung cấp.
 
Các ý kiến bình luận:

Nguyễn Trọng Phúc: Cá là một loại động vật không bao giờ nhắm mắt. Đắp tượng cá trên nóc nhà nhằm để nhắc nhở gia chủ làm việc gì cũng phải nên tỉnh táo kẻo không thôi liên lụy đến gia đình, dòng tộc chăng?
 
Đặng Phương Mai:
Và, cũng chỉ đắp hình Cá Chép, không đắp loại cá khác.

Ông cố nội mình xưa cấm các bác, các chú và cháu trai đi câu Cá đêm Trăng Rằm vì sợ câu phải Cá Chép (cá Chép là sĩ tử chuẩn bị đi thi, chưa có danh phận, công danh gì), tính lại hay lãng mạn, hễ đêm trăng sáng là không ngủ, dậy trông Trăng, đớp bóng... Nếu bị câu thì lỡ dở công danh. Nếu hình Cá Chép mà đắp trên máng dẫn nước xuống hoặc ở vị trí góc của nóc chùa là ý cảnh tỉnh người tu hành (!)
 
Đỗ Đức Hiền:
Ngoài những ý tuởng mà các bác đã giải thích. Theo tôi thì cổ xưa các cụ gọi cá là Ngư. Đồng âm với chữ Dư. Nên chơi cá chép ở nhiều nơi như trong nhà, ngoài hiên, trên nóc và các đao đình để cầu mong sư Dư giả trong cuộc sống. 
 

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét